Nội Dung Các Quy Định Pháp Luật Về Các Quyền Dân Sự Cơ Bản Của Người Khuyết Tật Ở Việt Nam

Ngoài các cơ quan chính trên thì UN còn có các cơ quan chuyên trách về quyền con người trong đó quan trọng nhất là Hội đồng quyền con người (UNHRC) của UN, đây là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của ĐHĐ để thay thế UNCHR. Việc thành lập UNHRC xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động của UNCHR, đó là sự thất bại trong việc cải thiện tình hình và xử lý những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.

Việc giải quyết khiếu nại vi phạm quyền con người dựa theo cơ chế dựa trên Hiến chương được quy định đầu tiên tại Điều 87 Hiến chương ( chỉ giới hạn trong việc xem xét các đơn khiếu nại, thỉnh cầu liên quan đến các lãnh thổ quản thác và chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi), sau đó được đề cập trong nhiều nghị quyết của ECOSOC . Ngoài ra, ĐHĐ, ECOSOC và UNHRC đều có thể thực hiện các hoạt động điều tra bất thường hay còn gọi là các thủ tục đặc biệt đối với những tình huống vi phạm quyền con người nghiêm trọng diễn ra tại một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này thường được tiến hành thông qua các nhóm công tác hoặc báo cáo viên đặc biệt hay chuyên gia độc lập. Trong những trường hợp ngoại lệ, Tổng thư ký cũng có thẩm quyền chỉ định các đại diện đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này.

1.4.1.2. Cơ chế dựa trên Công ước

Cơ chế này dựa trên các ủy ban giám sát thực hiện một số công ước quốc tế về quyền con người, được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (trừ ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC). Các ủy ban này được thành lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện những công ước này của những quốc gia thành viên. Hiện nay có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người của UN và các công ước này đều được giám sát bởi các ủy ban.

Các ủy ban công ước bao gồm những chuyên gia được thừa nhận là có uy tín, đạo đức và năng lực trong các lĩnh vực của công ước liên quan. Những chuyên gia này được lựa chọn (thông qua bỏ phiếu ở các ủy ban) từ những người được các quốc gia thành viên đề cử. Tuy nhiên, khi được bầu là thành viên của các ủy ban thì các chuyên gia hoạt động độc lập với tư cách cá nhân.

Các ủy ban công ước thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ căn cứ vào các quy định cụ thể của công ước, trong đó có thể kể đến các chức năng cụ thể như:

Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên. Khi tham gia các công ước quốc tế về quyền con người các quốc gia thừa nhận nghĩa vụ pháp lý tuân thủ và thực hiện các quyền được ghi nhận trong công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đệ trình theo định kỳ các báo cáo về việc thực hiện các quyền được ghi nhận trong công ước lên ủy ban giám sát được thành lập theo Công ước.

Xem xét khiếu nại của các cá nhân. Bên cạnh thủ tục báo cáo, một số ủy ban công ước còn được giao chức năng giám sát phụ thông qua ba cơ chế khác nhau là thủ tục điều tra, xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu nại cá nhân.

Đưa ra các bình luận/ khuyến nghị chung để giải thích nội dung và các biện pháp thực hiện công ước. Các ủy ban có thẩm quyền đưa ra các bình luận/ khuyến nghị chung để giải thích nội dung các quyền và hướng dẫn các biện pháp thực hiện công ước mà ủy ban giám sát. Các bình luận/ khuyến nghị này là tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong công ước được hiểu đúng nghĩa và qua đó đánh giá mức độ tuân thủ công ước của các chính phủ.

1.4.2. Cơ chế quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền dân sự của NKT nói riêng nhằm thực hiện những nghĩa vụ của các nhà

nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Nòng cốt của cơ chế này là các cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 8

Ủy ban quyền con người bao gồm nhiều thành viên đại diện cho các nhóm xã hội, nghề nghiệp khác nhau. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của thiết chế này cũng khác nhau giữa các cơ quan.

Chức năng cơ bản của ủy ban quyền con người quốc gia là bảo vệ cá nhân khỏi sự phân biệt đối xử và thúc đẩy các quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm xã hội dễ bị xâm hại hoặc phân biệt đối xử như phụ nữ, trẻ em...Có những ủy ban được giao thẩm quyền xử lý tất cả vi phạm các quyền được nêu lên trong Hiến pháp, trong khi một số khác chỉ có thẩm quyền xử lý những vi phạm về chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị... Một chức năng quan trọng của các ủy ban này là tiếp nhận, điều tra và giải quyết những khiếu nại của các cá nhân và các nhóm về những vi phạm quyền con người theo pháp luật quốc gia.

Bên cạnh đó, nhiều ủy ban quyền con người quốc gia được giao thẩm quyền nghiên cứu chính sách và hoạt động liên quan đến quyền con người của chính phủ để phát hiện những tồn tại, hạn chế và đề xuất những biện pháp khắc phục, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người. Các ủy ban cũng có thể được giao quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền con người. Nhiều ủy ban quyền con người quốc gia còn được giao chức năng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người.

Ombudsman có nghĩa là người đại diện, ở một số nước Ombudsman tương đương với thanh tra Quốc hội hoặc thanh tra nhà nước. Thường có một bộ máy giúp việc gọi là Văn phòng Ombudsman.

Chức năng chủ yếu của Ombudsman là giám sát sự công bằng và hợp pháp của bộ máy hành chính công. Cụ thể, văn phòng Ombudsman có trách nhiệm bảo vệ quyền của những người là nạn nhân của những hành vi, quyết

định của cơ quan hành pháp. Do đó, ở các nước có chế định này, Ombudsman thường được coi là trung gian hòa giải giữa cá nhân có quyền bị xâm phạm với chính quyền. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã thành lập Ombudsman như là cơ chế quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người như Đan Mạch, Thụy Điển, Áo...

Quy trình hoạt động của Omdudsman ở các quốc gia tương đối giống nhau. Ombudsman nhận khiếu nại từ công chúng và tiến hành điều tra nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của mình. Ở một số quốc gia, người dân có thể gửi đơn khiếu nại trực tiếp đến văn phòng Ombudsam, nhưng ở một số quốc gia khác người dân chỉ có thể gửi qua trung gian như thông qua nghị sỹ quốc hội. Các đơn khiếu nại thường được giữ bí mật danh tính trừ khi có sự đồng ý của người khiếu nại.

Không chỉ giải quyết các vụ việc khi được yêu cầu, giống như các ủy ban quyền con người quốc gia, ở nhiều nước, Ombudsman còn có thẩm quyền chủ động tiến hành điều tra những vi phạm quyền con người trên phạm vi rộng hoặc thu hút sự quan tâm lớn của công chúng.

Nhìn chung, thẩm quyền của Ombudsman và ủy ban quyền con người quốc gia có nhiều điểm giống nhau liên quan đến tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác nhau, nếu như Ombudsman chủ yếu đảm bảo công bằng và pháp chế trong quản lý hành chính, trong khi các ủy ban quyền con người quốc gia quan tâm đến những vi phạm quyền con người ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là vi phạm liên quan đến vấn đề phân biệt đối xử. Hơn nữa, Ombudsman chủ yếu tập trung vào những vi phạm quyền con người của các cơ quan và viên chức nhà nước, trong khi các ủy ban quyền con người quốc gia quan tâm cả đến các vi phạm quyền con người của cá nhân và chủ thể tư nhân.

Như vậy, qua những phân tích trên ta thấy, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung cũng như quyền dân sự của NKT đã có những cơ

chế quốc tế và cơ chế quốc gia để đảm bảo thực hiện các quyền con người được tốt nhất. Cơ chế quốc tế và quốc gia chính là những quy định về tổ chức, quy trình, bộ máy cụ thể chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện được các quyền của NKT được tốt nhất.


Kết luận chương 1

Như vậy, qua chương 1 chúng ta thấy được tuy NKT họ có những khiếm khuyến nhất định, nhưng họ vẫn là con người, vẫn có những quyền bình đẳng như những công dân khác trong xã hội. Vì họ là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nên Nhà nước cũng như xã hội cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền của họ.

Pháp luật quốc tế đã có rất nhiều quy định nhằm đảm bảo cho các quốc gia thực hiện được các quyền của NKT trên cơ sở bình đẳng với các công dân khác. Việc bảo vệ quyền của NKT mà cụ thể là bảo vệ quyền dân sự của NKT xuất phát từ quan điểm chung đó. Các quyền dân sự của NKT liên quan rất chặt chẽ đến sự sinh tồn của bản thân NKT, chính vì vậy mà những quy định của pháp luật quốc tế đã tạo tiền để cho các quốc gia phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này trên thực tế.

Việc quy định các quyền dân sự cụ thể của NKT trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như có những cơ chế hữu hiệu để các quốc gia phải đảm bảo thực hiện các quyền này, đã tạo tiền đề cho NKT yên tâm về cuộc sống của bản thân họ. Chính những quy định này đã nâng cao vai trò và đảm bảo được cuộc sống bình thường của NKT trong cộng đồng xã hội, những NKT dần đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, đồng thời cộng đồng quốc tế cũng có những cái nhìn khác về những NKT.

Chương 2

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY

VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM


2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy 6,1 triệu người (tương ứng với 7,8% dân số) từ 5 tuổi trở lên có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số 6,1 triệu người này, có 385 nghìn người khuyết tật nặng [27, tr.11].

Số liệu thống kê đã cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng và tỷ lệ người khuyết tật cao trên thế giới.

Mức độ tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính chất nhân văn của một xã hội. Giống như ở các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, NKT được hưởng tất cả các quyền công dân cơ bản như những người bình thường, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào dựa vào tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối xử ưu đãi với NKT nhằm bù đắp những thiệt thòi của họ, cũng như để bảo đảm sự bình đẳng thực chất về quyền và cơ hội với mọi công dân. Để khuyến khích sự tôn trọng và những hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ NKT, Nhà nước Việt Nam đã quyết định lấy ngày 18/4 hàng năm làm ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến NKT ở Việt Nam bao gồm hàng trăm văn bản khác nhau, tuy nhiên văn bản quan trọng nhất là luật Người

khuyết tật đã được thông qua năm 2010. Theo Điều 2 luật NKT thì NKT được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [19, Điều 2]. Điều 5 của luật NKT cũng đã cho thấy rõ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Luật cũng cho thấy rằng NKT được Nhà nước, xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 điều 4 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 quy định: người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b) Sống đôc

lâp̣ , hòa nhâp

côn

g đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với daṇ g tâṭ và ́ c đô ̣khuyết tât;̣

đ) Các quyền khác theo quy điṇ h của pháp luâṭ[19, Điều 4].

Tuy nhiên, trong đó ta có thể thấy được một số quyền dân sự quan trọng của NKT như:

2.1.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Đối với bất kỳ cá nhân nào thì việc chăm sóc sức khỏe được xem là nhu cầu mang tính tất yếu, trong đó bao gồm cả NKT. Hơn thế nữa, NKT là nhóm người có những đặc trưng riêng đó là bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nào đó khiến họ khó khăn hơn so với

những người bình thường trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng lớn. Xuất phát từ nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe NKT, cùng với mong muốn đảm bảo cho NKT được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật nước mình.

Ở Việt Nam, trước khi Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua, chế độ chăm sóc sức khỏe cho NKT được cụ thể hóa trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và các luật chuyên ngành khác. Khi Luật NKT ra đời, chế độ chăm sóc sức khỏe NKT được quy định tại chương III, từ Điều 21 đến Điều 26. Ngoài ra, trong các luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về việc chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, đó là: Luật người cao tuổi (Điều 12), Luật khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3), Luật hoạt động chữ thập đỏ (Điều 7), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (Điều 2, 41), Luật bảo hiểm y tế (Điều 12 đến Điều 15), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 41, 42, 48, 52), Luật thanh niên (Điều 27), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Điều 9 đến Điều 29),… Các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định chế độ chăm sóc sức khỏe của NKT thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.1.1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu được hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành đưa đến tận cá nhân và từng gia đình, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa đối với sức khỏe NKT, thể hiện quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, hơn nữa việc phát hiện sớm khuyết tật sẽ giúp cơ quan chuyên môn có biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra. Theo quy định tại Điều 21 LNKT, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT gồm các nội dung sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023