mất toàn bộ hoặc một phần khả năng để thực hiện một hoạt động theo cách được coi là bình thường.
Phân dạng người khuyết tật
Thuật ngữ "người khuyết tật" chỉ những người bị khiếm khuyết về thị giác, thính giác, khả năng nói, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn trí tuệ, đa dạng tật, và/hoặc các dạng tật khác.
Các chính sách hỗ trợ, phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết
Phục hồi chức năng: nhà nước phải đảm bảo rằng người khuyết tật chấp nhận và đồng ý với quyền lợi của họ về vấn đề phục hồi chức năng, thông qua các cơ quan ban ngành liên quan và ủy ban nhân dân các cấp tổ chức mạng lưới dịch vụ cộng đồng và có các chương trình đào tạo các cán bộ chuyên môn về phục hồi chức năng.
Giáo dục: quy định nhà nước đảm bảo quyền của người khuyết tật với giáo dục và đưa ra các chính sách và xây dựng các chương trình cụ thể để trợ giúp người khuyết tật như: miễn phí sách vở, cung cấp tiền ăn ở. Xây dựng hệ thống giáo dục chuyên biệt ở các cấp khác nhau và các khoa giáo dục chuyên biệt thuộc các trường học thông thường để giáo dục.
Việc làm: nhà nước bảo vệ quyền của người khuyết tật được làm việc thông qua việc xây dựng các kế hoạch tổng thể về việc làm, thành lập hệ thống các doanh nghiệp phúc lợi xã hội cho người khuyết tật, đưa ra các chỉ tiêu về tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật và có các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng người khuyết tật như giảm thuế, hỗ trợ khoa học công nghệ, cho vay vốn, địa điểm.
Văn hóa: bảo vệ quyền bình đẳng của người khuyết tật trong lĩnh vực đời sống văn hóa bằng cách các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí cho người khuyết tật cần được định hướng tới cấp cơ sở và thực hiện các biện pháp làm giàu đời sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật như phản ánh
đời sống của người khuyết tật qua đài, phim, TV, báo chí, sách, v.v..., thu thập, viết và xuất bản sách in chữ nổi, tài liệu đọc cho người điếc, v.v...
Phúc lợi xã hội: bảo vệ quyền của người khuyết tật được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi xã hội. Để thực hiện được vấn đề này nhà nước và xã hội áp dụng các biện pháp hỗ trợ và các phúc lợi khác để đảm bảo và cải thiện đời sống của người khuyết tật như những người tuyển dụng người khuyết tật cần đăng ký bảo hiểm xã hội phù hợp với những người khuyết tật có khó khăn về mặt tài chính, bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp sẽ được cấp theo các quy định, v.v...
Có thể bạn quan tâm!
- Học Nghề Và Tạo Việc Làm Của Người Khuyết Tật Học Nghề Của Người Khuyết Tật
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quá Trình Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật, Chính Sách Trợ Giúp Người Khuyết Tật
- Luật Về Người Khuyết Tật Của Malaysia Phương Pháp Tiếp Cận
- Bảo Vệ Và Bảo Đảm Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Điều Kiện Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Ở Việt Nam
- Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn - 14
- Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Môi trường tiếp cận: tìm các giải pháp để tăng tính tiếp cận cho các phương tiện cũng như xóa bỏ các rào cản về mặt thông tin liên lạc để cung cấp môi trường cho người khuyết tật tham gia vào đời sống xã hội, bình đẳng với mọi người trong xã hội. Thực hiện vấn đề này trong Luật đã quy định cụ thể khi xây mới hoặc nâng cấp các công trình công cộng và các phương tiện giao thông công cộng người khuyết tật phải tiếp cận được
Trách nhiệm của Nhà nước và tổ chức
Nhà nước cần cung cấp trợ giúp đặc biệt đối với người khuyết tật bằng cách áp dụng/thông qua các phương pháp và biện pháp hỗ trợ để xóa bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của khuyết tật và những rào cản bên ngoài đồng thời đảm bảo quyền của người khuyết tật được bảo vệ.
Chính quyền các cấp cần hợp tác để đảm bảo người khuyết tật được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thông qua việc phân bổ ngân sách, lập kế hoạch tổng thể, điều phối và các biện pháp khác để nâng cao khả năng lãnh đạo, nhằm đảm bảo rằng các chương trình người khuyết tật được xây dựng có sự điều phối và kết hợp với tiến trình kinh tế, xã hội. Chính quyền sẽ đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá có để đảm bảo người khuyết tật, phù hợp với luật pháp, tham gia vào việc quản lý nhà nước, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Chính phủ sẽ đưa ra các chương trình quốc gia vì sự phát triển của người khuyết tật và chính quyền địa phương ở các cấp tỉnh thành sẽ tiếp nhận,
thực hiện các chương trình, kế hoạch định kỳ này theo trách nhiệm/quyền hạn tương ứng để đảm bảo người khuyết tật được phát triển cùng với tiến trình kinh tế, xã hội.
Ủy ban Quốc gia và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ phê duyệt những biện pháp có tính thể chế nhằm điều phối các cơ quan làm việc về vấn đề khuyết tật. Các cơ quan liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp sẽ giữ liên lạc thường xuyên với người khuyết tật, lấy ý kiến của họ và hoàn thành công việc của mình trong lĩnh vực người khuyết tật.
2.3.2.4 Các Đạo luật về người khuyết tật của Mỹ Phương pháp tiếp cận
Về người khuyết tật, Mỹ có tới 4 Luật khác nhau (Luật phục hồi chức năng của người khuyết tật năm 1973; Luật về người khuyết tật năm 1990, Luật về việc làm của người khuyết tật, Luật về giáo dục của người khuyết tật, gọi chung là Đạo luật về người khuyết tật, Đạo luật này được tiếp cận dựa trên quyền của người khuyết tật. Đây là một đạo luật về dân quyền có tính chất bước ngoặt nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng cho những người khuyết tật trong lĩnh vực công ăn việc làm, tiện nghi công cộng, phương tiện chuyên chở, liên lạc viễn thông và các dịch vụ của địa phương, Chính phủ và các tiểu bang. Đạo luật gồm 10 luật liên bang nghiêm cấm sự kỳ thị và xác lập các quyền của những người khuyết tật được sống một cuộc đời độc lập và đầy đủ nhân phẩm trong xã hội.
Phạm vi đối tượng
Theo định nghĩa của Đạo luật này, một cá nhân có khuyết tật là người bị suy yếu về thể xác hoặc tâm thần làm hạn chế đáng kể một hay nhiều hoạt động quan trọng trong đời sống.
Các chính sách hỗ trợ, phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết
Về chống phân biệt đối xử: Đạo luật về người khuyết tật Mỹ (ADA) định nghĩa phân biệt đối xử cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội có liên quan đến người khuyết tật với từng mục đích cụ thể, bao gồm giáo dục, giao
thông và việc làm... ADA không có một định nghĩa chung áp dụng cho tất cả các trường hợp hay tình huống khác nhau.
Về chính sách ưu tiên: Luật này đưa ra khái niệm "khó khăn đặc cách". Khó khăn đặc cách sẽ cho phép miễn trừ việc tuân thủ một số dịch vụ và các tòa nhà đã tồn tại và sẽ gây ra khó khăn về mặt tài chính nếu như tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, Chính phủ cần có một cơ chế giám sát đánh giá nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng "khó khăn đặc cách" bởi các tổ chức hay cá nhân.
Về đào tạo nghề: Luật Phục hồi chức năng 1973 của Hoa Kỳ có các điều khoản quy định các chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật trong đó quy định của Hoa Kỳ cho tất cả các tiểu bang phải có một kế hoạch cá nhân về tuyển dụng cho từng người khuyết tật.
Về tiếp cận phương tiện giao thông công cộng: theo ADA, phương tiện giao thông công cộng mà người khuyết tật không thể tiếp cận được thì bị coi là phân biệt đối xử.
Về giáo dục: đạo luật ADA của Mỹ quy định trẻ em khuyết tật độ tuổi từ 3 đến 21 sẽ được học miễn phí. Đạo luật ADA của Mỹ quy định việc sử dụng các trang thiết bị trợ giúp học tập và các dịch vụ để tạo điều kiện tốt cho trẻ em khuyết tật được học tập. Các quốc gia cần phải dạy học sinh khuyết tật theo hình thức đáp ứng được ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp của trẻ khuyết tật. Ngoài ra trẻ khuyết tật được học ở những trường ít nghiêm ngặt hơn. Điều đó có nghĩa trẻ khuyết tật được hòa nhập hoàn toàn vào hệ thống giáo dục, kể cả trường công và trường tư, với những trẻ không khuyết tật. Tuy nhiên, nếu là trẻ có khuyết tật nặng và không thể tham gia đầy đủ vào các lớp học bình thường, thì nhà nước cần tổ chức cho các em học ở các lớp học chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ.
Trách nhiệm của Nhà nước và tổ chức
Chính phủ của các tiểu bang và địa phương có nhiệm vụ cung cấp cho những người khuyết tật cơ hội bình đẳng để được hưởng những lợi ích của
mọi chương trình, dịch vụ và hoạt động của Chính phủ như giáo dục công cộng, công ăn việc làm, phương tiện chuyên chở, giải trí, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội, tòa án, bầu cử và các cuộc họp cử tri.
Các vấn đề được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam
Về giáo dục: Luật cần quy định chương trình giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật, miễn giảm học phí và một số môn mà người khuyết tật không đủ điều kiện để học tập, cho phép họ được học tập chung với những người bình thường khác. Luật cũng cần đề cập đến chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
Về đào tạo nghề: Luật cũng nên quy định các địa phương cần vạch ra kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho người khuyết tật.
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Về phương pháp tiếp cận: cần sử dụng hài hòa nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau; trước hết phải dựa vào phương pháp tiếp cận dựa vào quyền và nhu cầu của người khuyết tật; tiếp đó là phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp có sự tham gia, phương pháp tiếp cận học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm tốt của các nước đi trước và kinh nghiệm sẵn có của nước ta.
Về đối tượng chính là người khuyết tật: cần có sự chọn lọc kinh nghiệm của các nước khi đưa định nghĩa người khuyết tật để bảo đảm không bỏ sót bất cứ đối nào và trách có sự phân biệt đối xử ngay trong các định nghĩa hay thuật ngữ sử dụng.
Về trách nhiệm: Ngoài đối tượng chính là quyền và trách nhiệm của người khuyết tật cần có sự hài hòa giữa trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội và nhà nước trong việc tạo cơ hội cho người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội một cách đầy đủ và hiệu quả.
Về nội dung: cần bao phủ tất cả các vấn đề, các lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật đáp ứng được mục tiêu "hướng tới một xã hội hòa nhập,
khụng rào cản và dựa trờn quyền và nhu cầu của người khuyết tật". Vì vậy. trong Luật về người khuyết tật của nước ta ngoài phần đầu mang tính chất quy định chung về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, những vấn đề có tính nguyên tắc chung, cần phải thể hiện rõ ràng cụ thể những nội dung cơ bản sau đây:
(i) Bảo vệ người khuyết tật và chống phân biệt đối xử
(ii) Tiếp cận với cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng
(iii) Tiếp cận giáo dục (bao gồm cả công nghệ thông tin)
(iv) Tiếp cận giao thông và các công trình công cộng
(v) Phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội (trợ cấp đời sống, nhà ở,...)
(vi) Học nghề và việc làm
(vii) Hoạt động văn hóa, thể thao
(viii) Phụ nữ và trẻ em khuyết tật
(ix) Giám sát và đánh giá.
(x) Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
- Về cách thức thể hiện văn bản Luật:
Xu hướng chung của các nước là khi xây dựng văn bản Luật cần được thể hiện cụ thể, chi tiết, để tránh việc hiểu không thống nhất và làm không thống nhất. Đối với từng lĩnh cụ thể cần có các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp và xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người khuyết tật.
Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
3.1. Quan điểm cơ bản về bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật
Thứ nhất: Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật cần quán triệt và thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước về người khuyết tật, đồng thời trên cơ sở nội dung của hệ thống luật pháp của nước ta về lĩnh vực người khuyết tật cần phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và các điều ước quốc tế Việt Nam đã cam kết tham gia hoặc phê chuẩn có liên quan đến người khuyết tật.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác định: "Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi". Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: "Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" và "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp" [66]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: "Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật" và "tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật".
Thứ hai: Việc bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật nhằm cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước đưa luật pháp điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật trong thực tiễn cuộc sống.
Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật có mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, từng bước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.
Để bảo đảm những mục tiêu đối với sự hòa nhập đời sống cộng đồng của người khuyết tật việc hoàn thiện các văn bản pháp luật trên cơ sở kế thừa, chọn lọc Pháp lệnh người tàn tật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật, đảm bảo giữ ổn định những quy định còn phù hợp, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định không còn phù hợp, bổ sung những vấn đề mới nẩy sinh cần được điều chỉnh bằng văn bản luật.
Thứ ba: Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, với nhận thức chung của cả cộng đồng, khả năng tài chính cũng như các điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội của nhà nước ta.
Thực hiện quan điểm này đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước khi xây dựng và thiết lập các chính sách cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy những đòi hỏi từ phía người khuyết tật trong việc bảo đảm quyền tiếp cận là chính đáng, tuy nhiên do điều kiện đất nước còn khó khăn do đó đáp ứng tất cả nguyện vọng thì khả năng ngân sách cũng như các hỗ trợ khác là khó bảo đảm.
Thứ tư: Bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật chính là đưa những căn cứ pháp lý cơ bản về quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật và quy định chi tiết về các chế độ chính sách, điều kiện đảm bảo đặc biệt là xác định