Thực Trạng Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội


tại Việt Nam cũng như đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi mức độ hoạt động ngân hàng ngày càng tinh xảo hơn.

- Kinh nghiệm về xây dựng các quy trình cần thiết liên quan đến mỗi nội dung quản trị vốn, cùng với việc xây dựng các công cụ cần thiết với sự hỗ trợ của CNTT. Mỗi nội dung hay mỗi cấu phần quản trị vốn được nêu ở trên cần được cụ thể và văn bản hóa tại mỗi NHTM nhằm đảm bảo tính khoa học, xác định được các ước cần thiết trong mỗi cấu phần, đảm bảo gắn trách nhiệm đầy đủ cho các bên liên quan trong quản trị vốn, nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức của mỗi ên liên quan trong ngân hàng đối với quá trình và công việc quản trị vốn trong mọi hoạt động quản trị cũng như phát triển kinh doanh. Kinh nghiệm quốc tế đối với những quy trình cơ ản trong quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng cho thấy mức độ cụ thể và chi tiết trong các quy trình này càng rõ ràng thì càng đảm bảo tính thực tiễn và thực thi của các quy trình, đạt được mục đích và yêu cầu đặt ra đối với mỗi một cấu phần trong quản trị vốn chủ sở hữu. Một số cấu phần và nội dung không nhất thiết phải có quy trình vẫn cần thiết phải văn ản hóa những tuyên bố, triết lý của mỗi NHTM đối với từng nội dung, ví dụ như về chiến lược vốn và định hướng về vốn chủ sở hữu của mình. Những nội dung nhất thiết phải có quy trình chi tiết như quy trình phân ổ vốn, quy trình đo lường và đánh giá vốn hay quy trình liên quan đến tăng vốn, điều chỉnh vốn. Quy trình lập kế hoạch và dự báo vốn cũng cần gắn liền với hoạt động kinh doanh thực tiễn bên cạnh những nguyên tắc nhất định.

Với việc xây dựng các quy trình cần thiết, kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại tại Malaysia, đặc biệt tại May ank đối với xây dựng quy trình ICAAP là một ví dụ điển hình. Các ngân hàng tại Malaysia đã tiến hành phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình ICAAP ở cấp chi tiết, sau đó triển khai xây dựng ICAAP trong khoảng thời gian là một năm và cần tới 4-6 nhân sự toàn thời gian. Theo quy định của Ngân hàng Trung ương Malaysia, các ngân hàng đã triển khai xong ICAAP từ năm 2013. Mỗi ngân hàng có bộ phận Quản trị vốn thuộc Khối tài chính, và bộ phận Quản rủi ro chịu trách nhiệm về quản trị rủi ro


tích hợp. Các quyết định liên quan tới cung vốn (capital supply) như tính toán mức vốn, cơ cấu nguồn vốn, lập kế hoạch vốn và theo dõi kế hoạch này được đề xuất bởi bộ phận quản trị vốn và do ALCO phê duyệt. Phương pháp luận tính toán nhu cầu vốn (Risk weighted assets - capital needs) cho các kế hoạch tăng trưởng là do bộ phận Quản trị rủi ro đưa ra. ế hoạch vốn được tính toán cho 3 năm, và theo dõi thường xuyên để có biện pháp phù hợp trong trường hợp thiếu vốn. Các thử thách chính của quá trình triển khai ICAAP tại các ngân hàng thương mại tại Malaysia bao gồm (1) Sự am hiểu và đồng thuận của các đơn vị kinh doanh, được tiến hành thông qua các buổi họp LCO. Các đơn vị này vốn dĩ khá hoài nghi với chương trình asel II, (2) nguồn lực nhân sự để thực hiện dự án, (3) văn ản hóa IC P để áo cáo cho NHTW. Kinh nghiệm tại Malaysia cho thấy trong quá trình xây dựng quy trình ICAAP, các ngân hàng cần trao đổi thông tin với NHTW một cách chủ động và thường xuyên nhằm đảm bảo có được những phản hồi nhanh chóng và hữu ích, đồng thời thuận tiện cho quá trình phê duyệt của NHTW đối với quy trình của mình.

- Kinh nghiệm về điều chỉnh, tinh chỉnh và phát tri n các mô hình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ theo khẩu vị rủi ro cũng như theo đánh giá tính hiệu quả về vốn đối với mỗi đơn vị kinh doanh trong ngân hàng.Việc điều chỉnh, tinh chỉnh các mô hình kinh doanh ở các nước phát triển được tiến hành theo các quy trình nghiêm ngặt, tính toán đầy đủ các yếu tố có liên quan, xác định rõ ràng các rủi ro và nguồn lực làm cơ sở cho các tính toán trong điều chỉnh. Thông qua việc điều chỉnh, tinh chỉnh và phát triển các mô hình kinh doanh, các NHTM có thể gia tăng quy mô của tài sản rủi ro, gia tăng lợi nhuận với cùng một số vốn chủ sở hữu khi một vài mô hình kinh doanh nào đó đ i hỏi ít vốn chủ sở hữu hơn.

Kinh nghiệm cũng như cách thức phân bổ vốn hợp lý theo khẩu vị rủi ro đồng thời đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật. Những quan điểm khác nhau về phân bổ vốn đối với mỗi mảng kinh doanh hay hoạt động ngân hàng vẫn có chung một điểm thống nhất, đó là phân ổ vốn chủ sở hữu hay đầu tư vốn chủ


sở hữu vẫn phải phản ánh khẩu vị rủi ro cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi NHTM. Thông qua việc phân bổ vốn hợp lý, các nhà quản trị ngân hàng có thể gián tiếp điều chỉnh, tinh chỉnh các mô hình kinh doanh, hoặc đưa ra những thông điệp về những ưu tiên phát triển trong mỗi giai đoạn nhất định. Kinh nghiệm của một số ngân hàng Châu Âu (UniCredit tại Ý và Banco Santander tại Tây Ba Nha) về phân bổ vốn là quy trình này được hoàn thiện để hỗ trợ tối đa hóa việc tạo ra giá trị cổ đông thông qua việc lập kế hoạch, phân bổ và quản lý vốn của ngân hàng theo cách thức hiệu quả nhất nhằm đạt được cơ cấu kinh doanh tối ưu tạo ra lợi nhuận tổng hợp (bao gồm cổ tức và thặng dư vốn) cao hơn mức kỳ vọng (là mức chi phí vốn chủ sở hữu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Để tối ưu hóa kết hợp kinh doanh và tạo ra giá trị cổ đông, tại UniCredit, việc phân bổ vốn được hỗ trợ thông qua việc quản trị đánh giá kết quả có điều chỉnh rủi ro (RAPM: Risk-adjusted Performance Management) được phát triển phát triển trong nội bộ phương pháp cho phép đo lường hiệu quả chiến lược. UniCredit Group triển khai khuôn khổ phân bổ vốn coi hai định nghĩa vốn khác nhau: vốn kinh tế và vốn đầu tư đại diện cho vốn góp cùng với các nguồn vốn khác của cổ đông, có lợi nhuận kỳ vọng là chi phí vốn chủ sở hữu. UniCredit đã xác định khẩu vị rủi ro và đưa ra tuyên ố về khẩu vị rủi ro cũng như mức rủi ro chấp nhận đối với mỗi đơn vị kinh doanh, mỗi mảng nghiệp vụ ngân hàng và qua đó xác lập mức vốn cần thiết, tiến hành phân bổ vốn trước (ex-ante), khi đến hết kỳ tài chính, UniCredit đánh giá hoạt động, tính toán giá trị rủi ro và thực hiện phân bổ sau (ex-post), so sánh kết quả trên phân bổ thực tế với phân bổ dự kiến nhằm có những điều chỉnh phù hợp.

Kinh nghiệm của các NHTM Malaysia và Singapore và Barclays Bank tại

Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB - 10

nh đối với việc đánh giá tính sẵn có về vốn cũng như cơ cấu vốn hợp lý nhằm tối ưu vốn trong ngân hàng. Các ngân hàng này đã sử dụng công cụ nợ dài hạn thông qua việc phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuyển đổi nhằm tăng cường vốn chủ sở hữu đồng thời vẫn tiết giảm được chi phí và do đó kiến tạo giá trị cho cổ đông. Với một thị trường vốn còn non trẻ như tại Việt Nam, gia tăng


vốn chủ sở hữu ngân hàng thông qua tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh cũng như tuân thủ các yêu cầu pháp luật đ i hỏi có những đánh giá mang tính thực tiễn cao khi vốn đầu tư trên thị trường vẫn còn khan hiếm và việc gia tăng thêm vốn điều lệ thông qua phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông hiện hữu cũng phải tính toán đến khả năng tài chính của các cổ đông cũng như đảm bảo khả năng sinh lời đáp ứng được yêu cầu từ phía các cổ đông. Điều này đ i hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần có những giải pháp thay thế bổ sung đối với việc nâng cao năng lực tài chính, nâng cao vốn chủ sở hữu như tính toán và đưa ra tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, phần còn lại được chuyển thành vốn chủ sở hữu thông qua chi trả cổ tức bằng phát hành cổ phiếu mới hoặc giữ lại lợi nhuận ổ sung vốn chủ sở hữu, hay sử dụng các công cụ nợ dài hạn đáp ứng được những tiêu chí được tính thành vốn cấp 2 chẳng hạn. Kinh nghiệm của các ngân hàng tại các nước phát triển liên quan đến đánh giá tính sẵn có về vốn cũng như cơ cấu vốn hợp lý là kinh nghiệm mà các NHTM Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu kỹ và áp dụng một cách linh hoạt trong điều kiện thị trường tại Việt Nam. Thêm vào đó, cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng cần được cân nhắc cẩn trọng nhằm đảm bảo mức chi phí đối với vốn chủ sở hữu là tối ưu đối với nhà quản trị ngân hàng. Một trong những điểm cần lưu ý là liên quan đến đánh giá khẩu vị của nhà đầu tư (cổ phiếu và/ hoặc trái phiếu) đối với các công cụ tài chính mà ngân hàng dự kiến phát hành.

1.3.2 Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Với kinh nghiệm quốc tế đối với quản trị vốn, các NHTM Việt Nam có thể rút ra một số bài học sau nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp trong điều kiện hoàn cảnh cũng như môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Bài học về tha đổi tư du đối với vốn và quản tr vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ tương tác với rủi ro và phát triển kinh doanh. Ngay khi các hiệp ước

asel chưa được triển khai tại các nước phát triển thì tư duy về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng tại các nước đó đã căn ản thay đổi cách thức các đơn vị kinh doanh trong mỗi ngân hàng triển khai phát triển kinh


doanh, hay nói cách khác, ý thức sâu sắc về các rủi ro và nguồn vốn chủ sở hữu cần thiết để chống chọi với các rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã được đưa vào trong mỗi quyết định, mỗi hành động kinh doanh, từ quản trị chung đến điều chỉnh hoạt động của mỗi mô hình, đơn vị kinh doanh, mỗi sản phẩm và dịch vụ. Bài học này còn nguyên giá trị đối với những nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, điều này càng có ý nghĩa hơn nữa khi các hiệp ước Basel dần được triển khai trên toàn cầu ở các mức độ khác nhau. Chuẩn bị sẵn sàng, có những thông điệp rõ ràng và đầy đủ, thay đổi nhận thức của các bên liên quan và chấp nhận những thay đổi về quản trị, kinh doanh dựa trên quan điểm tổng thể gắn liền với vốn chủ sở hữu là những điểm chính mà bài học này đem lại.

Bài học về cái nhìn tổng quan và toàn diện các yếu tố liên quan đến vốn và quản trị vốn, cũng như yêu cầu đối với công tác quản trị vốn. Trong quản trị vốn có rất nhiều nội dung đ i hỏi các nhà quản trị vốn cần có được cái nhìn tổng thể trong mối liên quan giữa các nội dung này để đưa ra những quyết định về vốn chủ sở hữu và qua đó tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Những yếu tố liên quan đến vốn cũng như các nội dung quản trị vốn chủ sở hữu có thể nói bao trùm lên toàn bộ hoạt động của một NHTM và tương tác với nhau nên các nhà quản trị ngân hàng phải đảm bảo chắc chắn rằng những yếu tố đó được đặt trong một khung tổng thể vì những tác động của một hay một vài yếu tố có thể làm thay đổi cơ ản về chất trong các nội dung quản trị vốn. Những thay đổi về chiến lược vốn có thể tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến việc đánh giá tính sẵn có về vốn chẳng hạn, hay việc xác định và đo lường rủi ro, qua đó đo lường vốn tác động đến việc phân bổ vốn cho các đơn vị kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, … Qua đây, kinh nghiệm về văn ản hóa các quy trình trong quản trị vốn chủ sở hữu cho thấy việc đưa các nội dung quản trị vốn chủ sở hữu được thể chế hóa sẽ giúp cho việc đánh giá và có được cái nhìn tổng quan và toàn diện các yếu tố liên quan.

Bài học về phương ph p tiếp cận và triển hai c c chương tr nh quản trị vốn, gắn kết và phù hợp với trình độ phát triển của mỗi ngân hàng. Với các nước


phát triển, trình độ phát triển của các NHTM đã đạt được ở mức tương đối cao trong khi tại các nước đang phát triển và tại Việt Nam, trình độ phát triển của các NHTM vẫn đang ở ước an đầu. Do vậy phương pháp tiếp cận và triển khai các chương trình quản trị vốn chủ sở hữu cần điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như đ i hỏi tuân thủ các quy định pháp luật, xu thế của các ngân hàng khác trên thị trường và khả năng đầu tư nguồn lực như mô tả dưới đây. Phương pháp tiếp cận và triển khai nằm trong tổng thể chương trình chuyển đổi lớn và đ i hỏi những yếu tố cần thiết để quản trị sự thay đổi, vì khi thay đổi căn ản, hay chính xác hơn là chuyển đổi hoàn thiện các nội dung quản trị vốn chủ sở hữu, trong chừng mực nhất định làm thay đổi phương pháp tư duy phát triển kinh doanh và quản trị tại mỗi NHTM. Lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp và triển khai nhất quán là bài học các NHTM Việt Nam cần đi theo nhằm tiết kiệm được các nguồn lực của mình.

Bài học về đầu tư nguồn l c ph hợp cho c c chương tr nh về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu. Bài học của các ngân hàng tại các nước phát triển cho thấy các chương trình về quản trị vốn chủ sở hữu đ i hỏi các nguồn lực đầu tư rất lớn, từ việc xây dựng phương pháp luận, xây dựng các mô hình, tập hợp dữ liệu đến việc áp dụng CNTT tiên tiến cũng như đào tạo và thay đổi nhận thức của các nhà quản trị ngân hàng đối với quản trị vốn chủ sở hữu. Những chương trình này có thể nói tiêu tốn rất nhiều chi phí và nguồn nhân lực cần thiết, nếu không được đầu tư đầy đủ và đồng bộ thì các nội dung quản trị vốn chủ sở hữu sẽ không thực hiện được đầy đủ chức năng, đáp ứng được yêu cầu về quản trị vốn chủ sở hữu. Trước khi triển khai các chương trình cần thiết, một lộ trình tổng thể cần được các NHTM đặt ra, tính toán đầy đủ các ước triển khai kèm theo các nguồn lực đầu tư như đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, các nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để triển khai nhằm tránh tình trạng đầu tư triển khai thiếu đồng bộ, thiếu hụt các công cụ cần thiết và do vậy không đạt được những mục đích yêu cầu an đầu về đầu tư. ài học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai và các NHTM cần có những ước


chuẩn bị thích hợp nhằm đảm bảo các nguồn lực được chuẩn bị đầy đủ và được sử dụng hợp lý. Cơ sở hạ tầng, các hệ thống công nghệ và các giải pháp phần mềm đóng vai tr rất quan trọng trong triển khai quản trị vốn nhằm thu thập phân tích và đưa ra các tính toán trên cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản trị vốn. Với sự phát triển đa dạng các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cùng với các rủi ro có liên quan, việc đầu tư đầy đủ các giải pháp thống kê, phân tích và mô hình tính toán là buộc phải có. Nguồn nhân lực cả chất lượng và số lượng cần đáp ứng theo yêu cầu từng giai đoạn, từ xây dựng triển khai, cho đến khi vận hành tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự, nhân sự không đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và trình độ hoặc nhân sự kiêm nhiệm bán thời gian và do vậy không đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như không tách ạch các chức năng giữa kiểm soát và thực thi. Một nhân tố đ i hỏi ưu tiên hàng đầu chính là quan điểm chỉ đạo nhất quán và sự quan tâm đầy đủ từ phía các lãnh đạo cấp cao, các chủ sở hữu ngân hàng đối với chương trình quản trị vốn chủ sở hữu. Các hành động mang tính đối phó, hoặc các quyết định đầu tư đối với các hạ tầng cho quản trị vốn chủ sở hữu chậm, hoặc đầu tư không đầy đủ đều sẽ dẫn tới việc quản trị vốn chủ sở hữu không đạt được mục đích và ý nghĩa đặt ra.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, trên cơ sở chắt lọc và kế thừa kiến thức kinh tế hàn lâm, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những cơ sở khoa học về quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM từ khái niệm, mục đích, nội dung, tiêu chí đo lường và nhận tố ảnh hưởng đến quản trị vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, chương 1 c n nghiên cứu kinh nghiệm quản trị vốn chủ sở hữu tại các nước trên thế giới. Từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt nam. Đây là cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại MB.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CHỦ SỞ HỮU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI


2.1. hái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội


2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Với mục tiêu an đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội, ngày 4 tháng 11 năm 1994, M đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100283873 ngày 30 tháng 9 năm 1994 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của NHNN Việt Nam.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và các công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng ước khẳng định thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý nợ và khai thác tài sản). Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống an đầu. Trong nhiều năm qua, M liên tục được NHNN Việt Nam xếp hạng A là tiêu chuẩn cao nhất do NHNN Việt Nam ban hành.

Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ VND, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng với 25 nhân sự, đến 31/12/2015 số vốn điều lệ đã tăng 800 lần đạt 16.000 tỷ VND với hàng vạn cổ đông cùng gần 7.800 cán bộ nhân viên. MB hiện nay đã có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN Việt Nam quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022