Diễn Biến Lãi Suất Điều Hành Từ Năm 2015 Đến 2020


Bảng 2.8. Diễn biến lãi suất điều hành từ năm 2015 đến 2020

Đơn vị: %



L/s Tái cấp vốn

L/s Tái chiết khấu

L/s Liên ngân hàng (qua đêm)

L/s Liên ngân hàng (1 tuần)

L/s Liên ngân hàng (3 tháng)

2015M1 -

2017M10

6,50

4,50

N/A

N/A

N/A

2017M11

6,25

4,25

1,12

1,28

4,17

2017M12

6,25

4,25

1,05

1,21

4,69

2018M1

6,25

4,25

1,86

2,07

4,66

2018M2

6,25

4,25

2,64

2,84

4,07

2018M3

6,25

4,25

0,98

1,14

2,91

2018M4

6,25

4,25

1,14

1,29

2,68

2018M5

6,25

4,25

1,51

1,61

2,61

2018M6

6,25

4,25

1,23

1,34

2,51

2018M7

6,25

4,25

2,12

2,30

3,21

2018M8

6,25

4,25

3,99

4,11

4,56

2018M9

6,25

4,25

3,30

3,50

4,48

2018M10

6,25

4,25

3,51

3,67

4,54

2018M11

6,25

4,25

4,79

4,84

4,99

2018M12

6,25

4,25

4,69

4,78

5,11

2019M1

6,25

4,25

4,61

4,74

5,25

2019M2

6,25

4,25

4,34

4,45

4,87

2019M3

6,25

4,25

3,75

3,82

4,29

2019M4

6,25

4,25

3,87

3,99

4,35

2019M5

6,25

4,25

3,35

3,48

4,23

2019M6

6,25

4,25

3,28

3,41

4,23

2019M7

6,25

4,25

3,06

3,20

4,10

2019M8

6,25

4,25

3,23

3,34

4,09

2019M9

6,00

4,00

2,86

3,05

4,22

2019M10

6,00

4,00

1,99

2,19

4,14

2019M11

6,00

4,00

2,58

2,76

4,25

2019M12

6,00

4,00

3,05

3,38

4,34

2020M1

6,00

4,00

2,76

3,00

4,04

2020M2

6,00

4,00

2,59

2,83

3,56

2020M3

5,00

3,50

2,25

2,47

3,58

2020M4

5,00

3,50

2,69

2,61

3,85

2020M5

4,50

3,00

1,15

1,36

2,96

2020M6

4,50

3,00

0,31

0,52

2,61

2020M7

4,50

3,00

0,17

0,32

2,44

2020M8

4,50

3,00

0,21

0,32

2,34

2020M9

4,50

3,00

0,15

0,25

2,62

2020M10

4,00

2,50

0,11

0,19

1,52

2020M11

4,00

2,50

0,10

0,21

1,91

2020M12

4,00

2,50

0,13

0,20

1,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 14

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước)


Điều đáng chú ý, NHNN dần quản lý lãi suất theo các yếu tố thị trường, nới lỏng quy định về trần lãi suất, lãi suất trên thị trường được hình thành do cung cầu tự nhiên từ thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút vốn giữa các NHTM. Với mục đích kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ để chống đô là hóa, NHNN đã đưa lãi suất tiền gửi USD về mức 0%/năm vào cuối năm 2015. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 đã tạo sự đột phá trong phương thức huy động vốn khi quy định rõ lãi suất là sự thỏa thuận giữa các NHTM với khách hàng. Các mục đích vay cần ưu tiên, NHNN cũng chỉ đạo các NHTM duy trì mức trần lãi suất cho vay trong ngắn hạn thấp hơn từ 2-3% so với các mục đích sản xuất kinh doanh thông thường.

- Thực trạng lãi suất tại MB

Giai đoạn 2015-2020 là giai đoạn chứng kiến lãi suất biến động theo chiều hướng giảm.

Biểu đồ 2.11 cho thấy giai đoạn này, lãi suất huy động trung bình của MB đã tăng nhẹ giai đoạn 2015-2016 sau đó bắt đầu xu thế giảm từ năm 2017

- 2019. Cũng như vậy, lãi suất cho vay trung bình cũng đã giảm từ 11,25% năm 2016 xuống 8,5% năm 2019. Xu hướng này tuân theo quy luật chung khi tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh vào năm 2018 và có xu hướng chậm lại giai đoạn sau đó. NHNN đã phải giảm lãi suất điều hành vào tháng 11 năm 2017 để hỗ trợ nền kinh tế. Các năm tiếp sau đó, NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành, đặc biệt là năm 2020 với ba lần giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu để hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế.

Việc nhận biết được xu hướng của lãi suất là bước quan trọng trong quản trị RRLS trên sổ ngân hàng. Bởi RRLS trên sổ ngân hàng sẽ xuất hiện khi có khe hở nhạy cảm với lãi suất khác không và lãi suất thay đổi ngược chiều với kỳ vọng của ngân hàng. Nhận biết xu hướng thay đổi của lãi suất đã


khó, nhận biết được chính xác độ rộng biến động của lãi sất còn phức tạp hơn nhiều. Thực tế tại MB, việc dự báo lãi suất được Phòng quản trị rủi ro thị trường tiến hành mới chỉ dựa trên kinh nghiệm, dựa trên phân tích các lãi suất điều hành của NHNN mà chưa ứng dụng một mô hình định lượng có tính chính xác cao để dự báo lãi suất.

Biểu đồ 2.11. Lãi suất huy động và cho vay MB giai đoạn 2015-2020

Đơn vị:%


12.00%


10.00%


8.00%


6.00%


4.00%

LSHĐ bq các NHTM LSHĐ bq của MB LSCV bq các NHTM

LSCV bq của MB

2.00%


0.00%

2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Báo cáo NHNN, báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

c. Lượng hóa rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng

MB dùng kỹ thuật định giá lại để lượng hóa RRLS trên sổ ngân hàng:

Bảng 2.9 và biểu đồ 2.12 cho thấy: xét riêng từng kỳ hạn thì MB có khe hở nhạy cảm nợ tại các khung thời gian dưới 01 tháng, 06 đến 12 tháng trong tất các các năm từ 2015-2020, đặc biệt là kỳ hạn dưới 01 tháng được duy trì chênh lệch âm với mức độ rất lớn. Ngược lại, MB duy trì khe hở nhạy cảm tài sản với các kỳ hạn từ 01 đến 03 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng trong tất cả các năm được nghiên cứu. Đối với khung kỳ hạn 01 đến 03 tháng có mức độ nhạy cảm tài sản là rất lớn, xuất phát từ lý do là MB có các khoản vay kỳ hạn 01 tháng đến 03 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm. Các kỳ hạn dài trên 01 năm thì MB luôn duy trì khe hở nhạy cảm tài sản.


Bảng 2.9. Khe hở nhạy cảm lãi suất MB giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: triệu đồng



Dưới 1T

1-3T

3-6T

6-12T

1-5N

2015






RSA

37.558.115

74.561.178

31.769.065

15.140.298

44.418.718

RSL

61.877.277

55.702.861

26.844.333

29.644.209

18.548.956

GAP

(24.319.162)

18.858.317

4.924.732

(14.503.911)

25.869.762

GAP lũy kế

(24.319.162)

(5.460.845)

(536.113)

(15.040.024)

10.829.738

2016






RSA

46.206.530

76.987.736

45.332.943

18.435.896

50.222.927

RSL

60.408.776

48.894.409

25.395.629

18.785.811

64.968.095

GAP

(14.202.246)

28.093.327

19.937.314

(349.915)

(14.745.168)

GAP lũy kế

(14.202.246)

13.891.081

33.828.395

33.478.480

18.733.312

2017






RSA

95.252.558

116.489.081

16.265.975

9.263.267

52.378.884

RSL

164.577.548

28.182.764

27.663.187

21.467.854

32.552.927

GAP

(69.324.990)

88.306.317

(11.397.212)

(12.204.587)

19.825.957

GAP lũy kế

(69.324.990)

18.981.327

7.584.115

(4.620.472)

15.205.485

2018






RSA

145.732.020

117.497.808

12.261.907

12.172.127

44.284.277

RSL

175.127.833

30.199.683

28.607.210

32.371.049

42.852.919

GAP

(29.395.813)

87.298.125

(16.345.303)

(20.198.922)

1.431.358

GAP lũy kế

(29.395.813)

57.902.312

41.557.009

21.358.087

22.789.445

2019






RSA

116.793.585

151.702.970

25.990.071

23.374.802

68.404.651

RSL

180.661.128

34.648.831

45.211.166

39.640.504

49.469.526

GAP

(63.867.543)

117.054.139

(19.221.095)

(16.265.702)

18.935.125

GAP lũy kế

(63.867.543)

53.186.596

33.965.501

17.699.799

36.634.924

2020






RSA

150.275.953

159.013.410

39.090.899

36.255.736

77.242.529

RSL

206.662.973

71.105.133

54.959.423

66.049.572

14.206.012

GAP

(56.387.020)

87.908.277

(15.868.524)

(29.793.836)

63.036.517

GAP lũy kế

(56.387.020)

31.521.257

15.652.733

(14.141.103)

48.895.414

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2015-2020 và tính toán của tác giả)


Biểu đồ 2.12. Khe hở nhạy cảm lãi suất MB giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: triệu đồng


150,000,000


100,000,000


50,000,000


0

Dưới 1T

1-3T

3-6T

6-12T

Trên 12T

-50,000,000

2015

2016

2017

2018

2019

2020

-100,000,000

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2015-2020)

Trên thực tế, MB thường đo lường RRLS trên sổ ngân hàng trên cơ sở tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/tổng tài sản các kỳ hạn và so sánh với các hạn mức RRLS trên sổ ngân hàng mà Hội đồng ALCO đã phê duyệt, để kiểm tra được tính tuân thủ đối với quá trình quản trị RRLS trên sổ ngân hàng tại MB.

Bảng 2.10 chỉ ra, công tác quản trị RRLS trên sổ ngân hàng của MB luôn thỏa mãn tiêu chí khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/tổng tài sản mà Hội đồng ALCO đã quy định. Một cách tổng thể có thể thấy khe hở nhạy cảm với lãi suất được tính lũy kế các kỳ hạn luôn còn cách rất xa so với các hạn mức.

Bảng 2.10. Khe hở nhạy cảm lãi suất lũy kế/Tổng tài sản

Đơn vị: %



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hạn mức

Dưới 3 tháng

-2,47

5,42

6,05

15,98

12,93

6,37

±25

Dưới 6 tháng

-0,24

13,20

2,42

11,47

8,25

3,16

±20

Dưới 12 tháng

-6,80

13,06

1,47

5,89

4,30

-2,86

±15

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2015-2020, quy định ALCO)


Thứ ba, biến động thu nhập lãi

Khe hở nhạy cảm lãi suất luôn được MB tính toán tại ngày 31/12 hàng năm, ngân hàng cũng đưa ra được dự tính sự biến động thu nhập lãi ròng khi có sự biến đổi của lãi suất (dự kiến 2%/năm).

Bảng 2.11. Biến động thu nhập lãi ròng do lãi suất thay đổi

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

GAP lũy kế 12T

-15.040.024

33.478.480

-4.620.472

21.358.087

17.699.799

-14.141.103

Thay đổi lãi suất dự kiến (%)


+-2


+-2


+-2


+-2


+-2


+-2

Biến động thu

nhập lãi dự kiến


-+300.800


+-669.570


-+92.409


+-427.162


+-353.996


-+282.822

Thay đổi lãi

suất thực tế (%)


1,45


1,28


-0,75


-1,34


-1,56


-1,35

Biến động thu nhập lãi thực tế


-218.080


428.525


34.654


-286.198


-276.117


190.905

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2015-2020 và tính toán của tác giả)

Để thuận tiện cho quá trình tính toán, tác giả giả định rằng lãi suất của các tài sản cũng như các khoản nợ nhạy cảm biến động cùng chiều và cùng mức độ. Thêm nữa, từ năm 2015, lãi suất huy động USD được đưa về 0% nên các tài sản ngoại tệ đã được quy đổi với tỷ giá và lãi suất tại thời điểm lập báo cáo. Kết hợp với khe hở nhạy cảm lãi suất với kỳ hạn đến 01 năm thì biến động thu nhập lãi dự kiến và thực tế được tính toán theo Bảng 2.11. MB có khe hở nhạy cảm tài sản trong các năm 2018 và 2019 trong khi lãi suất đang trong xu hướng giảm đã được xác nhận từ 2017 đến nay. Do đó, MB đã chịu giảm thu nhập lãi trong các năm 2018 và 2019. Sang năm 2020, ngân hàng dự báo lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm bởi NHNN sẽ tiếp tục hạ lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 nên đã chủ động duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất nợ, từ đó không những tránh được rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng mà còn gia tăng thu nhập.


d. Kiểm soát, phòng ngừa RRLS trên sổ ngân hàng

- Điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất

Đới với khoản mục cho vay: ngân hàng quy định tất cả các khoản mục cho vay trung và dài hạn phải được mang lãi suất thả nổi, được tái định giá theo các khung thời gian theo quy định.

Căn cứ kết quả đo lường RRLS trên sổ ngân hàng tại từng thời điểm và dự báo mức độ thay đổi của lãi suất, MB sử dụng linh hoạt các loại lãi suất FTP như là tín hiệu để các chi nhánh xác định kỳ hạn của các khoản ngân hàng cho vay và huy động mà ngân hàng đang ưu tiên:

+ Khi khe hở nhạy cảm tài sản thì thiệt hại sẽ xảy ra khi lãi suất giảm, MB sẽ tăng giá bán vốn về Hội sở đối với các kỳ hạn có mức chênh lệch tài sản nhạy cảm với lãi suất cao để thúc đẩy các chi nhánh tăng huy động các tài sản nợ này, đồng thời tăng lãi suất cho vay hoặc thu hẹp margin lãi cho vay đối với các khoản vay có kỳ hạn tương ứng.

+ Khi khe hở nhạy cảm tài sản nợ thì tổn thất sẽ xảy ra khi lãi suất tăng, MB sẽ giảm giá bán vốn về hội sở đối với các kỳ hạn có mức chênh lệch tài sản nhạy cảm vơi lãi suất cao để hạn chế các chi nhánh huy động ở kỳ hạn này, đồng thời giảm lãi suất cho vay hoặc tăng margin lãi cho vay đối với các khoản vay có kỳ hạn tương ứng.

- Sử dụng các công cụ phái sinh

Hợp đồng phái sinh được các bên tham gia thị trường dùng để phòng ngừa rủi ro. Hiện nay, các sản phẩm phái sinh trên thị trường tài chính ở Việt Nam rất phát triển: hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và các loại công cụ khác… Tuy nhiên, bản thân các NHTM vướng phải các quy định của NHNN nên việc tham gia vào thị trường phái sinh một cách chủ động còn rất hạn chế. MB hiện nay mới chỉ tham gia các hợp đồng hoán đổi và kỳ hạn về tiền tệ để


phòng ngừa rủi ro tỷ giá và RRLS. Giá trị các khoản giao dịch này tại MB còn nhỏ so với tổng giá trị tài sản của MB (dưới 0,05% tổng tài sản).

Bảng 2.12. Giá trị giao dịch phái sinh của MB

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giá trị thuần giao dịch kỳ hạn tiền tệ


33.740


36.636


52.086


15.207


(4.155)


26.907

Giá trị thuần giao dịch hoán đổi tiền tệ


62.697


16.783


69.506


(20.841)


18.991


10.199

Tổng cộng

96.437

53.419

121.592

(5.634)

14.836

37.106

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

2.2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản

a. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

- Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK

Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK của MB cũng giống như quản trị RRLS trên sổ ngân hàng tại MB được tổ chức trong ALM, và nằm trong mô hình “ba vòng kiểm soát” nói chung đã được trình bày.

Hội sở chính: có vai trò kiểm soát RRTK cho toàn bộ hệ thống. Nội dung này tại MB được tiến hành dựa trên cơ sở các chính sách về hạn mức rủi ro được quyết định trên cơ sở các kế hoạch kinh doanh nói chung mà Ban điều hành và HĐQT đã đề ra. Việc quản trị thanh khoản tại MB diễn ra hàng ngày và được tiến hành sử dụng những phương pháp hiện đại.

Các bộ phận khác tùy theo phân cấp của từng bộ phận có nhiệm vụ xây dựng quy trình quản trị RRTK và giám sát RRTK.

- Quy trình quản trị RRTK

Để hoạt động quản trị RRTK diễn ra thông suốt, MB đã thiết kế quy trình quản trị RRTK theo hàng ngày và theo định kỳ:

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí