Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quá Trình Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật, Chính Sách Trợ Giúp Người Khuyết Tật

Các phong trào văn hóa thể dục, thể thao giành cho người khuyết tật mới chỉ phát triển bước đầu tại một số đô thị lớn nơi có mức sống cao. Còn ở nông thôn thì đời sống văn hóa tinh thần của người khuyết tật hầu như bị bỏ mặc. Việc người khuyết tật tham gia vào các hoạt động thể thao văn hóa của phường là hoàn toàn không có, có thể là do tâm lý e ngại của chính những người khuyết tật.

Sử dụng các công trình công cộng


Từ năm 2002 Bộ Xây dựng đã ban hành và triển khai thực hiện bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình công cộng đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận, chỉ đạo các chủ đầu tư công trình triển khai cải tạo thí điểm 6 công trình công cộng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (ga xe lửa, Nhà văn hóa và công trình Bưu điện) và xây dựng mới một số công trình: Sân bay Nội Bài, Công trình Liên hiệp thể thao Mỹ Đình, Bảo tàng dân tộc học, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, hè đường một số phố cổ Hội An,... theo bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật.

Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo ngành hàng không dân dụng, ngành đường sắt tiến hành giảm giá vé cho người tàn tật khi tham gia giao thông. Từ tháng 5 năm 2006, Thành phố Hồ Chí Minh miễn vé xe buýt cho người tàn tật khi tham gia giao thông.

Mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành và chỉ đạo triển khai bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng công trình cộng cộng như khu vui chơi, bệnh viện, trường học, nhà vệ sinh nơi công cộng… phải đảm bảo người khuyết tật tiếp cận được dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế là những công trình công cộng như Khu liên hiệp Thể thao Mỹ Đình, sân bay Tân Sơn nhất, Trung tâm Thương mại Vincom… lại là những nơi mà người khuyết tật khó có cơ hội để tiếp cận, hay những nơi như vỉa hè, đường đi dành cho người mù, nhà vệ sinh công cộng, hành lang đi lại tại các cơ quan, bệnh viện… chưa được chú ý đến.

2.2.2.5. Các hoạt động khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập Văn phòng điều phối các hoạt động trợ giúp người tàn tật Việt Nam (NCCD). Đăng cai và tổ chức thành công cuộc vận động hưởng ứng Thập kỷ người tàn tật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9 tại Hà Nội cuối năm 2001 (Campaign 2001) với sự tham gia của 1.500 đại biểu là người tàn tật của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm trong nước và ngoài nước đã tham gia tích cực có hiệu quả trong việc trợ giúp người tàn tật. Các tổ chức của người tàn tật và vì người tàn tật được thành lập như Tổ chức diễn đàn của người tàn tật, nhóm vì tương lai tươi sáng, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật...

Một số tổ chức cá nhân hảo tâm đã xây dựng những cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho hàng vạn người người tàn tật như: Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã xây dựng 36 Nhà cứu trợ trẻ em tàn tật tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật của ông Phạm Công Ngụ, xã Thạch Bình, thị xã Hà Tĩnh. Trung tâm dạy nghề Hoa Sữa, Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em tàn tật (Trung tâm Sao Mai), Nhóm tương lai tươi sáng thuộc Thành phố Hà Nội. Trung tâm phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Long. Nhà nuôi dưỡng bán trú trẻ em bị chất độc hóa học xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre...Đáng chú ý là chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đang triển khai tại 46 tỉnh đã đem lại những kết quả hết sức khả quan, hàng nghìn trẻ em tật vận động qua một thời gian phục hồi tập luyện đã có thể tham gia học văn hóa, lao động sản xuất tạo thu nhập.

Đặc biệt, tháng 10 năm 2010, Hội Liên hiệp về người khuyết tật Việt Nam đã được thành lập. Đây là tổ chức xã hội, phi lợi nhuận, tổ chức và hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

động theo Điều lệ của Liên hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp hội.

Tóm lại, chính sách, pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam trong thời gian qua đã tạo khung pháp lý về chăm sóc người khuyết tật, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhờ vậy những năm qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của người khuyết tật trong xã hội được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên đánh giá tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh và các văn bản Luật liên quan, hệ thống các văn bản hướng dẫn cho thấy còn có những tồn tại nhất định. Trong đó có nguyên nhân do chính hệ thống các văn bản chưa đồng bộ, có nguyên nhân thuộc về hệ thống tổ chức thực hiện, có nguyên nhân do các quy định chưa bị lạc hậu không phù hợp với tình hình mới, có nguyên nhân, đồng thời cũng còn những vấn đề mới nẩy sinh chưa được quy định... Để khắc phục được những hạn chế, khó khăn và đề đảm bảo thực hiện tốt các quyền người khuyết tật, trách nhiệm gia đình, nhà nước và xã hội thì giai đoạn tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn - 10

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách trợ giúp người khuyết tật

2.3.1. Kinh nghiệm từ Công ước về quyền của người khuyết tật

2.3.1.1. Phương pháp tiếp cận

Công ước về quyền của người khuyết tật là một văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên của xã hội loài người khẳng định mọi tiếp cận của người khuyết tật đều dựa trên quyền với mục đích thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng thụ đầy đủ và công bằng tất cả các

quyền con người và các quyền tự do đồng thời chú trọng đề cao phẩm giá vốn có của họ, Công ước đã quy định các quyền sau:

Quyền được sống, được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật, tự do và an ninh cá nhân, tự do đi lại và tự do về quốc tịch, sống độc lập và được hòa nhập cộng đồng, tự do bày tỏ ý kiến, tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin, tôn trọng sự riêng tư, được tôn trọng gia đình và tổ ấm, giáo dục, y tế, phục hồi chức năng, công việc và nghề nghiệp, nhà ở v.v...

2.3.1.2. Phạm vi đối tượng

Người khuyết tật được quy định trong Công ước này bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại tới hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

2.3.1.3. Các chính sách hỗ trợ

Công ước đề ra những chính sách nhằm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và tham gia đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống, cụ thể các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận với môi trường vật chất, giao thông, thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển về mặt kiến thức và xã hội phù hợp với mục tiêu hòa nhập đầy đủ, hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào các hoạt động thể thao, giải trí, văn hóa trên cơ sở bình đẳng như những thành viên khác trong xã hội.

2.3.1.4. Phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết

Điều 28 của Công ước quy định về mức sống và bảo trợ xã hội đầy đủ trong đó có nêu rõ các quốc gia thành viên thực thi những bước phù hợp bao gồm các phúc lợi và dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật như: dịch vụ cung cấp nước sạch, dịch vụ cung cấp các trang thiết bị và các trợ giúp khác theo

nhu cầu liên quan đến khuyết tật, các chương trình bảo trợ xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo; chính sách trợ giúp về các chi phí có liên quan đến khuyết tật từ Nhà nước bao gồm hỗ trợ tài chính, tập huấn, tư vấn và an dưỡng, các chương trình nhà ở; các chương trình và hưu trí.

2.3.1.5. Trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức

Điều 4 Công ước quy định các nghĩa vụ chung của các quốc gia thành viên, theo đó các quốc gia cam kết đảm bảo và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người khuyết tật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do khuyết tật. Để đạt được điều này, các Quốc gia thành viên của Công ước cần thực hiện tất cả các biện pháp hành chính, lập pháp để sửa đổi hoặc hủy bỏ các đạo luật, quy định, phong tục tập quán và thông lệ chứa đựng các nội dung mang tính phân biệt đối xử đối với người khuyết tật; đưa việc bảo hộ và nâng cao quyền của người khuyết tật vào tất cả các chính sách và chương trình; áp dụng tất cả các biện pháp phù hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đối với người khuyết tật; thực hiện hay thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển các phương tiện, dịch vụ, hàng hóa, trang thiết bị tối thiểu có thể với chi phí ít tốn kém nhất để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người khuyết tật, thúc đẩy sự sẵn có và tính năng sử dụng của các phương tiện, dịch vụ, hàng hóa, trang thiết bị này và thúc đẩy thiết kế phổ cập trong việc xây dựng các hướng dẫn hay tiêu chuẩn tiếp cận; thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, các thiết bị trợ giúp vận động, các thiết bị và công nghệ trợ giúp phù hợp với người khuyết tật; cung cấp các thông tin có thể tiếp cận được cho người khuyết tật về các thiết bị hỗ trợ vận động, và công nghệ và thiết bị trợ giúp bao gồm cả công nghệ mới, cũng như các dạng hỗ trợ, các dịch vụ và trang thiết bị hỗ trợ khác; tập huấn cho các cán bộ và nhân việc làm việc với người khuyết tật về các quyền được thừa nhận trong Công ước này nhằm cung cấp tốt hơn sự hỗ trợ và các dịch vụ được đảm bảo bởi các quyền đã nêu trong Công ước.

2.3.1.6. Sự tham gia giám sát

Điều 33 quy định về vấn đề thực hiện và giám sát ở các quốc gia thành viên. Theo đó, tùy thuộc vào hệ thống tổ chức, quản lý hành chính và pháp lý của từng quốc gia, mỗi quốc gia cam kết phân công một hoặc một số cán bộ chuyên trách trong Chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của Công ước này, xem xét một cách thích đáng việc thành lập hay chỉ định một cơ chế điều phối từ Chính phủ để hỗ trợ thực hiện các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, và ở các cấp khác nhau; duy trì, đẩy mạnh, chỉ định hoặc thiết lập khung hành động để thúc đẩy việc bảo hộ, và giám sát việc thực hiện Công ước này. Ngoài ra, Công ước cũng quy định các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của người khuyết tật phải được tham gia một cách đầy đủ vào quá trình giám sát.

2.3.1.7. Các vấn đề được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam

Căn cứ vào tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có thể lựa chọn một số quy định để đưa vào dự thảo Luật Người khuyết tật như: quan điểm tiếp cận dựa trên quyền con người (quyền Bình đẳng, sống hòa nhập; quyền được giữ bí mật riêng tư; quyền được hưởng các chính sách, hỗ trợ của nhà nước, xã hội..., thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội và dịch vụ trợ giúp (trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiếp cận với các công trình giao thông công cộng, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, hỗ trợ nghiên cứu các công cụ, dụng cụ trợ giúp người khuyết tật).

2.3.2. Kinh nghiệm từ pháp luật một số quốc gia

2.3.2.1. Luật cơ bản về người khuyết tật Nhật Bản Phương pháp tiếp cận

Mục đích của Luật này là phát triển và cải thiện đời sống của người tàn tật thông qua việc xây dựng các nguyên tắc cơ bản, làm rõ trách nhiệm

của Chính phủ và cơ quan địa phương, thiết lập các tiêu chuẩn toàn diện và vững chắc để hỗ trợ người tàn tật tham gia vào xã hội một cách độc lập.

Phạm vi đối tượng

Người khuyết tật theo Luật này là những cá nhân có cuộc sống xã hội hàng ngày bị hạn chế một cách cơ bản và sẽ tiếp tục bị hạn chế về mặt thể xác, tinh thần hoặc trí tuệ.

Phân dạng, phân hạng người khuyết tật

Luật này không đề cập đến việc phân loại, phân hạng cụ thể tuy nhiên theo Luật này, Chính phủ phải thiết lập một chương trình cơ bản quan tâm đến tiêu chuẩn cho người tàn tật để đưa ra tiêu chuẩn cụ thể và phù hợp nhất cho cuộc sống và hạn chế tàn tật cho người tàn tật. Theo đó, các cơ quan cấp huyện cần thiết lập các chương trình liên quan đến tiêu chuẩn của người tàn tật theo điều kiện và hoàn cảnh của họ.

Các chính sách hỗ trợ, phát triển phúc lợi và các dịch vụ cần thiết

Chính phủ và cơ quan địa phương cần có biện pháp để tăng cường nghiên cứu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tàn tật, đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa tàn tật thông qua tuyên truyền những kiến chức cần thiết, đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em, phòng tránh và can thiệp sớm những bệnh có thể gây tàn tật. Thêm vào đó, Chính phủ và các cơ quan địa phương phải nỗ lực phòng ngừa và chữa trị những bệnh gây tàn tật, tăng cường nghiên cứu những bệnh gây tàn tật và có biện pháp cần thiết cụ thể đối với người tàn tật gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Về lĩnh vực y tế: Chính phủ và các cơ quan địa phương cần cung cấp cho người tàn tật các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng để họ có thể phục hồi và duy trì cuộc sống hàng ngày; nghiên cứu phát triển các dịch vụ y tế và các dịch vụ khác để họ có thể có một cuộc sống độc lập phù hợp độ tuổi và

tình trạng tàn tật; giáo dục đào tạo chuyên môn y tế và phục hồi chức năng cần thiết; cung cấp hay cho thuê các trang thiết bị hỗ trợ, dịch vụ chăm sóc và các dịch vụ khác cho cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật; đẩy mạnh các nghiên cứu và phát triển các thiết bị hỗ trợ và tập huấn cách sử dụng các thiết bị này.

Về trợ cấp: cần áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hệ thống hưu trí và phụ cấp nhằm giảm gánh nặng kinh tế cho người tàn tật và người chăm sóc họ, miễn giảm thuế và phí các dịch vụ công cộng.

Về giáo dục: cải thiện nội dung và phương pháp giáo dục để người tàn tật có thể nhận được một chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi, năng lực và mức độ tàn tật của họ; nghiên cứu, đầu tư và phát triển cơ sở vật chất giảng dạy; tạo sự thông cảm giữa học sinh bị tàn tật và học sinh không tàn tật trong quá trình học tập tại trường.

Về việc làm: cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề; nghiên cứu phát triển các công việc và nơi làm việc phù hợp; cải thiện và duy trì việc làm của họ thông qua việc trợ cấp các chi phí để sửa sang các trang thiết bị cần thiết để người tàn tật làm việc.

Về nhà ở: đảm bảo nhà ở cho người tàn tật và sửa sang nhà ở phù hợp với điều kiện sống hàng ngày của người khuyết tật.

Hỗ trợ tiếp cận trang thiết bị và công trình giao thông công cộng: Chính phủ và các cơ quan địa phương cần đảm bảo cho người tàn tật có thể tiếp cận được các thiết bị công cộng, giao thông công cộng và các thiết bị công cộng khác để họ có thể tham gia vào xã hội một cách độc lập; các nhà cung cấp dịch vụ giao thông công cộng và thiết bị công cộng khác cần nỗ lực đảm bảo người tàn tật có thể dễ dàng tiếp cận với các trang thiết bị để tạo khả năng độc lập và tham gia xã hội của người tàn tật.

Truyền thông: cung cấp máy tính tiếp cận, các thiết bị công nghệ thông tin tiếp cận nhằm đảm bảo người tàn tật có thể tiếp cận thông tin và thể

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí