Đánh Giá Thực Trạng Quản Trị Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Giai Đoạn 2013 - 2018

Theo quy định nội bộ của Agribank, ngân hàng phải xây dựng 2 báo cáo thanh khoản là: (i) Báo cáo khe hở thanh khoản: Bảng báo cáo đo độ lệch giữa số dư tài sản nợ và tài sản có theo cùng thời gian đến hạn; (ii) báo cáo cung cầu thanh khoản: Bảng báo cáo được xây dựng trên cơ sở bảng khe hở thanh khoản và phân bổ các khoản mục dự tính thuộc TSN - TSC và ngoại bảng cho phù hợp với tính chất kỳ hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản mục đó theo số liệu lịch sử, tình hình thực tế của thị trường tiền tệ, tính chất thời vụ của tiền gửi. Các mẫu báo cáo này đã được Agribank xây dựng trên hệ thống MIS. Tuy nhiên, trên thực tế, Agribank căn cứ vào các báo cáo liên quan trực tiếp đến thanh khoản do các Ban chuyên môn khác nhau thực hiện để QTTK [17,47]. Cụ thể:

- Ban Kế hoạch - Nguồn vốn thực hiện các báo cáo gửi HĐTV, Tổng giám đốc, gồm:

+ Báo cáo hàng ngày: Báo cáo khe hở thanh khoản theo quy định của NHNN; Báo cáo tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN; Báo cáo các chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn và dư nợ.

+ Báo cáo tháng/ quý/ năm: Báo cáo quỹ an toàn chi trả (hàng tháng); Báo cáo kế hoạch kinh doanh (quý/ năm).

- Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn ở Sở giao dịch thực hiện các báo cáo gửi Ban Kế hoạch - Nguồn vốn, gồm: Báo cáo tình hình vốn hàng ngày, báo cáo tình hình nguồn vốn - sử dụng nội tệ hàng ngày, báo cáo tình hình nguồn vốn - sử dụng ngoại tệ hàng ngày.

- Ban đầu tư thực hiện báo cáo tình hình đầu tư gửi HĐTV, Tổng giám đốc.

- Ban tín dụng thực hiện báo cáo tình hình tín dụng gửi HĐTV, Tổng giám đốc.

Có thể thấy Agribank chưa có một báo cáo thanh khoản tổng hợp cung cấp đầy đủ thông tin về thanh khoản định kỳ của ngân hàng cho HĐTV, Tổng giám đốc nhằm hỗ trợ HĐTV, Tổng giám đốc giám sát, đánh giá thanh khoản. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả QTTK tại ngân hàng.

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

2.4.1. Những kết quả đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Xác định việc đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế là điều tất yếu để gia tăng hiệu quả hoạt động. QTTK là một

trong những lĩnh vực quản trị quan trọng nhất mà Agribank đã, đang và sẽ thực hiện. Trong giai đoạn 2013 - 2018, QTTK tại Agribank có nhiều thành tựu như sau:

Quản trị thanh khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 16

2.4.1.1. Về chiến lược quản trị thanh khoản

Agribank thực hiện hoạch định chiến lược QTTK bám sát chiến lược kinh doanh của ngân hàng với mục tiêu cụ thể, rõ ràng về nguồn vốn, dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Định kỳ, chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK được điều chỉnh phù hợp với thực tế. Giai đoạn 2013 - 2018, chiến lược QTTK theo hướng quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong toàn hệ thống và kiểm soát tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh. Điều này được thể hiện thông qua nguồn vốn huy động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 vẫn tăng trưởng khá ổn định, trong khi đó tăng trưởng tín dụng đáp ứng quy định của NHNN và nợ xấu từng bước được kiểm soát hiệu quả.

2.4.1.2. Về chính sách quản trị thanh khoản

Căn cứ vào chiến lược QTTK và khẩu vị RRTK, về cơ bản Agribank đã thiết lập được chính sách QTTK thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý nội bộ liên quan, phù hợp với quy định của NHNN.

Chính sách QTTK đã quy định đầy đủ hơn các vấn đề cơ bản của QTTK tại Agribank như: công cụ và phương pháp đo lường thanh khoản, các chỉ số và giới hạn thanh khoản, các dấu hiệu cảnh báo sớm, các biện pháp xử lý dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản từ đó tạo cơ cở nâng cao hiệu quả QTTK tại Agribank.

2.4.1.3. Về mô hình cơ cấu tổ chức quản trị thanh khoản

Agribank đang dần hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng nói chung, QTTK nói riêng. Trong cơ cấu tổ chức QTTK tại Agribank đã thiết lập được các bộ phận chức năng cơ bản theo thông lệ như chức năng QTTK, chức năng KT - KSNB, chức năng KToNB. Các chức năng này được thực hiện trong quy trình QTTK hàng ngày và định kỳ của Agribank.

2.4.1.4. Về quy trình quản trị thanh khoản

Agribank đã thiết lập được quy trình QTTK thống nhất trong toàn hệ thống. Nhiều vấn đề mới, hiện đại, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế đã được Agribank đưa ra trong các bước của quy trình như: (i) Nhận diện vị thế thanh khoản: đã xây dựng

được các công cụ hỗ trợ như dấu hiệu cảnh báo sớm; (ii) Đo lường thanh khoản: chủ yếu sử dụng phương pháp đo lường thanh khoản tĩnh với việc thiết lập các chỉ số thanh khoản nội bộ phù hợp với quy định của NHNN và tiến dần tới chuẩn mực quốc tế như: tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày; (iii) Kiểm soát thanh khoản: sử dụng đa dạng các công cụ như giới hạn thanh khoản, dự trữ và tiếp cận thị trường (bao gồm đầu tư chứng khoán và vay trên thị trường tiền tệ); (iv) Giám sát và báo cáo thanh khoản: Agribank đã sử dụng các chỉ số thanh khoản nội bộ và dấu hiệu cảnh báo sớm để giám sát thanh khoản. Trách nhiệm thực hiện các báo cáo liên quan trực tiếp đến thanh khoản của ngân hàng đã được HĐTV quy định cụ thể trong quy chế tổ chức hoạt động của các Ban/ bộ phận và đã được các Ban/ bộ phận định kỳ thực hiện, tạo cơ sở đưa ra những quyết định điều hành đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì QTTK tại Agribank vẫn còn nhiều hạn chế:

2.4.2.1. Về chiến lược quản trị thanh khoản

Mục tiêu của chiến lược QTTK chưa được thực thi hiệu quả. Chẳng hạn, để thực hiện mục tiêu gia tăng nguồn vốn thì chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của Agribank chưa được chú trọng nhiều. Đặc biệt, các sản phẩm phái sinh vẫn còn rất hạn chế. Điều này không những làm giảm cơ hội gia tăng thu nhập mà còn giảm khả năng hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng trong trường hợp cần thiết. Chính sách huy động vốn chưa có những thay đổi mang tính đột phá, dẫn đến trong giai đoạn 2013 - 2018 vốn ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Điều này gây áp lực thanh khoản cho ngân hàng khi nhu cầu vay vốn trung, dài hạn ngày càng gia tăng.

2.4.2.2. Về chính sách quản trị thanh khoản

Văn bản pháp lý mới nhất về QTTK tại Agribank là Quyết định 510/QĐ- HĐTV-TKDB và Quyết định 1891/QĐ-HĐTV-KHNV đã có những quy định tiến bộ như nêu trên. Mặc dù vậy, chính sách QTTK của Agribank chưa hoàn thiện. Bởi vì: Các văn bản nội bộ về QTTK tại Agribank còn ít và tồn tại một số bất cập. Cụ thể:

Quy định về việc sử dụng các công cụ và phương pháp QTTK chưa đầy đủ, rõ ràng. Chẳng hạn, về việc sử dụng công cụ stress testing, Agribank chưa quy định phạm vi, các kịch bản, giả định và quy trình thử nghiệm sức chịu đựng. Từ đó, ngân hàng chưa thể xây dựng một kế hoạch dự phòng thanh khoản dựa vào stress testing.

Quy định về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong QTTK như HĐTV, BĐH, KToNB chưa cụ thể. Đồng thời, Agribank chưa có cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa KToNB, KT – KSNB với các bộ phận QTTK khác. Điều này đã làm giảm tác dụng của chính sách khi áp dụng trong thực tiễn QTTK tại Agribank.

2.4.2.3. Về tổ chức bộ máy quản trị thanh khoản

- Tổ chức bộ máy QTTK của Agribank chưa thiết lập đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết và chưa đảm bảo tính độc lập. Biểu hiện: Tại Trụ sở chính, bộ phận chuyên trách QTTK là Hội đồng ALCO chưa được tái thiết lập, thay vào đó chức năng QTTK được giao cho nhiều Ban thực hiện với đầu mối là Ban Kế hoạch - Nguồn vốn. Đây là các Ban thực hiện chức năng quản trị các mảng công việc liên quan đến thanh khoản, QTTK . Hệ thống kiểm tra kiểm soát được phân thành 3 cấp: cấp 1 là Ban kiểm soát HĐTV, cấp 2 là Ban KT - KSNB kiểm soát chung, toàn diện mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc tại Agribank, cấp 3 là Phòng KT - KSNB tại các đơn vị, chi nhánh trực thuộc của Agribank thực hiện kiểm tra, giám sát công tác điều hành, thực thi nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh trong nội bộ đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế bộ phận KT - KSNB chưa được thiết lập ở các chi nhánh loại 2 có quy mô nhỏ và ở các phòng giao dịch. Bộ phận KToNB chỉ mới thiết lập ở Trụ sở chính.

- Tổ chức bộ máy QTTK của Agribank chưa đảm bảo tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Bởi vì: (i) Tại Trụ sở chính, Hội đồng ALCO với nhiệm vụ tham mưu cho HĐTV các giải pháp quản lí và sử dụng tài sản hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank chưa được tái thiết lập; (ii) Agribank chưa có những quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các Ban/ bộ phận/Chi nhánh/ Phòng giao dịch trong QTTK.

- Trong tổ chức bộ máy QTTK tại Agribank, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, dẫn đến việc tiếp thu chính sách, quy trình QTTK của ngân hàng kém. Số

cán bộ được đào tạo chuyên môn về QTTK còn ít, ảnh hưởng đến việc tiếp thu chính sách và triển khai các công cụ đo lường, kiểm soát thanh khoản hiện đại. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ phân tích các điều kiện thị trường, dự báo các tình huống căng thẳng thanh khoản trong tương lai với ngân hàng còn thiếu và yếu.

2.4.2.4. Về quy trình quản trị thanh khoản

Hiện nay, Agribank đã thiết lập quy trình QTTK hàng ngày và định kỳ. Tuy nhiên, nội dung và vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong mỗi bước của các quy trình đó chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Điểu này gây khó khăn cho các Ban/ bộ phận trong quá trình thực hiện QTTK tại Agribank.

Việc thực hiện quy trình QTTK tại Agribank còn một số bất cập:(i) Nhận diện vị thế thanh khoản: công cụ stress testing chưa được sử dụng. Vì vậy, việc nhận diện vị thế thanh khoản và xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể làm gia tăng rủi ro và giảm hiệu quả kinh doanh của Agribank trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam ngày càng cao;

(ii) Đo lường thanh khoản: Agibank vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp đo lường thanh khoản tĩnh. Điều này có nghĩa ngân hàng sử dụng những thông tin được rút ra từ các dữ liệu đã phát sinh trong quá khứ để đo lường thanh khoản mà chưa tính đến những biến động của thị trường trong tương lai có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Do đó, kết quả đo lường thanh khoản kém chính xác, dẫn đến rất khó chủ động đối phó với các tình huống khó khăn, khủng hoảng thanh khoản; (iii) Kiểm soát thanh khoản: các công cụ hiện đại nhằm hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng còn hạn chế, chẳng hạn: các hợp đồng phái sinh, các hợp đồng Repo;

(iv) Giám sát và báo cáo thanh khoản: các báo cáo thanh khoản còn chủ yếu là ngắn hạn (hàng ngày), thiếu phân tích dài hạn, chưa được lập đầy đủ như quy định nội bộ (chẳng hạn như chưa lập báo cáo cung cầu thanh khoản) và đặc biệt chưa có một báo cáo thanh khoản tổng hợp thông tin đầy đủ về thanh khoản định kỳ của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến tính đúng đắn của các quyết định liên quan đến QTTK tại ngân hàng.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thực trạng QTTK tại Agribank giai đoạn 2013 - 2018 đã bộc lộ không ít

những hạn chế, mà nếu không khẩn trương tìm ra nguyên nhân để khắc phục thì Agribank sẽ rất khó khăn khi cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng. Theo NCS, các nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm:

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc ngân hàng tăng cường nắm giữ tài sản có sinh lời cao. Từ năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được cải thiện dần, ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng tín dụng của các NHTM và làm gia tăng RRTK.Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn nhiều bất ổn, thể hiện ở các vấn đề mà nước ta đang đối mặt đó là thâm hụt ngân sách, nợ công, thị trường ngoại hối, vàng biến động… khiến các NHTM gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn ổn định.

b. Môi trường pháp lý

NHNN đã ban hành và nhiều lần điều chỉnh các văn bản pháp lý quy định giới hạn các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Điều này đã tạo tiền đề rất quan trọng cho việc nâng cao ý thức cũng như năng lực của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn thanh khoản, đóng góp trực tiếp cho sự ổn định và gia tăng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2018. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập và chậm tiến bộ so với các chuẩn mực quốc tế [79]. Chẳng hạn:

Về quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của NHTM: Thông tư 36/2014/TT- NHNN quy định là 60% và sau đó Thông tư 06/2016/TT-NHNN đã quy định điều chỉnh theo lộ trình giảm dần 50%, 40%. Như vậy trong những quy định này, dường như NHNN mới đang hướng đến việc giải quyết những bất cập trước mắt có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM.

Về quy định tỷ lệ khả năng chi trả: Theo quy định của NHNN, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày mà NHTM phải duy trì với đồng Việt Nam là 50%. Tỷ lệ này được đánh giá là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Basel, khi mà Basel 3 đã tiến tới quy định rất chặt chẽ về QTTK.

Về giới hạn tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính Phủ của NHTM trên nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ này không được vượt quá 25% với NHTMNN và 35% đối với NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ này một mặt chưa phù hợp với quy định của Basel 2 và 3, mặt khác có thể tác động không tốt tới kế hoạch của Chính Phủ trong việc tài trợ thâm hụt ngân sách và tới sự phát triển của thị trường chứng khoán.

c. Thị trường tài chính trong nước chưa phát triển

Thị trường tài chính của Việt Nam còn kém phát triển. Điều này tác động tiêu cực đến QTTK của NHTM trên các phương diện: (i) Làm hạn chế khả năng thanh khoản của các tài sản tài chính, dẫn đến khi cần bù đắp thanh khoản thì ngân hàng chủ yếu vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặc vay tái cấp vốn NHNN với chi phí cao; (ii) Khó tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn khác với chi phí thấp hơn thị trường liên ngân hàng; (iii) Khó khăn trong việc sử dụng các công cụ hiện đại như công cụ phái sinh để QTTK.

d. Hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát NHTM của NHNN chưa cao

Hoạt động thanh tra, giám sát NHTM của NHNN còn một số hạn chế như: chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, chưa chỉ rõ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời, chủ yếu sử dụng phương pháp thanh tra tuân thủ không gắn kết chặt chẽ với giám sát trên cơ sở rủi ro… Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến khả năng phát hiện và cảnh báo sớm các vấn đề thanh khoản phát sinh tại các NHTM.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Hoạt động KT - KSNB còn kém hiệu quả

Hàng năm, Ban KT - KSNB tại Trụ sở chính đều xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát toàn diện hoặc kiểm tra theo từng chuyên đề đối với từng đơn vị trong hệ thống. Việc kiểm tra, kiểm soát có thể diễn ra thường xuyên, hay theo chu kỳ hay đột xuất tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, từng chuyên môn nghiệp vụ; qua đó để phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý các vấn đề thanh khoản nảy sinh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của NCS tại chi nhánh của Agribank

có 56,4% số phiếu cho rằng kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh thực hiện thông qua hình thức trực tiếp theo định kỳ (Phụ lục 2.3) và có 46,4% số phiếu cho rằng hoạt động KT - KSNB là không hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả QTTK tại Agribank.

b. Trình độ và nhận thức về quản trị thanh khoản của Agribank còn chưa tốt

Agribank là NHTM có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất tại Việt Nam với đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động lớn (gần 40.000 người) nhưng trình độ không đồng đều. Trong đó một lượng khá lớn nhân sự tại các chi nhánh/ phòng giao dịch ở các vùng sâu, vùng xa trình độ còn yếu, ý thức tuân thủ quy định, quy chế khi thực hiện các nghiệp vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng đến QTTK tại đơn vị. Điều này thể hiện khá rõ qua: Kết quả khảo sát của NCS tại chi nhánh của Agribank (Phụ lục 2.3) có 54,1% số phiếu cho rằng trình độ chuyên môn của cán bộ là trung bình và kém. Kết quả khảo sát của NCS đối với khách hàng cá nhân (Phụ lục 2.4) có 36,8% số phiếu cho rằng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Agribank là không tốt và rất không tốt.

c. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị thanh khoản còn nhiều bất cập

Agribank đang nỗ lực dần nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông qua các dự án hiện đại hóa công nghệ. Ngân hàng đã triển khai thành công phần mềm quản lý IPCAS cho phép dữ liệu toàn ngân hàng được xử lý tập trung, Trụ sở chính và các Chi nhánh khai thác số liệu trực tuyến hằng ngày phục vụ công tác quản trị, điều hành. Với hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp thì hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung tại Trụ sở chính sẽ giúp công tác huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao hơn, cân đối nguồn vốn toàn hệ thống diễn ra tốt hơn tạo điều kiện cho QTTK của ngân hàng thuận lợi. Đặc biệt vào năm 2009, Agribank đã hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, ngoài các module nghiệp vụ, Agribank đã bổ sung 2 module mới là thông tin quản lí (MIS) và quản trị nội bộ (GA). Tuy nhiên, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ QTTK của ngân hàng vẫn còn một số bất cập sau:

- Dữ liệu truyền trực tiếp về Trụ sở chính còn chậm, đường truyền quá tải, xảy ra nhiều lỗi trong xử lý dữ liệu làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu, dự báo

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí