thống Agribank; (iii) Tham mưu cho Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên và triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản của ngân hàng Agribank.
Với cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro như vậy, việc quản trị được tiến hành như sau: ngân hàng sẽ xây dựng cấu trúc quản trị dựa trên 3 tầng bảo vệ cùng với trách nhiệm giám sát của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành theo hướng:
- Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành thông qua: (i) quy định thống nhất vai trò và trách nhiệm về quản trị rủi ro của Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, các Ủy ban/Hội đồng trong chính sách quản trị rủi ro và các điều lệ hoạt động tương ứng và (ii) sự thành lập và hoạt động của các Hội đồng cần thiết để hỗ trợ Hội đồng thành viên và Ban Điều hành trong việc thực thi các chức năng giám sát. Quy định rõ ràng về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng, các cấp báo cáo và phải họp mặt thường xuyên. Thêm vào đó, phân công một cán bộ nắm vị trí Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO) chuyên trách về quản trị rủi ro để trợ giúp cho Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành trong việc lãnh đạo các hoạt động quản trị rủi ro. Quy định cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan đến công tác quản trị rủi ro như Pháp chế, Kế toán và Ngân quỹ, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ nhằm tăng hiệu quả sử dụng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định.
- Về cơ cấu tổ chức liên quan đến quản trị rủi ro: phân tách rõ 3 tầng bảo vệ,
đảm bảo 3 tầng bảo vệ là độc lập với nhau.
+ Tầng bảo vệ thứ nhất: Bao gồm các đơn vị kinh doanh - bộ phận chịu trách nhiệm về việc quản trị rủi ro hàng ngày trong chính hoạt động kinh doanh của họ. Các bộ phận này phải nhận thức đầy đủ về chiến lược rủi ro và đảm bảo các chính sách và giới hạn rủi ro đã phê duyệt được tuân thủ. Tầng bảo vệ thứ nhất cần phải độc lập với tầng thứ hai. Đối với rủi ro tín dụng, việc thẩm định tín dụng và quản lý quan hệ khách hàng không nên do một cùng một cá nhân phụ trách. Đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng được khuyến nghị nên bổ nhiệm các đầu mối quản trị rủi ro hoạt động tại các đơn vị kinh doanh để hỗ trợ, thúc đẩy và thực thi các công tác
quản trị rủi ro hoạt động tương ứng trong phạm vi hoạt động của các đơn vị kinh
doanh trên.
+ Tầng bảo vệ thứ hai: Bao gồm các chức năng liên quan đến rủi ro như Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ, Pháp chế, và bộ phận tuân thủ chịu trách nhiệm thiết lập khung quản trị rủi ro, xây dựng các công cụ/phương pháp luận cho quản trị rủi ro và thường xuyên thực hiện kiểm tra việc tuân thủ. Vai trò và trách nhiệm bộ phận quản trị rủi ro tại Agribank liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản và hoạt động cần phải được xác định rõ ràng trong khung quản trị rủi ro và chính sách về quản trị rủi ro để để tăng cường sự độc lập của các đơn vị này (với các đơn vị kinh doanh ở tầng thứ nhất) như một chức năng giám sát rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ phận kiểm soát nội bộ tập trung vào việc tuân thủ và chuyển giao trách nhiệm đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro cho bộ phận Kiểm toán nội bộ.
+ Tầng bảo vệ thứ ba: Kiểm toán nội bộ phải thường xuyên tiến hành xem xét và đánh giá một cách độc lập về việc thực thi và hiệu quả của khung quản trị rủi ro đã thiết lập. Kiểm toán nội bộ cũng phải có điều lệ/quy chế hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong việc thực thi vai trò này.
Hiện nay, Agribank sử dụng các báo cáo sau cho việc quản trị RRTK:
Ban Thống kê và Dự báo kinh tế lập các báo cáo: (i) Báo cáo khe hở thanh khoản theo quy định của NHNN (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo tỷ lệ thanh khoản theo quy định của NHNN (báo cáo hàng ngày).
Ban Kế hoạch Tổng hợp lập các báo cáo: (i) Báo cáo vốn hàng ngày (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn và dư nợ (báo cáo hàng ngày); (iii) Báo cáo quĩ dự trữ thanh toán cho mỗi Chi nhánh và ngân hàng (báo cáo hàng tháng); (iv) Báo cáo kế hoạch kinh doanh (báo cáo hàng quý).
Phòng Quản lý và Kinh doanh vốn lập các báo cáo sau: (i) Báo cáo về tình hình vốn hàng ngày (tổng nguồn vốn huy dộng và sử dụng vốn) (báo cáo hàng ngày); (ii) Báo cáo nguồn vốn – sử dụng vốn nội tệ (báo cáo hàng ngày); (iii) Báo cáo nguồn vốn - sử dụng vốn ngoại tệ (báo cáo hàng ngày).
2.3.2. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chiến lược thể hiện một định hướng rõ ràng và cam kết của Ban Điều hành đối với vai trò, mục tiêu và tuyên bố về ngưỡng chấp nhận rủi ro và chiến lược kinh doanh nói chung. Ngân hàng đã xây dựng, văn bản hóa, phê duyệt và truyền tải rộng rãi về chiến lược và khẩu vị rủi ro cho toàn thể cán bộ trong Agribank, qua đó giúp công tác quản trị rủi ro được thực thi có chủ đích, tích cực, chủ động và nhất quán ở cấp độ toàn ngân hàng, theo đó, đảm bảo việc thực thi các mục tiêu quan trọng.
Chiến lược quản trị RRTK được xây dựng thông qua việc xem xét và tích hợp các chiến lược kinh doanh với việc hoạch định và phát triển nguồn lực của ngân hàng trong từng giai đoạn. Ngân hàng sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống để xác định chiến lược và khẩu vị rủi ro trên cơ sở có xem xét đến quan điểm của các bên có lợi ích liên quan chính trong công tác quản trị rủi ro cũng như đảm bảo Ban Điều hành có cùng khẩu vị rủi ro. Đồng thời, ngân hàng xác định các ngưỡng chấp nhận đối với từng khu vực rủi ro cụ thể trước khi đi vào quá trình thiết lập các giới hạn rủi ro. Hiện nay, hoạt động quản trị RRTK của Agribank tập trung chủ yếu cho mục đích tuân thủ các quy định pháp lý do NHNN đưa ra, nhưng ngân hàng cũng đang từng bước cải thiện và xây dựng khung quản trị RRTK tương xứng với mức độ phức tạp và hồ sơ RRTK của mình.
Các mục tiêu chiến lược quản trị RRTK của Agribank bao gồm:
Thứ nhất, tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản là mục tiêu hàng đầu. Để đạt được yêu cầu này, Agribank đã triển khai:
- Chỉ đạo toàn hệ thống tập trung làm tốt công tác huy động nguồn vốn, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn và đa dạng hóa sản phẩm, các hình thức huy động vốn, chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế. Trong dó, các Chi nhánh lớn được khuyến khích đẩy mạnh các biện pháp huy động nguồn vốn.
- Thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay theo hướng chủ động, linh hoạt, phù hợp với thị trường để bảo đảm khả năng cạnh tranh trên từng
địa bàn hoạt động.
- Xây dựng các cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị huy động thừa vốn, chính sách ưu đãi đối với khách hàng, gắn công tác huy động đối với công tác cho vay, mua bán ngoại tệ và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Có chính sách về phí, lãi suất, cung ứng dịch vụ và chăm sóc đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.
- Thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn không ổn định (cả nguồn vốn nội tệ lẫn nguồn vốn ngoại tệ) đối với tiền gửi, tiền vay. Đồng thời, thực hiện việc quản lý huy động nguồn vốn từ thị trường II tập trung tại Hội sở chính thông qua Sở Giao dịch, nhằm giảm áp lực thanh khoản đối với Agribank khi thị trường vốn có những biến động phức tạp (Sơ đồ 2.2).
- Tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào giấy tờ có giá, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, nâng cao tỷ lệ dự trữ vốn thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai, tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung ưu tiên bảo đảm đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn, kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản, chứng khoán, nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực thi chiến lược này, Agribank chú trọng:
- Thực hiện đầu tư tín dụng có trọng điểm, chọn lọc khách hàng, thực hiện tốt các chương trình của Chính phủ, đảm bảo đủ vốn cho nông nghiệp, nông thôn trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh lương thực, thủy sản, xuất khẩu, cho vay khắc phục thiên tai.
- Kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống; tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để chủ động thu hồi vốn, đảm bảo thanh khoản, giảm sự mất cân đối về thời hạn đến hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ, vì Agribank thường huy động vốn với kỳ hạn ngắn hạn là chủ yếu. Vốn huy động ngắn hạn tại Agribank thường chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 69-76% trong các năm từ 2015 trở về trước. Trong khi cho vay kỳ hạn dài thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40% tổng dư nợ tín dụng, nghĩa là sẽ có một tỷ trọng nhất định vốn huy động ngắn hạn
được sử dụng để cho vay trung dài hạn, tạo ra rủi ro kỳ hạn cho ngân hàng (điều này không chỉ xảy ra đối với Agribank mà là thực trạng chung tại hầu hết các NHTM tại Việt Nam với tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn lên tới khoảng 40% đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng năm 2016. [46]
- Tập trung thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để quay vòng vốn nhanh theo chủ trương “Tam nông” của Đảng và Nhà nước.
- Kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng.
Thứ ba, tại các Chi nhánh Cấp I, Cấp II và các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh chủ động tính toán, cân đối tổng cung, tổng cầu thanh toán hàng ngày để bảo đảm khả năng chi trả.
Thứ tư, hàng tuần, các Phòng Giao dịch phải tính toán nhu cầu lĩnh, nộp ngoại tệ về chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ.
Để đạt được các mục tiêu chiến lược quản trị RRTK, Agribank sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:
Về chính sách quản trị RRTK
Agribank đã ban hành Quyết định 2140 được sử dụng như chính sách quản trị RRTK, đồng thời, ngân hàng đang xây dựng bản dự thảo chính sách quản trị RRTK thông qua việc sắp xếp lại, làm rõ và bổ sung các nội dung của Quyết định 2140 trên.
Agribank cũng đang tiến hành xây dựng phương pháp luận cho việc xác định các chi phí, lợi ích và RRTK tương ứng với các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng, xây dựng chính sách và hệ thống Điều chuyển vốn nội bộ (tự xây dựng hoặc mua ngoài) để đáp ứng mục tiêu trên (Sơ đồ 2.2). Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản trị thanh khoản và lãi suất.
Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý nguồn vốn tại Agribank
TRỤ SỞ CHÍNH
Chi nhánh thừa vốn
Gửi
Vay
Thị trường liên Ngân hàng
Chi nhánh thiếu vốn
Huy động Cho vay
Nguồn: Agribank (2016) [1]
Thử nghiệm sức chịu đựng và Kế hoạch vốn dự phòng
Hiện tại Agribank chưa thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ. Nhưng thời gian tới sẽ định kỳ thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về thanh khoản. Để làm được điều đó, phạm vi, các kịch bản, giả định và quy trình thử nghiệm sức chịu đựng cũng sẽ được xây dựng, lập thành văn bản và được phê duyệt. Bên cạnh đó, Agribank cũng sẽ xây dựng một kế hoạch vốn dự phòng gắn liền với thử nghiệm sức chịu đựng.
Giám sát và báo cáo RRTK
Hiện tại, Agribank đang bám sát các giới hạn tuân thủ theo quy định của NHNN cho mục đích quản trị RRTK. Tuy vậy, do các tiêu chí được đưa ra trong các quy định của NHNN thiếu tính cá biệt, căn bản không phù hợp với thực tiễn hoạt động và không giúp nhiều cho công tác quản trị RRTK của Agribank, do vậy, để kiểm soát được RRTK, Agribank sẽ thiết lập các giới hạn/tiêu chuẩn nội bộ đối với toàn bộ các phương pháp đo lường rủi ro. Quy trình thiết lập giới hạn sẽ được quy định bằng văn bản. Agribank cũng sẽ quy định bằng văn bản quy trình báo cáo lên các cấp trong trường hợp vượt hạn mức. Các báo cáo sẽ cung cấp thông tin một cách kịp thời lên Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành và các bên liên quan.
Bảng 2.25: Diễn biến nắm giữ các tài sản thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tiền mặt (A) | 8.548 | 8.045 | 9.637 | 10.947 | 11.830 | 11.743 |
Tiền gửi tại TCTD (B) | 55.407 | 61.199 | 63.593 | 56.316 | 104.891 | 72.923 |
Tiền gửi của khách hàng (C) | 506.316 | 557.028 | 634.505 | 700.124 | 810.101 | 924.155 |
H8= (A+B)/C | 12,63 | 12,43 | 11,54 | 9,61 | 14,40 | 9,16 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nguồn Vốn Ngắn Hạn Được Sử Dụng Để Cho Vay Trung Hạn Và Dài Hạn
- Kết Quả Hồi Quy Nhân Tố Tác Động Tới Rrtk Tại Agribank (Biến Phụ Thuộc: Fgapr)
- Khuôn Khổ Pháp Lý Và Mô Hình Tổ Chức Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Nhân Tố Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Agribank
- Diễn Biến Thâm Hụt Ngân Sách Và Nợ Công Của Việt Nam (%)
- Đa Dạng Hóa Hoạt Động Huy Động Vốn, Tăng Tính Ổn Định Của Nguồn Vốn
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: Agribank (2016) [1]
Quan sát Bảng cân đối tài sản của Agribank qua các năm có thể thấy rằng chiến lược của Agribank là quản trị RRTK kết hợp, trong đó tỷ trọng tiền mặt nắm giữ tại quĩ tương đối thấp, chủ yếu vẫn là huy động tiền gửi từ khách hàng và khi có khó khăn về thanh khoản thì vay nợ - trong đó chủ yếu vẫn là vay từ NHNN.
Bảng 2.26: Diễn biến vay nợ trên thị trường tiền tệ của Agribank giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Vay các TCTD | 28.455,64 | 10.945,29 | 16.329,98 | 9.644,60 | 3.822,58 | 4.043 |
Vay NHNN | 56.000,50 | 26.738,05 | 21.587,63 | 17.566,58 | 17.126,98 | 26.593 |
Tổng | 84.456,14 | 37.683,34 | 37.917,61 | 27.211,18 | 20.949,56 | 30.636 |
Nguồn: Agribank (2016) [1]
Các tài sản có tính thanh khoản cao mà Agribank nắm giữ chỉ ở mức trung bình, chủ yếu là vay nợ, chủ yếu vay từ NHNN. Tuy vậy, năm 2011 trước tình hình NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt làm lãi suất của nghiệp vụ thị trường mở tăng cao, kéo theo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng khá cao (tháng 4/2011 lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên tới 19%-20%/năm. Kỳ hạn 1 tháng khoảng 22%-23%/năm). Trong giai đoạn này, Agribank tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản, đồng thời, cũng tăng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Việc quản trị RRTK của Agribank đã và đang được quan tâm sâu sắc và từng bước được hoàn thiện trên cơ sở đặt trong mối quan hệ tổng thể về công tác quản trị rủi ro trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.3.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Toàn bộ nội dung của quy trình quản trị rủi ro, trong đó có RRTK của Agribank được mô tả khái quát tại sơ đồ 2.3.
Sơ đồ 2.3: Mô hình quản trị rủi ro toàn diện
Nguồn: Agribank (2016) [1]
2.3.3.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản của Agribank
Nhận diện RRTK có tầm quan trọng đặc biệt trong quản trị RRTK, bởi vì thông qua đó giúp NHTM có thể chủ động đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời và phù hợp. Để nhận diện được RRTK tiềm ẩn, Agribank đã thường xuyên kiểm soát 5