Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Vpbank


chế, xuất phát từ năng lực tài chính, trình độ công nghệ, trình độ quản lý…Vì vậy, một số kiến nghị giải pháp trong chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để phát triển hoạt động rủi ro thanh khoản tại VPBank trong tương lai.



Chương 3 : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VPBANK‌‌

I. Phương hướng hoàn thiện năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của VPBank

I.1. Định hướng phát triển NHNN Việt Nam về quản trị rủi ro thanh khoản

Trước thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể là trong năm 2007, 2008 chúng ta đã thấy rõ sự cần thiết và vai trò quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Chủ trương của nhà nước đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản cụ thể là hiệp ước Basel

II. Chủ trương trên tạo tiền đề cho các NHTM Việt Nam đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc NHNN đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản nhằm như:

Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của thống đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM.

Chỉ thị 03/2007/NHNN dư nợ cho vay chứng khoán tối đa là 3% trên tổng dư nợ.

Quyết định 03/2008/NHNN về việc khống chế tỷ lệ cho vay, chiết khấu, cầm cố chứng khoán tại các NHTM quy định dư nợ cho vay chứng khoán tối đa là 20% trên tổng vốn điều lệ.

I.2. Định hướng phát triển của VPBank trong thời gian tới

I.2.1. Định hướng chung

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn với ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Nhờ có sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong ngân hàng nên VPBank cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trước những khó khăn


và thách thức đã được dự báo của năm 2009 và với những tình hình, đặc điểm riêng, Hội đồng quản trị, Ban điều hành xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 vẫn là thực hiện theo những định hướng đã được thống nhất từ năm 2008 đó là tăng trưởng thận trọng, tăng cường kiểm soát, nâng cao quản trị. Ban điều hành VPBank phấn đấu đạt mức tăng trưởng các hoạt động kinh doanh cả năm bình quân từ 25-35% và lợi nhuận trước thuế toàn VPBank tăng 67% so với năm 2008 (riêng Ngân hàng tăng 40%), tỷ lệ ROE đạt gần 12%/năm và cổ tức dự kiến là 10%. Các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như sau:

Bảng 18 : Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009


Các chỉ tiêu

Thực hiện 2008

KH 2009

% so với 2008

Huy động vốn

15.709.001

21.420.000

136%

Dư nợ cho vay

12.973.626

16.500.000

127%

Tỷ lệ nợ xấu

3,40%

<4,00%


LN trước thuế

198.188

276.886

140%

Lợi nhuận trước thuế của công ty chứng khoán VPBank ( VPBS)

438

50.000


Lợi nhuận trước thuế của công ty quản lý tài sản VPBank ( AMC)

195

5.000


Tổng lợi nhuận trước thuế (gồm 2 c/ty con)

198.811

331.886

167%

Tỷ lệ lợi tức dự kiến

5,0%

10,0%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 12

Nguồn : vpbank.com.vn

I.2.2. Định hướng của VPBank trong việc phòng tránh rủi ro thanh khoản

Vấn đề quản trị rủi ro luôn được VPBank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được sai lầm. Vì vậy,bộ máy quản trị rủi ro của VPBank được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp gồm có: ban kiểm soát, hội đồng tín dụng, hội đồng quản lý TSN- TSC, hệ thống kiểm toán nội bộ và phòng quản lý rủi ro. Để có thể khắc phục được những khó khăn sắp tới trong năm 2009 về rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản tại VPBank đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.


Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các TSC có thể thanh toán ngay và các TSN sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng TSC có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng TSN phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.

Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

VPBank cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:

Xây dựng kế hoạch: Định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu tháng một lần.Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.

Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.

Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp


nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.

I.3. Những thách thức với ngân hàng VPBank trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

I.3.1. Cơ chế quản lý

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng với sự xuất hiện của các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ( ngân hàng HSBC, ngân hàng ANZ…). Những ngân hàng này có cách điều hành tổ chức sắp xếp bộ máy để đạt hiệu quả hoạt động tối ưu, tránh lãng phí. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng vẫn còn chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa các phòng ban. Điều này làm cho hoạt động của các phòng ban chồng chéo lên nhau gây lãng phí thời gian, tài sản cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung, năng lực quản trị điều hành của VPBank trong việc nhận diện và kiểm soát toàn diện rủi ro thanh khoản phát sinh còn chưa được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ quy mô hoạt động làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Việc quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng, theo đánh giá của một số chuyên gia còn rất sơ khai, nhiều nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro chưa được áp dụng. Tại VPBank hệ thống thông tin báo cáo nội bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu quản trị rủi ro lành mạnh, hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ chưa hoạt động hữu hiệu.

I.3.2. Trình độ công nghệ và năng lực tài chính

Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng. Vì góp phần làm giảm đáng kể thời gian và nhân lực phục vụ cho công việc. Nhìn chung, VPBank cũng như nhiều ngân hàng TMCP trong nước trình độ công nghệ vẫn lạc hậu nên việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo, kiểm soát rủi ro gặp nhiều khó khăn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi cần dự báo dự vào số liệu quá khứ, việc trích lọc số liệu rất mất thời gian vì phải tốn thời gian xử lý số liệu thô, nhiều số liệu không thể tách ra theo từng kỳ hạn. Thêm vào đó, do không có thế mạnh về hệ thống công nghệ thông tin, VPBank sẽ khó có thể phát triển trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng. Điều này khiến VPBank sẽ không có lợi thế trong việc huy động vốn.


Vốn điều lệ của NHTM được xem như tấm rào chắn bảo vệ ngân hàng, đối phó có hiệu quả với các cú sốc từ bên ngoài, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Nếu vốn tự có thấp sẽ làm cho ngân hàng bị hạn chế trong việc mở rộng thị phần cho vay và huy động vốn, sẽ bị hạn chế trong việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch nên bị thua kém, bất lợi về khả năng cạnh tranh. Không chỉ có VPBank mà vốn tự có của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung còn khá thấp so với khu vực. Vốn tự có của VPBank đến năm 2009 là 132 triệu USD trong khi các ngân hàng Bangkok vốn tự có là 3674 triệu USD, Lipo Bank là 668, Maybank là 4214 triệu USDNăng lực tài chính thể hiện tập trung ở lợi nhuận ngân hàng. Hiện tại, nguồn thu của VPBank đa số từ hoạt động tín dụng cho vay ( chiếm tới 70% thu nhập của ngân hàng). Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực có nhiều rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng nên lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm nhanh chóng nếu nền kinh tế có những thay đổi bất lợi.

I.3.3. Hiệu quả và chất lượng hoạt động

Trong khi các ngân hàng nước ngoài có cơ cấu đầu tư rõ ràng, và khá đồng đều trong tất cả các lĩnh vực như : cho vay tín dụng, công nghệ thanh toán, giấy tờ có giá, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ phái sinh…cũng như có công nghệ tiên tiến đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì các ngân hàng TMCP ở Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng chỉ chú trọng đẩy mạnh tín dụng nên những mảng khác phát triển không đồng đều. Bên cạnh đó, VPBank chưa có khả năng quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đánh giá hợp lý ngành nghề kinh doanh và rủi ro của khách hàng. Vì vậy, hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng chưa cao. Đây cũng chính là một thách thức trong việc hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

I.3.4. Tập quán thanh toán của khách hàng

Tại Việt Nam tập quán thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến. Điều này dẫn đến nhu cầu doanh nghiệp và người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng trong những dịp lễ tết để chi tiêu gây áp lực lớn đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.


II. Giải pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại VPBank‌

II.1. Giải pháp đối với ngân hàng VPBank

Từ các vấn đề lý luận được đề cập trên đây cho thấy: (i) Quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm tăng tính an toàn trong kinh doanh toàn hệ thống; (ii) Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản cần lựa chọn chiến lược và phương pháp quản trị phù hợp trong từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định;

(iii) Gắn với việc mở rộng kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh hội nhập, thì cần từng bước chuyên nghiệp hoá hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng, trong đó, phải đề cao yếu tố quản trị thanh khoản.

Thực tế hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng những năm qua cho thấy, các ngân hàng này chưa thực sự chú ý đúng mức tới quản lý thanh khoản, khá nhiều NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực do Basel đòi hỏi, các NHTM còn có xu hướng dựa quá mức vào vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. Có thể thấy điều này thông qua lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có những giai đoạn khá nóng. Các thông tin đồn thỏi thời gian gần đây về một vài NHTM có khó khăn về thanh khoản hay thuộc diện theo dõi đặc biệt của NHNN đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực trên thị trường vốn ở Việt Nam.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPBank cần chú ý một số vấn đề sau đây

II.1.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương pháp luận về quản trị rủi ro thanh khoản

Để đổi mới quản lý thanh khoản theo phương pháp hiện đại yêu cầu phải đổi mới về phương pháp luận cũng như hoàn thiện các cơ chế, chính sách có liên quan. Như trên đã đề cập, quản lý thanh khoản tại VPBANK hiện được sử dụng kết hợp 2 phương pháp: Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh là phương pháp sử dụng các chỉ số yêu cầu tỷ lệ tài sản thanh khoản và phân tích thanh khoản động là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoản.

Với phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh yêu cầu ngân hàng luôn phải duy trì một lượng cụ thể về tài sản thanh khoản tương quan với những khoản nợ tại mỗi thời điểm nhất định. Với phương pháp này sẽ đảm bảo rằng ngân hàng có đủ những tài sản dự


trữ thứ cấp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để làm tăng vốn khả dụng đáp ứng bất kỳ nhu cầu chi trả nào. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy việc tuân thủ các yêu cầu về tỷ lệ tài sản thanh khoản không chỉ ra được tình trạng thanh khoản thực tế của ngân hàng. Danh mục kỳ hạn TSC và TSN của ngân hàng phụ thuộc vào loại thị trường cụ thể tài trợ cho chúng và điều này đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chẳng hạn với thị trường phái sinh sẽ làm thay đổi đáng kể kỳ hạn cũng như tính thanh khoản của sản phẩm. Như vậy một chính sách thanh khoản hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào “lớp đệm” do tài sản dự trữ mà còn phụ thuộc vào sự quản lý, theo dõi và dự đoán trạng thái thanh khoản tương lai cũng như chính sách đa dạng thích hợp về nguồn tài trợ và sự duy trì các phương tiện hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Việc quản lý bằng cách duy trì các tỷ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại lại nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản quá nhỏ không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Như vậy với việc áp dụng song song hai phương pháp tại VPBank như hiện nay, ngân hàng cần theo hướng chú ý nhiều hơn tới phương pháp quản lý trạng thái thanh khoản nhằm vào các mục đích:

Tạo ra sự cảnh báo đối với ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn và khả năng xử lý các vấn đề thanh khoản từ ngắn hạn đến dài hạn.

Tổ chức lại mô hình quản lý thanh khoản, đảm bảo bộ phận quản lý thanh khoản luôn được cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Đồng thời, tổ chức có bộ phận giám sát, đảm bảo bộ phận quản lý thanh khoản thực hiện hiệu quả quản lý thanh khoản.

Cung cấp một phương tiện tốt hơn trong việc đánh giá trạng thái thanh khoản hiện tại và tương lai của ngân hàng.

Bên cạnh đó hiện nay Hội đồng ALCO mới chỉ giới hạn khe hở tích luỹ tổng trạng thái (±25% tổng tài sản), như vậy để công tác quản lý thanh khoản được hiệu quả cần chia nhỏ các giới hạn kỳ hạn, cụ thể có thể phân chia theo các kỳ hạn như sau:

Trong 1 tuần

Trong 01 tháng

Từ 1 – 3 tháng

Từ 3 – 6 tháng

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí