khác nhau rất có liên quan đến nhau từ góc nhìn của cơ quan quản lý cũng như từ ngân hàng. Ở góc độ nào thì việc có được bức tranh tổng hợp về rủi ro và qua đó có được bức tranh chính xác về vốn là vô cùng quan trọng.
1.2.3.3 Giảm lãng phí vốn
Xác định các công cụ để giảm lãng phí vốn mà không phải thay đổi mô hình kinh doanh thông qua những tính toán chính xác về giá trị rủi ro. Ở đây, quay lại vấn đề về tính toán giá vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn tương đương khác. Thực tiễn được phản ảnh trong sự chuyển biến của các quy định của Ủy
an asel đó là quy định về vốn câp 1 và cấp 2 khi vốn cấp 2 được sử dụng tương đối phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn tại các nước phát triển thì tại Việt Nam, vốn cấp 1 là chủ yếu (vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, lợi nhuận chưa phân phối của các ngân hàng) theo thống kê của NHNN về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Việc xác định đ n ẩy giảm lãng phí vốn có liên quan trực tiếp đến cấu trúc vốn ngân hàng.
1.2.3.4 Mô hình kinh doanh vốn hiệu quả các mô hình ít tốn kém về vốn
Điều chỉnh các mô hình kinh doanh trong các khối kinh doanh (các mảng kinh doanh hay sản phẩm có hiệu quả, có nghĩa là các mảng kinh doanh, sản phẩm mang hiệu quả cao nhưng chỉ cần ít vốn hơn) để tối ưu hóa các yêu cầu về vốn. Như đã nói ở trên, mô hình kinh doanh của mỗi đơn vị hay lĩnh vực kinh doanh liên quan và tương tác đến việc phân bổ vốn và đều liên quan đến chiến lược của mỗi đơn vị, của toàn ngân hàng. Trong khi ngân hàng tìm kiếm và triển khai các mô hình kinh doanh tiêu tốn ít vốn hơn nhưng điểm cần lưu ý trước hết chính là chiến lược của ngân hàng đó.
Việc phát triển các mô hình kinh doanh khác nhau không chỉ đơn thuần hướng tới các phân khúc khách hàng mà chủ yếu hướng đến các sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ đối với một số ngân hàng với sản phẩm chủ đạo là tín dụng thì khả năng mức tiết kiệm vốn sẽ không ngang bằng với một ngân hàng khác có các dịch vụ đa dạng và doanh thu về phí chiếm tỷ trọng cao hơn. Hoặc trong cùng một nhóm sản phẩm, có thể một sản phẩm sẽ tiết kiệm được vốn hơn so
với các sản phẩm khác trong nhóm. Việc cân nhắc, lựa chọn một mô hình thích hợp như đã nói ở trên phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tổng thể của mỗi ngân hàng. Nhưng cũng cần lưu ý không phải các mảng kinh doanh hay các sản phẩm tiết tiết vốn hơn lại có thể được thị trường chấp nhận không giới hạn, do vậy các ngân hàng vẫn phải kinh doanh các mảng có mức vốn cao hơn. Và việc các ngân hàng lựa chọn danh mục theo chiến lược kinh doanh của mình không hoàn toàn tùy thuộc vào tính toán hiệu quả vốn theo mảng kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Vốn Chủ Sở Hữu Trong Hoạt Động Ngân Hàng Thương Mại
- Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tỷ Lệ Vốn Chủ Sở Hữu Trên Tài Sản Có Rủi Ro Theo Basel
- Ngân Hàng Đã Thành Công Trong Việc Tích Hợp Ic P Trong Cơ Cấu Quản Trị Và Tổ Chức Của Ngân Hàng, Ví Dụ Như Thành Lập Một Ủy Ban Chuyên Dụng Và Được
- Ví Dụ Điều Chỉnh Mô Hình Kinh Doanh Theo Đánh Giá Hiệu Quả Vốn
- Thực Trạng Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
1.2.3.5 Phân bổ vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Dựa trên các phương pháp luận và quy trình để phân bổ vốn theo hướng tối đa hóa giá trị giữa các mảng kinh doanh mà không gây ảnh hưởng đến chiến lược. Trong thực tiễn, những tranh luận xung quanh việc “phân ổ” hay “đầu tư” vốn cho mỗi mảng kinh doanh vẫn là chủ đề của nhiều nhà nghiên cứu cũng như quản trị. Thông thường các ngân hàng thực hiện việc phân bổ vốn dựa trên giá trị rủi ro của mỗi mảng kinh doanh và đánh giá kết quả kinh doanh của mỗi mảng dựa trên phần vốn được phân bổ cho mảng kinh doanh đó. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng chủ động ấn định mức vốn cho mỗi mảng hay khối kinh doanh, đặc biệt khi những ngân hàng này là những ngân hàng đa năng, hoạt động trong các mảng kinh doanh tương đối tách biệt nhau về tính chất.
Đo lường hiệu quả tổng thể của một ngân hàng xét về vốn bản chất là việc đo lường hiệu quả điều chỉnh theo rủi ro (RAP) chính là việc đo lường khả năng sinh lời kết hợp biên lợi nhuận được ngân hàng có được và vốn rủi ro (Capital at Risk: CaR), hay nói cách khác là xác định thước và cách thức đo đối với lợi nhuận và vốn rủi ro và sau đó kết hợp thành một chỉ tiêu duy nhất. Hai lựa chọn truyền thống thường được sử dụng là Lợi nhuận trên vốn điều chỉnh theo rủi ro (RAROC) và Giá trị kinh tế gia tăng (EV ), trong đó:
RAROC = Lợi nhuận : (chia) Vốn rủi ro
EVA = Lợi nhuận - chi phí vốn chủ sở hữu (x) vốn theo rủi ro.
Trong bài viết của tác giả về vốn kinh tế (EC), một ví dụ đánh giá hiệu quả theo rủi ro đã được phân tích để minh họa cho cách thức đánh giá hiệu quả vốn.
Trong tính toán hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, những phương pháp xác định lợi nhuận cũng như vốn rủi ro (đa dạng hóa và không đa dạng hóa) cần được tính toán rõ ràng, chính xác nhằm phản ảnh đúng ản chất của các chỉ số/số đo này. Đối với NHTM, việc tính toán lợi nhuận có thể tương đối dễ dàng hơn, nhưng đối với mỗi mảng kinh doanh cụ thể (theo phân khúc khách hàng, theo sản phẩm/dịch vụ, theo khu vực địa lý, …) thì việc xác định lợi nhuận là khó khăn hơn nhiều và phụ thuộc vào việc phân bổ chi phí hoạt động và các chi phí khác đối với mỗi mảng kinh doanh đó. Cũng tương tự vậy cách thức xác định vốn rủi ro đối với mỗi mảng kinh doanh đ i hỏi những phương pháp và cách thức đo lường nhằm phản ảnh chính xác những rủi ro nhằm phân bổ để cung cấp vốn thích hợp.
Sau khi tính toán được mức vốn kinh tế, việc phân bổ vốn cần phải được thực hiện giữa các danh mục mảng kinh doanh của ngân hàng. Các phương pháp phân bổ vốn được mô tả và phân tích theo nhiều cách thức khác nhau và về nguyên tắc là theo mức độ rủi ro theo quan điểm của ngân hàng. Trong thực tiễn, vốn được phân bổ theo rủi ro của mỗi mảng, đơn vị chịu rủi ro tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh doanh, quan điểm và khẩu vị của mỗi ngân hàng.
1.2.3.6 Tính sẵn có của vốn
Dựa trên tổng hòa các công cụ vốn tối ưu để hỗ trợ chiến lược và mang lại sự linh hoạt trong quản trị vốn chủ sở hữu, đảm bảo vốn đầy đủ không chỉ đáp ứng các yêu cầu pháp luật mà còn sẵn sàng cho phát triển kinh doanh. Việc đánh giá tính sẵn có của vốn và các chi phí vốn tương ứng là một trong những công việc vô cùng quan trọng trong quản trị vốn chủ sở hữu. Tính sẵn có hay sẵn sàng về vốn bao hàm những ý nghĩa về khả năng một ngân hàng có thể sử dụng phần vốn dự phòng sẵn sàng hoặc có thể phát hành tăng vốn cổ phần cho các cổ đông hay những nhà đầu tư mới trên thị trường nhằm bù đắp những thiếu hụt về vốn. Tính sẵn có về vốn không chỉ tác động đến một ngân hàng cụ thể mà c n đến tất cả các ngân hàng nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung, cũng tùy thuộc vào khả năng phát hành cổ phần tăng vốn của mỗi ngân hàng vào mỗi thời điểm.
Do đặc thù của mỗi thị trường và khẩu vị của nhà đầu tư, khả năng thành công của mỗi đợt phát hành vốn cũng khác nhau rất nhiều và phụ thuộc một phần vào việc định giá cổ phiếu. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy việc phát hành cổ phần tăng vốn ngoại trừ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược thì các đợt phát hành vốn cho cổ đông hiện hữu đều có giá cổ phiếu bằng mệnh giá và có ảnh hưởng đến giá trị ngân hàng nếu giá trị sổ sách lớn hơn mệnh giá, không hẳn là phù hợp với những lý thuyết thông thường về quyết định đầu tư.
Khi thảo luận về tính sẵn có của vốn, một trong những vấn đề cần đề cập là cấu trúc vốn tối ưu đối với một ngân hàng vào một giai đoạn cụ thể ứng với những thay đổi hoặc biến động trên thị trường, hay cụ thể hơn cấu trúc vốn và tính sẵn có của vốn phụ thuộc và linh hoạt theo cung cầu trên thị trường vốn và do đó cũng chịu những tác động nhất định về chi phí vốn. Có những phương án linh hoạt cũng như phương án dự phòng tùy thuộc vào nhu cầu và diễn biến của thị trường và đảm bảo tính tối ưu, ao gồm về chi phí vốn.
1.2.3.7 Tổ chức và quản trị vốn
Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài chính và rủi ro trong ngân hàng. Cấu phần này nêu cụ thể chức năng và nhiệm vụ chi tiết cho các cá nhân, đơn vị liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng, quy định trách nhiệm cũng như cách thức và quy trình liên quan đến vốn, từ việc lập kế hoạch vốn đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Các cấu phần này có thể nằm trong các nhóm công việc lớn bao gồm tính toán giá trị rủi ro, hoạch định & phân bổ vốn, đo lường, đánh giá hoạt động dựa trên điều chỉnh rủi ro.
Những phương diện này vừa đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định pháp lý và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được hoạt động của
các NHTM, mặt khác hỗ trợ các NHTM tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm của mình, đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy, khả năng đạt mức lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông ngân hàng và sự đóng góp của các ngân hàng vào phát triển kinh tế xã hội chung được đảm bảo.
Đối chiếu với những quy định của Basel II (dự kiến được áp dụng tại Việt Nam từ năm 2019)
Những lợi ích chính mà mỗi NHTM có được từ chương trình quản trị vốn chủ sở hữu theo các phương diện này bao gồm:
Cải thiện năng lực trong đánh giá đúng về mức độ an toàn của vốn.
Phân bổ, quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn và tiết kiệm vốn.
Đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị.
Các chương trình quản trị vốn chủ sở hữu thường trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trình độ của mỗi giai đoạn được thể hiện qua các đặc điểm chính yếu liên quan đến nhận định đo lường các rủi ro vật chất, xây dựng và đánh giá các mục tiêu an toàn vốn, đảm bảo tính toàn vẹn của quy trình, tích hợp các lý luận, kiến thức đo lường vốn vào trong các quy trình. Dựa trên miêu tả các đặc điểm chính yếu này, có thể nhận định rằng gần như tất cả các NHTM tại Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển, cả hệ thống còn phải nỗ lực và sử dụng nhiều nguồn lực để phát triển mạnh hơn nhất là về chất lượng trong các giai đoạn sau.
1.2.4 Tiêu chí đo lường năng lực quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại
Các tiêu chí đo lường đối với quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng bao gồm tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính.
1.2.4.1 Tiêu chí định lượng
Những tiêu chí chủ yếu đo lường năng lực quản trị vốn bao gồm:
1. Vốn điều lệ, tổng vốn chủ sở hữu và cơ cấu vốn chủ sở hữu
2. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)
3. Chỉ số hiệu quả tài chính (ROE, ROA) và hệ số đ n ảy vốn
4. Giá trị rủi ro (VaR)
5. Vốn kinh tế (EC)
6. Thu nhập sau điều chỉnh rủi ro (RAROC)
Công thức và ý nghĩa kinh tế của các tiêu chí định lượng
Vốn điều lệ: Là số tiền theo mệnh giá của cổ phiếu phổ thông đã được ngân hàng phát hành tính dồn đến một thời điểm.
Tổng vốn chủ sở hữu: Là số tiền của vốn chủ sở hữu theo các quy định pháp luật với các cấu phần như được nêu trên. Qui mô của chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính của mỗi Ngân hàng.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu: Là tỷ trọng các loại vốn chủ sở hữu trong tổng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu này tùy thuộc và chiến lược và quan điểm về vốn của mỗi ngân hàng.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được tính theo công thức dưới đây thể hiện năng lực tài chính của vốn chủ. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một trong những tiêu chí định lượng quan trọng trong quản trị và tuân thủ của một NHTM. Tỷ lệ này đóng vai tr điều tiết các hoạt động của NHTM cũng như từ phía các cơ quan quản lý giám sát. C R cũng chính là chỉ số chủ yếu và được giám sát chặt chẽ thông qua các quy định của hiệp ước BASEL bên cạnh những quy định khác. Công thức tính tỷ lệ này được xác định:
Trong đó CR: Vốn luật định RWA: Tài sản có rủi ro
Công thức này được cụ thể như sau:
ROE: Thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng so với vốn chủ sở hữu: ROE = Thu nhập sau thuế trong kỳ/vốn chủ sở hữu bình quân cùng kỳ.
ROA: Thu nhập sau thuế trên tổng tài sản thể hiện khả năng sinh lời trên tài sản của ngân hàng: ROA = Thu nhập trên tổng tài sản trong kỳ/Tổng tài sản bình quân cùng kỳ.
Hệ số đòn bảy vốn (L) tính đến khả năng huy động vốn của một ngân hàng trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu:
L = Tổng tài sản nợ/Tổng vốn chủ sở hữu.
i tr rủi ro (VaR) được mô tả ở như trên cùng với tiêu chí vốn kinh tế
(EC), công thức tính vốn kinh tế cũng được nêu tương tự như sau:
Trong đó t là vốn kinh tế được xác định bằng tổng cấu phần vốn kinh tế hay VaR từ mỗi đơn vị/mảng kinh doanh mà ngân hàng tham gia.
Thu nhập được điều chỉnh sau rủi ro (RAROC) thường được đơn giản hóa bằng công thức RAROC = Lợi nhuận/vốn rủi ro, chỉ số này đánh giá tỷ lệ mức độ sinh lời trên vốn sau khi loại trừ ảnh hưởng của yếu tố rủi ro, được xác định theo công thức chi tiết hơn như sau:
Khi quan sát và đánh giá các NHTM, những tiêu chí thường được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quan tâm là năng lực hay sức mạnh tài chính, do vậy những chỉ tiêu liên quan đến mức vốn pháp định của một NHTM đảm bảo tính tuân thủ và an toàn vốn, sự bảo toàn vốn chủ sở hữu ngân hàng và tính bền vững trong hoạt động. Sự bảo toàn vốn của một NHTM thể hiện ở chỗ ngân hàng đó có bị suy giảm vốn chủ sở hữu trong một thời kỳ nào đó không, nếu có thì do lý do gì cần được lý giải cặn kẽ và hợp lý. Tính bền vững được phản ánh thông qua tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu ngân hàng qua các giai đoạn, qua đó thể hiện sự tích tụ vốn và gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng, tương ứng với việc gia tăng quy mô và phát triển kinh doanh của NHTM
Khi một ngân hàng muốn kiểm định sự an toàn về vốn thì vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định hay định nghĩa về vốn. Sự phân biệt rõ ràng đầu tiên
có thể nhận thấy đó chính là sự tách bạch giữa vốn theo yêu cầu pháp luật và vốn kinh tế. Vốn pháp định theo yêu cầu mô tả và định nghĩa của các cơ quan quản lý để xác định thế nào được coi là vốn và tính toán thế nào. Với vốn kinh tế, việc tính toán dựa trên hệ thống đo lường rủi ro và phương pháp luận của riêng của ngân hàng, cho phép ngân hàng ước lượng được vốn cần thiết là bao nhiêu theo góc nhìn nội bộ không phụ thuộc vào các mô tả của cơ quan quản lý.
Yêu cầu vốn pháp định tối thiểu (MRCR) đã được cải cách đáng kể theo các quy định của Basel II từ năm 2004 và thay đổi triệt để nhằm làm cho MRCR linh hoạt và nhạy cảm với các rủi ro hơn nhiều so với trước kia. Những thay đổi chính trong Basel II so với asel I là liên quan đến rủi ro tín dụng với giới thiệu ba cách tiếp cận khác nhau (tiêu chuẩn hóa, dựa vào nền tảng xếp hạng nội bộ và dựa vào đánh giá nội bộ tiên tiến), liên quan đến yêu cầu vốn cho rủi ro hoạt động (vốn cũng có thể tính toán theo ba cách tiếp cận với mức độ tinh xảo khác nhau) và rủi ro thị trường. Tóm lại, để đạt được trình độ tiên tiến nhất để tính toán MRCR cần đầu tư đáng kể cho công nghệ quản trị rủi ro cùng với sự đầy đủ và sẵn có của bộ dữ liệu có liên quan cũng như tùy thuộc vào sự xác thực của cơ quan quản lý.
1.2.4.2 Tiêu chí định tính
Những tiêu chí định tính đo lường năng lực quản trị vốn chưa thực sự đi theo một quy chuẩn thống nhất. Tác giả đưa ra những tiêu chí sau dựa trên quan sát cũng như ý nghĩa của các tiêu chí để đánh giá như sau:
1. Các chức năng và trách nhiệm của các ên liên quan đến quản trị vốn được mô tả đầy đủ và được đảm bảo thực hiện đúng chức năng của mình.
2. Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ được chuẩn bị đầy đủ và được thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền.
3. Các sự kiện liên quan đến vốn, đặc biệt kết quả của các lần kiểm tra sức chịu đựng tổng thể được ghi nhận và công bố minh bạch, kịp thời cho các bên liên quan