Khuôn Khổ Pháp Lý Và Mô Hình Tổ Chức Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam




Pooled OLS

REM

FEM

GMM*

Observations

125

125

125

75

Groups

-

25

25

25

Instruments

-

-

-

9

R-squared

0,69

0,72

0,75

-

F-test/Wald Chi2 (P-value)

19.251,33

(0,000)

624.270.11

(0,000)

108.393,68

(0,000)

7,96E+8 (0,000)

Breusch-Pagan test (P-value)

-

149,40

(0,000)

-

-

Hausman test (P-value)

-

-

152,71

(0,000)

-

Auto-correlation (P-value)

-

-

396,50

(0,000)

-

Heteroskedasticity (P-value)

-

-

880,71

(0,000)

-

Hansen test (P-value)

-

-

-

0,430

(0,808)

AR(2) test (P-value)

-

-

-

-0,980

(0,326)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 16

Một số lưu ý:

(1) Giá trị độ lệch chuẩn ước lượng và P-value của kiểm định được đặt trong ngoặc;

(2) Đối với phương trình hồi quy GMM: biến TLA được chọn làm biến công cụ; các biến nội sinh bao gồm: EFD, ROE, GDP, CPI, M2;

(3) Để đánh giá tính vững của kết quả ước lượng GMM, tác giả tiến hành kiểm tra sự đồng nhất về dấu hệ số ước lượng so với kết quả hồi quy FEM và REM.

(4) ***,**,* thể hiện ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tính toán của tác giả

Thực hiện hồi quy Pooled OLS và REM, cả hai mô hình đều cho hệ số F và Wald Chi2 khá cao, do đó Luận án tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch-Pagan và thu được P-value thấp hơn mức ý nghĩa 5%, theo đó, giả thiết Ho: Không tồn tại hiệu ứng dữ liệu bảng - bị bác bỏ. Điều này đồng nghĩa rằng phương pháp REM tỏ ra vượt trội hơn khi dữ liệu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các chi nhánh được nghiên cứu. Bước kế tiếp, Luận án thực hiện kiểm định Hausman cho hai mô hình FEM và REM, thu được kết quả P-value thấp hơn mức ý nghĩa 5%. Trong trường hợp này, sẽ chọn phương pháp FEM bởi phương pháp này sẽ không làm mất quá nhiều bậc tự do và hạn chế vấn đề đa cộng tuyến.


Tuy nhiên, để đánh giá độ ổn định của mô hình FEM, luận án tiếp tục kiểm định tự tương quan (Auto-correlation) giữa các biến trong mô hình này dựa trên Wooldridge test và kiểm định phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) bằng kiểm định Wald hiệu chỉnh (Modified Wald test), Luận án nhận thấy mô hình này vẫn tồn tại tự tương quan và phương sai thay đổi. Để khắc phục hiệu quả đối với các khuyết tật trên, theo gợi ý của Rao và Hassan (2011), Luận án sẽ thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp GMM [121]. Nhận thấy số nhóm lớn hơn số biến công cụ được sử dụng, giá trị p-value của kiểm định AR(2) và kiểm định Hansen trong phương trình hồi quy động GMM đều thoả mãn các tiêu chuẩn của Roodman (2006), do đó cấu trúc mô hình GMM là hoàn toàn phù hợp [122].

Kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp GMM cho thấy có hai biến không có ý nghĩa là FGAPR(-1) và M2 đại diện cho tỷ lệ khe hở tài trợ năm trước và tăng trưởng cung tiền, trong khi các biến còn lại đều có ý nghĩa giải thích tốt cho biến phụ thuộc FGAPR. Hầu hết các biến trong mô hình hồi quy động GMM đều có tương quan về dấu. Hơn nữa, tất cả các biến đều có ý nghĩa tại các mức 1% và 5%, đồng thời sự phù hợp về dấu hệ số hồi quy được thể hiện xuyên suốt qua cả 3 mô hình là GMM, FEM và REM, chứng tỏ các biến giải thích có khả năng giải thích tốt và mô hình đạt được tính ổn định cao.

(i) Biến EFD (sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài) có hệ số hồi quy là 2,019 và có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%. Dấu của hệ số hồi quy cũng tương tự với kết quả của Indriani (2004) [109]. Quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ vốn vay bên ngoài và tỷ lệ khe hở tài trợ chủ yếu do các chi nhánh lớn thường tập trung tối đa hóa lợi nhuận và giữ nguồn tài sản thanh khoản trong chi nhánh mình ở mức rất thấp. Họ tự tin rằng vị thế lớn và những đặc quyền nhất định của mình trên thị trường có thể giúp họ vay vốn khá dễ dàng từ thị trường bất cứ khi nào cần để giải quyết vấn đề thanh khoản. Từ đó, những chi nhánh lớn ít chú trọng hơn vào việc phát triển và thu hút các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, những khoản vay ở bên ngoài thường có rủi ro khá cao do ảnh hưởng của thị trường hoặc của ngân hàng, còn những khoản tiền gửi là những khoản tương đối an toàn, nên khi chi nhánh quá tập trung vào việc đi vay


bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tín dụng sẽ khiến rủi ro tại chi nhánh tăng lên. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay bên ngoài cũng sẽ khiến hệ số nợ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn tối ưu của ngân hàng, khiến cho các hệ số tài chính xấu đi, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và tạo những tin đồn thất thiệt trên thị trường.

(ii) Biến TLA (tỷ lệ cho vay khách hàng) có hệ số hồi quy là 0,069, với dấu hệ số hồi quy có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của Indriani (2004) và Angora và Roulet (2011) [109], [62]. Điều này cho thấy rằng khi dư nợ cho vay khách hàng càng cao thì chi nhánh gặp phải RRTK càng lớn. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì hoạt động chính của các NHTM nói chung, trong dó có Agribank vẫn là hoạt động cho vay, mà những khoản cho vay rủi ro nhất và biến động mạnh nhất thường là cho vay khách hàng. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm, sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong vấn đề thanh toán các khoản tiền một cách đột ngột không báo trước và chưa đến hạn. Do đó, việc nắm giữ lượng cho vay khách hàng quá lớn khiến RRTK cũng như RRTD tại các chi nhánh tăng cao.

(iii) Biến ROE (đặc trưng cho khả năng sinh lời) có hệ số hồi quy 1,636 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, chứng tỏ rằng khả năng sinh lời sẽ mang tới những tác động tiêu cực đối với tỷ lệ khe hở tài trợ của ngân hàng. Theo Delechat và cộng sự (2012), các chi nhánh ngân hàng làm ra lợi nhuận cao thường có khuynh hướng duy trì các tài sản kém thanh khoản hơn, bởi lẽ họ có thể dễ dàng tự hỗ trợ vốn khẩn cấp cho chính họ khi cần thiết. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đưa ra nhận định: khi ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thanh khoản, khả năng bảo vệ nhà đầu tư của họ thông qua việc theo đuổi các chiến lược đầu tư mới cũng sẽ bị hạn chế, do đó mà khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài của ngân hàng có thể sẽ suy giảm.


(iv) Biến tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động ngược chiều đối với tỷ lệ khe hở tài trợ (hệ số hồi quy là -0,565) với mức ý nghĩa 1%, kết quả này có thể được xem như bằng chứng mới củng cố cho các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Delechat và cộng sự (2012, 2014); Vodova (2011); Valla và cộng sự (2006); Painceira (2010); Aspachs và cộng sự (2005). Mối tương quan nghịch này có thể được lý giải dựa trên “phản ứng theo chu kỳ của nhu cầu thanh khoản”, tức là các ngân hàng có xu hướng dự trữ thanh khoản trong suốt thời kỳ suy thoái và “giải phóng” thanh khoản trong giai đoạn tăng trưởng. Điều này có thể dễ dàng quan sát được trong thực tế, rằng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, tăng trưởng tín dụng thường ở mức rất cao, và điều ngược lại diễn ra trong bối cảnh kinh tế suy giảm (Pilbeam, 2005) [94], [129], [125], [115], [64], [118].

(v) Biến CPI (tỷ lệ lạm phát năm nay) có hệ số hồi quy là 5,535 và đạt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thuận với RRTK, do khi lạm phát tăng, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, nên trong trường hợp này đối với đa số mọi người thì đi vay sẽ có lợi hơn là cho vay, vì người đi vay sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay tăng lên. Cho vay tăng khiến RRTK trong hệ thống ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, có nghĩa là mức giá chung trung bình tăng, điều này khiến người dân phải vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày ngày càng cao, khiến các ngân hàng tận dụng thời cơ này để cho vay bằng cách giảm đệm thanh khoản, từ đó RRTK tăng lên. Ví dụ, trong năm 2011, do ảnh hưởng của việc chạy đua tín dụng cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng lên 18,68%, làm cho RRTK lên tới 19,78%. Ngoài ra, theo kết quả từ một số nghiên cứu như Matz và Neu (2007), Gomes và Khan (2011), Demirguc-Kunt và cộng sự (2003)..., tỷ lệ lạm phát năm nay tăng cũng sẽ khiến RRTK năm kế tiếp tăng lên. Điều này chứng tỏ tỷ lệ lạm phát có độ nhạy và nhất quán đối với rủi ro thanh khoản, do tâm lý người dân rất nhạy đối với lạm phát của quốc gia mình trong ngắn hạn. Điển hình là vào năm 2008, cũng do ảnh hưởng của việc chạy đua tín dụng từ năm trước đã khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn, đạt 23,12%, khiến cho


RRTK năm sau đó, tức năm 2009 lên tới 21,82% [113], [104], [96].

2.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1. Khuôn khổ pháp lý và mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Công tác quản trị RRTK của Agribank được tuân thủ thực hiện theo khuôn khổ pháp lý ban hành bởi các cấp quản lý và bởi chính ngân hàng. Trong đó, ngoài các văn bản liên quan tới công tác quản trị RRTK được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ, các văn bản liên quan tới công tác quản trị RRTK do NHNN Việt Nam ban hành bao gồm các nhóm văn bản liên quan trực tiếp đến quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, bảo đảm cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản và quy định về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của NHTM.

Bảng 2.23: Văn bản liên quan tới quy định đảm bảo an toàn hoạt động NHTM


Nhóm văn bản

Tên văn bản

Quy định bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng

+ Quyết định 37/2000/QĐ-NHNN (24/01/2000) của NHNN về việc Ban hành Quy chế quản lý vốn khả dụng.

+ Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN (9/6/2003) của NHNN về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.

+ Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN 18/04/2007 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính áp dụng đối với các TCTD; Thông tư 49/2014/TT- NHNN ngày 31/12/2014 Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD.

+ Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN.

+ Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư 02/2013/TT-NHNH ngày 21/01/2013 quy định về phân phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư 07/2013/TT-NHNN (ngày 14/3/2013) quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD.

+ Thông tư 06/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 quy định lãi suất tối

đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD.

+ Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/04/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

về phân phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự



Nhóm văn bản

Tên văn bản


phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư 09/2015/TT-NHNN (ngày 17/07/2015), quy định về hoạt

động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư 23/2015/TT-NHNN ngày 04/12/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD ban hành kèm theo Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003.

+ Quyết định 10/VBHN-NHNN ngày 17/12/2015 về việc ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.

+ Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu hệ thống các

TCTD, xử lý nợ xấu.

Bảo đảm cho vay bù đắp thiếu hụt thanh khoản

+ Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư số15/2012/TT-NHNN quy định về việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD.

+ Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Quyết định số 496/QĐ-NHNN (ngày 17/03/2014) về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.

+ Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.

+ Thông tư số 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015 quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản của TCTD Việt Nam.

+ Thông tư 42/2015/TT-NHNN ngày ban hành 31/12/2015 quy định về nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc NHNN.

Quy định về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của NHTM

+ Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14/08/2014 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguồn: tổng hợp của tác giả


Với khuôn khổ hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và hoàn thiện như vậy, các NHTM nói chung và Agribank nói riêng có được điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị RRTK.

Riêng tại Agribank, các văn bản quản lý do Agribank ban hành liên quan tới công tác quản trị RRTK bao gồm:

- Quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 19/5/2005 về việc ban hành quy định xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với Sở Giao dịch, Chi nhánh trong hệ thống Agribank.

- Quyết định 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 5/8/2009 về việc ban hành quy

định quản lý vốn trong hệ thống Agribank.

Theo đó, mô hình tổ chức quản trị RRTK của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thiết kế như sau:

Trước cuối năm 2012, công tác quản trị RRTK tại Agribank được tổ chức theo mô hình phân tán nằm trong bộ máy quản trị rủi ro chung của ngân hàng, không tổ chức thành bộ phận độc lập. Chịu trách nhiệm quản trị RRTK tại ngân hàng bao gồm các bộ phận sau đây:

Bảng 2.24: Bộ phận và chức năng liên quan tới quản trị RRTK tại Agribank

Bộ phận

Chức năng liên quan tới quản trị RRTK


Hội đồng thành viên

Đề ra chiến lược quản trị rủi ro, xác định mục tiêu quản trị rủi ro chúng trong toàn bộ hệ thống

Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro

Tham mưu cho Hội đồng thành viên trong phòng ngừa và xử lý rủi ro toàn hệ thống

Ban Kế hoạch Tổng hợp

Quản trị rủi ro lãi suất, RRTK

Ban Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ


Thực hiện chức năng quản trị rủi ro hoạt động

Ban Thống kê và Dự báo kinh tế

Lập các báo cáo thanh khoản theo quy định của NHNN

Ban Tín dụng

Đề ra các chính sách, quy chế tín dụng, tái thẩm định các khoản vay vượt quyền phán quyết, kiểm tra thực hiện Sổ tay tín dụng

Treasury

Thực hiện các chức năng quản lý rủi ro hối đoái

Nguồn: tổng hợp của tác giả


Với việc thực hiện quản trị RRTK phân tán như vậy, thì từng chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro của mình trong giới hạn hướng dẫn của Agribank soạn thảo dựa trên các quy định của NHNN. Từng chi nhánh không có bộ phận quản trị rủi ro riêng, mỗi cá nhân không được phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị RRTK.

Về thông tin phòng ngừa RRTK: Trên thực tế, hệ thống thông tin phục vụ cho việc phòng ngừa RRTK mới thực hiện chức năng đầu mối triển khai chương trình thông tin khách hàng, tập hợp và xử lý thông tin khách hàng trong toàn hệ thống để cung cấp cho CIC, đồng thời khai thác thông tin từ CIC để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Thông tin cho việc quản trị các loại rủi ro khác, trong đó có quản trị RRTK chưa phát triển, chưa phục vụ tốt cho công tác phòng ngừa và xử lý RRTK của ngân hàng. Vai trò của Treasury chỉ tương tự một đơn vị kinh doanh (chi nhánh hay đơn vị chấp nhận rủi ro) và tập trung vào rủi ro liên quan đến tài sản Nợ - tài sản có và rủi ro hối đoái, không thực hiện chức năng quản trị rủi ro, bộ phận này được sự hỗ trợ của các Ban Kế hoạch Tổng hợp, Tài chính – Kế toán và Ngân quĩ của Hội sở chính trong việc tập hợp và phân tích các tư liệu về rủi ro.

Từ cuối năm 2012, việc quản trị RRTK tại Agribank được thực hiện như sau: Tại Hội sở chính, nhiệm vụ của các Phòng/Ban được quy định:

- Ban Thống kê và Dự báo kinh tế: (i) Tổ chức xây dựng hệ thống mẫu biểu báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN; (ii) báo cáo kết quả thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên, NHNN theo quy định;

- Ban tín dụng doanh nghiệp: Là đầu mối phối hợp với Ban tín dụng hộ sản xuất và cá nhân kiểm tra, giám sát các đơn vị trong hệ thống Agribank trong thực hiện các giới hạn tín dụng.

- Ban Đầu tư: Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định trong hệ thống Agribank.

- Ban Kế hoạch tổng hợp: Có trách nhiệm: (i) Là đầu mối quản lý quĩ an toàn chi trả; (ii) Giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện tỷ lệ an toàn chi trả trong hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023