Ví Dụ Điều Chỉnh Mô Hình Kinh Doanh Theo Đánh Giá Hiệu Quả Vốn


Trong đó:

Doanh thu sau rủi ro được xác định bằng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh - chi phí dự phòng thuần.

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh = thu nhập từ hoạt động kinh doanh

- chi phí hoạt động kinh doanh + thu lãi mua bán vốn nội bộ - chi lãi mua bán vốn nội bộ - chi phí mua bán vốn chủ sở hữu nội bộ (nếu có);

Chi phí dự phòng thuần = chi dự phòng - hoàn nhập dự phòng.

Chi phí hoạt động gián tiếp nhận phân ổ là chi phí tương ứng với mức độ hỗ trợ của các đơn vị khác cho đơn vị được đánh giá. Là kết quả của hoạt động phân bổ chi phí.

Chi phí vốn nhận phân bổ là phần phân ổ chi phí vốn chủ sở hữu của toàn ngân hàng cho đơn vị tương ứng với mức vốn được phân ổ.

nh gi hiệu quả tương đối;

Đánh giá hiệu quả tương đối được thực hiện dựa trên các tỷ lệ hiệu quả như ROE, R ROC…được xác định sau khi tính toán đầy đủ các loại chi phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tỷ suất sinh lời trên vốn ROE


Trong đó Vốn chủ sở hữu phân bổ Đơn vị KD là vốn chủ sở hữu phân 1


Trong đó Vốn chủ sở hữu phân bổ Đơn vị KD là vốn chủ sở hữu phân 2

Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu phân bổ Đơn vị KD: là vốn chủ sở hữu phân bổ cho các đơn vị kinh doanh dựa trên kết quả phân bổ vốn.

Thu nhập kỳ vọng điều chỉnh rủi ro trên vốn: RAROC (Risk adjusted return on capital) đánh giá tỷ lệ mức độ sinh lời trên vốn chủ sở hữu sau khi loại trừ ảnh hưởng của yếu tố rủi ro, được xác định theo công thức:

Trong điều kiện NHTM chưa triển khai hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro NHTM 3


Trong điều kiện NHTM chưa triển khai hoàn thiện mô hình đo lường rủi ro, NHTM ưu tiên sử dụng tỷ lệ ROE để đánh giá hiệu quả tương đối. Khi vốn kinh tế và các loại rủi ro được đo lường đầy đủ, chỉ tiêu RAROC sẽ được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu ROE để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHTM và các đơn vị kinh doanh.

Ứng dụng đánh giá kết quả sau phân bổ vốn, qua đó thể hiện mục đích của việc phân bổ vốn tại NHTM bao gồm:

Biểu đồ 1 4 Tác dụng của đánh giá hiệu quả vốn Nguồn 31 X c đ nh nhu 4

Biểu đồ 1.4: Tác dụng của đánh giá hiệu quả vốn

Nguồn: [31]

-X c đ nh nhu cầu vốn và tăng/giảm vốn;

+ Đo lường vốn tạo cơ sở khoa học cho việc xác định nhu cầu vốn vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh vừa đảm bảo an toàn và lợi ích của cổ đông; đồng thời tạo căn cứ lập kế hoạch nhu cầu vốn kế hoạch theo quy trình khép kín gắn với đo lường rủi ro và mục tiêu kinh doanh.

- X c đ nh phương n phân phối lợi nhuận và tỷ ệ chi trả cổ t c;

+ Căn cứ vào tính đầy đủ của vốn, chính sách phân phối lợi nhuận và trả cổ tức hàng năm sẽ được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với quy định pháp luật


đồng thời đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và cân đối các lợi ích khác của cổ đông;

+ Tỷ lệ chi trả cổ tức từng thời kỳ có thể điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ, quy mô và nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.

- X c đ nh c c chỉ tiêu kế hoạch gắn với hiệu quả sử dụng vốn;

+Tích hợp phân bổ vốn vào quy trình kế hoạch: Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm, ngoài việc xác định các chỉ tiêu kinh doanh (lợi nhuận, dư nợ và huy động kế hoạch…) phải xác định các chỉ tiêu liên quan đến rủi ro và vốn phân bổ như tổng giá trị tài sản có rủi ro kế hoạch, vốn phân bổ kế hoạch và ROE kế hoạch cho từng đơn vị.

- nh gi và quản tr hiệu quả của c c đơn v inh doanh c t nh đến phân bổ vốn;

Đánh giá hiệu quả tuyệt đối và tương đối trên cơ sở kết quả phân bổ vốn, bao gồm các tiêu chí:

Tổng tài sản Có rủi ro khối kinh doanh;

Lợi nhuận sau thuế và chi phí vốn khối KD/sản phẩm/nhóm khách hàng;

ROE khối KD/sản phẩm/nhóm khách hàng;

RAROC;

Các công cụ đánh giá hiệu quả khác tùy thuộc vào điều kiện quản trị và đo lường rủi ro của NHTM

Xây dựng các giới hạn, các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu chiến lược từng thời kỳ để đánh giá hiệu quả của các khối kinh doanh/sản phẩm/khách hàng.

+Các chỉ tiêu đánh giá được so sánh tương quan giữa các đơn vị kinh doanh với nhau, với các giới hạn quy định, với chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu chiến lược. Kết quả phân tích đánh giá được sử dụng để đưa ra các quyết định quản trị kinh doanh phù hợp.


- iều chỉnh h nh inh doanh và ch nh s ch quản tr d a tr n c c ết quả đ nh gi ;

+Tiết giảm quy mô đầu tư cho những đơn vị kinh doanh có hiệu quả kém và rủi ro cao, tăng quy mô đầu tư cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả kinh doanh cao và ít rủi ro;

Việc điều chỉnh thực hiện thông qua:

Thực hiện điều chỉnh mô hình kinh doanh của các khối KD;

Ban hành hoặc điều chỉnh các chính sách quản trị, chính sách lãi suất, giá nội bộ phù hợp.

Biểu đồ dưới đây minh họa những điều chỉnh có thể đối với mô hình/mảng kinh doanh như là kết quả của đánh giá hiệu quả theo vốn.

Sinh ra giá tr (Tỷ lệ sinh lời cao trên VKT)

Tỷ lệ sinh lời mục tiêu của VCSH (ROE)


Chi phí VCSH

Triệt tiêu giá tr (Tỷ lệ sinh lời âm trên VCSH)

Khối KD A Khối KD B

Khối KD C

Vốn yêu cầu

Thu nhập đã điều chỉnh theo rủi ro


Biểu đồ 1.5: Ví dụ điều chỉnh mô hình kinh doanh theo đánh giá hiệu quả vốn

Nguồn: [33]

Theo minh họa này thì khả năng sinh lời có thể được tăng cường nhờ:

- Phân bổ lại vốn cho các khối KD với tỷ lệ sinh lời của vốn kinh tế cao (Khối A và khối B);

- Tăng cường khả năng sinh lời của khối KD C (ví dụ: định giá tốt hơn) để tương ứng vốn đã tiêu dung;


- Giảm số lượng vốn rủi ro đầu tư vào kinh doanh (ví dụ: giảm quy mô kinh doanh, quản trị rủi ro tốt hơn).

1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn chủ sở hữu NHTM

Đối với quản trị vốn hiện đại, có nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị vốn nhằm đưa công tác quản trị vốn tiệm cận dần tới các thông lệ tốt trên thế giới. Các nhân tố này được chia thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.2.5.1 Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan bao gồm:

Trình độ phát tri n của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn, cụ thể có thể so sánh giữa các nền kinh tế phát triển (G20) và các nền kinh tế đang phát triển. Những yêu cầu về vốn cũng như quản trị vốn của các ngân hàng tại các nước phát triển trong một môi trường kinh doanh có độ cao, thông tin đầy đủ và hoạt động dưới quy luật thị trường đầy đủ là tương đối cao do yêu cầu đ i hỏi không chỉ từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư mà còn từ mục đích ảo vệ lợi ích chung của nền kinh tế và cộng đồng nói chung. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) 2008 cho thấy các nước chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất là các nước phát triển và chính GFC đã buộc Chính phủ các nước phải nhìn nhận và củng cố, hoàn thiện hơn các iện pháp giám sát ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Các quy định pháp luật đối với các hoạt động kinh tế nói chung và ngành ngân hang, dịch vụ tài chính nói riêng có thể nói là ảnh hưởng lớn nhất đến quản trị vốn. Những khuôn khổ pháp lý này không chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Những quy định về hoạt động ngân hàng của một nước liên quan đến vốn và rủi ro nằm trong khuôn khổ hệ thống pháp lý của nước đó nhưng vẫn phải tuân theo những quy định quốc tế có liên quan, việc triển khai các hiệp ước Basel II, III tại các nước trên


thế giới là một minh chứng cho mức độ ảnh hưởng của khuôn khổ pháp lý đối với vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM.

Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và giám sát an toàn vốn của các các NHTM là một nhân tố tác động trực tiếp đến quan niệm và ý thức của các NHTM về sự đầy đủ vốn và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc giám sát chặt chẽ trên cơ sở khoa học và mang tính hệ thống cũng như an hành các hướng dẫn chi tiết đóng vai tr quyết định trong định hướng và kiểm soát vốn, quản trị vốn, đảm bảo tính tuân thủ của các NHTM, bảo vệ các bên có liên quan và toàn bộ nền kinh tế tránh khỏi những đổ vỡ mang tính hệ thống.

Công nghệ thông tin (CNTT) là một nhân tố ảnh hưởng đến vốn và quản trị vốn ở khía cạnh hỗ trợ cung cấp những thông tin hữu ích trong thời gian thực nhanh chóng và thuận tiện không chỉ cho quá trình xây dựng mô hình và đo lường vốn, cho quá trình ra quyết định kinh doanh đầu tư mà c n cho việc giám sát vốn và giám sát quản trị vốn của các cơ quan quản lý, cộng đồng đầu tư đối với các NHTM. Một trong những hỗ trợ quan trọng của CNTT bên cạnh việc phân tích, xây dựng các mô hình tính toán vốn, hoạch định vốn chính là việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu, một thành tố cực kỳ quan trọng trong quản trị vốn hiện đại. Thêm nữa, những mô hình CNTT hiện đại giúp dự áo chính xác hơn, hỗ trợ kiểm tra sức chịu đựng tổng thể (Stress-test) về vốn trong hoạt động quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng.

1.2.5.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan từ các NHTM bao gồm:

Quan niệm về vốn và quản trị vốn của các cổ đông và nhà quản trị NHTM đối với đảm bảo an toàn và phát triển của ngân hàng đóng vai tr quan trọng hàng đầu. Bên cạnh nghĩa vụ và các trách nhiệm đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển ngân hàng, mức độ ý thức đầy đủ và sâu sắc về rủi ro và giá trị rủi ro, gắn liền việc phát triển kinh doanh với mức độ rủi ro và vốn rủi ro chắc chắn có những tác động đến quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM, đây cũng chính là điểm


có thể tạo ra những khác biệt trong chiến lược kinh doanh và phát triển của mỗi ngân hàng.

Mô hình tổ chức quản trị vốn chủ sở hữu có tác động rất lớn đến công tác quản trị vốn của các NHTM. Việc xác định được một cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến tài chính, rủi ro và kinh doanh trong ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, qua mô hình tổ chức quản trị vốn chủ sở hữu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các ên liên quan được xác định rõ ràng, công tác quản trị vốn được phối hợp chặt chẽ nhất nhằm đảm bảo đạt được các yêu cầu đề ra không chỉ đối với chiến lược quản trị vốn chủ sở hữu mà còn trong các hoạt động quản trị vốn cụ thể.

Chiến lược quản trị vốn chủ sở hữu của một ngân hàng là một nhân tố mang tính quyết định đến công tác quản trị vốn chủ sở hữu và là định hướng chủ đạo đối với vốn chủ sở hữu ngân hàng. Các quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu như tăng giảm vốn, giá trị của cổ đông, các mức vốn mục tiêu, mức kỳ vọng về lợi nhuận trên vốn, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, các nguyên tắc cơ ản trong đầu tư hay phân ổ vốn chủ sở hữu, … cần được định hướng, xác định đầy đủ như là một phần trong chiến lược và tác động, tương tác trực tiếp đến chiến lược ngân hàng.

Dữ liệu và sự đầy đủ, chính xác của dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực hỗ trợ phân tích và xây dựng mô hình vốn đánh giá giá trị rủi ro và hoạch định vốn, nhưng quan trọng hơn chính là việc các dữ liệu này sẽ hỗ trợ trong việc đánh giá sự đầy đủ về vốn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn, qua đó có được những phân tích có độ tin cậy cao tạo điều kiện trong việc điều chỉnh và/hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm và kiểm soát rủi ro thích hợp.

Có đầy đủ nguồn lực và đầu tư nguồn lực ph hợp của các ngân hàng trong quản trị vốn là kết quả của những tác động nêu trên, là hệ quả trực tiếp từ ý thức và quan niệm của các nhà quản trị ngân hàng. Mức độ các nguồn lực (con người, tài chính, công nghệ ngân hàng, hạ tầng…) được sử dụng trực tiếp tác động tới


chất lượng quản trị vốn và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như khả năng chống đỡ rủi ro của mỗi ngân hàng. Các nguồn lực này bao gồm đầu tư cho xây dựng phương pháp luận cũng như triển khai tích hợp toàn bộ các mô hình đo lường rủi ro và vốn trên hệ thống CNTT, quan trọng hơn là nguồn nhân lực chất lượng cho quản trị vốn chủ sở hữu.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị vốn chủ sở hữu và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm của các NHTM Mỹ, Châu Âu, Malaysia, Singapore về quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

- Kinh nghiệm của các NHTM Mỹ trong xác định, đánh giá các rủi ro tác động đến vốn ngân hàng, cũng như sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến rủi ro, các rủi ro này tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và qua đó đến vốn chủ sở hữu. Việc xác định, phân loại và đánh giá đầy đủ các rủi ro giúp nhà quản trị ngân hàng ước tính được những tác động của các rủi ro này một khi xảy ra, mức vốn chủ sở hữu cần thiết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng vẫn có thể tiến hành ình thường. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện đại được xác định và phân loại theo tính chất, đặc điểm, theo hoạt động cụ thể trong kinh doanh ngân hàng. Về cơ ản, những rủi ro này bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác. Những rủi ro này đều hiện hữu trong tất cả các hoạt động của mỗi NHTM. Tuy nhiên tại Việt Nam trước đây, rủi ro tín dụng là rủi ro được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất, trong khi các rủi ro khác mới được quan tâm gần đây, điều này phản ánh không chỉ trình độ phát triển kinh tế chung và ngành ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của con đường hiện đại hóa. Với tiến trình hội nhập và các ảnh hưởng to lớn của toàn cầu hóa, những kinh nghiệm liên quan đến xác định, phân loại, đo lường các rủi ro này vô cùng quan trọng và quý áu đối với các NHTM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022