Sự Hài Lòng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học


Tại sao có sự khác biệt trong hiểu biết về các kỹ năng QLDH như vậy? Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học là khả năng người hiệu

trưởng vận dụng có kết quả những tri thức quản lý vào hoạt động quản lý dạy

học của mình. Như vậy để có tri thức, hiểu biết về kỹ năng QLDH cũng như để có được sự thuần thục khi thực hiện các hoạt động QLDH đòi hỏi quá trình tích lũy và rèn luyện lâu dài với sự nỗ lực không ngừng, bởi vậy về mặt này các hiệu trưởng tiểu học có thâm niên quản lý cao thuận lợi hơn.

Khi được hỏi về khó khăn trong hoạt động QLDH, hiệu trưởng trẻ T.T.N (sinh năm 1979, có 2 năm thâm niên làm hiệu trưởng) tâm sự: “Mặc dù từng giữ chức vụ hiệu phó trước khi làm hiệu trưởng, nhưng 2 năm đảm nhận chức vụ hiệu trưởng Tiểu học tôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý nói chung và QLDH nói riêng, do phần lớn những hiểu biết về hoạt động quản lý tôi có được là tự tìm hiểu qua các thông tư, công văn, từ kinh nghiệm trong quá trình công tác ở trường tiểu học, vì thế mà nhiều khi làm việc cũng thiếu khoa học lắm”. Điều này một lần nữa cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho cán bộ quản lý trong các nhà trường của phòng giáo dục hạn chế.

+ So sánh theo các ý kiến đánh giá khác: có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo viên trong trường về mức độ

hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH, thể hiện đánh giá) và 1,59 (đánh giá của CBQL và giáo viên trong trường).


X =1,62 (tự

Tìm hiểu nhận thức và nhu cầu nhận thức của hiệu trưởng, chúng tôi được biết: “Phải hiểu biết nhiều về quản lý chứ, nếu không làm sao quản lý tốt được, tuy nhiên tôi thấy mình còn phải học hỏi nhiều, nếu không thường xuyên cập nhật tri thức quản lý theo xu hướng phát triển của xã hội thì sớm muộn cũng sẽ tụt hậu và bị đào thải thôi”, hiệu trưởng M.H.T chia sẻ. Cũng theo cô, “5 năm một chu kỳ bồi dưỡng cán bộ quản lý như quy định hiện nay là hợp lý, có như thế chúng tôi mới thường xuyên cập nhật cái mới chứ”.

3.2.2. Sự hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học


Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học không chỉ thể hiện ở chỗ người hiệu trưởng lĩnh hội và thực hiện hoạt động QLDH có kết quả, mà còn thể hiện sự sự hài lòng, thỏa mãn với hoạt động QLDH của mình.

Bảng 3.6. Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học



TT


Hài lòng với hoạt động QLDH

Hiệu trưởng tự đánh giá

Người khác đánh giá

Hiệu trưởng và người khác


đánh giá


Giới tính


Thâm niên


Chung

Nam

Nữ

ĐLC

<5

năm

>5

năm

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC

1

Hứng thú

1,64

1,73

.094

1,72

1,61

.353

1,69

.400

1,75

.557

1,72

.488

2

Thích sáng tạo

1,71

1,92

.011

1,89

1,68

.104

1,83

.416

1,81

.479

1,82

.449

3

Tích cực

tìm tòi..

1,54

1,56

.574

1,57

1,52

.231

1,55

.383

1,62

.458

1,59

.424

Chung

1,64

1,76

.159

1,75

1,61

,254

1,70

.301

1,73

.446

1,72

.382

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 14

Ghi chú: 1: Hứng thú với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

2: Sự sáng tạo trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

3: Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học

Nhận xét:

- Nhìn vào bảng 3.6 cho thấy sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học rất đa dạng, biểu hiện ở sự hứng thú với hoạt động QLDH, sự sáng tạo trong hoạt động QLDH và sự tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản

lý của hiệu trưởng tiểu học. Đánh giá chung mức độ hài lòng với hoạt động

QLDH của hiệu trưởng tiểu học là ở mức độ trung bình, thể hiện điểm trung bình


chung của các biểu hiện X =1,72 (1,40≤TB≤2,00). Có sự phân tán trong câu trả lời

của khách thể nghiên cứu khi đánh giá mức độ hài lòng về hoạt động QLDH của hiệu trưởng (ĐLC=.382). Như vậy, nhìn chung hiệu trưởng tiểu học hiện nay còn tỏ ra băn khoăn lo lắng, chưa hài lòng với hoạt động QLDH của mình.

Mức độ không đồng đều đối với các khía cạnh của sự hài lòng và theo mức độ thứ bậc: Người hiệu trưởng tự đánh giá cao nhất là Tích cực tìm tòi, học hỏi

kinh nghiệm quản lý ( X =1,59, xếp thứ bậc 1); thứ hai là Hứng thú với hoạt động


QLDH ( X =1,72, thứ

bậc 2); và cuối cùng là

Thích sáng tạo trong hoạt động


QLDH ( X =1,82, thứ bậc 3), Có thể thấy sự sáng tạo trong quá trình hoạt động

QLDH của hiệu trưởng tiểu học chưa được thể hiện rõ.

Tìm hiểu lí do hạn chế sự sáng tạo trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, chúng tôi nhận thấy hoạt động quản lý của hiệu trưởng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dẫn đến sự thụ động này. Luật Giáo dục ra đời năm 2005, quản lý nhà trường phổ thông chính thức chuyển sang phương thức quản lý lấy nhà trường làm cơ sở, hiệu trưởng được giao quyền tự chủ. Điều lệ trường tiểu học 2007 cụ thể hoá nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng: hiệu

trưởng chịu trách nhiệm báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng

trường và các cấp có thẩm quyền; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường… nhưng quyền hạn của

hiệu trưởng đến đâu để

thực hiện quyền tự

chủ

đó thì chưa có, hiệu trưởng

không có điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền tự chủ được giao phó với cách phân bổ tài chính và cơ chế tài chính bị trói buộc. Điều này cho thấy yêu cầu về trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi, đồng thời cũng cho thấy hạn chế rất nhiều sự sáng tạo, ít xuất hiện những hiệu trưởng với những tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi. Khi được hỏi: “Sự sáng tạo trong quyết định QLDH nào của đồng chí làm đồng chí tâm đắc nhất với trong quá trình quản lý của mình?”,

Cô L.T.T, hiệu trưởng trường N.X chia sẻ: “Thú thực đây là điều từng khiến

chúng tôi trăn trở, tuy nhiên, không nhiều khi chúng tôi có sự sáng tạo trong các quyết định QLDH của mình. Để có các quyết định QLDH mang tính đột phá, ngoài điều kiện cần về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên…là các điều kiện

khác, đó là sự

phù hợp với các chính sách, cơ

chế, luật của nghành, chủ

trương của địa phương…, bên cạnh đó không thể không tính đến sức ép trong bệnh thành tích. Vì vậy, thay bằng việc tìm tòi cách đi mới, chúng tôi vẫn

thường chọn sự an toàn là áp dụng các phương pháp quản lý đã được vận

dụng nhiều trong thực tiễn”.


* Sự khác biệt trong biểu hiện sự hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH theo các biến số.

+ So sánh theo gii tính: Hiệu trưởng tiểu học là nam giới đánh giá mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của mình cao hơn nữ giới, thể hiện điểm trung


bình chung của hiệu trưởng là nam với X =1,64 so với hiệu trưởng nữ X =1,76, và

cả 3 biểu hiện của sự hài lòng chiếm 100% các biểu hiện tự đánh giá mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng nam đều cao hơn nữ. Sự khác biệt rõ nhất trong các biểu hiện là Thích sáng tạo trong hoạt động QLDH, hiệu trưởng


nam X =1,71 và hiệu trưởng nữ X =1,92, tự đánh giá về Hứng thú với hoạt động


QLDH của hiệu trưởng nam X =1,64 và hiệu trưởng nữ X =1,73.

+ So sánh theo thâm niên làm qun lí: có sự khác biệt giữa hiệu trưởng có thâm niên quản lý thấp hơn 5 năm và cao hơn 5 năm, cụ thể hiệu trưởng thâm niên quản lý thấp hơn 5 năm tự đánh giá mức độ hài lòng với hoạt động

QLDH với


X =1,75; hiệu trưởng thâm niên quản lý hơn 5 năm có


X =1,61. Như

vậy, những người có thâm niên quản lý càng nhiều thì mức độ hài lòng với hoạt

động QLDH càng cao. Tuy nhiên, nhìn chung thích ứng của hiệu trưởng tiểu

học ít phụ thuộc vào thâm niên quản lý của họ. Sự khác nhau về mức độ thích ứng giữa hiệu trưởng thâm niên quản lý <5 năm và >5 năm đều chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, do mỗi hiệu trưởng đều có mặt mạnh và mặt yếu nhất định

trong quá trình thích ứng với hoạt động QLDH, những hiệu trưởng trẻ, thâm

niên quản lý chưa cao nhưng họ lại có thế mạnh là sự sung sức, năng động, nhạy bén, nhiệt tình, dám thử nghiệm cái mới, sáng tạo trong hoạt động, nhưng họ lại ít kinh nghiệm trong giải quyết các nhiệm vụ quản lý hơn so với những hiệu trưởng có thâm niên quản lý cao. Ngược lại, hiệu trưởng dù có thâm niên quản lý cao nhưng khi gặp những tình huống mới, hoặc những hoàn cảnh buộc phải thay đổi, thì không phải lúc nào họ cũng thích nghi nhanh được. Do đó sự khác nhau về mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là có nhưng chưa rõ.


- So sánh theo các ý kiến đánh giá khác: có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo viên trong trường về mức độ


hài lòng với hoạt động QLDH, thể hiện X =1,70 (tự đánh giá) và 1,73 (đánh giá

của CBQL và giáo viên). Có sự khác biệt ở một vài biểu hiện của sự thích ứng với hoạt động QLDH nhưng không đáng kể như về Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh

nghiệm quản lý với


X =1,55 (tự đánh giá) và


X =1,62 (đánh giá của CBQL và giáo


viên); hoặc Hứng thú với hoạt động QLDH có

(đánh giá của người khác) CBQL và giáo viên).

X =1,69 (tự đánh giá) và

X =1,75

Tìm hiểu thái độ của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH, hiệu trưởng trường tiểu học M.S cho biết: “Tôi chưa thực sự hài lòng với công việc quản lý của mình, bởi chất lượng dạy học trong nhà trường vẫn chưa được tốt như mong muốn, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học, chưa yêu trường, yêu lớp”.

“Hiệu trưởng trường tôi là người tâm huyết với nghề lắm, khổ cái quản lý một trường tiểu học có nhiều điểm lẻ, học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số, động viên được các em đến lớp chuyên cần đã khó, nói gì đến chất lượng dạy học”, L.N.L, giáo viên trường tiểu học M.S chia sẻ.

Qua quan sát và phỏng vấn hiệu trưởng, giáo viên trường tiểu học M.S chúng tôi nhận thấy, do điều kiện QLDH còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, trường có nhiều điểm lẻ, đặc biệt tập trung nhiều học sinh dân tộc thiểu số khiến hiệu trưởng không khỏi lo lắng với hoạt động QLDH của mình.

3.2.3. Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học

Bảng 3.7. Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học



T T


Kỹ năng QL hoạt động DH của hiệu trưởng TH

Hiệu trưởng tự đánh giá

Người khác đánh giá

Hiệu trưởng và người khác


đánh giá


Giới tính


Thâm niên


Chung

Nam

Nữ

ĐLC

<5

năm

>5

năm

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC


X

ĐLC

1

KN lập kế hoạch…

1,40

1,56

.720

1,52

1,42

.100

1,49

.337

1,54

.434

1,52

.390

2

KN tổ chức,

1,52

1,62

.935

1,60

1,54

.335

1,58

.339

1,65

.477

1,62

.417



chỉ đạo…













3

KN kiểm tra, đánh giá

1,76

1,97

.991

1,92

1,78

.002

1,88

.445

1,78

.536

1,83

.496

4

KN xử lý tình huống

1,78

1,77

.015

1,82

1,68

.480

1,77

.417

1,74

.559

1,76

.490

Chung

1,62

1,73

.087

1,71

1,60

.968

1,68

.259

1,68

.448

1,68

.368

Ghi chú: 1: Kỹ năng lập kế hoạch QLDH

2: Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học 3: Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

4: Kỹ năng xử lý các tình huống quản lý dạy học


Nhận xét:

Bảng số

liệu trên đây cho thấy,

X của toàn thang đo là 1,68

(1,43≤TB≤1,93), có độ phân tán trong câu trả lời khi đánh giá kỹ năng QLDH của


hiệu trưởng tiểu học, ĐLC=.368. Với X =1,68 cho thấy kỹ năng QLDH của hiệu

trưởng tiểu học đạt mức độ trung bình, thể hiện mức độ ít thành thục đối với hoạt động QLDH nói chung và các hoạt động cụ thể (lập kế hoạch, tổ chức-chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…) nói riêng. Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học là điều kiện cần thiết để thích ứng và thích ứng nhanh với hoạt động quản lý. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới các chỉ số khác làm nên sự thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH.

Các kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học có mức độ không đồng đều mà xếp thành thứ bậc, số liệu và thứ bậc các kỹ năng QLDH như sau: Thứ nhất,

Kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học, với X =1,52, xếp thứ bậc


1/4; Thứ hai là Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học, với X


=1,62, xếp thứ bậc 2/4; Thứ ba là Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH, với X

=1,76, xếp thứ bậc 3/4, và cuối cùng là tự đánh giá về Kỹ năng kiểm tra, đánh giá


hoạt động dạy học, với X =1,83, xếp thứ bậc 4/4.

Qua trao đổi với các hiệu trưởng tiểu học, chúng tôi được biết phần lớn làm hiệu trưởng chưa lâu, tuổi đời và tuổi nghề đều chưa nhiều, bên cạnh đó nhiều người còn chưa từng tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nào. Bởi vậy, biết lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức quản lý vào hoạt động quản lý dạy


học nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý dạy học không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với hiệu trưởng tiểu học. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy một số hiệu trưởng vẫn chưa xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động QLDH “Trong các kỹ năng QLDH, kỹ năng lập kế hoạch QLDH được hiệu trưởng tự đánh giá là thành thục nhất bởi năm học nào, tháng nào chúng tôi chả phải lập kế hoạch QLDH. Tuy nhiên thú thật do bận nhiều công việc nên cũng có khi chúng tôi xin bản kế hoạch của trường bạn, chỉnh sửa chút ít cho phù hợp để sử dụng cho trường mình” (Hiệu trưởng N.T.V.)

* Tìm hiểu sự khác biệt trong các kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học theo các biến số.

+ So sánh theo giới tính: Hiệu trưởng tiểu học là nam giới đánh giá Kỹ năng QLDH của mình cao hơn nữ giới, thể hiện điểm trung bình chung của hiệu trưởng là


nam với X =1,62 so với hiệu trưởng nữ X =1,73, và cả 4 nhóm kỹ năng của hiệu

trưởng nam đều cao hơn nữ. Sự khác biệt rõ nhất trong các kỹ năng là Kỹ năng kiểm


tra, đánh giá hoạt động dạy học, hiệu trưởng nam

=1,97.

X =1,76 và hiệu trưởng nữ X

+ So sánh theo thâm niên làm quản lí: Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy hiệu

trưởng có thâm niên quản lý cao (>5 năm) có mức độ kỹ năng QLDH cao hơn so


với hiệu trưởng có thâm niên quản lý thấp (<5 năm), và ở mức trung bình, X là

1,60 so với 1,71. Các kỹ năng quản lý (Kỹ năng lập kế hoạch QLDH; Kỹ năng tổ

chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học; Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt

động dạy học; Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH) đều cho kết quả hiệu trưởng có thâm niên quản lý cao có mức độ kỹ năng cao.

Lý luận tâm lý học cho rằng tâm lý, ý thức nói chung và năng lực người nói riêng được hình thành và phát triển trong hoạt động. Bởi vậy thâm niên quản lý càng cao thì hiệu trưởng tiểu học càng có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, phát triển những phẩm chất năng lực cần thiết của người làm quản lý.


+ So sánh theo các ý kiến đánh giá khác: có sự phù hợp giữa tự đánh giá của

hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo viên trong trường về kỹ năng


QLDH của hiệu trưởng tiểu học, thể hiện của CBQL và giáo viên trong trường).

X =1,68 (tự đánh giá) và 1,68 (đánh giá

Khi được hỏi: chị có ý kiến gì trước việc các hiệu trưởng tiểu học cũng như các CBQL, giáo viên cho rằng kỹ năng kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng còn hạn chế? Cô T.Q.S, hiệu phó trường tiểu học D.N cho biết: “Việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học thường gặp nhiều khó khăn, một mặt do ảnh hưởng của bệnh thành tích trong giáo dục, mặt khác do bản thân hiệu trưởng hay nể nang, nặng về tình cảm, người Việt Nam mà (cười)”

Đồng quan điểm đó, hiệu trưởng N.V.L chia sẻ: “chiếm nhiều thời gian và mệt nhất trong quản lý dạy học theo tôi là khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, trong trường toàn chị em phụ nữ, mỗi người mỗi cảnh nhưng nhìn chung phần lớn kinh tế không mấy dư dả, con cái còn nhỏ, nghiêm khắc, chặt chẽ với họ quá cũng không đành”.

* Tìm hiểu kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học qua quan sát

Đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, bên cạnh sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin, chúng tôi còn tiến hành quan sát thực tế trên các tình huống thường gặp trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học: tổ chức cuộc họp, ra quyết định quản lý, ứng xử trong các tình huống quản lý khác nhau, ứng xử của hiệu trưởng với cấp dưới... Chúng tôi đánh giá mức độ và biểu hiện kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học trên 3 tiêu chí: tính đúng đắn của các thao tác hành động, tính thành thạo, linh hoạt của các thao tác và tính hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động; Thang đánh giá: điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3, điểm càng thấp thì mức độ kỹ năng đạt được càng cao. Kết quả quan sát được thể hiện ở bảng 3.8 (trích biên bản quan sát ngày 05/03/2012).

Bảng 3.8. Kết quả quan sát về mức độ kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học

STT

Các tiêu chí


X

Xếp loại

1

Tính đúng đắn

1,88

Trung bình

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí