Kinh Nghiệm Quản Lý Của Một Số Ngân Hàng Trung Ương Các Nước Khu Vực Và Thế Giới Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại



Chất lượng thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại

Yếu tố đầu vào bao gồm các báo cáo của NHTM và các thông tin thu thập được từ các nguồn khác là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý. Yếu tố đầu vào được xử lý càng nhanh, chính xác, phong phú thuận lợi, càng nâng cao chất lượng công tác quản lý.

Khi báo cáo của NHTM không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng hoạt động của ngân hàng, không thể đánh giá được xu thế của hoạt động cũng như rủi ro. Thông tin kém cập nhật ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý, bởi quá trình hoạt động của NHTM là liên tục. Sự tuân thủ, trung thực trong hạch toán sẽ làm chất lượng thông tin khách quan, tổ chức thu nhận thông tin nhanh, phong phú sẽ là yếu tố làm tăng chất lượng quản lý.

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan

Chính sách quản lý

Các chính sách quản lý của ngân hàng trung ương có ảnh hưởng quyết định tới việc quản lý vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. Thông qua sử dụng quy định về vốn pháp định, tỷ lệ an toàn vốn CAR,… ngân hàng trung ương điều tiết việc quản lý vốn chủ sở hữu của các ngân hàng phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ.

Chất lượng nhân sự

Đội ngũ làm công tác xây dựng chính sách, giám sát và thanh tra có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp là cơ sở quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. Nếu đội ngũ này hạn chế về năng lực, phẩm chất sẽ làm cản trở, gây sai sót, nhầm lẫn trong quá trình quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Cơ sở vật chất, công nghệ

Cơ sở vật chất, công nghệ dùng cho công tác quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý của NHTW. Thông qua các công cụ xử lý dữ liệu, phân tích thành phần, xu thế từ những dữ liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương có thể đánh giá việc thực thi các chính sách ban hành có phù hợp với hệ thống hay không, từ đó thấy được những ưu điểm, hạn chế và có biện pháp



khắc phục phù hợp. Mặt khác, qua việc sử dụng công nghệ vào quản lý, ngân hàng trung ương có thể quản lý, điều tiết vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại một cách dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực.

1.2.4. Kinh nghiệm quản lý của một số ngân hàng trung ương các nước khu vực và thế giới đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại

Trong cuộc khảo sát QIS 5, Ủy ban Basel đã phân chia các ngân hàng được khảo sát thành 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 là các ngân hàng có vốn cấp 1 từ 3 tỷ USD trở lên và hoạt động đa ngành, đa quốc gia và nhóm 2 là những ngân hàng có vốn cấp 1 nhỏ hơn 3 tỷ USD [2].

Hình 1.1 : Tình hình ứng dụng các phương pháp đánh giá RRTD của Basel

đối với các ngân hàng ở nhóm 1 [15]


Nguồn Chu Thị Hương Giang 2009 Ứng dụng hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản 1

Nguồn: Chu Thị Hương Giang (2009) Ứng dụng hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt NamTheo kết quả khảo sát về việc ứng dụng các phương pháp của Hiệp ước Basel 2 trong đánh giá RRTD, nhận thấy các ngân hàng thuộc nhóm các quốc gia G10 chủ yếu ứng dụng các phương pháp xếp hạng nội bộ (trong đó các ngân hàng thuộc

nhóm 1 chủ yếu ứng dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao).


Hình 1.2: Tình hình ứng dụng các phương pháp đánh giá RRTD của Basel



đối với các ngân hàng ở nhóm 2 [15]


Nguồn Chu Thị Hương Giang 2009 Ứng dụng hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản 2

Nguồn: Chu Thị Hương Giang (2009) Ứng dụng hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam Trong khi đó các ngân hàng ở nhóm 2 thuộc các quốc gia không nằm trong

nhóm G10 lại chủ yếu ứng dụng phương pháp đơn giản (phương pháp chuẩn).

Như vậy, các quốc gia hiện nay trên thế giới đều có xu hướng ứng dụng Basel 2 vào quản lý vốn chủ sở hữu ngân hàng thương mại thông qua ứng dụng chủ yếu ứng dụng các phương pháp đánh giá rủi ro đơn giản. Phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao chỉ được ứng dụng tại các quốc gia có các ngân hàng lớn, hoạt động đa ngành, đa quốc gia.

Để có sự so sánh cụ thể hơn kinh nghiệm quản lý của một số NHTW trên thế giới đối với vốn chủ sở hữu của NHTM cũng như thực tiễn ứng dụng Basel 2 vào đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro tại hệ thống ngân hàng của các quốc gia, luận án lựa chọn các quốc gia bao gồm: Mỹ, Trung Quốc và Singapore để phân tích kinh nghiệm về quản lý của NHTW các nước này đối với vốn chủ sở hữu các NHTM thông qua ứng dụng hiệp ước Basel 2.

1.2.4.1. Kinh nghiệm của Cục dự trữ Liên bang Mỹ

Mỹ là nước có hệ thống tài chính lớn nhất và phát triển nhất thế giới. Một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là phát triển một hệ thống ngân hàng an toàn, bền vững, bởi chỉ cần một sự biến động nhỏ trong hệ thống ngân hàng của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính không chỉ tại nước Mỹ mà còn tác động tới thị trường tài chính toàn cầu và từng quốc gia. Vì vậy,



kinh nghiệm áp dụng Basel 2 của FED trong việc quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM tạo tiền đề cho các NHTW nước khác ứng dụng Hiệp ước này trong quản lý vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong hệ thống [43].

Hiện nay, một số lượng lớn các ngân hàng của Mỹ đang hoạt động như những ngân hàng đa năng và một số dịch vụ bị ảnh hưởng lớn bởi rủi ro hoạt động đang chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó, những thương vụ hợp nhất và sáp nhập quy mô lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang có xu hướng tăng lên khi các ngân hàng đang dần mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Hơn nữa, mặc dù tính minh bạch thị trường ở Mỹ đang được thực hiện khá tốt nhưng các nhà đầu tư kỳ vọng tính minh bạch sẽ được nâng cao hơn để các thành viên tham gia trên thị trường đều có thể nắm bắt được mức độ rủi ro của các NHTM, từ đó có quyết định chính xác cho việc đầu tư. Ngoài ra, FED đang có chủ chương áp dụng phương pháp IRB nâng cao. Phương pháp này mang lại tính chủ động cao cho các tổ chức áp dụng cũng như các cơ quan giám sát bằng việc tự dự đoán cũng như tính toán các rủi ro dưới sự giám sát của các cơ quan giám sát. Tất cả thực trạng trên đặt ra yêu cầu đối với Mỹ trong việc áp dụng Basel 2 như một sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng Basel 2 đã phát sinh một số vấn đề: khả năng tài chính của các ngân hàng trong việc đảm bảo các yêu cầu mà Basel 2 đặt ra; Sự không đồng đều trong quy mô của các ngân hàng tài Mỹ,… đã đặt ra cho FED, các cơ quan giám sát phải xây dựng một lộ trình áp dụng hợp lý, có hiệu quả tốt với hệ thống ngân hàng trong nước.

Vì vậy, năm 2003, cơ quan điều hành Mỹ đưa ra quan điểm về việc áp dụng Basel 2 từng phần. Với cách tiếp cận này, việc áp dụng sẽ chỉ bắt buộc đối với các ngân hàng lớn, hoạt động đa quốc gia đảm bảo đủ điều kiện về vốn: tổng tài sản hợp nhất từ 250 tỷ USD và hoạt động chi nhánh nước ngoài là từ 10 tỷ USD. Các ngân hàng này áp dụng phương pháp IRB nâng cao cho rủi ro tín dụng, AMA cho rủi ro hoạt động để tính toán mức dự phòng vốn cần thiết cho các rủi ro trên. Do đó, có 11 ngân hàng của Mỹ nằm trong nhóm này. Nhóm tiếp theo bao gồm các các ngân hàng lớn hoạt động trong phạm vi trong nước được khuyến khích thực hiện phương



pháp nâng cao nhưng không bắt buộc. Nhóm các ngân hàng còn lại thì tiếp tục các nguyên tắc đã có (theo Basel 1) trong việc đánh giá rủi ro trừ khi họ đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tiếp cận phương pháp nâng cao thì được xem xét cho thực hiện. Như vậy, với việc chỉ áp dụng hai phương pháp IRB nâng cao và AMA trong tính toán rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, Mỹ làm giảm sự hỗn tạp trong việc lựa chọn các phương pháp khác nhau, tránh việc các tổ chức tín dụng cố tình chọn phương pháp sao cho mang lại chi phí vốn thấp nhất. Tuy nhiên điều này đã đặt một số ngân hàng vào vị trí cạnh tranh không thuận lợi. Năm 2006, Citigroup, JPMorgan Chase, Wachovia và WAMU đã yêu cầu được lựa chọn phương pháp SA bởi việc ứng dụng SA trong đo lường rủi ro là đơn giản và ít chi phí hơn so với phương pháp IRB nâng cao. Vì thế, việc tiến hành Basel 2 tại Mỹ bị chậm lại hai năm so với các nước khác. Đến ngày 20/07/2007, FED ban hành quyết định cuối cùng cho việc thi hành Basel 2.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

Basel 2 được công nhận rộng rãi như một sự định hướng tương lai của quản trị rủi ro. Việc thực hiện Basel 2 sẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ giám sát các ngân hàng, nâng cao hiệu quả của kỷ luật thị trường và nâng cao an ninh của hệ thống ngân hàng quốc tế. Mặc dù ngân hàng nhân dân Trung Quốc không yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc phải thực hiện Basel 2 ngay, nhưng nó vẫn có ý nghĩa sâu sắc đối với hệ thống ngân hàng nước này [5], [43].

Thứ nhất, Tăng cường lợi thế cạnh tranh. Với việc áp dụng Basel 2, các ngân hàng Trung Quốc sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh hệ tại bởi khi áp dụng các phương pháp quản lý rủi ro, các ngân hàng sẽ nâng cao uy tín, đảm bảo thanh khoản và sự ổn định của vốn chủ sở hữu khiến thu hút được nhiều dòng vốn từ bên ngoài hơn.

Thứ hai, Theo kịp sự tiến bộ và phát triển của thị trường tài chính quốc tế. Basel 2 là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng bởi các cơ quan giám sát ngân hàng và các ngân hàng trong việc đánh giá sự an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro. Nếu Trung Quốc không áp dụng Basel 2, nước này sẽ không thể theo kịp với sự tiến bộ và phát triển của thị trường tài chính quốc tế, có thể rơi vào tình huống bất lợi về cạnh tranh và hợp tác.



Thứ ba, Duy trì sự nhất quán trong chính sách kinh tế thị trường. Basel 2 phản ánh các nguyên tắc cơ bản của một nền kinh tế thị trường. Tại Trung Quốc, từ sau năm 1978, với việc cải cách và mở cửa thị trường đã giúp kinh tế nước này có sự phát triển vượt bậc. Khi áp dụng Basel 2, các nước phát triển có thể đánh giá hướng đi của Trung Quốc theo cách tiếp cận kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, điều này còn cho thấy sự đầu tư của Trung Quốc để chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nếu không thực hiện Basel 2, sẽ làm ảnh hưởng tới tính thống nhất và hình ảnh của các chính sách kinh tế Trung Quốc và sự đóng góp của nó đối với sự tiến bộ toàn cầu hóa.

Thứ tư, Giảm khoảng cách về kinh nghiệm và công nghệ. Basel 2 đại diện cho xu hướng công nghệ mới trong quản lý rủi ro. Không thực hiện nó, sẽ dẫn đến một rào cản công nghệ mới giữa Trung Quốc và tài chính quốc tế. Trung Quốc sẽ mất cơ hội lớn để rút ngắn khoảng cách kiến thức về kiến thức, kinh nghiệm quản lý rủi ro.

Thứ năm, Nắm bắt sự hỗ trợ từ IMF và ngân hàng thế giới. Nếu không áp dụng Basel 2, Trung Quốc sẽ không có được vị trí thuận lợi để nhận được viện trợ kinh tế và các khoản vay lãi suất thấp từ IMF và ngân hàng thế giới. Bởi mức độ an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung Quốc không được đánh giá cao.

Trong quá trình áp dụng Basel 2 trong việc quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM, ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã giao quyền xây dựng lộ trình áp dụng Basel 2, thực thi, giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện cho Ủy ban giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC).

Tháng 2/2004, CBRC đã ban hành quy định “Quản lý mức đầy đủ vốn của các NHTM”. Quy định này đề ra phương pháp đo lường hệ số CAR dựa trên Basel 1 và áp dụng trụ cột 2 và 3 trong Basel 2. Các ngân hàng ở Trung Quốc yêu cầu phải thiết lập hệ thống quản lý mức đầy đủ vốn và phải đáp ứng yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu 8%. CBRC giám sát chặt chẽ và liên tục sự tuân thủ của các ngân hàng đối với quy định này và hỗ trợ các ngân hàng cải thiện cơ chế tạo vốn. Năm 2007, CBRC đã ban hành Hướng dẫn về việc thực hiện Basel 2 trong lĩnh vực ngân



hàng với các nguyên tắc trong việc thực hiện Basel 2:

A. Các ngân hàng với quy mô khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ sẽ áp dụng cơ chế quy định về vốn phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong kinh doanh để giảm thiểu chi phí cho việc tuân thủ quy định về vốn. Với các ngân hàng quy mô lớn, việc áp dụng Basel 2 không chỉ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn phục vụ cho mục tiêu phát triển dài hạn.

B. Việc áp dụng Basel 2 được thực hiện dần dần. Vì các NHTM lớn tại Trung Quốc không đồng nhất về sự phát triển của hệ thống xếp hạng nội bộ, mô hình đo lường rủi ro định lượng cũng như các quy trình tổ chức đối với quản trị rủi ro nên sẽ khác nhau về thời hạn có thể đáp ứng được cac yêu cầu cho việc thực hiện Basel 2. Do vậy, CBRC khuyến khích các ngân hàng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và áp dụng phương pháp đo lường vốn nhạy cảm với rủi ro và cho phép các ngân hàng áp dụng Basel 2 với những khung thời gian khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo tính hiệu quả của việc áp dụng Basel 2.

C. Các ngân hàng được phép đáp ứng các yêu cầu của Basel 2 từng bước một. Bởi Basel 2 đưa ra rất nhiều điều kiện đối với các ngân hàng trong việc sử dụng phương pháp đo lường vốn nhạy cảm với rủi ro, bao gồm nhiều mặt như phân loại tài sản, đo lường rủi ro định lượng, quy trình chính sách và tổ chức bộ máy quản trị rủi ro…. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài và các điều kiện được đáp ứng dần dần. Do đó, các ngân hàng phải dựa vào tình hình của mình để xây dựng kế hoạch đáp ứng các điều kiện Basel 2 trong từng giai đoạn cụ thể.

CBRC xếp các NHTM vào 2 nhóm, đáp ứng các yêu cầu về vốn khác nhau: Các ngân hàng phải áp dụng Basel 2 (ngân hàng Basel): các ngân hàng lớn,

chi nhánh tại các quốc gia và khu vực, có nhiều hoạt động quốc tế.

Các ngân hàng khác: Sẽ tuân thủ theo các quy định về vốn hiện hành nhưng có thể tự nguyện áp dụng Basel 2.

Khung thời gian áp dụng:

Các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel 2: bắt đầu thực hiện từ cuối



năm 2010. Nếu sau đó không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của Basel 2, có thể hoãn việc thực hiện nhưng không được muộn hơn năm 2013.

Các ngân hàng khác phải tuân thủ các quy định theo yêu cầu tại quy định về vốn bản sửa đổi từ cuối năm 2010.

Hướng dẫn cũng đề cập đến những mốc thời gian rõ ràng để thực hiện Basel 2:

A. Trước khi kết thúc năm 2008, CBRC sẽ tiếp ban hành quy định giám sát việc thực hiện Basel 2 và sửa đổi những yêu cầu quy định vốn bằng cách lấy ý kiến công chúng vào tài khoản.

B. CBRC sẽ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng định tính QIS trong năm 2009

để đánh giá các tác động của Basel 2 với mức đủ vốn của các ngân hàng.

C. Các ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel 2 sẽ bắt đầu thực hiện vào cuối năm 2010. Nếu lúc đó, các ngân hàng không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu do CBRC, có thể trì hoãn việc thực hiện đến năm 2013 với sự chấp thuận của CBRC.

D. Bất kỳ ngân hàng có kế hoạch áp dụng Basel 2 cần nộp hồ sơ chính thức lên CBRC ít nhất sáu tháng trước khi thông qua. CBRC sẽ bắt đầu chấp nhận hồ sơ như vậy từ đầu năm 2010.

E. Các ngân hàng khác có thể đề xuất một ứng dụng để thực hiện Basel 2 sau 2011, với các thủ tục như các ngân hàng Basel 2 làm.

F. Các ngân hàng khác cần tuân theo các yêu cầu điều chỉnh quy định vốn bắt đầu vào cuối năm 2010. Nếu các ngân hàng Basel 2 không thực hiện Basel 2 vào thời điểm đó thì vẫn phải chịu sự điều chỉnh của các quy định vốn.

Các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện Basel 2:

Năm 2007 và 2008 là giai đoạn đầu tiên của công tác chuẩn bị, trong suốt thời kỳ này, các ngân hàng cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chuẩn bị kỹ trước khi áp dụng. Công việc này đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao và yêu cầu nguồn lực đầu vào lớn. Theo đó, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ngân hàng thuộc nhóm phải áp dụng Basel 2 phải hết sức đề cao việc thực hiện Basel 2 đồng thời thành lập tổ công tác do thành viên Ban điều hành đứng đầu

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí