Nội Dung Các Quyền Dân Sự Cơ Bản Của Người Khuyết Tật Trong Luật Quốc Tế

chính NKT, nhiều người trong xã hội vẫn coi NKT là những đối tượng “đáng thương”, coi NKT là những đối tượng của lòng thương hại. Từ đó, chính những người trong xã hội vẫn còn có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với NKT, nhiều khi nó còn diễn ra trong chính gia đình NKT. Chính bản thân những NKT cũng có những suy nghĩ không tốt, khi một người ở vào trong hoàn cảnh bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần thì chính họ cũng cảm thấy mặc cảm, từ đó họ tự ti khi tham gia vào các hoạt động xã hội, họ cảm thấy chính bản thân mình là gánh nặng cho gia đình và họ là NKT nên vì những khiếm khuyết của chính bản thân mình mà cảm thấy không hòa nhập được vào đời sống xã hội, họ coi mình là thành phần bỏ đi của xã hội. Hiện nay các hoạt động hỗ trợ NKT còn rất hạn chế, thực tế cho thấy có sự khác biệt giữa nhu cầu của NKT và những giúp đỡ mà họ nhận được, sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là phát triển con người.

NKT được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa vào dạng khuyết tật của họ và mỗi dạng khuyết tật có những đặc điểm riêng, chung về tâm sinh lí, về khả năng qua đó tác động đến các nhu cầu của bản thân và có ảnh hưởng qua lại, tác động đáng kể đến môi trường xung quanh làm xuất hiện những hệ quả pháp lí trong quá trình hòa nhập cộng đồng.

Ở những NKT vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn đều có bộ não phát triển bình thường. Nếu được quan tâm tạo môi trường thuận lợi, rèn luyện từ sớm và thường xuyên thì họ vẫn có thể tiếp thu được chương trình học tập, làm việc, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng, trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế về thể chất hoặc giác quan nên họ dễ có tâm lí tự ti, mặc cảm về khuyết tật của mình, thường gặp những khó khăn trong giao tiếp cũng như không thể tham gia. Do hoàn cảnh khuyết tật hoặc các yếu tố khác về kinh tế, môi trường,... nên nhiều người không có điều kiện để rèn luyện, khắc phục những

hạn chế ngay từ sớm, khiến họ không thể hòa nhập được. Điều này làm cho họ cảm thấy thiếu tự chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh – tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu mọi người trong xã hội lại có thái độ coi thường, chế diễu NKT.

Đối với những trường hợp bị khuyết tật vận động thì họ gặp những khó khăn trong việc di chuyển nên họ rất cần sự giúp đỡ của người khác cũng như các vật dụng y tế hiện đại như xe lăn, gậy,...trong quá trình di chuyển của mình. Vì không thể tự đi lại nên những NKT vận động này khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội, vui chơi và học tập. Đối với những trường hợp này rất cần sự chung tay của xã hội trong việc hỗ trợ NKT về thiết bị cũng như các cơ sở vật chất thuận lợi cho họ trong quá trình đi lại của họ, cần có những xây dựng riêng về việc làm, khu vui chơi giải trí, xe cộ dành riêng, thuận lợi cho những đối tượng này để họ dễ dàng di chuyển được.

Một dạng khuyết tật khác đó là khuyết tật về nghe, nói. Đây là những người gặp khó khăn khi giao tiếp với người xung quanh bằng ngôn ngữ, từ đó họ bị hạn chế về khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, làm việc. Để những NKT trong trường hợp này có thể tham gia vào đời sống xã hội họ cần có ngôn ngữ, kí hiệu riêng cũng như công cụ đặc thù như máy trợ thính giúp họ có thể nghe được. Hiện nay, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của người bị câm cũng đang ngày càng được nhiều người học tập để có thể giao tiếp được với họ, tuy nhiên ngôn ngữ kí hiệu cũng có nhiều hạn chế vì không thể phản ánh được đầy đủ tính chất, mức độ các hoạt động cuộc sống như tiếng nói hay chữ viết, nó không thể phản ánh hết được những gì mà bản thân NKT mong muốn thể hiện ra bên ngoài, bên cạnh đó việc tiếp cận với ngôn ngữ kí hiệu không phải là việc dễ dàng đối vơi những NKT, điều đó càng làm hạn chế khả năng giao tiếp, hòa nhập của NKT trong đời sống, xã hội và việc làm.

Còn đối với các dạng khuyết tật khác như khuyết tật nhìn, khuyết tật trí

tuệ cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống NKT. Đối với những người không thể nhìn thấy thì việc họ tham gia vào đời sống xã hội cũng như học tập gặp rất nhiều khó khăn, do không thể nhìn thấy nên họ không thể biết được về cuộc sống xung quanh chính mình, họ bị hạn chế khi giao lưu, tiếp xúc với xã hội cũng cách họ tiếp cận với những gì đang xảy ra trong chính môi trường sống của họ. Mặc dù hiện nay,việc học tập của những người khuyết tật về nhìn đã được khắc phục phần nào do họ đã có chữ viết riêng, việc học tập của những người khuyết tật phần nào đã được quan tâm, xã hội cũng đã có những chính sách ưu tiên, quan tâm tạo điều kiện cho họ tiếp cận với chữ viết, hệ thống các trường học cũng đã có những chương trình riêng dành cho những NKT về khả năng nhìn, hệ thống chữ viết của họ đã được nhân rộng trong các trường học giúp cho những người này học tập và phát huy được khả năng của mình tốt hơn.

Như vậy, qua phân tích trên chúng ta đã thấy được những ưu điểm cũng như nhược điểm của từng dạng khuyết tật của những NKT, từ đó chúng ta có thể thấy, mặc dù có những khiếm khuyết có thể là về thể chất hoặc tinh thần, nhưng bản thân những NKT họ vẫn có thể tham gia vào đời sống xã hội giống như những người bình thường nếu có sự hỗ trợ đúng mực. Bản thân những NKT họ có những thế mạnh riêng mà chỉ cần xã hội cho họ cơ hội phát huy thì chính những NKT họ hoàn toàn có thể chủ động trong cuộc sống của mình, vươn lên khỏi những khó khăn mà họ đang gặp phải để chính họ có thể chủ động tự lo được cho chính bản thân họ và gia đình. NKT mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số nhưng họ lại là bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội, những NKT họ đang nỗ lực để phát huy tốt những gì mà họ có để tham gia vào chính đời sống của toàn xã hội. Cùng với sự giúp đỡ của xã hội về việc tạo điều kiện để NKT hạn chế được các nhược điểm mà họ đang mang để họ hòa nhập với đời sống cộng đồng và trở thành thành viên quan trọng

của đời sống xã hội sẽ là động lực quan trọng giúp cho chính bản thân những NKT họ thêm hiểu được giá trị của chính bản thân họ, để xóa đi cái mặc cảm khuyết tật của mình và vươn lên trong cuộc sống, tự chủ chính cuộc sống của mình như những người bình thường trong xã hội. Chính vì vậy mà những NKT họ cũng có những quyền và nghĩa vụ ngang bằng với những người bình thường khác trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Mặc dù trước đây trong một thời gian dài, chúng ta coi NKT là đối tượng của các bảo trợ xã hội cần được nâng đỡ và giúp đỡ nhưng ngày nay với thay đổi trong nhận thức của chính chúng ta thì đã nhìn nhận NKT là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội và pháp luật cũng đã có nhiều quy định có tính pháp lý cao tôn trọng NKT dưới góc độ quyền con người. Điều đó chứng tỏ một điều quan trọng rằng mỗi con người sinh ra trong xã hội đều là con người và họ phải được tôn trọng, bình đẳng như nhau trong đồi sống xã hội.

Vì vậy, việc bảo vệ quyền của NKT là đương nhiên, bởi bản thân những NKT là công dân của một đất nước và họ cũng là chủ thể của pháp luật, họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với tất cả mọi người khác được sinh ra trong xã hội đó. Mặc dù bản thân những NKT họ phải mang trong mình những kiếm khuyết không mong muốn nhưng bản thân họ cũng là một con người, họ cũng có những thế mạnh riêng của chính bản thân mình, nếu chúng ta giúp đỡ họ có thể phát huy được thế mạnh đó thì chính những NKT họ có thể tự nuôi sống chính bản thân mình, có thể tự tham gia vào các hoạt động xã hội mà không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội như chúng ta vẫn thường nghĩ khi nói đến NKT. Bản thân những NKT đã được pháp luật công nhận là một chủ thể của pháp luật thì họ cần được xã hội và Nhà nước đảm bảo phải thực hiện được tất cả các quyền mà một chủ thể pháp luật có như những quyền về học tập, lao động, việc làm, kết hôn,...Bởi vì có đảm bảo

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 3

được rằng NKT họ có đầy đủ các quyền đó thì chúng ta mới thực sự làm đúng tinh thần của pháp luật là coi người khuyết tật cũng là chủ thể của pháp luật.

Việc bảo vệ quyền của NKT cũng là việc rất cần thiết trong việc tạo điều kiện cho NKT thực sự tham gia hội nhập vào đời sống văn hóa – xã hội cũng như chính trị, giúp họ hòa nhập cộng đồng nhanh hơn đồng thời tạo những điều kiện tốt nhất để NKT thực sự tiếp cận và phát huy những gì mà họ có thể làm để có thể tự nuôi sống, chăm lo cho bản thân và gia đình mình, họ có thể hoàn toàn tự chủ được trong đời sống của mình mà không cần phải trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, họ có thể tự chăm lo được cho cuộc sống của riêng mình, giảm bớt được gánh nặng cho gia đình và xã hội, và một khi có thể tham gia vào đời sống xã hội như những người bình thường khác thì chính bản thân những NKT họ sẽ cảm thấy tự tin hơn, họ thấy mình có ích cho xã hội, được xã hội quan tâm và coi trọng, họ sẽ thoát khỏi cảm giác mặc cảm, tự ti vốn có của NKT từ đó họ sẽ phát huy tốt những gì mà họ có để đóng góp và cống hiến cho xã hội.

Việc bảo vệ tốt quyền của NKT cũng là một cách để giáo dục và thay đổi nhận thức vốn có cũng như cách nhìn của mọi người trước đây về người khuyết tật. Giáo dục được cái tư tưởng tôn trọng lẫn nhau giữa những con người cùng tồn tại trong xã hội để mọi người hiểu rõ hơn về NKT và tôn trọng họ như những cá thể bình thường của xã hội vì xã hội có phát triển được cũng là sự đóng góp chung của từng cá nhân trong xã hội đó mà không phân biệt gì, trong một xã hội mà tất cả mọi người cùng bình đẳng với nhau thì xã hội đó mới có thể phát triển đều được. Việc pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền của NKT như những chủ thể khác thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với mọi thành phần trong xã hội cũng như Nhà nước đó đang đi trong xu thế phát triển chung của toàn nhân loại, coi trọng quyền của những NKT, có nhiều biện pháp để tôn trọng và bảo vệ quyền của NKT cũng là một cách để

nhà nước tôn trọng vị thế của mình trong trường quốc tế chung và tôn trọng lịch sử giáo dục của chính đất nước mình

1.2. NỘI DUNG CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜ I KHUYẾ T TÂṬ

TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC

QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜ I KHUYẾ T TÂT

Ở VIỆT NAM

1.2.1. Nội dung các quyền dân sự cơ bản của người khuyết tật trong luật quốc tế

Theo công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR,1966) thì các quyền dân sự của cá nhân nói chung cũng như quyền dân sự của NKT bao gồm các quyền chủ yếu như: quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch, quyền tự do và an toàn cá nhân, quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do, cấm phạt tù vĩ nghĩa vụ dân sự, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền về thủ tục khi bị trục xuất, quyền về xét xử công bằng, cấm áp dụng luật hồi tố, quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật, quyền bảo vệ sự riêng tư, quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền tự do biểu đạt, bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em.

Đặc điểm của nhóm quyền dân sự này chỉ thái độ thụ động của nhà nước trong hầu hết các trương hợp, không cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ mà chỉ đơn thuần là kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền này của cá nhân, tuy nhiên trong một số trường hợp nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ chủ động để đảm bảo thực hiện hóa các quyền này, việc bảo đảm thực hiện các quyền dân sự không đòi hỏi tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực, nên các quốc gia có thể và cần phải thực hiên ngay.

Qua đây ta thấy để bảo vệ các quyền dân sự của NKT thì việc ban hành các quy định pháp luật phù hợp với đối tượng NKT, tạo hành lang pháp lí cho việc thực hiện một cách nghiêm túc các quyền này là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự của bản thân NKT.

Đối với những NKT thì chính thái độ kì thị của xã hội là một rào cản rất lớn đẩy những NKT ra khỏi các hoạt động xã hội, tách biệt những NKT thành những đối tượng, những gánh nặng chung của xã hội. Chính vì vậy, thay đổi cuộc sống NKT trước tiên bắt đầu từ thay đổi trong nhận thức của xã hội. Trong thời gian dài NKT mới chỉ được coi là đối tượng của tình thương, việc bảo vệ, hỗ trợ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của lòng nhân ái chứ không bắt nguồn từ nhận thức rằng họ cũng là chủ thể của quyền, bản thân NKT cũng là một công dân bình đẳng cũng mang quyền và nghĩa vụ như những công dân khác. Và chính là những công dân của xã hội nên các đối tượng khác còn lại phải luôn có nghĩa vụ phải tôn trọng và bảo đảm cho NKT được thực hiện các quyền công dân đó. Chính vì những suy nghĩ không tôn trọng, kì thị NKT mà đã làm cho NKT không những không có đầy đủ các quyền con người mà thêm vào đó còn ngăn cản họ tham gia, hội nhập có hiệu quả vào đời sống xã hội.

Cùng với những thay đổi về nhận thức thì trong các văn bản pháp lý của quốc tế và từng quốc gia đã có những quy định cụ thể dành riêng để bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật.

Ngay từ khi ban hành những văn bản pháp lý đầu tiên, UN luôn khẳng định sự thiết yếu của việc tôn trọng và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người và không phân biệt thành phần, tôn giáo, hay tín ngưỡng,... các quyền của NKT được đặt trên cơ sở các quy định phổ quát đó.

Trong hệ thống các văn bản pháp lí quốc tế về quyền của NKT, các văn kiện ghi nhận quyền của NKT có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Với bản công ước mới năm 2006 của UN dành riêng cho NKT phản ánh sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, các quyền của NKT đã được đề cập vừa khái quát vừa toàn diện. UN yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực thi những biện pháp thích hợp để đảm bảo thực hiện những quyền đó.

Trong những quyền của NKT thì quyền dân sự của NKT có thể được chia thành các nhóm quyền sau:

1.2.1.1. Nhóm quyền được sống và được đối xử bình đẳng

a. Quyền được sống.

Đây là quyền cơ bản của mỗi con người, và NKT không nằm ngoài quy luật của quyền này. Quyền được sống của NKT được đề cập tại Điều 10 của Công ước về quyền của NKT: “Các quốc gia thành viên tái khẳng định rằng mọi người đều có quyền được sống và sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo người khuyết tật được thực sự thụ hưởng quyền này trên cơ sở bình đẳng với những người khác” [13, Điều 10].

Quyền được sống có thể coi như quyền hiển nhiên nhất của tất cả mọi người trên thế giới nhưng đối với NKT việc khẳng định quyền này là vấn đề đặc biệt có ý nghĩa. Bởi vì bản thân NKT họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, bị xã hội kì thị, phân biệt đối xử, cho rằng NKT là gánh nặng trong xã hội, gây cản trở tốc độ của quá trình phát triển tiến bộ của xã hội... Sự kì thị phân biệt của xã hội có thể dẫn đến nguy cơ tồn tại của những NKT trong xã hội, thậm chí cực đoan tới mức đe dọa mạng sống của họ. Để bảo vệ quyền của người khuyết tật, bên cạnh việc tái khẳng định quyền được sống bình đẳng của họ, Công ước của UN còn quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc đảm bảo thực hiện quyền này cho người khuyết tật. Theo đó các quốc gia cần:

Tiền hành các biên pháp p hù hợp với nghĩa vụ của mình theo

luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế và luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia thành viên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự bảo vệ và sự an toàn cho người khuyết tật trong các tình huống nguy hiểm, trong đó có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp nhân đạo và thiên tai [13, Điều 11].

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí