Tình Hình Rủi Ro Thanh Khoản Và Thực Hiện Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Vpbank


Tỷ lệ nợ xấu

Năm


Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2006-2008

Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu… nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi. Nợ xấu từ mức 0.49 % tại thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 0,62% vào cuối 6 tháng đầu năm 2008 và 3.41% vào thời điểm 31/12/2008 (tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành là 3.5%). VPBank cũng đã nghiêm túc thực hiện việc trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Trong năm 2008, VPBank đã trích 45,6 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Đến 31/12/2008 tổng số dự phòng rủi ro tín dụng VPBank đã trích được là 81,8 tỷ đồng 28.

Cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro, công tác thu hồi nợ cũng được đẩy mạnh. Các bộ phận thu hồi nợ được thiết lập tại hội sở và chi nhánh phù hợp với quy mô hoạt động và tỷ lệ nợ xấu tại các đơn vị nhằm đảm bảo việc thu nợ được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của VPBank tăng vọt trong năm 2008 lên đến 3,41% chứng tỏ khả năng dự báo cũng như quản lý nợ của VPBank còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh có những biến động bất lợi, VPBank đã không kịp thích nghi dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng vọt.

I.3.1.3. Hoạt động ngân quỹ

Trong năm 2007, 2008 thị trường liên ngân hàng có những biến động tương đối trái chiều. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2007, nguồn cung tiền tương đối dồi dào, lãi suất trên



thị trường tương đối thấp, VPBank đã phải hạn chế huy động từ một số đối tượng khách hàng đặc thù. Cuối năm 2007 đầu năm 2008, tình hình lạm phát diễn biến phức tạp buộc NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi cùng với tăng trưởng tín dụng cao ở hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần đã dẫn đến sự căng thẳng về nguồn vốn. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua tại nhiều thời điểm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã vượt qua lãi suất cho vay tín dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, VPBank đã có những biện pháp điều chỉnh kịp thời như tăng lãi suất huy động ngắn hạn( từ 1-3 tháng) , tăng lãi suất cho vay ngắn hạn trong giai đoạn cuối năm 2008 nên vẫn đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, khả năng thanh khoản vẫn được đảm bảo.

I.3.1.4. Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank 4 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đều đặn, tuy nhiên tình hình nguồn vốn khó khăn trong những tháng giữa năm nên hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2008 giảm sút cả về số lượng và doanh số. Trong năm 2008 tổng doanh thu cho hoạt động thanh toán quốc tế đạt 170 tỷ VND, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2008, hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank vẫn có những tăng trưởng đáng ghi nhận. Trị giá L/C nhập khẩu mở đạt gần 100 triệu USD tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Thu phí dịch vụ đạt hơn 8 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2007. Trong năm 2008, VPBank đã hoàn tất việc thanh toán tập trung trên

toàn hệ thống 29

I.3.1.5. Hoạt động của trung tâm chuyển tiền

Doanh số chi trả Western Union năm 2008 đạt hơn 40 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó VPBank trực tiếp chi trả hơn 9,4 triệu USD, Tổng số món chi trả trong năm 2008 đạt 108.421 món, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh số chuyển tiền WU năm 2008 của VPBank đạt hơn 2 triệu USD, tăng 60% so với năm 2007.29

I.3.2. Kết quả chung :

Trong khi lợi nhuận đóng góp của các công ty trực thuộc còn rất khiêm tốn, hoạt động tín dụng cơ bản của ngân hàng vẫn được xem là chủ chốt, lợi nhuận của VPBank đã bị ảnh hưởng nặng nề khi ngân hàng đã phải gồng mình với khó khăn trong thanh khoản



29 http: //www.vpbank.com.vn


với mức lãi suất huy động cao chưa từng có trong phần lớn thời gian của năm, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng tiêu dùng và bất động sản thu hẹp.

Bảng 4 : Doanh thu và lợi nhuận của VPBank giai đoạn 2006-2008

Đơn vị : triệu VNĐ


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Doanh thu

797.919

1.459.471

2.742.057

Lợi nhuận trước thuế

156.808

313.523

198.723

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Một số biện pháp phát triển hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VP bank - 8

Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank 2007, 2008

Kết thúc năm 2008, tình hình hoạt động của VPBank đã vượt qua một năm khó khăn một cách an toàn. Mặc dù doanh thu trong năm 2008 có tăng gấp đôi so với năm 2007 nhưng do chi phi hoạt động kinh doanh của VPBank trong năm 2008 tăng rất cao ( tăng hơn 121% so với năm 2007) nên lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống VPBank năm 2008 giảm đáng kể, chỉ đạt 198.723 triệu đồng giảm 114.800 triệu đồng so với năm 2007, bằng 36% kế hoạch đề ra.


Bảng 5 : Các tỷ lệ an toàn vốn


Các tỷ lệ

2006

2007

2008

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

26%

21%

29%

Tỷ lệ khả năng chi trả

332%

126%

182%

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và DH

9.76%

18,70%

16.52%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2006, 2007, báo cáo tài chính VPBank 2008.

Trong đó tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN tối thiểu là 8%, tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu là 100% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối thiểu là 40%[33].

Số liệu trong năm 2006- 2008 cho thấy VPBank luôn duy trì khả năng thanh toán ở mức cao. Cụ thể là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của VPBank trong những năm qua đều khá ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn của NHNN là dưới 40%.

Hệ số an toàn vốn luôn trên 20%. Năm 2006, tỷ lệ này là 26%, năm 2007 có giảm đôi chút xuống 21% song đến năm 2008, do VPBank thực hiện các chính sách đảm bảo an toàn tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn đã tăng lên 29%. Đây là một tỷ lệ khá cao, vì theo quy định của NHNN tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8%. Hệ số an toàn vốn như trên thể


hiện sự chủ động của VPBank trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận, chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận cho các cổ đông trong khi vẫn đảm bảo các nguyên tắc thận trọng cần thiết.

Tỷ lệ khả năng chi trả của VPBank luôn ở trên mức 100%. Tỷ lệ khả năng chi trả trong năm 2006 rất cao ở mức 332%. Tuy nhiên, do năm 2007, VPBank thực hiện chính sách mở rộng tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận nên tỷ lệ này giảm mạnh, giảm xuống hơn một nửa còn 126%. Năm 2008 tỷ lệ này có tăng hơn, ở mức 182%. Các mức này đều vượt xa tiêu chuẩn của NHNN, trong đó tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 100%. Điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản của VPBank trong những năm vừa qua đều đảm bảo.‌

Có thể thấy, kết quả kinh doanh của ngân hàng VPBank như trên chứng tỏ VPBank đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Kết quả kinh doanh suy giảm cũng như tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn phản ánh khả năng vận hành và dự báo cũng như kiểm soát nợ của VPBank còn hạn chế. Tuy nhiên, các tỷ lệ an toàn vốn của VPBank vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn của NHNN đề ra cũng phần nào thể hiện khả năng quản lý thanh khoản của VPBank vẫn ở mức tốt.

II. Tình hình rủi ro thanh khoản và thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPBank

II.1. Các nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản tại VPBank

II.1.1. Các yếu tố khách quan.


Trường đại học Ngoại Thương

Chỉ số lạm phát từ tháng 7 nămTra2n0g0851so

với 12/2007


Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, từ năm 2003-2007, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi. Điều này khiến lạm phát liên tục ở mức cao, tình trạng dư VNĐ kéo dài, lãi suất thị

trường liên ngân hàng hàng giảm, có thời

Tháng

Tỷ lệ lạm phát (%)

01/08

2,38

02/08

6,02

03/08

9,19

04/08

11,6

05/08

15,96

06/08

18,44

07/08

19,78

điểm lãi suất huy động liên ngân hàng hàng kỳ hạn 1 tháng chỉ khoảng 4,2%. Với lãi suất thực âm ( giá vốn quá rẻ), các nhà đầu tư dễ dàng vay tiền để đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, chấp nhận rủi ro. Ngay cả các ngân hàng hầu như cũng bỏ qua các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản (dùng nguồn vốn ngắn hạn, vốn vay

trên thị trường liên ngân hàng để cho vay trung và dài hạn) để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm đạt được lợi nhuận cao. Cuối năm 2007, lạm phát ở mức 12% 30

Bảng 6 : Chỉ số lạm phát


Chỉ số lạm phát từ 2002-2007 năm trước

= 100

Năm

Tỷ lệ lạm phát (%)

2002

3,9

2003

3,1

2004

7,8

2005

8,3

2006

7,5

2007

12

2008

19,89

(nguồn : http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 )



30 http://www.sbv.gov.vn/


Trước sức ép lạm phát NHNN buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng một loạt các biện pháp: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thông về, chuyển tiền gửi Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng về NHNN, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái, tăng mạnh tỷ giá, khống chế dư nợ tín dụng… Đáng lẽ với những biện pháp này, NHNN có thể kiềm chế được lạm phát nhưng hành động của NHNN đã đẩy các NHTMCP vào cuộc đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản. Các NHTMCP nhỏ, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn nên phải tăng lãi suất để thu hút khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng có quy mô lớn hơn, nguồn vốn huy động vượt được nhu cầu cho vay vẫn giữ lãi suất cao để giữ khách. Thực trạng này đã gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ một khi còn có các ngân hàng dư thừa vốn và có các ngân hàng thiếu vốn. Ngoài ra, tại các ngân hàng có quy mô lớn, nguồn vốn huy động vượt nhu cầu cho vay, trong cơ cấu tổng tài sản luôn dành một phần nguồn vốn đầu tư vào giấy tờ có giá, có thể tham gia vào thị trường mở để vay vốn của NHNN với lãi suất thấp để tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng quy mô nhỏ, dưới áp lực lợi tức cho cổ đông, không những đã sử dụng hầu hết vốn huy động được mà còn sử dụng vốn vay liên ngân hàng để đẩy mạnh cho vay tín dụng mà không đầu tư hoặc đầu tư rất ít vào giấy tờ có giá nên không thể vay tiền của NHNN thông qua thị trường mở. Khi NHNN hút một lượng lớn tiền lưu thông trên thị trường về, các khoản tiền gửi có kỳ hạn của các Ngân hàng khác bị rút về sẽ làm cho các ngân hàng nhỏ bị mất cân đối nguồn vốn trầm trọng, để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng nhỏ phải vay ngân hàng có quy mô lớn với lãi suất cao và bắt đầu cuộc đua lãi suất để bù đắp khoản tiền gửi bị các ngân hàng khác rút về.

Bên cạnh đó, vì lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản và cổ phiếu, và trước sức ép của lạm phát NHNN ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về việc kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong đó khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng, hạn chót 31/12/2007 phải đảm bảo tỷ lệ này. Đi ngược lại mong muốn của NHNN, đa số các ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhằm làm tăng tổng dư nợ lên để đảm bảo dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán xuống dưới 3% tổng dư nợ. Việc tăng nhanh dư nợ cho vay của các NHTMCP kèm theo đó là nới lỏng điều kiện cho vay nên


không thể có chất lượng tín dụng tốt được. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP do phát sinh nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý TSN-TSC của NHTMCP.

Thêm vào đó, việc thay đổi liên tục các quyết định về lãi suất huy động áp dụng tại các NHTMCP của NHNN ( ấn định lãi suất trần huy động 12%/năm; thay đổi lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên đến 12%/năm, 13%/năm, 14%/năm) đã tạo tâm lý không ổn định cho khách hàng gửi tiền. Vì vậy khách hàng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn hạn do kỳ hạn lãi suất sẽ tăng. Do đó, các ngân hàng chủ yếu huy động được các nguồn vốn ngắn hạn, và khách hàng sẵn sàng rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao, làm các ngân hàng bị động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Đồng thời, việc các chính sách thay đổi liên tục cũng khiến người dân không tin tưởng vào tính thanh khoản của tiền đồng nên đổ xô đi mua vàng và ngoại tệ thay thế cũng gây không ít khó khăn cho các ngân hàng.

Ngày 15/2/2008, NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Có 41 tổ chức tín dụng (trong đó có VPBank) thuộc đối tượng mua tín phiếu NHNN bắt buộc phải mua 400-500 tỷ đồng/ ngân hàng 31. Hơn nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN để được vay tái cấp vốn nhưng theo quyết định lần này NHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn. Do đó,

các NHTM khi thiếu hụt tạm thời thanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN trong khi kỳ hạn của tín phiếu dài đến 364 ngày hay gần 1 năm.

Có thể thấy rõ các yếu tố nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng VPBank. Đó là một trong những nguy cơ lớn gây ra rủi ro thanh khoản.

II.1.2. Yếu tố chủ quan :

Thứ nhất, thực tế, các ngân hàng rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chương trình quản lý TSN- TSC của mình. Cũng như những ngân hàng khác, VPBank thường gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn trung và dài hạn do xu hướng gửi tiền của khách hàng. Trong năm 2008, do nền kinh tế có nhiều biến động, nguồn vốn VPBank huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. Do lượng vốn huy



31 http://www.laodong.com.vn/Home/


động ngắn hạn tăng, vốn dài hạn giảm nên VPBank sẽ gặp khó khăn trong công tác điều chỉnh vốn để cho vay. Nếu không chú trọng và cho vay các khoản vay dài hạn thì VPBank sẽ rất dễ dấn đến thâm hụt thanh khoản.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank trong những năm vừa qua tăng khá nhanh. Dưới đây là bảng tốc độ tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn của VPBank thời điểm cuối năm 2005- 2008. Trong đó:

Lượng TD năm sau- Lượng TD năm trước

Tốc độ tăng trưởng tín dụng = ------------------------------------------------------------

Lượng TD năm trước

Lượng vốn HĐ năm sau – Lượng vốn HĐ năm trước Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = --------------------------------------------------------------------

Lượng vốn HĐ năm trước.

Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng của VPBank cuối năm 2005-2008


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

76,80%

51,80%

165%

-3%

Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank từ năm 2005-2008

Bảng 8 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của VPBank cuối năm 2005-2008


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

46%

60,60%

70,60%

1,68%

Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của VPBank từ năm 2005-2008

Tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2005, 2006 đều ở mức cao là trên 50%. Đặc biệt năm 2007, dư nợ tín dụng đã tăng 165% so với năm 2006. Đến năm 2008, do nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi nên VPBank chủ trương thu hẹp tín đụng. Do đó, tín dụng của VPBank tại thời điểm 31/12/2008 giảm 3% so với thời điểm cuối năm 2007 [28]. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2005-2008 cũng tăng song tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Độ chênh lệch được thể hiện rõ trong năm 2007: tốc độ tăng trưởng tín dụng là 165%, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa đến một nửa 70,6%. Sở dĩ, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng do VPBank đã sử dụng vốn vay liên ngân hàng để đầu tư. Rõ ràng, khi NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, vốn vay liên ngân hàng bị rút về, VPBank đã dễ dàng bị đẩy vào trạng thái rủi ro thanh khoản.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí