Nhận Xét Về Việc Sử Dụng Lập Luận Trong Hội Thoại Tranh Luận Trên Diễn Đàn Quốc Hội (Qua Phiên Chất Vấn )

Tiếng khen, tiếng chê trong trường hợp trên không rò nguồn tin. Vì vậy, dù thực tế có đúng là việc làm đó đã tạo được tác dụng tốt thì việc đưa ra cơ sở một cách mơ hồ như vậy cũng khiến lập luận trở nên yếu, thậm chí là sai. Tương tự như vậy, việc dùng các lí lẽ “thế giới”, “các nước” … mang tính phiếm chỉ nhiều khi sẽ rơi vào lỗi lập luận sai nặc danh (nhân danh “thế giới”, “các nước” để khẳng định cho kết luận không đủ tin cậy):

(3.67) Cho nên, đấy là những lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp mà trên thế giới đánh giá mạng lưới y tế Việt Nam là một trong y tế cơ sở là tốt…

(XIII, 4, S. 14.11.2012, L13)

b11. Lập luận chưa thuyết phục kiểu “thiên lệch”

Chất vấn Bộ trưởng Z (XIV, 10); một Đại biểu cho rằng, khi phải dùng đến cơ quan điều tra là có nghĩa mức độ sự việc đã trầm trọng và quy kết Đại biểu đề xuất phương án này không mang tính chất xây dựng đối với ngành giáo dục. Trong lập luận của Đại biểu này cho thấy sự lập luận thiên lệch vì điều tra có thể làm sáng tỏ vấn đề (trả lại sự trong sạch cho những người bị oan và quy kết trách nhiệm, luận tội đối với những kẻ phạm tội). Điều đó đã khiến lập luận thiên lệch này bị bác bỏ. Điều này cũng tương tự như trường hợp khi xem xét luật biểu tình, có Đại biểu cho rằng biểu tình là phản đối, chống phá chính quyền. Tuy nhiên, đó là sự quy kết thiên lệch vì biểu tình cũng có thể chỉ là hành động để bày tỏ sự ủng hộ.

Mô hình lập luận này có dạng: (SĐS24)

Tiền đề 1: A có nội hàm chứa x và y

Tiền đề 2: Người nói khẳng định “Nếu xuất hiện A là sẽ chỉ hàm ý x” (không đề cập đến/ bỏ qua y)

Kết luận: tồn tại x

c. Tranh luận chưa thuyết phục do nhập nhằng về ngôn ngữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

c1. Lập luận chưa thuyết phục do ngôn ngữ mơ hồ

- Mơ hồ cấu trúc chồng chập khi sử dụng thêm những thành phần mở rộng trong cấu trúc cốt lòi của hành vi ngôn ngữ:

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 17

(3.68) Về Vinashin thì tôi cũng đã trình bày. Thưa với Quốc hội tôi đã trình bày vừa rồi về nguyên nhân và trách nhiệm. Trách nhiệm của Chính phủ, những hạn chế, yếu kém của Chính phủ, là người đứng đầu Chính phủ, tôi chịu trách nhiệm.

(XII, 8, S.24.11.2010, L11)

Trường hợp trên đây, Thủ tướng A đã không phân định rò vai trò trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm chung của Chính phủ. Sở dĩ có thể hiểu như vậy bởi kết cấu

lòi của hành vi cam kết về trách nhiệm nhận tội lại chứa thành phần mở rộng “là người đứng đầu Chính phủ”. Diễn ngôn trên có thể có cách hiểu rằng: tôi nhận lỗi cho Chính phủ. Đó chính là một kiểu lập luận chưa thuyết phục kiểu nhập nhằng về ngôn ngữ. Tuy nhiên, lập luận chưa thuyết phục trên không được phản bác. Trong khi đó, với lỗi tương tự trong phiên họp khác, có Đại biểu đã nhận diện đúng và phản bác như sau:

(3.69) (NTL) Báo cáo với Quốc hội, báo cáo với Đại biểu LNT, chúng tôi muốn thể chế, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi và được Quốc hội thông qua, chúng tôi cũng ban hành một số Nghị định để thực hiện đầy đủ những hướng dẫn thực hiện Luật này, về tuyên truyền mạnh mẽ hơn ở các cấp các ngành, kể cả các trường học, tăng cường kiểm tra, điều tra, kiểm toán, xử lí và xử lí kiên quyết các vụ án tham nhũng, như sáng nay đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, đồng chí Chánh án tối cao, đồng chí Bộ trưởng Công an đã báo cáo Quốc hội.

(XIII,5, C.14.06.2013, L10)

(3.70) (NH- Phản bác) Từ kì họp… Quốc hội phê chuẩn trọng trách Phó TTCP đến nay đã là kì họp thứ 5, Chính phủ đã đi được nửa chặng đường của nhiệm kì. Với trách nhiệm cá nhân của mình, tôi xin nhấn mạnh trách nhiệm vì bản chất của chất vấn là xác định trách nhiệm cá nhân và tôi xin PTT sử dụng từ "tôi" thay cho từ "chúng ta" để không làm mờ nhòe trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể thường trực CP.

(XIII,5, C.14.06.2013, L12)

- Mơ hồ ngôn ngữ giữa đại từ xưng hô số ít, số nhiều và tổ chức đơn vị hành chính được dùng với ý nghĩa gọi đối tượng theo phương thức hoán dụ:

(3.71) Thưa các vị Đại biểu, hôm khai mạc kì họp Quốc hội tôi cũng đã báo cáo với trọng trách được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó, là ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, liên quan điều hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc yếu kém, khuyết điểm trong giám sát kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, của các tập đoàn kinh tế, của các Tổng công ty Nhà nước. Trên tinh thần nghiêm túc đó, chúng tôi cũng đã trình bày là Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu làm hết sức mình (…) trước hết chúng tôi tập trung vào nâng cao năng lực lãnh đạo quản lí điều hành…

(XIII, 4, S.14.11.2012, L27)

Ngoài thủ pháp bổ sung thành phần mở rộng của kết cấu hành vi cam kết; trong phát ngôn của mình, Thủ tướng A còn tạo ra hiện tượng mơ hồ khi sử dụng từ “Chính phủ”, “tôi”, “chúng tôi”. “Chính phủ” có nghĩa là cả tập thể hay chỉ là Thủ tướng với vai trò đứng đầu Chính phủ? Chính sự nhập nhằng này đã khiến cho nhiều Đại biểu bức xúc và tiếp tục chất vấn để thấy rò trách nhiệm của cá nhân Thủ tướng.

Mô hình lập luận này có dạng: (SĐS25)

Tiền đề: Phát ngôn người nói chứa cấu trúc chồng chập mơ hồ hoặc mơ hồ trong cách định danh (có thể hiểu là A hoặc - A)

Kết luận (ngầm ẩn): A hoặc - A (lập lờ)

c2. Lập luận chưa thuyết phục do vượt cấp tiền giả định

Đây là dạng lỗi tồn tại trong câu nói của các Đại biểu khi trong phát ngôn các Đại biểu sử dụng có chứa tiền giả định tồn tại về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, vấn đề đó có thể mới chỉ tồn tại ở dạng “tin đồn” hoặc là sự suy nghĩ chủ quan mà chính Đại biểu không rò rằng có đầy đủ và chính xác không. Vì yếu tố tiền giả định đó chưa được chứng minh nên phát ngôn có thể là yếu hoặc sai. Điều này cũng có thể dẫn đến hiện tượng quy chụp. Ví dụ, trường hợp một Đại biểu đã khẳng định tại một phiên họp kì họp 10, Khóa XIV:

(3.72) Theo tôi, đây không phải sai sót đến mức như Đại biểu nói là phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng nếu không gây tâm lí hoài nghi, hoang mang trong nhân dân, cử tri.

(XIV, 10, C.3.11.2020)

Lời phát biểu trên có tiền giả định tồn tại là: Đại biểu (người tham gia tham thoại tranh luận trước) đã nói đến vấn đề “chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này”. Nhưng, thực tế không phải như vậy nên sau đó, đã có lời phản bác.

Mô hình lập luận này có dạng: (SĐS26)

Tiền đề: Câu hỏi chứa tiền giả định tồn tại x (tiền giả định này chưa được chứng minh/ kiểm chứng)

Kết luận: tồn tại x

c3. Lập luận chưa thuyết phục do dùng uyển ngữ

(3.73) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải (Khóa XIV) quyết định thay các biển báo thu phí bằng thu giá tại các trạm BOT. Mô hình lập luận sai này có dạng:

(SĐS27)

Tiền đề: dùng từ ngữ x (tăng- giảm/ thay đổi tính chất n so với bản chất m của sự việc A) (tránh đề cập đúng mức độ, tính chất của sự việc).

Kết luận: A thì n (không/ giảm mức độ tồn tại vấn đề nhạy cảm về sự việc).

3.4. Nhận xét về việc sử dụng lập luận trong hội thoại tranh luận trên diễn đàn Quốc hội (qua phiên chất vấn)

3.4.1. Nhận xét về việc sử dụng lập luận qua hành vi chất vấn, trả lời, điều hành

Trước hết, với vai trò là người đưa ra phát ngôn tranh luận; các đại biểu đã thu thập thông tin liên quan đến vấn đề tranh luận: nguồn tin; độ tin cậy, tính xác đáng của thông tin; tính cập nhật của thông tin. Ngoài ra, các đại biểu đã phân tích, đánh giá thông tin liên quan đến vấn đề tranh luận từ nhiều khía cạnh (yếu tố biện minh, phản bác, hạn định cho kết luận). Từ đó, xây dựng lập luận chặt chẽ khi tính đến đầy đủ các khả năng xảy ra. Mặt khác, trong tranh luận, Đại biểu đã nhận diện được những tranh luận sai; xác định được các yếu tố là cơ sở phản bác trong cấu trúc lập luận của các tham thoại khác, chú ý đến phương pháp phản biện đối với các dạng lập luận chưa thuyết phục thường gặp.

Các Đại biểu đã xây dựng các câu chất vấn thể hiện tính phản biện tốt, câu hỏi có “tính vấn đề”, có tầm quan trọng tạo không khí tranh luận và hiệu quả chất vấn. Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi/ chất vấn đơn thuần là “tìm kiếm thông tin”, không có sức nặng tạo ra tính phản biện trong phiên chất vấn. Với vai trò là người giám sát, Đại biểu có thể tìm hiểu thông tin để đưa ra những nhận định, giả thuyết cho vấn đề đặt ra, trước khi tham gia tranh luận đối với những nội dung thông tin có thể tự tìm hiểu. Quá trình thu thập, nắm bắt thông tin đòi hỏi cần nhiều thời gian, nhiều khi là cả một quá trình. Vì vậy, tăng cường đội ngũ đại biểu chuyên trách là cần thiết. Khi có được các lí lẽ phù hợp, chặt chẽ, “không thể chối cãi”; sử dụng các dạng câu hỏi đóng có tính chất vấn cao thể hiện tinh thần quy trách nhiệm: có… không?; nên… hay không nên?... sẽ tạo nên sự sắc sảo trong câu chất vấn. Nội dung đích thực của những tham thoại chất vấn có vai trò định hướng hành vi trả lời. Hành vi trả lời cần quan yếu, đầy đủ, có quan điểm rò ràng và được trình bày một cách thuyết phục.

Đối với hành vi điều hành, sự linh hoạt, nhìn nhận khách quan, nắm chắc mọi vấn đề, quy trình thủ tục, sự nhạy bén khi đánh giá chất lượng các tranh luận, sự tương tác, vận động hội thoại là những yếu tố giúp cho người điều hành có những tác động phù hợp để tạo nên phiên tranh luận hiệu quả.

3.4.2. Nhận xét về việc sử dụng lập luận trong tương tác hội thoại tranh luận

Kết quả nghiên cứu từ một số phiên chất vấn cho thấy lượt tương tác trong hội thoại tranh luận tại các phiên họp toàn thể chưa nhiều. Mô hình tranh luận thường không đầy đủ và thiếu giai đoạn rút lại của những tham thoại không phù hợp. Kết quả tranh luận hội thoại chủ yếu là được khẳng định từ người điều hành hoặc đại biểu cấp cao. Còn có những trường hợp tranh luận chưa đi đến sự thống nhất chung đã phải dừng vì thiếu thời gian. Vì vậy, tăng cường thời lượng cho hoạt động tranh

luận và khuyến khích sự tham gia của những bên hỗ trợ cho hai tham thoại chính cũng cần thiết.

Đối với những lập luận chưa thuyết phục; cần có phương pháp phản biện phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp phản biện đối với các LLCTP thường gặp được phân tích dựa trên cơ sở mô hình LL của S.Toulmin. Để đưa ra các phương pháp phản biện này, trước hết phải tường minh hóa các yếu tố dữ kiện, yếu tố hạn định và yếu tố phản bác (ngầm ẩn) trong các LL theo các sơ đồ/ lược đồ13 LLCTP (trong mục 3.3.2.2).

3.4.2.1. Phương pháp phản biện đối với các LL chưa thuyết phục “không quan yếu”

Lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu” là những lập luận thiếu tính hợp lí về mối quan hệ logic khách quan hay logic nội tại gắn với vấn đề đang xem xét. Đây là loại lập luận thường thấy trong các loại lập luận chưa thuyết phục tại Nghị trường Quốc hội. Theo một số phiên khảo sát, các lập luận chưa thuyết phục do không quan yếu điển hình là dạng lập luận chưa thuyết phục do chuyển chủ đề (lảng tránh vấn đề/ vô tình lạc đề) thường thuộc về diễn ngôn của các đại biểu cấp cao khi trả lời chất vấn. Ngoài ra, lập luận chưa thuyết phục do không quan yếu còn liên quan đến các lỗi: viện đến cảm xúc, viện đến niềm tin, lập luận “người rơm”, tấn công cá nhân, viện tới quyền uy chưa phù hợp…

Sơ đồ khái quát cho kiểu lập luận chưa thuyết phục do không quan yếu là:


x (C)

y (C’)-

Sp2

Lí lẽ A

(D)- Sp1

Hành động x

(Sp1)

Lập luận A- hành động y

(Sp1)

Lập luận B (Sp2)

(D)

Bác bỏ, giải thích, bình luận…

Hình 3.3 Hình 3.4

Lược đồ 2. LLCTP (/tranh luận chưa thuyết phục) do “không quan yếu”

Chú thích:

Sp1, Sp2: người nói 1, người nói 2

x, y, A, B: tham số thể hiện nội dung các mệnh đề


13 1, Các thành phần lập luận tường minh được trình bày trong ô có đường viền kẻ liền; 2, Các thành phần lập luận ngầm ẩn được trình bày trong ô có đường viền là nét đứt; 3, Phản lập luận (hay yếu tố phản bác) tuy không tường minh từ phía người nói nhưng có thể được suy ra từ những chỗ thiếu chặt chẽ của lập luận- cơ sở phản biện. Đây là nghiên cứu về lập luận đời thường dưới quan điểm logic phi hình thức nên trong sơ đồ lập luận chỉ quan tâm đến loại lí lẽ thực tế. Lí lẽ logic hình thức không nhất thiết phải tường minh.

Kiểu LLCTP do không quan yếu được sử dụng trong hai trường hợp: 1, các lí lẽ không thực chất hỗ trợ cho kết luận (mặc dù kết luận vẫn quan yếu, dung hợp với các hành vi hội thoại trước đó nhưng thiếu tính quan yếu trong chính cấu trúc nội tại- hình 3.3); 2, lập luận được xem là hành vi bác bỏ, giải thích, bình luận… không quan yếu/ bất dung hợp với hành vi trong tham thoại trước (không quan yếu trong mối quan hệ tương tác hội thoại tranh biện- hình 3.4). Vậy, phương pháp chung để phản biện lại các LLCTP do không quan yếu là đặt ra các câu hỏi chất vấn về tính không quan yếu này. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ sở dẫn đến tính chất yếu và sai của lập luận, có thể đưa ra phương pháp phản biện cụ thể tương ứng.

a. Lập luận chưa thuyết phục do viện đến niềm tin cá nhân

Dù kết luận trong dạng lập luận này có thể là một thực tế đúng nhưng không có được các số liệu thống kê cụ thể, những lí lẽ phù hợp thì lập luận đó vẫn không đảm bảo được sự tin cậy cho nhận định nêu ra. Đồng thời, dễ rơi vào những trường hợp diễn nôm dông dài với kiểu lí lẽ cá nhân. Đáng chú ý là trường hợp nói đến sự so sánh về lượng (ít hay nhiều). Khi đó, cần phải có cơ sở so sánh xác định. Kiểu LLCTP do viện đến niềm tin “tôi bảo vậy” có thể được khái quát thành sơ đồ lập luận như sau:

(SĐPB1)

Dữ kiện (D): Tôi cho rằng/ Tôi nghĩ tồn tại vấn đề A.

Biện minh (W- lẽ thường/ thực tế): Vấn đề A cần phải điều chỉnh. Tuyên bố (C): Điều chỉnh, xem xét vấn đề A.

Phản bác (R- ngầm ẩn): Lí lẽ khác phủ nhận sự tồn tại A.

Hạn định (Qp1- ngầm ẩn): (không chắc chắn, có thể), chỉ “tôi”, không phải ai khác. Ta có lược đồ phản biện như sau:

(LĐPB1)

Điều chỉnh, xem xét A

(C)


A cần phải điều chỉnh

Tồn tại lí lẽ khác

phủ nhận A

(R)

(W- lẽ thường/ thực tế)


Tôi cho rằng/ Tôi nghĩ

tồn tại vấn đề A

(D)


có thể (Qc1


chỉ “Tôi”/ có thể (Qp1)

Lập luận trên là LL yếu (có thể bị nghi ngờ) và sẽ là sai (khi bị phản bác, bác bỏ và phải rút lại) bởi chính yếu tố phản bác và yếu tố hạn định. Ngoài ra, vì dữ liệu (D) không chắc chắn nên kết luận (C) cũng có thể sai. Trong trường hợp này, chất vấn kết luận (C) (về tính đúng đắn, tính phổ quát) là rất cần thiết. Nếu kết luận (C) có chứa các yếu tố hạn định (Qc) là các yếu tố tình thái (tôi nghĩ, tôi cho là) thì câu hỏi chất vấn về kết luận sẽ không còn hợp lí. Xét trong bối cảnh tranh luận, nếu là trường hợp hỏi đến ý kiến cá nhân thì sẽ không còn là lập luận yếu, có thể được chấp nhận.

Đối với trường hợp này, chúng ta có hai loại câu chất vấn cơ bản về tính chắc chắn của dữ kiện và tuyên bố. Để kiểm chứng tính chắc chắn của dữ kiện cần chất vấn, yêu cầu bổ sung yếu tố biện minh (W) hoặc bác bỏ sự tồn tại A.

+ CQ1 (tính chắc chắn): A chắc chắn tồn tại hay chỉ là có thể tồn tại? A chắc chắn phải điều chỉnh hay không?

+ CQ2 (tính phổ quát): Mọi người có cho rằng A tồn tại? Còn căn cứ nào xác định A tồn tại ngoài “tôi” không?.

Hoặc có một biến thể của dạng lập luận này, đó là: (SĐPB2)

Dữ kiện (D): Tồn tại vấn đề A.

Biện minh (W): (lí lẽ cá nhân) Tôi cho rằng/ Tôi nghĩ rằng A cần phải điều chỉnh.

Tuyên bố (C): Điều chỉnh, xem xét vấn đề A

Phản bác (R- ngầm ẩn): Có những lí lẽ khác (người khác, thực tế…) cho rằng A không cần phải điều chỉnh.

Hạn định (Qp1- ngầm ẩn): (không chắc chắn), chỉ “tôi”, không phải người khác hay cơ sở biện minh nào khác. Có thể trình bày thành lược đồ như sau:

Điều chỉnh, xem xét A

(C)

Tôi bảo/ Tôi nghĩ A cần phải điều chỉnh

(W- lí lẽ cá nhân)

Tồn tại vấn đề A

(D)

có thể

(Qc1)

chỉ

“tôi”/ có thể (Qp1)

(LĐPB2)



Tồn tại ý kiến khác, thực tế, lí lẽ cho rằng A không cần phải điều chỉnh

(R)

Để phản biện trường hợp này, một cách tương tự, phải chất vấn tính chắc chắn của tiền đề lí lẽ (cá nhân), kết luận và tính phổ quát của lí lẽ, tính quan yếu trong suy luận.

+ CQ1 (tính chắc chắn): A cần phải điều chỉnh hay bắt buộc phải điều chỉnh?

+ CQ2 (tính phổ quát): Mọi người/ người khác có cho rằng cần điều chỉnh A không/ Còn căn cứ nào xác định A cần điều chỉnh ngoài ý kiến của “tôi”?.

+ CQ3 (tính quan yếu, tính chắc chắn): Nếu chỉ là lí lẽ cá nhân thì có chắc chắn phải điều chỉnh, xem xét A không?/ Còn lí lẽ nào khác phù hợp hơn không?

b. Lập luận chưa thuyết phục do “viện đến cảm xúc”

LLCTP do “viện đến cảm xúc” là một kiểu lập luận yếu/ sai dựa trên kiểu lí lẽ tác động đến cảm xúc, tình cảm. Tận dụng “lòng thương”, sự cảm thông để biện hộ cho những hạn chế của ngành là một kiểu lập luận thường gặp tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam.

Kiểu lập luận này có thể được khái quát thành mô hình lập luận như sau: (SĐPB3)

Dữ kiện (D1) (tiền giả định ngữ dụng- ngữ cảnh tranh luận- ngầm ẩn): Kết quả A bị đánh giá là yếu kém

Dữ kiện (D2): Chúng tôi đã rất cố gắng/ vất vả làm A và đạt x Dữ kiện (D3): (Nhưng) tiêu chí đánh giá y quá cao/ hoàn hảo

Tuyên bố/ kết luận (ngầm ẩn): x như vậy là tốt rồi/ chấp nhận x (mục đích: biện hộ cho những thiếu sót).

Phản bác (R1- ngầm ẩn): Những căn cứ chứng minh rằng việc thực hiện A chưa phải là rất cố gắng/ vất vả.

Phản bác (R2- ngầm ẩn): Tồn tại ý kiến/ lí lẽ phủ nhận “hoàn cảnh khách quan” và mức độ đánh giá “hoàn hảo”.

Phản bác (R3- ngầm ẩn): Tồn tại lí lẽ phủ nhận x.

Kiểu LLCTP này có liên quan đến kiểu LLCTP “lạm dụng chữ nghĩa”. Việc sử dụng các từ ngữ trên chưa chắc thể hiện đúng mức độ, tính chất sự tình trong phát ngôn. Vì vậy, cần phải chất vấn tính đúng đắn của các từ ngữ này và yêu cầu cần cung cấp lí lẽ khách quan thay cho lí lẽ cảm xúc. Ngoài ra, vì dữ kiện không đủ độ tin cậy, thì tuyên bố/ kết luận cũng có thể là sai và là cơ sở để chất vấn.

Một dạng khác của kiểu lập luận này là: (SĐPB4)

Dữ kiện (D1) (tiền giả định ngữ dụng- ngữ cảnh tranh luận- ngầm ẩn): Kết quả A bị đánh giá là yếu kém

Dữ kiện (D2): Chúng tôi đã rất cố gắng/ vất vả làm A

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022