Bảo Vệ Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Các Quy Định Của Pháp Luật Lao Động Việt Nam Hiện Hành

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề [72, Điều 61, Khoản 3].

Ngoài ra, để bảo vệ tốt nhất các quyền của người lao động nói chung trong đó có người khuyết tật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010. Hiện tại Chính phủ mới chỉ ban hành một vài nghị định hướng dẫn thi hành một số chế định của bộ luật lao động mà vẫn chưa có một nghị định nào hướng dẫn cụ thể các quy định về người khuyết tật làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật trên thực tế. Trong đó có Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động dành cho lao động nói chung; Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm.

Tóm lại, lịch sử hình thành pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật là một tiến bộ lớn, là một bước tiến dài trong quá trình thực hiện chính sách xã hội. Thông qua các quy định của pháp luật lao động, người khuyết tật có cơ sở và “chỗ dựa” vững chắc để thực hiện vả bảo vệ quyền được lao động, quyền được làm việc của mình.

2.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

2.2.1. Bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi người đều có quyền lao động, có quyền tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định” [72, Điều 57, Khoản 2]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, BLLĐ 2012 quy định người lao động có quyền“Làm việc, tự

do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” [71, Điều 5, Khoản 1]. Do đó, pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật thông qua: i) Các quy định về dạy nghề; ii) Các quy định về việc làm.

i) Các quy định về dạy nghề

Dạy nghề không chỉ giúp cho người khuyết tật có được trình độ nghề phù hợp, tạo cơ hội việc làm mà còn giúp cho những người khuyết tật bồi dưỡng, bổ túc kiến thức, nâng cao trình độ nghề đối với những người đã có trình độ nghề. Vì vậy, trong pháp luật lao động, học nghề cũng là quyền lợi mà người khuyết tật được hưởng và người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nghề có trách nhiệm đào tạo nghề cho họ. Về cơ bản, trong lĩnh vực dạy nghề người khuyết tật được đối xử bình đẳng như những người học nghề khác. Song do bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tâm thần nên pháp luật cần có những quy định ưu đãi riêng đối với người khuyết tật trong lĩnh vực này như: miễn, giảm học phí, trợ cấp học nghề và các chính sách ưu đãi cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ dạy nghề... Sự ưu tiên hay ưu đãi này không có nghĩa là sự thiên vị hay phân biệt đối xử mà là những quy định phù hợp với yếu tố đặc thù về cơ bản là thiệt thòi hơn so với người bình thường khác của người khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật có quyền bình đẳng với người lao động bình thường khác.

Bộ luật lao động 2012 không có quy định về quyền học nghề của người khuyết tật mà chỉ quy định “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật… theo quy định của Luật người khuyết tật” [71, Điều 176, Khoản 1]. Theo đó, Luật người khuyết tật 2010 có quy định: “Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác” [70, Điều 32, Khoản 1]. Tuy nhiên, quyền học nghề là một trong những quyền lợi cơ bản mà người khuyết tật được hưởng trong lĩnh vực lao động, quyền này phải được ghi nhận trước tiên trong pháp luật lao động. Vì vậy, các nhà làm luật cần bổ sung quy định về quyền học nghề của người khuyết tật vào Bộ luật lao động 2012 tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành quy định về dạy nghề cho người khuyết tật giúp bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động. Trong nghị định hướng dẫn thi hành cần quy định chi tiết, cụ thể các chính sách ưu đãi về miễn, giảm học phí, trợ cấp học nghề, hỗ trợ ăn, ở, phương tiện đi lại và sinh hoạt khi học nghề cho người khuyết tật. Mức hỗ trợ tùy thuộc vào mức độ khuyết tật nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay giúp giảm bớt phần nào gánh nặng cũng như động viên, khuyến khích người khuyết tật tích cực tham gia học nghề, nâng cao trình độ, tạo cơ hội việc làm để ổn định cuộc sống và đồng thời cũng phải nhất quán với chính sách của Nhà nước về trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.

Ngoài ra, để khuyến khích và bảo vệ tốt nhất quyền học nghề của người khuyết tật, pháp luật cần tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề và các giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt. Bộ luật lao động 2012 không có quy định cụ thể về vấn đề này, trong khi Luật người khuyết tật 2010 quy định: “Cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật…được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật” [70, Điều 32, Khoản 3]. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật cũng không có quy định chi tiết về chính sách ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật như thế nào. Do vậy, Bộ luật lao động 2012 cần bổ sung thêm quy định về chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật và cụ thể hóa quy định này trong nghị định hướng dẫn thi hành.

Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8

Một điểm bất cập nữa là pháp luật lao động không hề có quy định về chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy nghề bởi những người trực tiếp giảng dạy cho người khuyết tật cũng cần phải được hưởng các chế độ ưu đãi hơn so với giáo viên bình thường để thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng. Luật người khuyết tật 2010 và Luật dạy nghề 2005 cũng đã có quy định chính sách ưu đãi trong đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật. Cùng với chế độ chính sách về tiền lương, chính sách đối với nhà giáo ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy nghề cho

người tàn tật, khuyết tật còn được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ. Vì vậy, nên chăng bổ sung các quy định về chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật trong Bộ luật lao động 2012 và nghị định hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật lao động 2012 về dạy nghề cho người khuyết tật để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan, cũng là để khuyến khích việc thực hiện quyền học nghề của người khuyết tật.

ii) Các quy định về việc làm

BLLĐ 2012 quy định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của Luật người khuyết tật” [71, Điều 176, Khoản 1]. Để cụ thể hóa quy định này, Luật người khuyết tật quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật” [70, Điều 33, Khoản 1]. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Chính phủ sẽ định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và năm năm, xây dựng chính sách hỗ trợ việc làm để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, cũng như để NSDLĐ tạo thêm việc làm cho NLĐ trong đó có người khuyết tật.

Pháp luật lao động không quy định cụ thể về công tác tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật nhưng Luật người khuyết tật có quy định: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy

theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc , bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật đồng thời phải thực hiện đầy đủ quy định

của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật . Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật [70, Điều 52, Khoản 3]. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy, rất nhiều trường hợp người khuyết tật bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật ngay trong quá trình tuyển dụng và làm việc. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật lao động cũng nên bổ sung quy định về nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong quá trình tuyển

dụng và quá trình làm việc của người khuyết tật. Theo đó, nghị định hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể các hành vi bị coi là phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng và làm việc của người khuyết tật. Ngoài ra, Bộ luật lao động cần bổ sung quy định về quyền được tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí của người khuyết tật.

Nếu như trước đây Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung có quy định Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận và chế tài đối với doanh nghiệp không thực hiện là phải góp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật thì nay BLLĐ 2012 đã bỏ quy định này và thay vào đó là “nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật người khuyết tật” [71, Điều 176, Khoản 1]. Để quy định chi tiết hơn Luật người khuyết tật 2010 có quy định:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ người lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp [70, Điều 34].

Có thể thấy pháp luật lao động quy định như vậy chỉ mang tính chất khuyến khích mà không hề có sự ràng buộc về trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp thường có tâm lý e ngại nhận người khuyết tật vào làm việc vì nhiều lý do khác nhau, nên tỷ lệ người khuyết tật có việc làm hiện nay vẫn còn rất thấp và đa số là do người khuyết tật tự tạo việc làm. Việc quy định tỷ lệ lao động là người khuyết tật bắt buộc mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc nhằm tăng cường cơ hội cho người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động. Do vậy, thiết nghĩ Bộ luật lao động 2012 cần quy định về việc Chính phủ quy

định tỷ lệ lao động là người khuyết tật bắt buộc mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc. Nghị định hướng dẫn thi hành sẽ giải quyết cụ thể tỷ lệ trên cơ sở tính toán số lượng người khuyết tật hiện nay và nhu cầu thực tế của từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để vừa đảm bảo giải quyết được vấn đề việc làm cho người khuyết tật vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động. Ngoài ra, việc xác định người lao động được coi là người khuyết tật dựa vào tỷ lệ thương tật sao cho hợp lý cũng là một vấn đề quan trọng trong nghị định hướng dẫn thi hành để làm cơ sở cho việc tính toán tỷ lệ người khuyết tật mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc thay vì mức xác định là 21% suy giảm khả năng lao động như trước kia.

Nhìn chung, các quy định trong bộ luật lao động 2012 về việc làm cho người khuyết tật mới chỉ mang tính định hướng chung về trách nhiệm của nhà nước trong việc hoạch định chính sách mà chưa có quy định cụ thể về các chế độ tuyển dụng hay trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tạo việc làm cho người khuyết tật. Chẳng hạn như việc nghiêm cấm NSDLĐ kiểm tra về y tế để biết người ứng tuyển có bị khuyết tật hay không trước khi tuyển dụng vào làm việc, việc phân biệt hồ sơ ứng tuyển… Bên cạnh đó người khuyết tật thường bị suy giảm khả năng lao động nên pháp luật lao động cần quy định trách nhiệm của Nhà nước và NSDLĐ trong việc phục hồi chức năng lao động cho họ cùng với những hỗ trợ khác để người khuyết tật có việc làm cũng như ổn định việc làm và duy trì việc làm lâu bền.

Về quỹ việc làm cho người khuyết tật:

Quỹ việc làm được xây dựng nhằm mục đích trợ giúp cho người khuyết tật trong quá trình tìm việc, tự tạo việc làm, đồng thời hỗ trợ về cơ sở vật chất hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp cũng như các tổ chức có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật.

BLLĐ 2012 có quy định: “Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật” [71, Điều 176, Khoản 2]. Theo quy định này, quỹ quốc gia về việc làm chỉ được dùng để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật. Như vậy là chưa đầy đủ theo định hướng chính

sách của Nhà nước ta từ trước đến nay, để khuyến khích việc tạo việc làm cho người khuyết tật, các tổ chức dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật nên được giúp đỡ về cơ sở vật chất về nhà xưởng, trường lớp, trang, thiết bị và được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người khuyết tật được quy định trong Bộ luật lao động trước đây. Do vậy, nên chăng bổ sung quy định về việc hỗ trợ cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật vào điều khoản này.

Điểm bất cập nữa là hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành quyết định quy định về cơ chế xây dựng, quản lý và điều hành quỹ việc làm cho người khuyết tật thay thế cho Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 71/2005/QĐ-TTg, bên cạnh đó vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về vấn đề này. Do vậy, thực tế quyền của người khuyết tật được đảm bảo cơ hội việc làm không có cơ sở cho việc thi hành trên thực tế, các cơ quan nhà nước cũng không triển khai thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng quỹ dẫn đến tình trạng có rất ít các tỉnh trên cả nước thực hiện được quỹ việc làm cho người khuyết tật. Do vậy, Chính phủ cần sớm ban hành quyết định và nghị định hướng dẫn thi hành các quy định về quỹ việc làm cho người khuyết tật làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi và đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn quỹ này.

2.2.2. Bảo vệ đời sống của người khuyết tật

Bảo vệ đời sống của người khuyết tật khi tham gia vào các quan hệ lao động chính là việc đảm bảo các vấn đề về: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động,giúp người khuyết tật có khả năng phục hồi, tái tạo sức lao động, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với môi trường sản xuất, kinh doanh.

i) Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Nếu trước đây, Bộ luật lao động 1994 quy định thời giờ làm việc của người lao động khuyết tật ít hơn 1 giờ so với lao động bình thường, tức là không quá 7 giờ trong 1 ngày thì Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định chung về thời giờ làm việc của

người lao động là: “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần” [71, Điều 104, Khoản 1]. Do đó, người lao động khuyết tật cũng giống như người lao động bình thường khác mà không được hưởng bất kỳ sự ưu đãi nào về thời gian làm việc. Quy định như vậy nhằm tạo lập sự bình đẳng về cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Bởi qua thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật cho thấy, người sử dụng lao động có tâm lý không thích tuyển dụng người khuyết tật vì những hạn chế về thời giờ làm việc, nhất là đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương thức dây chuyền. Một dây chuyền làm việc có thể phải dừng sản xuất trước một giờ (nếu ca làm là 8 giờ) vì tuân thủ quy định của pháp luật lao động đối với một thành viên là người khuyết tật trong dây chuyền hoặc chọn phương án tính 1 giờ tăng ca đối với lao động khuyết tật. Điều này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quy định chung mà không hề có bất cứ sự phân biệt nào đối với tất cả lao động khuyết tật lại không hợp lý. Bởi những người khuyết tật nhẹ (bị suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%) có thể làm việc cùng thời gian với người bình thường nhưng những người khuyết tật nặng hơn (bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên) lại khó có thể làm tốt được công việc nếu phải làm việc trong thời gian quá dài. Vì vậy, luật lao động nên có quy định phân loại về thời gian làm việc tùy theo mức độ khuyết tật của người lao động, giúp họ có khả năng phục hồi và tái tạo sức lao động tốt nhất.

Mặc dù không có ưu tiên về thời gian làm việc nhưng luật lao động vẫn có quy định về tăng số ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động cho mỗi người khuyết tật là 14 ngày trong 1 năm thay vì chỉ được nghỉ 12 ngày như những người lao động bình thường khác. Điều này cũng cho thấy sự tiến bộ của Bộ luật lao động 2012 so với luật lao động trước đó. Ngoài ra, Bộ luật lao động 2012 còn quy định cấm: “Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm” [71, Điều 178, Khoản 1]. Những quy định này ở một góc độ nào đó chính là nhằm bảo vệ người khuyết tật, đảm bảo sức khỏe cho họ khi tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng những quy định mang tính chất ưu đãi người khuyết tật đó lại chính là rào cản đối

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí