TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của bài báo cáo đã giới thiệu đôi nét về ngân hàng BIDV chi nhánh TPHCM, đi sâu phân tích tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ đó rút ra nhận xét về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng BIDV. Từ tình hình thanh khoản của ngân hàng BIDV chi nhánh TPHCM, qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản, báo cáo kết luận được tình hình yếu kém về khả năng thanh khoản của ngân hàng, từ đó nêu lên các nguyên nhân của tình hình thanh khoản, làm tiền đề cho các giải pháp được nêu ra tại chương 3.
Chương 2 còn nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV TPHCM từ đó góp phần đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng đề cập đến những thành tựu và hạn chế của quá trình phân tích thanh khoản, làm tiền đề và kinh nghiệm cho các nghiên cứu vấn đề quản trị RRTK sau này.
3 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả quản trị rủi ro trong ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Để quản trị RRTK tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và hạn chế RRTK một cách tốt nhất.
Theo những phân tích về tình hình thanh khoản của ngân hàng (Chương 2), dự báo khe hở thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản (mục 3.2.1)thì ngân hàng đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt thanh khoản là khá lớn, bên cạnh đó các tài sản thanh khoản của ngân hàng có chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, trước hết ngân hàng cần đầu tư các tài sản có tính thanh khoản cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Địa Bàn Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Vn. Hình 2.3. Địa Bàn Kinh Doanhcủa Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển
- Chênh Lệch Gi A Cung Thanh Khoản Và Cầu Thanh Khoản Của Bidv Giai Đoạn 2011 – 2013
- Đánh Giá Tình Hình Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Đến 2020.
- Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 11
- Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Giả p p n đối giữa cung và cầu thanh khoản.
Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. Nếu thặng dư thanh khoản mà không được đầu tư ngay sẽ khiến cho ngân hàng tổn thất về thu nhập lãi; trong khi đó, mọi thâm hụt thanh khoản phải được đáp ứng tức thì, không chậm trễ, nếu không ngân hàng sẽ phải chịu chí phí cao để xử lý hậu quả.
Từ phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản ta thấy BIDV đang trong tình trạng thừa thanh khoản. Cũng chính thực trạng này làm cho ngân hàng phải tốn kém nhiều chi phí để dự trữ thừa lượng tiền này thay vì đem đi đầu tư vào mục đích khác. Vì vậy một giải pháp ở đây là ngân hàng cần phải cân đối hợp lí giữa cung và cầu
thanh khoản; cụ thể là trong tình trạng hiện nay ngân hàng đang trong trạng thái thừa thanh khoản ngân hàng có thể đẩy mạnh mở rộng hoạt động tín dụng thông qua các hình thức cho vay như cho vay thấu chi, cho vay tín chấp… để giải quyết lượng vốn thừa này. Bên cạnh đó ngân hàng có thể đem gửi những khoản tiền dư thừa ở các tổ chức tín dụng khác như Kho bạc Nhà nước... Vừa hạn chế chi phí và mang lại thu nhập cho ngân hàng và đồng thời đảm bảo tình trạng cân đối thanh khoản tốt cho ngân hàng.
Giải pháp quản trị thanh khoản cân bằng.
Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ tài sản thanh khoản, phần lớn các ngân hàng đã dung hòa trong việc lựa chọn chiến lược quản trị thanh khoản. Nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược này để tạo nên chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản có thể dự kiến, được dự trữ bằng chứng khoán khả nhượng và tiền gửi tại ngân hàng khác. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước, theo thời vụ, theo chu kỳ và theo xu hướng, được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc các nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản không dự kiến được trước sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn và chứng khoán sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện.
Do vậy, giải pháp về chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng cần được áp dụng một cách tối đa tại BIDV. Để làm được điều này, đòi hỏi phải nâng cao trình độ và sự nhạy bén của Ban Quản trị ngân hàng cũng như cán bộ phòng tín dụng, phòng huy động vốn.
n đố ơ u và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp v n ng c.
Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa
và hạn chế rủi ro danh mục cho vay. Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.
Nghiêm túc thực hiện các qui định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước.
Ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh.
Th c hi n vi c quản lý tốt ch t ợng tín dụng, kỳ h n tín dụng, r i ro lãi su t và khe hở lãi su t.
Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất.
Cần thiết đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.
Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.
X d ng đ ngũ n n v n ó trìn đ n ng v đ o đ ng ề ng p.
Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, BIDV cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng .
Ngoài ra còn một số biện pháp:
Nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ rủi ro giữa rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… đến rủi ro thanh khoản để có chính sách đúng đắn và phòng ngừa đến mức tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra.
Luôn cập nhật và áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Áp dụng công cụ Repo cho các khoản đầu tư là chứng khoán nợ, Future hay Forward để giảm thiểu những rủi ro về sự biến động lãi suất, SWAP để cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.
Để quản trị RRTK tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo đề xuất nên áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp vì chiến lược này khắc phục được nhược điểm của hai chiến lược là chiến lược quản trị thanh khoản nợ và quản trị thanh khoản có, từ đó mang lại khả năng phòng ngừa và hạn chế RRTK một cách tốt nhất.
3.1.1 Giải pháp quản trị thanh khoản hỗn hợp.
Ngân hàng kết hợp dự trữ tài sản có tính thanh khoản và đi vay hay ký các hợp đồng thỏa thuận về tín dụng đối với các TCTD khác, các nhà đầu tư… Tuy nhiên ngân hàng cần phải biết nên dự trữ tài sản có tính thanh khoản nhiều hơn hay tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn, do đó ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp.
3.1.1.1 Đầu t v o t sản có tính thanh khoản cao
3.1.1.1.1 Ch ng khoán thanh khoản
Chứng khoán thanh khoản của ngân hàng tất cả đều là chứng khoán của chính phủ, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn so với các chứng khoán trên thị trường (chứng khoán sẵn sàng để bán). Ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư vào chứng khoán thị trường vì những chứng khoán này được giao dịch tại sàn giao dịch nên có tính thanh khoản rất cao, có thể bán nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.Tuy nhiên vì các chứng khoán này được giao dịch trên thị trường nên sự biến động giá của các chứng khoán là vô cùng lớn. Ngân hàng phải có một bộ phận phụ trách nghiên cứu và
theo dòi các khoản đầu tư chứng khoán trên thị trường nhằm hạn chế rủi ro sụt giá chứng khoán và mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho ngân hàng từ việc chứng khoán tăng giá.
3.1.1.1.2 Tỷ trọng d nợ tín dụng trên t ng tài sản có
Ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng của dư nợ trên tổng tài sản có vì dư nợ tín dụng là tài sản có tính thanh khoản rất thấp, do vậy ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng. Vậy nếu như tổng tài sản có là không đổi thì ngân hàng nên chuyển vốn đầu tư từ tín dụng sang đầu tư chứng khoán thanh khoản. Như vậy việc chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản cao sang đầu tư thành tài khoản có tính thanh khoản thấp đã làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải có nhiều biện pháp nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh mới, từ đó làm tăng tính thanh khoản của dư nợ tín dụng vì các khoản vay có khả năng thu hồi cao.
3.1.1.1.3 Tiền g i t i các tctd khác
Thay vì dự trữ thanh khoản bằng tiền mặt, ngân hàng có thể gửi lượng tiền mặt dư thừa tại các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Đây là tài sản thanh khoản có tính thanh khoản cao, lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, bên cạnh đó tiền gửi tại các TCTD còn giúp cho ngân hàng có thể thanh toán dễ dàng các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng. Khi có khó khăn thanh khoản ngân hàng có thể dễ dàng rút các khoản tiền gửi này để chi trả cho những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ cần thanh toán ngay… Đây là chiến lược dự trữ mà hầu hêt các ngân hàng đều lựa chọn.
3.1.1.2 Tìm ngu n tài trợ từ bên ngoài
Việc sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài phải được cân nhắc hết sức cần thận vì nếu ngân hàng dựa vào khả năng đi vay trên thị trường tiền tệ để đáp ứng thanh khoản quá nhiều thì cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản, vì khi nhà đầu tư giảm niềm tin đối với ngân hàng thì ngân hàng không thể vay các khoản vay mới và không được phép tuần hoàn các khoản vay cũ, khi đó ngân hàng sẽ không có nguồn cung để đáp ứng cho nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn
3.1.1.2.1 Tiền g i khách hàng có kỳ h n.
Tại ngân hàng BIDV thì tài sản nợ chủ yếu là tiền gửi của khách hàng, trong đó thì các khoản tiền gửi có xác suất rút tiền cao lại có chi phí thấp so với các khoản tiền gửi ổn định. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch huy động vốn cụ thể, trong đó chú trọng các khoản vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn do có xác suất rút tiền cao.
Ngân hàng cần có nhiều loại hình tiền gửi linh hoạt, nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng cho loại hình tiền gửi trung và dài hạn để có thể thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải củng cố lòng tin của khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng bằng các dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và các cam kết vững chắc về hoàn trả tiền gửi cho khách hàng. Từ đó xây dựng được lòng tin của khách hàng, thu hút được nhiều nguồn vốn huy động dài hạn và ổn định, tránh tình trạng mất lòng tin của khách hàng và rút vốn hàng loạt.
3.1.1.2.2 Vay từ NHNN.
Đây là nguồn cung thanh khoản phổ biến nhất của các NHTM nhà nước, khi có tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống NHNN sẽ bơm tiền vào hệ thống bằng cách cho các NHTM vay để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cũng tăng, do đó khi áp dụng biện pháp vay NHNN phục vụ cho thanh khoản thì ngân hàng cần phải có kế hoạch vay cụ thể, nhằm tránh được sự gia tăng của chi phí sử dụng vốn.
Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cấp thiết khi ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản vì RRTK vì khi vay NHNN thì bản than ngân hàng sẽ ỷ lại và không xây dựng cho mình cơ chế quản lý cũng như dự báo thanh khoản, và khi vay quá nhiều thì hạn mức tín dụng của ngân hàng tại NHNN sẽ cạn kiệt và khi có rủi ro xảy ra đột biến thì ngân hàng không thể vay thêm để có thể chi trả cho các khoản nợ.
Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển theo nền kinh tế thị trường, NHNN phải hạn chế vai trò điều tiết của mình đối với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy việc phụ thuộc vào NHNN là một phương án cần phải hạn chế và chỉ sử dụng khi đã xảy ra rủi ro.
3.1.1.2.3 Vay trên thị tr ng liên ngân hàng
Vay trên thị trường liên ngân hàng cũng là một biện pháp nhằm bổ sung nguồn thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi có khó khăn thanh khoản xảy ra thì các NHTM trong hệ thống điều có khó khăn về bốn nên lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng sẽ được đẩy lên cao. Do đó khi có RRTK xảy ra trên toàn hệ thống thì phương pháp này có thể áp dụng được. Do đó các NHTM nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng nên xem xét thời điểm sử dụng biện pháp này sao cho đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất
3.1.2 Các giải pháp khác
3.1.2.1 Bộ phận quản lý rủi ro
Ngân hàng phải có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể, hiện tại bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý RRTK là phòng kế toán và ngân quỹ còn bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng là phòng kế hoạch kinh doanh. Các rủi ro trong ngân hàng có mối liên kết với nhau vì vậy ngân hàng cần có một bộ phận quản lý rủi ro chung toàn ngân hàng, từ đó có thể quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống hơn các rủi ro trong ngân hàng.
Bộ phận quản lý rủi ro phụ trách tính toán các chi tiêu thanh khoản như tỷ lệ khả năng chi trả, chỉ số tiền mặt, chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản… bên cạnh đó bộ phận