Tỷ Lệ Vốn Ngắn Hạn Cho Vay Trung Dài Hạn Của Một Số Nhtm Giai Đoạn 2013 - 2018‌


LDR

=

Dư nợ cho vay

x 100%

Tổng tiền gửi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 13

Trong đó, tổng tiền gửi bao gồm tiền gửi của tổ chức và cá nhân, tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, LDR là chỉ tiêu phản ánh khả năng cho vay so với nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 2.6. Tỷ lệ LDR của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018

Đơn vị: %


Ngân hàng

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Agribank

86,49

82,81

76,19

78,65

80,35

82,97

BIDV

93,56

92,36

81,9

80,85

81,78

86

Vietcombank

82,96

76,83

76,76

76,71

76,74

77,68

Vietinbank

89,91

86,7

86,6

87,96

88,34

87,96

(Nguồn: [1, 2,11,12, 53, 54, 55, 56] và tính toán của NCS)

Bảng 2.6 cho thấy: Giai đoạn 2013 - 2014, LDR của ngân hàng giảm dần nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ 80% theo quy định cùa NHNN, tiềm ẩn khó khăn thanh khoản cho ngân hàng; Giai đoạn 2015 - 2017, LDR của ngân hàng tăng dần nhưng đảm bảo tỷ lệ tối đa 90% theo quy định của NHNN. Điều này phản ánh trong giai đoạn 2013 – 2018, LDR của Agribank được cải thiện, tức là khả năng thanh khoản của Agribank tốt hơn trước. Nguyên nhân do: (i) Từ năm 2013, căn cứ vào những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước của Chính Phủ, NHNN đặt ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho từng năm và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD phù hợp với quy mô, chất lượng tín dụng, khả năng quản lý thanh khoản, khả năng quản trị điều hành của TCTD. Cụ thể: tăng trưởng tín dụng cho năm 2013 khoảng 12%, năm 2014 khoản 12%-14% và năm 2015 từ 13-15%, năm 2016 từ 18-20%, năm 2017 là 18%, năm 2018 là 17%. Với cách đặt ra mục tiêu rất cụ thể, các giải pháp thực hiện rất quyết liệt và liên tục trong nhiều năm, đà tăng của tín dụng đã được kiểm soát và hạn chế; (ii) huy động vốn tăng trưởng ổn định.

(6) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Giai đoạn 2013 - 2018, các NHTM Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo các quy định như sau:

(i) Thông tư số 15/2009/TT - NHNN ngày 10/8/2009 về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD: 30%; (ii) Thông tư số 36/ 2014/ TT- NHNN ngày 20/11/2014 về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD: 60%; (iii) Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-NHNN: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được thực hiện theo lộ trình giảm dần theo 3 giai đoạn từ 1/7/2016 đến 31/12/2016; từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017 và từ 1/1/2018 như sau: từ 60% - 50% - 40%.

Bảng 2.7. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của một số NHTM giai đoạn 2013 - 2018‌

Đơn vị: %


Ngân hàng

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Agribank

37,39

37,57

40,09

36,3

31,9

30,3

NHTMNN

23,06

25,02

33,36

35

33,44

30,7

BIDV

28,8

28,8

37,55

43,05

35,5

31,05

Vietinbank

-

25,86

33,84

36,45

35,62

32,99

(Nguồn: [1, 2,11,12, 53, 54, 55, 56] và tính toán của NCS)

Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn vẫn được duy trì ở mức cao. Điều này do nhu cầu vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng tăng trong khi khả năng huy động vốn dài hạn còn hạn chế. Thực trạng này dẫn đến sự bất cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và trong thời gian dài thì khả năng đối phó của các ngân hàng là rất khó khăn,tức là khả năng thanh khoản bị suy giảm.

Vì tầm ảnh hưởng của tỷ lệ này đối với khả năng thanh khoản của các NHTM là rất lớn nên NHNN đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp lý như trên để điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của NHTM,

từ đó khả năng thanh khoản của Agribank cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể trong giai đoạn 2013 - 2018:

Từ năm 2013 - 2014, Agribank đã thực hiện điều chỉnh giảm tỷ lệ này so với các năm trước nhưng vẫn còn cao hơn tỷ lệ 30% theo quy định.

Từ năm 2015 - 2018, tỷ lệ này của Agribank giảm dần và thấp hơn so với quy định và so với các NHTM khác. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình thanh khoản của Agribank tốt hơn, một phần bởi vì tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn của Agribank đã tăng dần qua các năm. Để duy trì được kết quả này, Agribank cần tiếp tục cân đối thời hạn của nguồn vốn và cho vay trong thời gian tới.

Nhận xét chung

Giai đoạn 2013 - 2018, chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản cho thấy tình hình thanh khoản của Agribank được cải thiện rõ rệt qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn các hạn chế như: (i) Khả năng chi trả của Agribank so với VCB, BIDV, Vietinbank còn thấp; (ii) nguy cơ rủi ro từ sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay vẫn tiềm ẩn; (iii) dự trữ tiền mặt, chứng khoán thanh khoản thấp trong khi năng lực cho vay, tỷ lệ nợ xấu cao so với VCB, BIDV, Vietinbank vừa gia tăng áp lực thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro vừa khiến ngân hàng phải đi vay trên thị trường tiền tệ với chi phí cao trong trường hợp cần thiết.

2.3. Thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

2.3.1. Một số đặc điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tác động đến quản trị thanh khoản

- Agribank có mạng lưới hoạt động rộng.

Tính đến 31/12/2018, Agribank có 2.232 chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp các huyện, thị và khu vực trong cả nước, là NHTM có mạng lưới lớn nhất Việt nam. Nhiều chi nhánh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, trong khi đó hệ thống thông tin thiếu thông suốt nên việc quản trị điều hành nói chung và QTTK nói riêng gặp nhiều trở ngại.

- Agribank hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với 100% vốn Nhà nước.

Điều này dẫn tới 4 vấn đề: (i) Agribank gặp trở lại lớn khi tăng vốn tự có do phụ thuộc hoàn toàn vào NSNN; (ii) Tâm lý ỉ lại vào cơ chế Nhà nước, chủ yếu sử dụng công cụ vay từ các TCTD, NHNN để xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp; (iii) Tính năng động và bứt phá chưa cao, thiếu sự minh bạch của các thông tin công bố về thanh khoản của Agribank; (iv) Ngoài mục tiêu lợi nhuận, còn phải thực hiện các mục tiêu khác theo các chính sách của NHNN và Chính Phủ nên rất khó có chiến lược giá (lãi suất, phí) linh hoạt, từ đó ảnh hưởng đến cung - cầu thanh khoản của Agribank.

- Agribank là NHTM thực hiện sứ mệnh phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Giai đoạn 2013 - 2018 dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ và khoảng 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Với đặc thù khách hàng vay vốn tại Agribank chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân và hộ gia đình thuộc lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp. Cho vay nông nghiệp, nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, khách hàng vay còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng vốn. Nợ xấu tại Agribank còn cao, nợ không còn khả năng thu hồi chiếm tỷ lệ lớn so với các NHTM trong hệ thống. Điều này một mặt làm giảm uy tín của ngân hàng, mặt khác tăng áp lực thanh khoản cho ngân hàng.

- Agribank có đội ngũ nhân sự lớn với nhiều trình độ khác nhau.

Tính đến 31/12/2018, Agribank có gần 40.000 cán bộ/ nhân viên. Đặc biệt, bộ phận nhân sự tại các chi nhánh và phòng giao dịch ở vùng sâu, vùng xa trình độ còn nhiều hạn chế. Điều này đã tác động đến ý thức tuân thủ và khả năng thực hiện quy trình, quy chế trong QTTK của Agribank.

2.3.2. Thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

2.3.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chiến lược QTTK của Agribank được hoạch định căn cứ vào: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng; mục tiêu tăng trưởng hằng năm về nguồn vốn, tài sản; mức độ tập trung nguồn vốn, tài sản của ngân hàng.

Hiện nay, Agribank hoạch định chiến lược QTTK phù hợp với chiến lược kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chiến lược QTTK của Agribank là:

Thứ nhất, tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản. Trong đó, chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế.

Thứ hai, tăng trưởng tín dụng phù hợp và nâng cao chất lượng tín dụng, trong đó sử dụng vốn ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn đồng thời kiểm soát chặt chẽ cho vay lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Thứ ba, đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày tại các đơn vị kinh doanh.

Thứ tư, đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ tại các chi nhánh.

Trên cơ sở chiến lược QTTK, ngân hàng xác định khẩu vị RRTK trong từng thời kỳ. Chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK được đánh giá lại và điều chỉnh hàng năm hoặc khi cần thiết. Chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK được Agribank cụ thể hóa thông qua chính sách QTTK. Ban Kế hoạch - Nguồn vốn tại Trụ sở chính tham mưu cho HĐTV, Tổng giám đốc về hoạch định chiến lược QTTK và HĐTV là người chịu trách nhiệm phê duyệt.

Trong giai đoạn 2013 - 2018, mục tiêu chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK của Agribank được cụ thể hóa thông qua một số chỉ tiêu như sau:

Bảng2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh mục tiêu chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK của Agribank giai đoạn 2013 - 2018

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tăng trưởng nguồn

vốn

11% -

13%

6% - 8%

11% -

13%

13% -

15%

14% -

18%

13% -

15%

Tăng trưởng dư nợ

cho vay nền kinh tế

9% -

11%

6% - 8%

11% -

13%

14% -

18%

14% -

18%

14%

Tỷ lệ cho vay nông

nghiệp, nông thôn

Đạt 70%

Trên 70%

Trên

70%

≥ 70%

Đạt 65 –

70%

Đạt 65 –

70%

Tỷ lệ nợ xấu

Dưới

5%

5% -

5,3%

Dưới

3%

Dưới 3%

Dưới

2,5%

Dưới

3%

(Nguồn: [2])

Biểu đồ 2.5 và bảng 2.8 cho thấy: giai đoạn 2013 –2014: nợ xấu còn cao và gặp nhiều khó khăn trong xử lý nên mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ của Agribank giảm, đi kèm với khẩu vị RRTK tăng; giai đoạn 2015 - 2018: nợ xấu dần suy giảm và việc xử lý có nhiều thuận lợi nên mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ của Agribank tăng, đi kèm khẩu vị RRTK giảm.

2.3.2.2. Chính sách quản trị thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2013 – 2018, QTTK tại các NHTM Việt Nam phải tuân thủ các văn bản pháp luật (Phụ lục 2.6) với các quy định ngày càng chặt chẽ và tiến bộ hơn. Đặc biệt, Thông tư 36/ 2014/ TT – NHNN có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD. So với các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trước đó thì Thông tư này đã có những thay đổi nổi bật như sau:

Thứ nhất, Thông tư đã quy định chi tiết hơn về các tỷ lệ an toàn thanh khoản như: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (báo cáo theo ngày), tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trung và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, trong đó tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày và tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trung và dài hạn có ý nghĩa gần giống với tỷ lệ LCR, NSFR theo các khuyến nghị về thanh khoản của Basel 3.

Thứ hai, Thông tư đã yêu cầu TCTD ban hành quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: (i) Quy định về việc phân cấp, phân quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý TSC – TSN và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (ii) quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn TSC – TSN trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra; (iii) các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản, các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý; (iv) kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại GTCG có khả năng thanh khoản cao; (v) hướng dẫn kiểm tra,

kiểm soát, KToNB đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (vi) mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra.

Tiếp đến, Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về quản lý thanh khoản: (i) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với NHTM với lộ trình giảm trong 2 năm (năm 2017 là 50%, năm 2018 là 40%); (ii) Định nghĩa lại khái niệm NHTMNN; (iii) Thay đổi tỷ lệ đầu tư trên vốn ngắn hạn đối với NHTMNN từ 15% lên 25%; (iv) Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn bao gồm cả các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức.

Trên cơ sở những quy định của NHNN (Phụ lục 2.6), Agribank đã ban hành một số văn bản qui định nội bộ liên quan đến QTTK trong giai đoạn 2013 – 2018, bao gồm:

Quyết định 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 5/8/2009 về việc ban hành quy định quản lý vốn trong hệ thống Agribank.

Quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB ngày 28/11/2011 về việc ban hành Quy định về QTTK tại Agribank.

Quyết định 510/QĐ-HĐTV-TKDB ngày 31/7/2015 về Quản lý thanh khoản. Quyết định 1891/QĐ-HĐTV-KHNV sửa đổi, bổ sung Quyết định 510 của

HĐTV về Quản lý thanh khoản.

Trong đó, Quyết định 510/QĐ-HĐTV-TKDB ra đời đảm bảo phù hợp với Thông tư 36/ 2014/ TT – NHNN và có những tiến bộ quan trọng như:

- Quy định các dấu hiệu cảnh báo sớm và kế hoạch xử lý khi dư thừa, thiếu hụt, khủng hoảng thanh khoản và khi khả năng thanh khoản có dấu hiệu cảnh báo sớm.

- Quy định các phương pháp đo lường thanh khoản và các chỉ số, giới hạn thanh khoản trong đó có tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày có ý nghĩa gần giống với tỷ lệ LCR theo khuyến nghị của Basel 3.

Có thể thấy, trên cơ sở các quy định của NHNN và các văn bản nội bộ trên, chính sách QTTK tại Agribank đã được thiết lập. Các văn bản nội bộ về QTTK tại Agribank chưa nhiều nhưng đã có sự tiến bộ, tạo cơ sở để QTTK của Agribank chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

2.3.2.3. Cơ chế điều hòa thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hiện nay, cơ chế điều hòa thanh khoản tại Agribank là cơ chế phân tán. Cơ chế này diễn ra tại chi nhánh và Trụ sở chính như sau:

* Tại chi nhánh

Trước hết chi nhánh tự cân đối nguồn và sử dụng vốn để đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày, nếu thừa vốn sẽ gửi vốn cho Trụ sở chính; nếu thiếu vốn sẽ vay vốn từ Trụ sở chính. Giá vay - gửi vốn được gọi là phí điều hòa vốn nội bộ.

* Tại Trụ sở chính

Để điều hòa thanh khoản toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán cho khách hàng, Trụ sở chính thực hiện:

- Xác định và thông báo phí điều hòa vốn nội bộ đến các chi nhánh hàng

tháng.

- Điều hành phí phân theo đối tượng (đối với thiếu vốn) và kỳ hạn (đối với

thừa vốn), cơ bản đồng bộ với lãi suất cho vay và huy động, phù hợp cân đối vốn và mục tiêu tăng trưởng tín dụng hay huy động vốn từng thời kỳ. Đối với các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, Trụ sở chính hỗ trợ trả thêm phí phù hợp cho các khoản giải ngân theo điều kiện của từng chương trình nhằm khuyến khích và tạo sự chủ động cho chi nhánh trong triền khai chương trình. Đối với tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi ký quỹ và vốn chuyên dùng, để đảm bảo hài hòa lợi ích của chi nhánh đầu mối cũng như các chi nhánh loại 1, 2 tham gia thanh toán điện tử song phương tập trung giữa Kho bạc Nhà nước, Trụ sở chính quy định tỷ lệ chia sẻ điều hòa vốn nội bộ đối với đơn vị đầu mối và các chi nhánh tham gia thanh toán song phương.

- Quản lý hạn mức dư nợ, dư có tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. Trụ sở chính tính phạt phí điều chuyển vốn nội bộ đối với chi nhánh vi phạm hạn mức đó căn cứ vào thời gian vi phạm theo quy định nội bộ của Agribank trong từng thời kỳ

- Giao định mức tồn quỹ tiền mặt cho các chi nhánh và giám sát chặt chẽ việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt trên hệ thống IPCAS.

Nếu Trụ sở chính thừa vốn sẽ gửi vốn tại các định chế tài chính, hạn mức tiền gửi được Tổng giám đốc phê duyệt theo từng thời kì, trường hợp vượt hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022