+ Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả dự kiến sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, quan sát nghiên cứu thực tế.
+ Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả dự kiến sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin từ các nguồn bên trong ngân hàng như các văn bản của Ngân hàng Chính sách xã hội, các tài liệu, các báo cáo, hồ sơ lưu trữ của NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội; phối hợp với các dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên ngoài ngân hàng như các bản tin, bài báo khoa học, các cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế xã hội có liên quan.
- Phương pháp lịch sử: Nhằm kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện trước đây, trong các đề tài đã công bố, các tài liệu khoa học liên quan.
- Phương pháp phân tích so sánh: Thông qua các dữ liệu sơ cấp, luận văn chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phân tích chỉ số, phân tích xu hướng, so sánh phân tích tình huống trong 3 năm gần nhất.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tận dụng trí tuệ của đội ngũ những người có chuyên môn, có kinh nghiệm để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, khám phá tìm giải pháp áp dụng.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn về mặt khoa học và thực tiễn
Những đóng góp của luận văn hướng đến gồm một số nội dung sau:
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa, phân tích về vấn đề lý luận trong Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 1
- Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Hộ Nghèo.
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Kinh Nghiệm Tại Việt Nam Và Một Số Ngân Hàng Ở Các Nước Có Mô Hình Tín Dụng Đối Với Người Nghèo Về Phòng Ngừa Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
+ Khảo sát đánh giá quan điểm, nhận thức và hành động quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của các nhà quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hà Nội
+ Giúp làm rõ hơn thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đối với chi nhánh và các kiến nghị với NHCSXH, với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH - chi nhánh Thành phố Hà Nội một cách có hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Lời cam đoan, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội
Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.1 Rủi ro trong cho vay hộ nghèo
1.1.1 Hộ nghèo, khái niệm về rủi ro trong cho vay hộ nghèo.
Hộ nghèo là hộ gia đình được xác định qua điều tra, rà soát hằng năm của cơ quan nhà nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết quyết định công nhận. Các tiêu chí xác định hộ nghèo gồm căn cứ vào mức thu nhập và một số dịch vụ xã hội mà hộ đó chưa có. Đây là những hộ có mức thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu, cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
Theo thông tư 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng”.
Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là những rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính cũng như ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, giảm thu nhập ròng, giảm nguồn vốn, mất vốn.
Rủi ro tín dụng là rủi ro rất phức tạp, ngày càng muôn hình vạn trạng, việc quản lý và phòng ngừa gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể quản trị, ngăn ngừa hạn chế bớt rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại. Có thể nói rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế chứ không thể loại trừ.
Một số quan niệm khác về rủi ro tín dụng:
- Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc là khách hàng không thanh toán khoản nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.
- Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp các biến cố không thể lường trước trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đời sống khiến họ không thực hiện được các cam kết đã thoả thuận đối với ngân hàng.
- Các tổ chức tài chính vi mô đưa ra khái niệm Rủi ro tín dụng là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi có thể trong hiện tại và tương lai, không dự đoán trước được, thường tác động không tốt đến vốn và thu nhập của tổ chức trung gian (tài chính vi mô).
Các ngân hàng thường cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên không phải bao giờ ngân hàng cũng dự tính được các vấn đề xảy ra, với đối tượng vay vốn là các hộ nghèo của NHCSXH, rủi ro thường cao khi các khách hàng này là người yếu thế, là đối tượng chỉ định của Chính phủ, các đối tượng này thường không tiếp cận được với nguồn vốn vay của các Ngân hàng Thương mại.
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng tuy nhiên nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng chính sách được phân chia thành 2 loại rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục:
- Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế, sai sót trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch có thể đến từ 3 tác nhân chính đó là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng xảy ra khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH, hộ vay không phải có tài sản đảm bảo, chính vì vậy đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng thường cao hơn, khi xảy ra rủi ro không có tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý các khoản vay và hoạt động cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và quy trình kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục (Porflio risk) là các rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế, thiếu sót trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Ngoài ra còn có một số các phân loại rủi ro khác như phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
- Rủi ro khách quan là rủi ro với các nguyên nhân khách quan như hộ vay gặp thiên tai, địch họa, người vay mất năng lực dân sự, chết, mất tích và các nguyên nhân khác làm thất thoát vốn vay mặc dù hộ vay thực hiện nghiêm túc tất cả các thỏa thuận với ngân hàng và triển khai sử dụng vốn đúng quy định.
- Rủi ro chủ quan là do sự chủ quan của người vay dẫn đến thất thoát vốn vay và không có khả năng trả nợ.
1.1.3 Đặc trưng của rủi ro tín dụng hộ nghèo
Rủi ro tín dụng là rủi ro ra đời đầu tiên trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính. Rủi ro tín dụng cũng thường là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra
và gây ra các ảnh hưởng không thể lường trước được với hoạt động của ngân hàng, đặc biệt với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH vì khách hàng thường là những người có hạn chế bao gồm hoặc một trong các nguyên nhân sau: Hạn chế về kiến thức quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng áp dụng kỹ thuật, hạn chế về sức khỏe và thường không có tài sản tài trợ cho rủi ro của cá nhân.
Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau, chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được đúng hạn, trở thành nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc mất khả năng thu hồi vốn…
Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp trong nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Luôn tồn tại và gắn với hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là đối tượng vay vốn là hộ nghèo.
1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo.
- Đối với bản thân Ngân hàng:
NHCSXH là tổ chức tín dụng có nhiều khác biệt hơn so với các tổ chức tín dụng khác, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh khoản, không bị giới hạn cho vay khi chỉ số nợ quá hạn cao tuy nhiên nếu có tỷ lệ nợ xấu quá lớn thì uy tín của Ngân hàng sẽ bị giảm sút, thể hiện sự quản lý yếu kém nguồn lực Nhà nước.
Khi phát sinh nhiều nợ xấu, Ngân hàng sẽ không đủ tài chính thể tự trang trải chi phí hoạt động, không có tài chính để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đồng thời còn phải tốn nhiều khoản chi phí để xử lý nợ như chi phí nhân viên, chi phí đi lại. Ảnh hưởng đến việc tái bổ sung nguồn vốn cho vay và ảnh hưởng đến chế độ chính sách tiền lương của cán bộ nhân viên.
Đối với nền kinh tế đất nước
NHCSXH đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế với đối tượng đặc biệt đó là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, việc để nợ xấu không thu được ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn cải thiện đời sống của các đối tượng chính sách.
Nợ rủi ro không thu hồi được làm thất thoát tiền của Nhà nước, mà sâu xa là tiền của nhân dân, dẫn đến không thực hiện được chính sách của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội. Là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu công bằng trong xã hội, tác động vào tâm lý đám đông trong việc tuân thủ trách nhiệm trả nợ.
Là thước đo cho việc thất bại của chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế, xóa bỏ đói nghèo của Chính phủ.
- Đối với người vay: Rủi ro tín dụng với nguyên nhân khách quan làm mất mát về tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ vay, là gánh nặng tài chính mà họ khó vượt qua do thường không có tài sản, tài chính để bù đắp rủi ro và tái sản đầu tư.
Với những thông tin trên ta có cái nhìn đúng đắn về rủi ro tín dụng và những hậu quả nghiêm trọng của chúng. Do đó, làm tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng. Nó góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của các Ngân hàng cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng.
“ Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.
Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ quá trình nhìn nhận, tiếp cận, hoạch định, tổ chức, giám sát một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bất lợi của rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình bắt đầu từ nhận thức của các nhà lãnh đạo qua đó có các chiến lược quản trị và lãnh đạo tổ chức thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục đích đảm bảo hạn chế hoặc ngăn chặn các rủi ro trong các hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý, chính sách kinh doanh, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi.
Các kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng thường được áp dụng đó là:
- Né tránh rủi ro tín dụng:
+ Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý: Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản lý bởi lãnh đạo ngân hàng.
+ Chủ động phân tích đánh giá, đưa ra các chính sách để loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng với mục tiêu là không để xảy ra rủi ro.
- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng: Là chính sách nhằm giảm bớt số lượng các rủi ro tín dụng xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng: Đó là xây dựng các biện pháp giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng.