Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Và Một Số Địa Phương Việt Nam Trong Phát Triển Du Lịch Và Bài Học Vận Dụng Cho Tỉnh An Giang:‌


1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO TỈNH AN GIANG:‌

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới:

Hiện tượng du lịch xuất hiện từ khi xã hội loài người quá trình phân công lao động lớn lần thứ hai, khi nghề tiểu thủ công nghiệp được tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.

Biểu hiện của du lịch trở nên rõ nét khi ngành thương nghiệp ra đời vào thời đại chiếm hữu nô lệ, khi xã hội có sự phân công lao động xã hội lần thứ ba.

Trong thời kỳ Ai cập và hy Lạp cổ đại, ngoài các nhà hoạt động chính trị, các nhà buôn, nhà quý tộc... sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để đi tham quan giải trí ở những miền đất lạ đối với họ, còn phần lớn các chuyến đi chủ yếu với mục đích tôn giáo. Trong những ngày lễ hội, hàng ngàn các tín đồ thực hiện những chuyến hành hương tới các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ Ki tô giáo để cầu nguyện, cúng bái. Các cuộc hành hương này có thể kéo dài hàng tháng.

Sau đó loài người phát hiện ra nguồn chất khoáng có khả năng chữa bệnh thì loại hình du lịch phát triển. Vì vậy tại các khu vực có nguồn chất khoáng đã thu hút ngày càng đông du khách đến nghỉ ngơi chữa bệnh. Tuy nhiên hiện tượng du lịch chỉ mang tính tự phát các chuyến đi du lịch do các cá nhân tự tổ chức chưa xuất hiện các hoạt động kinh doanh du lịch.

Thời kỳ văn minh La Mã, do xã hội đã có sự phát triển, vào thời kỳ này những người La Mã đã tổ chức các chuyến đi tham quan các ngôi đền và Kim Tự Tháp Ai Cập, các ngôi đền ở ven Địa trung Hải và Tiểu Á. Thời kỳ này ngoài các loại hình du lịch tôn giáo đã xuất hiện các loại hình du lịch công vụ, tham quan, du lịch chữa bệnh... Trong thời kỳ này, con người đã có sự ham muốn các chuyến đi để thoả mãn nhu cầu về tìm hiểu thế giới xung quanh. Số người đi du lịch đã trở nên đáng kể và du lịch bắt đầu trở thành một cơ hội kinh doanh.

Sự suy sụp của nhà nước La Mã cùng với các cuộc chiến tranh triền miên đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của du lịch. Thời kỳ này đạo Thiên chúa đã trở thành một lực lượng lớn mạnh ở Châu Âu: Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch chủ yếu trong giai đoạn này. Những cuộc thập tự chinh tôn giáo, hành


hương về thánh địa, nhà thờ diễn ra một cách rầm rộ. Các quán trọ hai bên đường mọc lên để phục vụ mọi người không phải vì mục đích kinh tế mà chủ yếu là vì Chúa. Các dịch vụ du lịch khác ra đời. Nơi bán đồ ăn, thức uống, nơi bán đồ lưu niệm, các đồ tế lễ và xuất hiện những người chuyên hướng dẫn cho khách cách đi lại, cách hành lễ.

Trong thời kỳ phong kiến, hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn. Số người đi du lịch tăng nhanh. thời kỳ này các loại hình du lịch như công vụ, tôn giáo, chữa bệnh và vui chơi giải trí... phát triển mạnh. Du lịch lúc này không chỉ còn là cơ hội kinh doanh mà nó đã bắt đầu định hình với tư cách là một ngành kinh tế - ngành du lịch. Tuy nhiên hoạt động du lịch và kinh doanh cũng chỉ phát triển ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Anh - Pháp - Thụy Sỹ - Đức...

Thời kỳ Cận đại ( từ những năm 40 của thế kỷ 17 đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ) hiện lượng du lịch đã xuất hiện rộng rãi hơn. Song du khách vẫn tập trung vào các đối tượng như: những nhà tư bản giàu có, giới quý tộc trong xã hội. Thời kỳ này do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành giao thông vận tải đã tạo ra một kỹ nguyên mới cho sự phát triển của ngành du lịch. Việc sử dụng đầu máy hơi nước và sử dụng hệ thống đường sắt đã làm cho các cuộc hành trình tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch đông hơn, hành trình đi nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian, nên đi được xa hơn và đến được nhiều nơi hơn. Xem xét du lịch với tư cách là một ngành kinh tế thì nó mới thực sự xuất hiện từ giữa thế kỷ 19. Năm 1841, Thomas Cook, người Anh tổ chức chuyến đi đông người đầu tiên đi du lịch trong nước. Chuyến đi này ông đã tổ chức cho 570 người Anh đi dự hội nghị bằng đường sắt, họ được phục vụ ca nhạc, món ăn nhẹ và nước chè. Sau chuyến đi đó Thomas Cook đạt được một thành công lớn chứng tỏ việc tổ chức các chuyến đi du lịch sẽ mang lại nguồn thu nhập cao. Một năm sau (1842) ông thành lập văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh nhằm tổ chức cho người Anh đi du lịch ra nước ngoài và trong nước. Từ đó đã hình thành và phát triển một hoạt động kinh doanh mới trong du lịch - hoạt động lữ hành có chức năng làm cầu nối giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.

Đối với kinh doanh khách sạn thì vào năm 1880, các nước như Pháp, Thụy Sỹ, Áo có hoạt động kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Nhưng sau đó hoạt động du lịch và kinh doanh bị đình trệ trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai.


Từ những năm 1950 trở về đây, ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Năm 1979, đại hội của tổ chức du lịch thế giới (WTO) chọn ngày 27 tháng 9 làm ngày du lịch thế giới. Đến nay du lịch đã trở thành một nhu cầu có tính phổ biến trong quảng đại quần chúng trên thế giới và ngành du lịch đã được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư và được coi là một ngành công nghiệp số một, ngành công nghiệp không khói và là một ngành kinh doanh lớn nhất, năng động nhất trên thế giới.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2010 lên tới 1.006 triệu lượt người, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước 900 tỉ USD và giải quyết thêm khoảng 150 triệu việc làm trực tiếp. Tập trung chủ yếu ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam á chiếm khoảng 24% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực.

Bảng 1.3: Dự báo phát triển du lịch thế giới.


Năm

Số lượng du khách

( Triệu lượt người)


2005

800


2008

900


2010

1.006

Thị trường lớn thứ nhất là Châu âu, thứ hai là Đông á-

Thái Bình Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 6

Nguồn Dự báo của WTO [98]

1.3.1.1. Xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới:

- Xu hướng đầu tiên của sự phát triển du lịch trên thế giới là sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng khách du lịch. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này là mức sống của người dân ngày càng gia tăng, trong khi đó giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch lại hạ hơn. Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. Trong lúc đó do tốc độ đô thị hóa nhanh đã tác động đến tâm lý và hành vi của con người, tạo cho những thói quen và nhu cầu văn hoá, đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên, tạo sự ô nhiễm môi trường... do đó đã thúc đẩy con người đi du lịch.


Cụ thể, năm 1950 có 25.285.000 lượt người tham gia vào cuộc hành trình du lịch thì đến năm 1980 con số đó là: 289 triệu lượt người, năm 1990 là 458 triệu lượt và năm 2000 là 650 triệu lượt người và năm 2002 là 714 triệu lượt ng ười và năm 2005 là 800 triệu lượt người. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc tế năm 1950 là 2,1 tỷ USD thì năm 1980 là: 102,372 tỷ USD, năm 1990 là 266,207 tỷ USD, năm 2000 là 480 tỷ USD, năm 2002 là 474 tỉ USD .

- Xu hướng thứ hai là xã hội hoá thành phần du khách. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cơ cấu thành phần du khách có sự thay đổi. Du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội.

Xu thế quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi nước và du lịch đại chúng ngày càng phát triển. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mức sống của người dân được nâng cao, giá cả hàng hoá và dịch vụ rẻ, phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở kinh doanh lưu trú ăn uống... phong phú và thuận tiện, chính sách khuyến khích du lịch của chính quyền các nước thể hiện ở việc giảm giá dịch vụ, miễn giảm thuế... nhiều nơi tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không có khả năng chi trả.

- Xu hướng thứ ba là việc mở rộng địa bàn du lịch. Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khách du lịch chủ yếu tập trung ở Tây Âu - Bắc Âu, Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Cụ thể là các nước như vùng Địa Trung Hải, vùng Biển Đen (Hungary - Ba Lan vùng đảo Hawaii và vùng vịnh Caribe).

Đến cuối những năm bảy mươi luồng khách du lịch có sự thay đổi rõ rệt, luồng khách du lịch quốc tế chuyển dần sang châu Á – Thái Bình Dương. Khách du lịch đến Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm những người đi tìm cơ hội kinh doanh, ký kết hợp đồng, nghiên cứu điều kiện đầu tư... Một số khác đến đây vì cảnh quan hoặc muốn tìm hiểu về văn hoá phương Đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ. Ở châu Á, khu vực các nước Đông Nam Á là một khu vực có hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.

Từ thập niên 1970 trở đi tình hình du lịch khu vực Đông Á-Thái Bình Dương phát triển mạnh. Số du khách quốc tế đến du lịch và ngoại tệ thu được đều tăng qua các năm và cao gần gấp đôi bình quân toàn thế giới. Những năm gần đây với tác động của phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngành du lịch ở Đông Nam Á và Châu Úc ngày càng phát triển, chiếm thị phần ngày càng cao. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hàng năm số lượng


khách du lịch quốc tế tăng lên 2% thì lượng khách đến các nước vùng Đông Nam Á tăng lên 4%. Sở dĩ các nước trong vùng Đông Nam Á thu hút số lượng khách du lịch đông vì đây là thị trường du lịch mới đem lại cho du khách nhiều hứng thú. Giá cả các hàng hoá và dịch vụ du lịch rẻ hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Các mặt hàng hoá tiêu dùng và mỹ nghệ phong phú, đa dạng về chủng loại, số lượng và giá cả rẻ nhiều so với các nước khác.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia trên thế

giới :

Việc tham khảo mô hình phát triển du lịch của các nước điển hình trên

thế giới là một việc rất cần thiết để làm cơ sở cho việc hình thành các giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh An Giang. Dưới đây là những bài học kinh nghiệm có giá trị lớn để học hỏi, nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm, cụ thể là:

Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Việc xây dựng và phát triển du lịch của Trung Quốc đã tạo ra bước đột phá trong lịch sử về số lượng khách và tính đa dạng, phong phú của ngành du lịch. Trung Quốc đã chọn hướng đi đúng thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chánh nhanh gọn, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề và rất đa dạng.

Thành công trong phát triển du lịch của Trung Quốc là sự hình thành phát triển và trưởng thành rất hợp lý, phù hợp của thể chế du lịch của Trung Quốc. Việc xây dựng và phát triển thể chế quản lý du lịch của Trung Quốc đến nay, có thể chia ra hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất ( từ thời kỳ đầu lập nước đến năm 1976 kết thúc “cách mạng văn hóa”).

Năm 1949, sau khu Trung Quốc mới ra đời, theo đà khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân của Trung Quốc, sự nghiệp du lịch của Trung Quốc bắt đầu phát triển từng bước. Để thích ứng với nhu cầu Hoa Kiều ở nước ngoài trở về nước thăm viếng người thân và tham quan, tháng 11 năm 1949 đã thành lập Công ty Dịch vụ Lữ hàng Hoa Kiều Hạ Môn, chủ yếu phụ trách công tác đón tiếp Hoa Kiều về nước, là cơ quan tiếp đón du lịch đầu tiên của Trung Quốc mới. Năm 1953, thành lập Công ty Dịch vụ Lữ hành Hoa Kiều Bắc Kinh. Năm 1954, nghiệp vụ du lịch quốc tế đón tiếp du khách nước ngoài bắt đầu, đã thành lập Công ty Lữ hành Quốc tế Trung Quốc, lúc bấy giờ chủ yếu đón du khách các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô cũ, Đông Âu, Triều Tiên, Việt Nam. Năm


1958 triệu tập hội nghị công tác ngoại vụ toàn quốc, Trung ương thành lập lãnh đạo ngoại vụ, Quốc vụ viện thành lập văn phòng Ngoại vụ, các tỉnh, thành phố, khu tự trị cùng thành lập Văn phòng Ngoại vụ tương ứng kiêm quản lý công việc lữ hành du lịch. Đầu những năm 60 thế kỹ XX, bắt đầu tiếp đón du khách phương Tây và khu vực Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh, nhưng do điều kiện trong và ngoài nước đương thời nên số người du lịch rất ít.

Năm 1963, ở Bắc Kinh đã thành lập Công ty Dịch vụ lữ hành Hoa Kiều. Năm 19964, tiến hành cải tổ và mở rộng Công ty lữ hành Quốc tế Trung Quốc, chính thức thành lập Cục Quản lý sự nghiệp lữ hành du lịch Trung Quốc trực thuộc Quốc vụ viện lãnh đạo công tác du lịch quốc tế của Trung Quốc. Năm 1966 “đại cách mạng văn hóa” bắt đầu, ngành du lịch bị quấy rối và phá hoại nghiêm trọng. Trong 10 năm biến động, sự nghiệp du lịch Trung Quốc lâm vào trạng thái đình đốn, ngành du lịch vừa bước vào quỹ đạo đã bị tổn thất nặng nề. Năm 1979 Tổng Công ty Dịch vụ lữ hành Hoa Kiều đổi tên thành Tổng Công ty lữ hành hoa kiều.

Giai đoạn này, sự nghiệp du lịch của Trung Quốc từ không đến có, thể chế quản lý du lịch bắt đầu được xây dựng từng bước. Sự nghiệp du lịch của giai đoạn này về cơ bản lấy đón tiếp khách chính trị làm chính, được ghép vào công tác giao lưu hữu hảo đối ngoại, là một bộ phận của sự nghiệp văn hóa hoặc công tác ngoại vụ, việc thu phí không được xem là một sự nghiệp kinh tế để kinh doanh.

- Giai đoạn thứ hai ( từ 1977 đến nay):

Giai đoạn này là giai đoạn sự nghiệp du lịch của Trung Quốc từng bước được khôi phục, phát triển, chuyển quỹ đạo, thể chế quản lý mới từng bước được xác lập. Năm 1976 sau khi “cách mạng văn hóa” kết thúc, theo đà khôi phục và phát triển thêm một bước các sự nghiệp của Trung Quốc, sự nghiệp du lịch cũng được khôi phục và phát triển. Năm 1978 đã thành lập tổng cục quản lý sự nghiệp du lịch lữ hành của Trung Quốc, các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc lần lượt thành lập Cục quản lý sự nghiệp du lịch lữ hành, phụ trách sự nghiệp du lịch quốc tế của toàn quốc và tỉnh, thành phố, khu tự trị. Năm 1981, Quốc vụ Viện đã ban hành quyết định về việc tăng cường công tác du lịch, nhấn mạnh phải xuất phát từ thực tế của Trung Quốc, từng bước đi con đường du lịch kiểu Trung Quốc thích hợp với tình hình của Trung Quốc, ngày càng phát triển thịnh vượng, chỉ ra phương chăm phát triển du lịch của Trung Quốc thời kỳ sau này là : tích cực phát triển phù hợp với sức mình, tiến bước


vững chắc. Năm 1982, Tổng Cục Quản lý sự nghiệp du lịch lữ hành Trung Quốc và Tổng Công ty dịch vụ lữ hành Hoa Kiều Trung Quốc tách ra, không kiêm chức năng kinh doanh nghiệp vụ và đổi tên thành Cục Du Lịch Nhà nước của Nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa làm cơ quan hành chính quản lý sự nghiệp du lịch toàn quốc, thống nhất quản lý công tác du lịch cả nước. Năm 1984, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công sản Trung Quốc và Văn phòng viện chuyển phát Báo cáo về các vấn đề mở ra cục diện mới của công tác du lịch của Cục Du Lịch Nhà nước, nêu ra việc song song với việc phát triển du lịch quốc tế của Trung Quốc phải tích cực phát triển du lịch trong nước làm cho du lịch quốc tế và du lịch trong nước cùng tiến lên. Đề ra phương châm việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch phải phối hợp giữa nhà nước, địa phương, tập thể và cá nhân, kết hợp giữa tự lực cánh sinh với tranh thủ đầu tư của nước ngoài. Cũng trong năm này, Quốc vụ Viện lại phê chuẩn Báo cáo về cải cách thể chế du lịch của Cục Du lịch Nhà nước, đề ra phải đơn giản thủ tục, tăng cường quyền hạn cho cấp dưới, chính quyền và xí nghiệp tách bạch, đồng thời nêu ra phải tăng cường quản lý du lịch trong nước, phát huy tính tích cực trong mọi mặt, hướng dẫn và khuyến khích xây dựng cơ sở du lịch trong nước về các mặt nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng tăng của quần chúng nhân dân. Năm 1986, Quốc Vụ Viện triệu tập Hội nghị công tác du lịch toàn quốc, xác định chính thức đưa ngành du lịch vào trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Năm 1988 văn phòng Quốc vụ chuyến phát 10 ý kiến của Cục Du lịch Nhà nước về tăng cường công tác du lịch, đã xác định về các vấn đề chính tăng cường quản lý ngành nghề du lịch.

Việc đề ra các phương châm chính sách lớn và chính sách tương ứng về phát triển du lịch đó tác động sự phát triển của ngành du lịch Trung Quốc từng bước đi vào quỹ đạo đúng đắn, hoàn thành sự chuyển biến từ mô hình chính trị sang mô hình kinh tế, thể chế quản lý du lịch cũng từng bước được xác lập. Điều này chủ yếu thế hiện các mặt sau:

+ Hình thành hệ thống quản lý hành chính du lịch tương đối hoàn chỉnh. Ngoài Cục Du Lịch Nhà nước do Quốc vụ Viện trực tiếp lãnh đạo ra, các tỉnh, thành phố trực thuộc, khu tự trị, thành phố đơn vị kế hoạch, thành phố thuộc tỉnh (khu, châu) và không ít cơ quan hành chính cấp huyện đều thành lập Cục Du Lịch, sơ bộ hình thành hệ thống quản lý, hành chính du lịch tương đối hoàn chỉnh.

+ Đã xây dựng hệ thống chế độ xí nghiệp hỗ trợ các hình thức kinh tế. Xí nghiệp du lịch từ chế độ sở hữu toàn dân đơn thuần đã từng bước chuyển thành


hệ thống chế độ xí nghiệp, nhiều hình thức kinh tế cũng tồn tại như toàn dân, tập thể, tư doanh, hợp tác trong và ngoài nước, hợp tác 100% vốn nước ngoài. Đồng thời hình thức tổ chức xí nghiệp du lịch bước đầu phát triển. Các tập đoàn quản lý khách sạn lớn của nước ngoài nhanh chóng kéo vào thị trường Trung Quốc, tập đoàn khách sạn và công ty quản lý của Trung Quốc cũng bắt đầu xuất hiện. Cơ chế đầu tư, cơ chế hình thành giá cả và cơ chế tiêu thụ sản phẩm của ngành du lịch đều đã tỏ rõ xu hướng thị trường hóa.

+ Việc quản lý ngành nghề du lịch được từng bước thúc đẩy. Trên phạm vi quản lý ngành nghề, căn cứ vào đặc điểm của ngành du lịch, trọng điểm thực hiện quản lý ngành nghề đối với sáu yếu tố cơ bản là: ăn, nghỉ, đi lại, du lịch, mua sắm, vui chơi giải trí. Về biện pháp quản lý, cơ quan hành chính du lịch không trực tiếp nhúng tay vào hoạt động quản lý kinh doanh của xí nghiệp du lịch mà là dùng biện pháp kinh tế, hành chính, pháp luật để quản lý gián tiếp, đồng thời phải kết hợp giữa quản lý với dịch vụ.

+ Hệ thống pháp luật điều lệ của việc vận hành xí nghiệp du lịch và quản lý hành chính du lịch từng bước được xác lập. Năm 1985, Quốc Vụ Viện đã ban hành Điều lệ tạm thời về quản lý công ty du lịch, trở thành luật lệ hành chính chính thức đầu tiên về quản lý du lịch Trung Quốc. Sau đó, Quốc vụ viện và Cục Du Lịch Nhà nước lần lượt ban hành hàng loạt luật lệ hành chính có liên quan. Đồng thời nhà nước còn ban hành một số pháp luật có liên quan đến phát triển du lịch như: Luật Hải quan, luật văn vật, luật quản lý xuất nhập cảnh, điều lệ quản lý khu thắng cảnh phong cảnh…các pháp luật, luật lệ lúc này đã từng buớc hình thành một hệ thống pháp luật điều lệ có phân tầng nấc, phân loại, khiến việc quản lý du lịch có luật để thực hiện, thể chế quản lý và tổng thể phát triển du lịch từng bước đi lên con đường chính quy hoá, chuyên nghiệp hóa, khoa học hóa và phát triển lành mạnh ổn định.

Kinh nghiệm của Thái Lan:

Thái Lan là quốc gia rất thành công trong phát triển du lịch, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia. Trong những năm gần đây với định hướng, chính sách đúng đắn đã đưa hoạt động du lịch của Thái Lan thu hút lượng khách rất lớn. Ưu thế của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn tốt. Trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đất nước giai đoạn 1997-2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hướng ưu tiên bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022