Vốn Chủ Sở Hữu Của Ngân Hàng Thương Mại Khái Niệm



tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tài khoản nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời với các tài khoản.

- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Tiền vay:

Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, tuy nhiên, khi cần ngân hàng thương mại thường vay mượn thêm.

- Vay Ngân hàng trung ương: đây là các khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay NHTW.

- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.

- Vay trên thị trường vốn: như phát hành các giấy nợ.

- Các nguồn khác: nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán.

Sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân, các định chế tài chính, các tổ chức.... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, hoạt động tín dụng của các NHTM lại ngày một cần thiết hơn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo) qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lợi nhuận lại lớn, các ngân hàng luôn tìm kiếm và phân



tích các dự án, cho vay dự án.

- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Hoạt động này có thể được nhiều ngân hàng thương mại tham gia thực hiện bắt nguồn từ ưu điểm của ngân hàng: khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn, trong thời gian dài. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Ngân hàng thương mại khi đáp ứng được các hoạt động này cũng là đáp ứng các mục tiêu hướng tới của chính sách vĩ mô về kinh tế mà Chính phủ đang thực hiện.

- Bảo lãnh: Khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và ngân hàng lại nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng như bảo lãnh cho mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác, thanh toán tiền hàng trong nước và quốc tế.

- Cho thuê tài chính: Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.

Các hoạt động khác

- Dịch vụ mua bán (trao đổi) ngoại tệ, là một trong số những dịch vụ ngân hàng được cung cấp đầu tiên. Thực hiện dịch vụ này, một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường được các ngân hàng tham gia khai thác nhằm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân.



- Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền - dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành.

- Quản lý ngân quỹ. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Hoạt động này đang ngày càng phát triển do yêu cầu chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp và do tính chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại sẵn có của ngân hàng.

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán, tạo cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Tùy theo mỗi quốc gia mà ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. Nhờ các công ty này mà hoạt động của ngân hàng trong cùng hệ thống phối hợp nhịp nhàng hơn để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

- Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Các dịch vụ bảo hiểm được ngân hàng cung cấp cũng giống như các dịch vụ bảo hiểm mà công ty bảo hiểm chuyên biệt cung cấp. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Để có được các dịch vụ này, khách hàng phải trả cho ngân hàng phí bảo hiểm thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm.

- Cung cấp các dịch vụ đại lý: Hoạt động này xuất phát từ các đặc điểm kinh doanh chung trong ngành ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Họ có thể hiểu các hoạt động của nhau, thành thục trong vấn đề cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Qua đó, các ngân hàng được cung cấp dịch vụ đại lý mà không phải tốn khoản vốn lớn để đầu tư mở chi nhánh khi xét thấy không cần thiết.



- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính, thông hiểu lĩnh vực tài chính và có nhiều nguồn thông tin trong lĩnh vực này. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư, uỷ thác trong di chúc. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực tài chính.

- Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ như dịch vụ tư vấn, môi giới, quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật... Các hoạt động này không thể hiện trên bảng cân đối tài sản, và ít rủi ro hay không có rủi ro nhưng mang lại cho ngân hàng thu nhập cao và tạo điều kiện cho hoạt động nhận tiền ký thác và cho vay của ngân hàng.

1.2.1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán, vốn chủ sở hữu là giá trị của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu - thuộc sở hữu của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán- chính là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ [18].

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ

Quy mô và các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu được xác định trên hai quan điểm khác nhau: quan điểm của chủ ngân hàng và quan điểm của ngân hàng trung ương.

Các bộ phận cấu thành của vốn chủ sở hữu

Trên quan điểm của chủ ngân hàng

Trên quan điểm của chủ ngân hàng, vốn chủ sở hữu thường bao gồm các khoản sau: Cổ phiếu thường, thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại:

Cổ phiếu thường, thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại hình thành nên phần lớn giá trị của vốn chủ sở hữu.

Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp,



Các ngân hàng liên doanh, vốn chủ sở hữu do các bên góp vốn. Đối với ngân hàng cổ phần phát hành cổ phiếu:

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường

Số lượng cổ

=

phiếu thường

Mệnh giá của một cổ

x

phiếu thường.

Khi ngân hàng phát hành cổ phiếu mới, phần chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu được ghi lại dưới tên gọi thặng dư vốn.

Thặng dư vốn =

Giá trị của cổ phiếu

-

thường khi phát hành

Mệnh giá của cổ phiếu thường.

Lợi nhuận sau thuế sau khi bù đắp các khoản chi phí đặc biệt, phần không chia được tính vào bổ sung vốn chủ sở hữu dưới tên gọi “lợi nhuận giữ lại”.

Quỹ (dự trữ) định giá lại:

Do giá trị các tài sản của ngân hàng thường xuyên thay đổi theo giá thị trường nên ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các tài sản theo giá thị trường (đối với tài sản chưa hiện thực hóa lợi nhuận/ thua lỗ).

Quỹ (dự trữ)

=

định giá lại

Giá trị thị trường của các tài

-

sản cố định và đầu tư dài hạn

Giá mua của các tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Việc sử dụng các quỹ dùng cho việc định giá lại phụ thuộc vào các tiêu chuẩn kế toán được áp dụng.

Cổ phiếu ưu đãi:

Cổ phiếu ưu đãi là một biểu hiện không phổ biến của vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu ưu đãi có thể được tích lũy, đồng nghĩa với việc nếu cổ tức chưa được chia, thì nó sẽ được cộng dồn và phải được thanh toán trước khi cổ đông sở hữu cổ phiếu thường nhận được cổ tức. Cổ phiếu ưu đãi có thể được chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi sang cổ phiếu thường.Tuy nhiên, người nắm giữ không có quyền bỏ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi thanh toán cổ tức cố định và có mức độ ưu tiên trong thứ tự thanh toán cổ tức và khi ngân hàng bị thanh lý do phá sản.

Các quỹ:

Vốn chủ sở hữu cũng bao gồm các quỹ dự phòng và các quỹ dự trữ vốn khác được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. Để bảo toàn giá trị vốn chủ sở hữu, ngân hàng có thể trích lập quỹ bảo toàn vốn tính theo tỷ lệ lạm phát, quỹ bổ sung vốn điều lệ.



Một số trường hợp ngân hàng tính cả quĩ phúc lợi, khen thưởng...vào vốn chủ sở hữu (quĩ này có thể dược phân phối hết).

Trên quan điểm của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương xem xét vốn ngân hàng trên khía cạnh đảm bảo lợi ích của người gửi tiền thông qua đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng. Các bộ phận vốn ngân hàng dùng để đảm bảo cho các tổn thất đều được ngân hàng trung ương xem xét. Hiện nay, theo chuẩn mực của Ủy ban Basel, vốn chủ sở hữu NHTM được chia thành:

- Vốn cấp 1: Là nguồn vốn sẵn có, chắc chắn, bao gồm các khoản mục cổ phiếu thường, thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại. Ngân hàng trung ương chỉ giữ phần lớn vốn chủ sở hữu làm vốn cấp 1 và loại trừ khỏi vốn cấp 1 các khoản mục không đảm bảo mục tiêu mà ngân hàng trung ương đặt ra đối với vốn ngân hàng như:

+ Khoản lỗ kinh doanh bao gồm lỗ lũy kế.

+ Các khoản góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác.

+ Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty ngân hàng, chứng khoán và các công ty tài chính khác.

+ Các khoản đầu tư thiểu số đáng kể và đầu tư đa số trong các công ty thương mại mà vượt quá một hạn mức cần thiết.

- Vốn cấp 2: Là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn, bao gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, trái phiếu có khả năng chuyển đổi, giấy nợ dài hạn, đánh giá lại tài sản cố định do định giá lại, đánh giá lại chứng khoán đầu tư do định giá lại theo quy định của pháp luật, quỹ dự phòng tài chính,… Phần lớn các khoản mục trên có lãi suất cố định và thứ tự ưu tiên thanh toán đứng sau người gửi tiền và các chủ nợ khác. Vốn cấp 2 trực tiếp làm tăng khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ. Mặc dù mang tính chất của một khoản nợ song các tài sản do nguồn này hình thành vẫn được ưu tiên dùng để trả cho người gửi tiền. Các khoản mục được tính vào vốn cấp 2 thường bị ngân hàng trung ương giới hạn và kiểm soát chặt chẽ.

Trên quan điểm của ngân hàng trung ương, vốn ngân hàng được chia thành vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

- Ngoài ra, Basel còn tính một số khoản nợ ngắn hạn vào vốn cấp 3 để đảm



bảo an toàn thanh khoản, bao gồm các khoản nợ thứ cấp để đáp ứng một phần yêu cầu về vốn đối với rủi ro thị trường. Do vậy, một số ý kiến đề xuất tổng vốn cấp 2 và vốn cấp 3 không được vượt vốn cấp 1 khi tính CAR (Vốn cấp 1>=Vốn cấp 2+Vốn cấp 3) để chủ động sử dụng các nguồn vốn này khi ứng phó với rủi ro giảm dần từ vốn cấp 1 đến vốn cấp 3.

Theo Basel 3 (có hiệu lực từ năm 2013), tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) lên tới 4,5%, tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu lên 6%, bổ sung vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%. Như vậy, mức tối thiểu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn tự có phải đạt 7%.

Ví dụ về thành phần vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Tokyo Mitsubishi.

Bảng 1.1: Bảng cân đối hợp nhất của Ngân hàng Tokyo Mitsubishi

Đơn vị: Triệu Yên


TT

Khoản mục

X

X+1

1

Cổ phần thường

663.870

663.870

2

Thặng dư vốn



2.1

Quỹ đầu năm

470.414

464.876

2.2

Giá phát hành cổ phần ưu đãi vượt mệnh giá

121.647


2.3

Thặng dư thu được khi trái phiếu chuyển đổi chuyển thành cổ phiếu


5.544

2.4

Lời (lỗ) do bán trái phiếu chính phủ

(1)

(6)

2.5

Quĩ cuối năm

592.060

470.414

3

Thu nhập giữ lại



3.1

Quĩ đầu năm

958.997

1.772.397

3.2

Thu tăng trong năm

7.974

7.967

3.3

Lãi (lỗ) trong năm

(344.423)

(773.737)

4

Chia cổ tức

(47.716)

(47.637)

5

Cổ phần ưu đãi loại 1

122.100


6

Tổng 1+2+3+4+5

1.952.862

2.093.274

7

Các khoản thay đổi từ tài sản và nợ (không phải từ VCSH) ảnh hưởng tới VCSH

688.896

650.409

7.1

Khoản tăng (giảm ) do giá thị trường thay đổi

đối với chứng khoán sẵn sàng bán

905.337

852.645

7.2

Điều chỉnh đối với nghĩa vụ trợ cấp tối thiểu

(41.772)

(67.227)

7.3

Điều chỉnh do chuyển đổi tỷ giá

(174.669)

(135.009)

8

Tổng 6+7

2.641.758

2.743.683

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 4

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi.



Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng.

Thứ nhất, Tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng. Để hoạt động, điều kiện đầu tiên là ngân hàng phải có được số vốn chủ sở hữu tối thiểu ban đầu (vốn pháp định). Số vốn này, trước hết để mua sắm trang thiết bị, nhà cửa cần thiết cho quá trình kinh doanh, để nhập công nghệ mới, xây thêm chi nhánh hoặc quầy giao dịch, mở văn phòng đại diện...

Thứ hai, Vốn chủ sở hữu là một nguồn tài trợ cho các hoạt động. Bên cạnh mua các tài sản cố định, vốn chủ sở hữu có thể được sử dụng để tài trợ cho các khoản cho vay và đầu tư. Việc thành lập công ty con, hoặc tham gia góp vốn để đa dạng hoạt động đòi hỏi phải có vốn chủ sở hữu. Việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác (ngân hàng trở thành cổ đông) phải sử dụng vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp khó huy động được nợ dài hạn, ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu trong cho vay dài hạn. Như vậy, phần lớn các hoạt động có rủi ro cao đều được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.

Thứ ba, Vốn chủ sở hữu như tài sản đảm bảo để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền. Đây là vai trò chủ yếu của vốn chủ sở hữu, chứng tỏ với công chúng và các cơ quan quản lý ngân hàng về khả năng của ngân hàng thương mại trong việc bù đắp các tổn thất trong kinh doanh, tức là khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng đối với các khoản nợ. Khi một khoản cho vay hay đầu tư không có khả năng thu hồi, ngân hàng bù đắp bằng quỹ dự phòng. Nếu tổn thất rất lớn vượt giá trị dự phòng, sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp ngân hàng phá sản hoặc ngừng hoạt động, các khoản tiền gửi sẽ được hoàn trả trước, sau đó đến nghĩa vụ với Chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuối cùng mới đến phần các chủ sở hữu. Như vậy, nếu quy mô vốn chủ sở hữu lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về ngân hàng (với các điều kiện khác là như nhau). Khi cơ quan bảo hiểm tiền gửi được thành lập, vốn chủ sở hữu giảm bớt rủi ro cho cơ quan bảo hiểm. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một lá chắn về tài chính để giảm xác suất ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn tới phá sản và hậu quả là những người gửi tiền và các chủ nợ của ngân hàng có thể mất tiền. Vì vậy,

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí