Tốc Độ Tăng Trưởng Nợ Phải Trả Của Mb, Vcb, Ctg, Vpb


nhỏ hơn 2% và tiếp tục xu hướng giảm từ 1,62% năm 2015 xuống còn 1,09% năm 2020. Mặc dù năm 2020 là năm Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19, nhưng MB vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan khi tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm và duy trì ở mức thấp so với các NHTM khác.

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu MB, VCB, CTG, VPB

Đơn vị: %


3.50%


3.00%


2.50%


2.00%

MBB

VCB

1.50%

1.62%

1.32%

1.00%

1.20%

1.33%

1.16%

1.09%

CTG

VPB

0.50%


0.00%

2015

2016

2017

2018

2019

2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)

b. Quản trị nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Đây là bộ phận nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất của NHTM. Quy mô nguồn vốn nợ quyết định quy mô tài sản của NHTM. Kết cấu của nguồn vốn sẽ thể hiện kỳ hạn hay chi phí của NHTM.

Thứ nhất, quy mô nợ phải trả của MB

Cũng giống như quy mô tài sản thì quy mô nợ phải trả của bốn NHTM được nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch rất lớn khi hai NHTM Nhà nước có quy mô nợ phải trả gấp từ hai đến ba lần hai NHTM cổ phần khối tư nhân là MB và VPB. Năm 2019, tổng nợ phải trả của Vietinbank gấp 3 lần của MB,


đạt 1.163.357 tỷ đồng so với con số 371.602 tỷ đồng. Về quy mô nợ phải trả của MB và VPB là khá tương đồng, sự tương đồng này cũng thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản hay lợi nhuận qua các năm.

Biểu đồ 2.6. Quy mô nợ phải trả của MB, VCB, CTG, VPB

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

Đơn vị: tỷ đồng


0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

MB

197,859

229,670

284,277

328,152

371,602

444,883

VCB

629,222

739,790

982,735

1,011,847

1,141,836

1,232,135

CTG

723,373

888,261

1,031,296

1,096,973

1,163,357

1,256,025

VPB

180,488

211,593

248,057

288,541

334,994

366,233

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 13


(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)

Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng nợ phải trả của MB, VCB, CTG, VPB

Đơn vị: %


35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

23.78%

19.72%

16.08%

15.43%

13.24%

MBB VCB CTG

VPB

0.00%

2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB, VCB, CTG, VPB giai đoạn 2015-2020)

Biểu đồ 2.7 cho thấy các NHTM đạt đỉnh về tốc độ tăng trưởng năm 2017, cùng thời điểm với việc GDP Việt Nam cũng đạt mức cao. GDP Việt


Nam sau đó giảm dần tới nay và đây là nguyên nhân chính khiến đà tăng trưởng huy động vốn của các NHTM chậm lại. MB đạt đỉnh về tốc độ gia tăng nợ phải trả năm 2017 với mức 23,78% và giảm về mức 13,24% trong năm 2019. Năm 2020, mặc dù chịu sự tác động của đại dịch Covid 19, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ phải trả của MB đã có dấu hiệu tăng trưởng cao trở lại với mức tăng trưởng so với năm 2019 đạt 19,72%.

Thứ hai, cơ cấu nợ phải trả của MB

Bảng 2.6. Cơ cấu nợ phải trả của MB

Đơn vị: tỷ đồng



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tiền gửi và vay các TCTD

7.509

24.713

46.102

60.471

50.314

50.876

Tỷ trọng tiền gửi &Vay

TCTD/NPT(%)

3,80

10,76

16,22

18,43

13,54

11,44

Tiền gửi của khách hàng

181.565

194.812

220.176

239.964

272.710

310.960

Tỷ trọng TGKH/NPT(%)

91,76

84,82

77,45

73,13

73,39

69,9

Phát hành giấy tờ có giá

2.450

2.367

6.022

11.158

26.289

50.924

Tỷ trọng GTCG/NPT(%)

1,24

1,03

2,12

3,40

7,07

11,45

Nợ phải trả khác

4.924

7.778

10.129

13.926

22.272

32.058

Tỷ trọng NPT khác/NPT(%)

2,49

3,39

3,56

4,24

5,99

7,21

Tổng nợ phải trả

197.859

229.670

284.277

328.152

371.602

444.833

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng các loại nợ phải trả của MB

Đơn vị: %



100.00%


50.00%


0.00%

2015 2016 2017 2018 2019 2020


TG và vay các TCTD TGKH GTCG Nợ phải trả khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

Nợ của NHTM phân chia thành: các khoản tiền gửi của các đối tượng khách hàng, nguồn vốn nợ do phát hành các giấy tờ có giá, tiền vay và gửi tại


các TCTD khác và một số các khoản nợ khác. Nhìn vào bảng 2.6 và biểu đồ 2.8, về tổng thể có thể thấy nợ phải trả chủ yếu của MB là tiền gửi của các đối tượng khách hàng, các khoản tiền vay và gửi tại các TCTD khác đứng thứ hai về tỷ trọng. Về xu hướng có thể thấy, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng tại MB giảm dần qua các năm. Năm 2015, tiền gửi của khách hàng đóng góp khoảng 91,76% trong tổng nợ phải trả của MB, nhưng đến năm 2020 chỉ còn 69,9%. MB đã tích cực tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau để giữ vững sự ổn định. Quy mô vốn phát hành thể hiện xu hướng tăng mạnh trong thời gian gầy đây, từ mức 1,24% năm 2015 lên 11,45% năm 2020. Giấy tờ có giá cho MB đưa ra thị trường thường có lãi suất cao và kỳ hạn ổn định nên tạo tính ổn định cho nguồn vốn của MB. Xuất phát từ tỷ trọng lớn nhất của khoản mục tiền gửi trong nguồn vốn nợ của ngân hàng MB, nên việc quản trị kết cấu khoản mục tiền gửi này chính là đại diện cho việc quản trị nguồn vốn nợ của ngân hàng.

- Tỷ trọng tiền gửi theo đối tượng gửi tiền

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng của MB

100%

80%

47.02

60%

40%

Cá nhân

TCKT

52.98

20%

0%

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Đơn vị: %


40.20

43.17

42.05

41.71

43.92


59.80


56.83


57.95


58.29


56.08


(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

Biểu đồ 2.9 cho thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của cá nhân. Thực tế này chỉ ra MB vẫn còn phụ thuộc lớn


vào các tập toàn, các doanh nghiệp lớn như: Vietel, Tổng công ty trực thăng Việt Nam và đặc biệt là các đơn vị quân đội. Tuy nhiên về xu hướng thì tỷ trọng tiền gửi cá nhân đang có xu hướng tăng dần từ 40,2% năm 2015 lên 47,02% năm 2020. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược chuyển trọng tâm sang bán lẻ của MB.

- Cơ cấu tiền gửi theo mục đích gửi:

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu tiền gửi theo mục đích gửi của MB

100.00


80.00


60.00


40.00


20.00


-

Đơn vị: %



2015

2016

2017

2018

2019

2020

TG kí quỹ

9.57

4.77

8.82

6.52

2.80

2.28

TG chuyên dùng

0.41

0.45

0.75

2.05

1.71

1.62

TG CKH

58.88

60.85

60.32

59.39

61.62

59.06

TG KKH

31.14

33.93

30.11

32.04

33.86

37.04


(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

Biểu đồ 2.10 cho thấy, tiền gửi có kỳ hạn của MB là lớn nhất, và tiếp tục ổn định theo thời gian. Điều này hình thành sự ổn định về kỳ hạn, đáp ứng được nhu cầu cho vay với kỳ hạn dài hơn. Bên cạnh đó, nguồn vốn không kỳ hạn cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng. MB cùng với VCB là hai NHTM có khoản mục tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất ở Việt Nam. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm chi phí trả lãi cho MB, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao cũng gây áp lực cho MB trong vấn đề quản trị RRTK. Tiền gửi chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ còn chiếm tỷ trọng thấp tại MB. Đây là


hai nguồn tiền gửi có mức độ ổn định cao nên cần được chú trọng huy động về quy mô trong thời gian tới.

c. Quản trị kết hợp tài sản và nợ phải trả

Bảng 2.7. Mối liên hệ sinh lời và an toàn giữa tài sản và nợ phải trả

Đơn vị: %



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tỷ lệ tài sản sinh lãi

90,60

90,10

92,47

91,52

91,02

90,06

Chênh lệch lãi suất cơ bản

(NIM)


3,65


3,46


3,87


4,40


4,81


4,98

Tỷ lệ LDR

66,8

77,4

72,99

73,3

73,8

74,2

Quy định của NHNN (tối đa)

90

90

90

90

90

90

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho

vay trung và dài hạn


22,87


33,61


41,11


33,45


32,32


28,05

Quy định của NHNN (tối đa)

60

60

50

45

40

40

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB từ 2015-2020 và tính toán của tác giả)

Kết quả của quá trình sử dụng nguồn vốn sẽ hình thành danh mục tài sản cho NHTM. Tại MB, chiến lược quản trị kết hợp tài sản và nguồn vốn nợ được tiến hành rất linh hoạt. Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch lợi nhuận đặt ra, ngân hàng sẽ hình thành danh mục tài sản phù hợp. Từ đây, ngân hàng sẽ lập kế hoạch về kết cấu lẫn quy mô nguồn vốn hợp lý. Khi thực hiện huy động, MB linh hoạt điều chỉnh cơ cấu cùng với quy mô tài sản để phù hợp so với nguồn vốn thực tế huy động được.

Bảng số liệu 2.7 cho thấy tài sản sinh lãi là tài sản chủ yếu của ngân hàng và duy trì ổn định trong suốt giai đoạn 2015-2020 (trên 90%). Điều này thể hiện năng lực huy động vốn ổn định của MB, tạo điều kiện cho ngân hàng hình thành một danh mục tài sản có chất lượng. Đặc biệt, NIM của ngân hàng đã được cải thiện trong suốt những năm qua, từ 3,65% năm 2015 lên 4,98%


năm 2020. Khoản mục cho vay được quản lý rất hiệu quả. MB dần tập trung đến quản trị các khoản mục cho vay, giải ngân vào các khoản vay có mục đích vay vốn, các nhóm khách hàng có lãi suất cao hơn.

MB luôn tuân thủ các tỷ lệ an toàn về cấu trúc vốn với các hệ số LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung dài hạn đều trong phạm vi cho phép của NHNN.

2.2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

a. Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

- Mô hình tổ chức quản trị RRLS trên sổ ngân hàng

Với việc áp dụng các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II đòi hỏi MB phải xây dựng được mô hình quản trị RRLS trên sổ ngân hàng chặt chẽ, tiệm cận với thông lệ quốc tế, bảo đảm được hoạt động quản trị RRLS trên sổ ngân hàng diễn ra thông suốt. Các vị trí, bộ phận quản trị RRLS trên sổ ngân hàng tại MB nằm trong cơ cấu tổ chức của ALM, và nằm trong mô hình “ba vòng kiểm soát”.

- Về trình tự:

RRLS trên sổ ngân hàng được kiểm soát bởi nhiều phòng, ban trong cơ cấu tổ chức ALM của MB. Trước hết, mọi thông tin có liên quan đến các khoản nợ và tài sản về quy mô, chi phí, kỳ hạn từ các khối khách hàng, các chi nhánh và các phòng, ban có liên quan được tập hợp về Phòng ALM. Tại đây, số liệu thu thập được cùng với các dự báo về lãi suất sẽ là cơ sở để Phòng ALM lập ra các hạn mức về khe hở nhạy cảm lãi suất. Tiếp theo, Phòng quản trị rủi ro thị trường có nhiệm vụ thẩm định các hạn mức về khe hở nhạy cảm, làm báo cáo đề xuất lên Hội đồng ALCO, để Hội đồng ALCO trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi hạn mức RRLS được Giám đốc phê duyệt, Phòng quản trị rui ro thị trường thực hiện theo dõi, giám sát khe hở nhạy cảm


lãi suất, tham mưu hướng xử lý những vấn đề phát sinh lên Hội đồng ALCO, Ban giám đốc.

b. Nhận biết rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

RRLS trên sổ ngân hàng tại các NHTM xuất hiện khi tồn tại sự mất cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nợ đi cùng với sự biến động của lãi suất. Do đó, nhận biết RRLS trên sổ ngân hàng chính là dự báo xu hướng lãi suất và khe hở nhạy cảm với lãi suất của NHTM. Trong đó, việc xác định xu hướng lãi suất thị trường là công việc quan trọng và khó khăn hơn cả. Tại MB, việc dự báo RRLS trên sổ ngân hàng chủ yếu dựa trên dữ liệu lịch sử và phân tích về tình hình vĩ mô thế giới và Việt Nam, quan điểm điều hành lãi suất của NHNN. Do đó, việc nhận định vĩ mô, bối cảnh thực thi chính sách tiền tệ của NHNN có ý nghĩa quan trọng của ngân hàng trong dự báo lãi suất.

- Điều hành lãi suất của NHNN

Giai đoạn 2015- 2020, lạm phát tiếp tục được Chính phủ kiểm soát tốt nhỏ hơn 4%/năm, đây là dư địa rất tốt để NHNN có thể cắt lãi suất liều hành, thông qua các lãi suất liên quan. Bảng 2.8 cho thấy lãi suất điều hành được NHNN duy trì ổn định từ năm 2015 đến tháng 10 năm 2017, sau đó được điều chỉnh giảm 0,25% vào tháng 11 năm 2017 với cả lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu. Hai loại lãi suất này được duy trình ổn định lần lượt ở mức 6,25% và 4,25% từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 8 năm 2019. Năm 2019 đánh dấu xu hướng giảm lãi suất trên toàn cầu, NHNN Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu vào tháng 9 năm 2019 ở mức 0,25% về lần lượt là 6% và 4%. Đến năm 2020, NHNN đã có 3 lần giảm lãi suất điều hành vào các tháng 03, 05 và 10 với mức giảm lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt là 0,5%. Năm 2020 cũng chứng kiến mức giảm điểm mạnh nhất của lãi suất thị trường liên ngân hàng các kỳ hạn, với mức lãi suất kỳ hạn qua đêm và 01 tuần có những thời điểm về gần 0%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2024