Trong trường hợp này, thông thường các tổ chức tín dụng có thể sẽ thực hiện biện pháp khoanh nợ. Khoanh nợ là hình thức cho khách hàng "hoãn" phải trả các khoản dư nợ còn lại, đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ tiếp tục trả nợ như thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, trong thời gian khoanh nợ, khách hàng thường không bị tính lãi. Tỷ lệ nợ khoanh cao thể hiện ngân hàng sẽ bị giảm nguồn thu, nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Là tỷ lệ tiền phải trích tính trên dư nợ trong hạn tại thời điểm trích lập, dùng để tạo lập nguồn tài chính tài trợ cho các khoản tín dụng bị rủi ro tín dụng. NHCSXH thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vào ngày cuối các quý trong năm
Mức trích lập quỹ dự phòng= 0.75% * (Tổng dư nợ - NQH-NK)
Về phân loại nợ NHCSXH không thực hiện phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định phân loại nợ theo trạng thái nợ bao gồm:
- Nợ trong hạn là các khoản nợ đang trong thời gian cho vay, các khoản nợ đã được gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo quy định.
- Nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ theo quy định bao gồm: các khoản nợ đến hạn trả nợ nhưng không đủ điều kiện gia hạn nợ đã chuyển sang nợ quá hạn; các khoản nợ chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay sử dụng vốn sai mục đích đã chuyển nợ quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh là các khoản nợ gốc của khách hàng được ngân hàng không tính lãi trong thời gian được khoanh theo quyết định của các cấp có thẩm quyền: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, chính quyền địa phương và các tổ chức ủy thác.
Trong các văn bản về phân loại nợ của NHCSXH chỉ có khái niệm nợ bị rủi ro tín dụng. Đây là các khoản nợ quá hạn (khách hàng không trả được lãi, gốc hoặc cả gốc và lãi) do nguyên nhân chủ quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2
- Dự Kiến Đóng Góp Của Luận Văn Về Mặt Khoa Học Và Thực Tiễn
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Hộ Nghèo.
- Kinh Nghiệm Tại Việt Nam Và Một Số Ngân Hàng Ở Các Nước Có Mô Hình Tín Dụng Đối Với Người Nghèo Về Phòng Ngừa Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho
- Tình Hình Hoạt Động Của Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội.
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Tại Nhcsxh Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1.2.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng là giai đoạn sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhằm giám sát đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ trong ngân hàng, các cá nhân, tổ chức nhận ủy thác phải tuân thủ các quy định của ngân hàng, của pháp luật, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Trong kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng thường có hai hình thức kiểm soát, đó là:
- Giám sát từng khoản vay: Ngân hàng tiến hành kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng. Quá trình giám sát nhằm mục đích đảm bảo cho ngân hàng nắm được thực trạng tài chính của khách hàng, đảm bảo người vay thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh và các thông tin khác có thể dẫn tới việc khoản vay bị rủi ro; kịp thời xác định và phân loại các khoản vay có vấn đề.
- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng: Để có cái nhìn tổng thể về tình hình dư nợ cho vay, nợ có vấn đề, kịp thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các khoản nợ có thể gặp rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng.
Để có cơ sở đánh giá, ngân hàng thường tiến hành phân loại nợ thành các nhóm nợ, với mỗi loại nợ sẽ có tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tín dụng riêng qua đó tính toán được toàn bộ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở nợ đã được phân loại, ngân hàng phân tích nguyên nhân, thực trạng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Phương pháp chủ yếu để ngân hàng giám sát tổng thể các khoản vay đó là thực hiện các chính sách phân tán rủi ro tín dụng. Phương pháp này thực
hiện phân bổ hợp lý tín dụng cho các ngành nghề, các lĩnh vực, các khu vực kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn có thể xảy ra khi một ngành, một lĩnh vực nào đó bị suy thoái.
Với công tác kiểm tra, giám sát cho vay hộ nghèo tại NHCSXH về cơ bản cũng tuân theo các quy tắc giám sát như trên, tuy nhiên với đặc thù riêng về đối tượng vay vốn, tính chất khoản vay cũng như điều kiện đảm bảo, ngân hàng có một số điều chỉnh về phân loại nợ, tiêu chí đánh giá rủi ro và giám sát các khoản vay.
1.2.4.4 Xử lý nợ rủi ro.
Như đã nêu ở trên, rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi dù cho chính sách phòng ngừa, quản lý của tổ chức tín dụng có tốt đến đâu. Vì vậy vấn đề đặt ra tiếp theo là xử lý các khoản nợ gặp rủi ro.
Công việc đầu tiên trong quá trình xử lý nợ là đánh giá khả năng thực trạng sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Ngân hàng trực tiếp gặp gỡ khách hàng để đánh giá nguyên nhân khách hàng không thực hiện trả nợ. Có nhiều nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, nguyên nhân khách quan có, nguyên nhân chủ quan có, vì vậy cán bộ ngân hàng cần đánh giá cụ thể để cùng với khách hàng có được các giải pháp phù hợp giúp tháo gỡ khó khăn với khách hàng. Một số giải pháp xử lý rủi ro thường được sử dụng gồm:
Thứ nhất, tài trợ rủi ro tín dụng: là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ, hạn chế hoặc bù đắp cho các rủi ro tín dụng, các biện pháp xử lý thường sử dụng:
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Khách hàng có thể gặp khó khăn trong thanh khoản tạm thời, nó thường xuất phát từ các nguyên nhân bộc phát như thu hồi các khoản nợ không đúng thời gian thỏa thuận, các mặt hàng sản xuất tiêu thụ chậm hoặc chưa bán được. Khi này ngân hàng cần điều chỉnh thời gian trả nợ thích hợp, để giúp khách hàng vượt qua những khó khăn trước mắt, không
gây áp lực thêm cho khách hàng tránh tình trạng có thể dẫn đến đổ vỡ dây truyền, khách hàng mất khả năng trả nợ.
- Cơ cấu lại nợ: Ngân hàng có thể được cơ cấu lại các khoản vay để phù hợp với dòng tiền của khách hàng, ví dụ gia hạn thời gian vay vốn sao cho phù hợp với thời gian thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Cơ cấu lại nợ rất cần thiết trong trường hợp ngân hàng xác định kỳ hạn món vay sai, dẫn đến thời gian trả nợ đến trước thời gian hoàn vốn.
- Thay đổi về điều kiện tài sản đảm bảo: Ngân hàng yêu cầu thế chấp thêm tài sản đảm bảo nếu xem xét cho vay thêm. Việc cho vay thêm thường với những dự án có thời gian dài dẫn đến thay đổi về chi phí của dự án, do tình hình lạm phát, do dự án cần mở rộng...
- Khoanh nợ: là hình thức không tính lãi và tạm thời không thu các khoản nợ (gốc, lãi) còn lại của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian khoanh nợ, ngân hàng sẽ tiếp tục tính lãi và thu nợ theo thỏa thuận cũ trong hợp đồng vay vốn.
- Xoá nợ: Ngân hàng trình xóa nợ cho những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc được khoanh nợ nhưng khách hàng gặp rủi ro tín dụng do các nguyên nhân khách quan và không thể khắc phục
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Việc phân loại tín dụng ở trên là cơ sở cho việc đưa ra quyết định đánh giá mức độ rủi ro đối với các khoản vay từ đó đưa ra mức trích lập quỹ dự phòng đối với từng khoản cho vay. NHCSXH chỉ lập quỹ dự phòng trên số nợ quá hạn với tỷ lệ 0.05%*NQH
- Sử dụng quỹ dự phòng: Ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng để xóa nợ trong các trường hợp sau:
+ Khách hàng thuộc diện bệnh tật, cô đơn quả phụ không nơi nương tựa;
+ Khách hàng là cá nhân bị chết hoặc mất tích, không có quyền hành vi dân sự;
+ Khách hàng bị rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan như gặp thiên tai, địch họa, các thay đổi chính sách của chính phủ dẫn đến không có khả năng trả nợ.
Thứ hai, Dùng sức mạnh cộng đồng: Với NHCSXH, các khoản cho vay hộ nghèo có mức vay dưới 100 triệu đồng, phương thức cho vay ủy nhiệm qua các tổ nhóm vì vậy biện pháp xử lý nợ được khuyến khích là dùng sức mạnh cộng đồng, sự vận động của tổ chức xã hội, của các thành viên tổ TK&VV, của người dân trong cộng đồng lên người vay để đạt được hiệu quả xử lý nợ tích cực hơn. Các trường hợp hộ vay đã tham gia tổ nhóm, khi người vay sẵn sàng trả nợ nhưng thực sự không có khả năng thì sự giúp đỡ của các thành viên nhóm, của họ hàng, hội viên các hội đoàn thể có hiệu quả hơn cả, giúp người vay có điều kiện trả nợ và tiếp tục tham gia vào chương trình vay vốn. Sự hỗ trợ này có tác dụng khuyến khích, động viên người vay có trách nhiệm với khoản nợ và là giải pháp tốt cho tất cả các bên.
Thứ ba, Các biện pháp xử lý theo pháp luật: Khi khách hàng không trả được nợ theo quy định và việc cơ cấu lại là không khả thi, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp xử lý nợ rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật.
1.3 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
Các yếu tố vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, các chính sách của Chính phủ, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội:
- Chính sách kinh tế của Chính phủ: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực tín dụng nói riêng. Đặc biệt đối với tín dụng chính sách là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong chính sách kinh tế của Chính phủ. Khi Chính phủ thay đổi một trong các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, lập tức sẽ có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong đó có các hộ nghèo và NHCSXH. Chất lượng tín dụng của NHCSXH luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các hộ vay vốn trong đó có hộ nghèo. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy nền sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ vay làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp, hộ vay gặp khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập thậm chí thua lỗ, phá sản không có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.
Môi trường kinh tế: Những biến động không dự báo được trong môi trường kinh tế trong nước và thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay. Khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, làm giá tăng ở một số mặt hàng nào đó làm ảnh hưởng đến một nhóm ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế thì rủi ro tín dụng với tổ chức tín dụng là rất lớn. Một số người vay có thể thích ứng vượt qua khó khăn và đó có thể là cơ hội để phát triển, nhưng đa số hộ vay, doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.
- Môi trường chính trị, xã hội: Khi môi trường chính trị xã hội ổn định, các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội đầu tư. Ngược lại họ sẽ cắt giảm đầu tư, nhu cầu hàng hóa dịch vụ sẽ giảm, thị trường đầu ra bị thu hẹp dẫn đến thu nhập doanh nghiệp, hộ gia đình giảm.
Nguyên nhân từ phía người đi vay: rủi ro tín dụng từ phía khách hàng (ở đây chỉ tập trung nghiên cứu về khách hàng là hộ gia đình, hộ nghèo) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bao gồm: Sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến thiếu năng lực tài chính, khách hàng không đủ năng lực tài chính để trả nợ, ảnh hưởng đến quá
trình thu hồi nợ của ngân hàng; Thiếu năng lực pháp lý, khách hàng thiếu hiểu biết về mặt pháp lý dẫn đến gặp khó khăn về thủ tục và thời gian; do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ, đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, loại nguyên nhân này được xếp và nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy với khách hàng của NHCSXH đạo đức là yếu tố rất quan trọng trong việc trả nợ tiền vay, người đi vay có khả năng nhưng ỷ lại cố tình không trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay.
Nguyên nhân từ bên thứ ba, đơn vị nhận ủy thác và người nhận ủy nhiệm của ngân hàng:
- Nguyên nhân từ đơn vị nhận ủy thác: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình quản lý tín dụng cho các tổ chức chính trị xã hội bao gồm: giám sát công tác bình xét cho vay của tổ TK&VV; kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau cho vay; phối hợp NHCSXH, Ban quản lý tổ vay vốn đôn đốc thu hồi nợ vì vậy tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ hợp đồng có ý nghĩa quan trọng đối với rủi ro tín dụng. Nơi nào HĐT chỉ đạo sát sao trong việc thành lập tổ TK&VV, duy trì sinh hoạt tổ định kỳ, tổ chức bình xét cho vay công khai, thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, có sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ hộ nghèo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi giúp hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả nơi đó rủi ro tín dụng thấp.
- Nguyên nhân từ tổ TK&VV: Chất lượng hoạt động của tổ không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng: Tổ không sinh hoạt theo định kỳ nên không kịp thời đánh giá được tình trạng sử dụng vốn của các hộ vay, không nắm bắt được thông tin chính sách mới; thành viên trong tổ không có tinh thần tương trợ, không tích cực tư vấn lựa chọn phương án, kỹ thuật sản xuất kinh doanh thường phát sinh hộ làm ăn thiếu hiệu quả. Các thành viên
trong Tổ TK&VV không kiên quyết trong việc bình xét cho vay dẫn đến bình xét sai đối tượng, bình xét không đúng nhu cầu vay vốn; chưa làm tốt công tác giám sát việc sử dụng vốn vay, chưa tạo ra sức ép của tổ đối với các hộ vay vốn có nợ quá hạn, nợ chây ỳ, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng. Người được tổ bầu làm tổ trưởng sẽ trực tiếp ký hợp đồng ủy nhiệm với ngân hàng để nhận một số công việc như: tổ chức hoạt động của tổ TK&VV, thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên nộp cho ngân hàng. Với vai trò như vậy người tổ trưởng rất quan trọng có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Nếu một tổ trưởng có trình độ, có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, tâm huyết, nhiệt tình thì chắc chắn hoạt động tín dụng tại tổ đó sẽ minh bạch, rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế. Còn nếu một tổ trưởng trình độ thấp, mới tham gia hoạt động thì sẽ có nhiều vấn sai sót trong triển khai công việc được ủy nhiệm. Cá biệt cũng có tình trạng một số tổ trưởng có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý vốn trong thời gian dài lợi dụng kẽ hở chính sách, bình xét cho người thân quen vay vốn không đúng đối tượng hoặc nhờ người đứng tên vay hộ, vay ké… dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng là một nhân tố quan trọng chiến lược để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng của một Ngân hàng. Việc xây dựng được một quy trình chặt chẽ, hoàn thiện từ việc nhận diện, kiểm soát, xử lý rủi ro tín dụng phù hợp làm căn cứ, là kim chỉ nam để các bộ phận trong hệ thống triển khai thực hiện. Một quy trình tốt sẽ giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng vận hành trơn tru, không bỏ sót bất kỳ tình huống rủi ro nào sẽ hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Sau khi có một quy trình tốt công tác tổ chức, triển khai cũng ảnh hưởng nhiều tới khả năng chủ động phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Nếu công tác tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc; việc bố trí