giúp và độ tuổi của từng nhóm đối tượng; mức trợ cấp vẫn còn mang tính chất bình quân.
Việc điều chỉnh mức trợ cấp cho người tàn tật chưa được kịp thời. Mỗi lần tiền lương tối thiểu thay đổi lại kèm theo sự biến động của giá cả làm cho đời sống của đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đã khó khăn lại càng khó khăn hơn; Tuy nhiên việc điều chỉnh mức trợ cấp mới chỉ bù đắp được mức độ lạm phát của đồng tiền chứ chưa thật sự nâng cao để cải thiện đời sống, đây là điều bất cập nhất của chính sách trợ cấp hiện nay. Ngoài ra tiêu chí xác định đối tượng thụ hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật quá chặt vì có nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng chính sách chưa với tới được vì nhiều lý do khác nhau song chủ yếu vẫn là lý do thiếu nguồn ngân sách để thực hiện.
Chính phủ cũng tạo cơ chế thông thoáng cho các địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể cho từng nhóm đối tượng cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở từng địa phương trên nguyên tắc không được thấp hơn mức trợ cấp tối thiểu do nhà nước quy định cho từng nhóm đối tượng xã hội và tự bảo đảm cân đối về tài chính.
Chăm sóc sức khỏe, y tế và phục hồi chức năng
Theo kết quả khảo sát người tàn tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì có 50,35% số hộ được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế, trong đó 38,17% được khám chữa bệnh miễn phí và 45,43% được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Nhìn chung chính sách hỗ trợ về y tế được thực hiện khá đồng đều giữa các địa phương, giữa nông thôn và thành thị, giữa các hộ gia đình do nam làm chủ hay hộ do nữ làm chủ cũng như gữa các hộ người Kinh và hộ dân tộc thiểu số.
Trong 10 năm qua, trên 200 ngàn lượt người được chỉnh hình phục hồi chức năng, được cung cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí; trên 10 ngàn người tàn tật vận động được cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy, chân
tay giả; hàng chục ngàn trẻ em được phẫu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng.
Tính đến nay mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được phát triển ở 46/63 tỉnh, thành phố với 215 huyện, trên 2.420 xã. Kết quả đã huấn luyện cho 74,1% gia đình có người tàn tật; 44,2% người tàn tật đã hòa nhập cộng đồng. Hầu hết bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương có khoa phục hồi chức năng. Hiện nay tỷ lệ số người tàn tật tiếp cận được các dịch vụ y tế chiếm khoảng 63%.
Người khuyết tật thường là những người có sức khỏe kém so với người bình thường, chính vì vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe cho họ rất cần được quan tâm. Nhưng thực tế khi đi khám chữa bệnh họ chưa được đối xử như là những người cần giúp đỡ. Theo đánh giá của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 thì có 52,4% người khuyết tật đi khám bệnh, phục hồi chức năng nhận được sự hỗ trợ về kinh phí (giảm viện phí); 43,8% người khuyết tật không được nhận hỗ trợ này và 1,4% người khuyết tật nói rằng không biết có được nhận hỗ trợ hay không.
Các hoạt động y tế liên quan đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người khuyết tật xoay quanh hình thức và chế độ cho các nhóm đối tượng đặc biệt như thương bệnh binh, người cao tuổi và trẻ em khuyết tật. Phần lớn người khuyết tật được giảm một phần chi phí, nhưng chỉ là người khuyết tật nằm trong nhóm được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nghị định 67/2007/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Pháp Luật Về Quyền Của Người Khuyết Tật
- Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Của Người Khuyết Tật
- Thực Thi Pháp Luật Về Quyền Của Người Khuyết Tật Ở Việt Nam
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Quá Trình Xây Dựng Và Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật, Chính Sách Trợ Giúp Người Khuyết Tật
- Luật Về Người Khuyết Tật Của Malaysia Phương Pháp Tiếp Cận
- Các Đạo Luật Về Người Khuyết Tật Của Mỹ Phương Pháp Tiếp Cận
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Về trợ giúp làm thủ tục khám chữa bệnh và phục hồi chức năng có đến 74,5% không nhận được sự trợ giúp này và 8,3% người khuyết tật được hỏi cho rằng khi đi khám bệnh họ không được ưu tiên khám trước xếp hàng đợi khám như những người bình thường.
Công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chủ yếu mang tính chất thụ động. Những đối tượng thuộc diện đã có chính sách cụ thể thì được thụ
hưởng. Các đối tượng khác thì tùy thuộc vào sự quan tâm của người lãnh đạo. ở nông thôn, do trình độ dân trí thấp và điều kiện sống khó khăn nên có nhiều trường hợp trẻ em bị mắc các bệnh từ nhỏ, song không được phát hiện và khám chữa kịp thời khiến bệnh nặng hơn và dẫn đến khuyết tật.
2.2.2.2. Học văn hóa đối với người khuyết tật
Học văn hóa được quy định chương Pháp lệnh người tàn tật với 3 điều, đồng cũng đã được quy định trong Luật giáo dục được quốc Hội thông qua ngày ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Luật giáo dục và Pháp lệnh quy định về đối tượng học là người khuyết tật, loại hình giáo dục, cơ sở vật chất, chính sách đối với giáo viên... Thực hiện các quy định Luật và Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật giáo dục, trong đó có quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên là người tàn tật, khuyết tật; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tạo cơ sở vật chất để thực hiện tốt các quy định về giáo dục đối với người khuyết tật góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho người khuyết tật.
Số lượng học sinh, sinh viên là người khuyết tật tăng nhanh: Năm học 1996-1997 cả nước có 6.000 trẻ khuyết tật học trong 72 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 36.000 trẻ khuyết tật học trong 900 trường phổ thông đến năm học 2005-2006 có 260.000 trẻ khuyết tật đi học trong 9.000 trường phổ thông (đạt 25%). Người khuyết tật đi học không chỉ tập trung ở bậc mầm non, tiểu học mà còn ở bậc trung học và một số đang học ở bậc trung cấp, cao đẳng, có nhiều học sinh khuyết tật đã đặt kết quả cao.
Công tác đào tạo nguồn lực cho giáo dục khuyết tật ngày càng có qui mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập 3 khoa giáo dục đặc biệt tại 3 miền, mở mã ngành đào tạo giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật tại 4 trường đại học sư phạm và 3 trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo, 7 trường cao đẳng sư
phạm tại các vùng miền trong cả nước.Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông các cấp được bồi dưỡng hàng năm hơn 10.000 người. Mạng lưới giáo viên cốt cán của các huyện được hình thành. Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách đối với trẻ khuyết tật ra công tác nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ khuyết tật ngày càng có chiều sâu và tập trung nghiên cứu mô hình phát hiện, hỗ trợ cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, khó khăn về học. Đồng thời xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập, chuyển đổi và thẩm định sách giáo khoa chữ phẳng sang chữ nổi Braille, xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu, thống nhất hệ thống chữ cho người mù và nhiều đề tài nghiên cứu về các chương trình, nội dung và sách giáo khoa.
Theo kết quả đánh giá của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 thì có 36,8% người khuyết tật đã từng đi học tại các trường tiểu học hoặc phổ thông còn 46,6% chưa từng đi học. Những người chưa từng đi học phổ thông ở nông thôn cao hơn thành thị (58,2% và 41,8%). Số lượng người khuyết tật tập trung chủ yếu ở nông (87%), chủ yếu lại tập trung ở những hộ nghèo, nên đầu tư cho việc đi học của người không khuyết tật trong gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên cơ hội dành cho người khuyết tật lại càng bị thu hẹp và nguyên nhân chủ yếu là:
Chưa có sự đồng bộ trong chương trình học, loại đào tạo, cơ sở vật chất, v.v… phù hợp với người khuyết tật.
Người khuyết tật không có khả năng tiếp thu hay không có nhu cầu học tập bởi họ có suy nghĩ là học cũng không làm gì.
2.2.2.3. Học nghề và tạo việc làm của người khuyết tật Học nghề của người khuyết tật
Kể từ khi có pháp lệnh đến nay:
Số lượng người khuyết được học nghề mỗi năm hàng chục nghìn người (5 năm từ 2006 đến 2010 có 49.245 người khuyết tật
tham gia học nghề trong đó nữ chiếm khoảng 50,5% và tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 19 đến 35 (chiếm 51,8%). Hàng năm có khoảng 236 cơ sở tham gia dạy nghề cho người khuyết tật, trong đó cơ sở chuyên biệt chiếm khoảng 20%, có khoảng 36% là cơ sở tư thục, 64
% là cơ sở công lập. Số giáo viên tham gia dạy nghề cho người khuyết tật trung bình mỗi năm là 638 người, trong đó giáo viên cơ hữu chiếm 63%, còn lại là giáo viên hợp đồng thỉnh giảng [13].
Trong những năm qua đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật (2005=11tỷ; 2006=20tỷ; 2007= 156 tỷ (bao gồm 2 đối tượng nông dân và người tàn tật); năm 2008 160 tỷ). Theo báo cáo tổng kết việc thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì nguồn vốn đầu tư cho cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật từ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo được bố trí chung cho công tác dạy nghề cho các đối tượng nông dân và người khuyết tật không tách riêng với tổng kinh phí 628,4 tỷ đồng trong đó cấp cho địa phương 561,9 tỷ đồng, cấp cho các cơ quan trung ương 48,5 tỷ đồng.
Năm 2003 Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật Việt Nam (VABED) đã được thành lập làm đầu mối giúp nhau sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy các quan hệ quốc tế và tham gia nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người tàn tật.
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương đã được kiện toàn một bước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề cũng đã quy định: các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận người tàn tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Người tàn tật học nghề được xem xét
cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ tàn tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.
Việc làm của người khuyết tật
Hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước cũng thu hút một lượng lớn người tàn tật vào học nghề, bình quân khoảng 10.000 người một năm. Theo kết quả khảo sát năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong số những người có khả năng lao động, gần 75% tham gia hoạt động kinh tế.
Hàng năm Nhà nước phân bổ một phần kinh phí từ Quỹ Quốc gia về việc làm cho người tàn tật góp phần tích cực đến giải quyết việc làm nói chung và cho người tàn tật nói riêng.
Hiện nay hơn 400 cơ sở sản xuất với trên 15.000 lao động, trong đó Hội người mù quản lý 146 cơ sở sản xuất tập trung với 4.000 lao động. Quỹ hỗ trợ việc làm Trung ương và các địa phương đã dành gần 40 tỷ đồng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người tàn tật vay vốn; chỉ riêng Hội người mù đã quản lý sử dụng trên 31 tỷ đồng từ nguồn quỹ này để cho 10 nghìn hội viên vay vốn tạo việc làm.
Theo kết quả khảo sát người tàn tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì có 64,86% số hộ có người tàn tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó việc miễn giảm thuế số hộ được hưởng (91,26%), hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất...
Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật (được thành lập 2003), đã hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các quan hệ Quốc tế và tham gia nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ người tàn tật.
Theo kết quả đánh giá của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 cho thấy tỷ lệ người khuyết tật được học nghề còn thấp chiếm
12,1% và số người khuyết tật được học nghề chủ yếu là ở thành phố 14,0% so với 10,4% người khuyết tật ở nông thôn. Cuộc khảo sát năm 2005 thì chỉ có 51,1% người khuyết tật có việc làm và 70% công việc là làm nông nghiệp và còn lại là làm trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và hành chính sự nghiệp, chỉ có 5% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, buôn bán.
Mặc dù văn bản pháp quy là đủ, tuy nhiên cũng vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan cho đến này thực tế việc thực hiện là rất khó. Nhiều doanh nghiệp thường đưa ra lý do là Luật Lao động quy định "thời gian làm việc của người khuyết tật là không được vượt quá 7 giờ/ ngày hoặc 42 giờ/ tuần".
Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động đã được chủ ý nhưng chưa thực hiện được nhiều. Những người này và gia đình của họ chủ yếu vẫn phải tự tìm kiếm việc làm để tồn tại.
Người khuyết tật còn khả năng lao động, bị phân biệt đối xử (chưa được ưu tiên) trong việc tiếp cận các việc làm phù hợp mà họ hoàn toàn có thể làm tốt được. Nếu người khuyết tật và người bình thường có thể làm tốt một công việc nào đó thì khả năng nhận được việc làm của người khuyết tật luôn thấp hơn.
Nhà nước, chính quyền địa phương, chưa có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ thảo đáng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc. Chưa khuyến khích họ tạo ra hay tổ chức những công việc phù hợp với khả năng lao động của người khuyết tật. Những quy định về cơ sở vật chất, kinh doanh của người khuyết tật chưa thật sự hợp lý như phải có 51% trở lên là người khuyết tật.
Một số quy định về việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ cho việc dạy nghề tạo việc làm đối với người khuyết tật chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc giải ngân các nguồn vốn huy động được
2.2.2.4. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và sử dụng các công trình công cộng.
Hoạt động văn hóa thể dục, thể thao của người khuyết tật
Các hoạt động thể dục thể thao cho người tàn tật ngày càng được quan tâm, nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ chức để người khuyết tật được tham gia hoạt động góp phần cải thiện đời sống tinh thần người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tham gia hoạt động thể dục thể thao, phục hồi sức khỏe, các hoạt động về kinh tế - xã hội giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Bộ Văn hóa Thông tin đầu tư thí điểm 2 phòng đọc dành cho người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và thư viện Hà Nội.
Hỗ trợ Trung ương Hội người mù kinh phí để sản xuất chữ nổi và sách nói, tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng toàn quốc năm 2006.
Trong các chương trình hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã có nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện dành cho người tàn tật.
Từ năm 1997 cứ 5 năm một lần tổ chức Hội thi Thể thao - Văn nghệ người khuyết tật toàn quốc, thu hút rất đông vận động viên trên khắp mọi miền tổ quốc về tham dự. Phong trào thể dục thể thao dành cho người khuyết tật tại các địa phương trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng người tập cũng như về số các môn thể thao được đưa vào hoạt động, từ chỗ chỉ có từ 10-15 tỉnh thành có phong trào thể dục thể thao của người khuyết tật đến nay trong cả nước đã có hơn 40 đơn vị tỉnh thành có phong trào, thậm chí có những tỉnh đã có phong trào phát triển ở cấp Quận, huyện (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị). Đến nay cả nước đã có 35/63 tỉnh, thành phố thành lập câu lạc bộ Thể dục thể thao cho người tàn tật tham gia tập luyện
Thể thao của người khuyết tật Việt Nam đã dành được nhiều thành tích cao trong các đấu trường thể thao người khuyết tật khu vực Châu Á và thế giới.