Kinh Nghiệm Tại Việt Nam Và Một Số Ngân Hàng Ở Các Nước Có Mô Hình Tín Dụng Đối Với Người Nghèo Về Phòng Ngừa Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Cho


con người phù hợp sẽ góp phần quyết định đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.

Cơ sở dữ liệu: nguồn thông tin về hộ vay, về tình hình dịch bệnh tại địa phương, về thị trường, giá cả là các thông tin quý giá giúp ngân hàng thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng. Khi luồng thông tin đó đầy đủ chuẩn xác, cùng với sự hỗ trợ bằng ứng dụng CNTT thì các tính toán, các quyết định đưa ra sẽ chính xác, hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng được nâng cao. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu là một công việc khó khăn và phải được thực hiện thường xuyên đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Con người thực hiện: Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, con người là chủ thể quyết định đến sự thành công, hiệu quả. Một quy trình quản trị rủi ro tín dụng tốt nhưng nếu người thực thi không có năng lực, không trách nhiệm, không có đạo đức thì rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Vì thế nhân tố con người là yếu tố quan trọng nhất, đòi hỏi các cấp quản lý phải luôn quan tâm, tạo điều kiện để nhân tố này phát huy tốt nhất vai trò của mình trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

1.4 Kinh nghiệm tại Việt Nam và một số ngân hàng ở các nước có mô hình tín dụng đối với người nghèo về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô đối với hộ nghèo từ một số ngân hàng trên thế giới.

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Grameen Bank của Băngladesh

Grameen Bank là ngân hàng tư nhân được thành lập vào năm 1974, phần lớn khách hàng đứng ra vay vốn tại đây là phụ nữ, cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho những gia đình nghèo, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở nông thôn. Grameen Bank theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận và được chính phủ miễn thuế trong suốt quá trình


hoạt động, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Grameen Bank thực hiện cơ chế cho vay đối với người nghèo với lãi suất thực dương, với quan điểm cho rằng như vậy người vay có trách nhiệm hơn trong sử dụng vốn vay, đồng thời bù đắp rủi ro tín dụng cho ngân hàng, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. Ngân hàng có quyền huy động tiền gửi từ công chúng để cho vay, nhận tiền tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu vay nợ...

Grameen Bank cho vay không cần tài sản thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn mà ngân hàng gọi là tổ đồng thuận, thủ tục cho vay đơn giản và thuận tiện, người vay chỉ làm đơn vay vốn và nhóm bảo lãnh là đủ. Ngân hàng đã triển khai cho vay người nghèo mua nhà, học sinh sinh viên, người nghèo sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ sản xuất kinh doanh.

Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội - 6

Grameen Bank cho vay đối với một số đối tượng: (1) cho vay người nghèo sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập với lãi suất 20%/năm với thời hạn vay 1 năm; (2) cho người nghèo vay vốn mua nhà với lãi suất 8%/năm, hoàn trả trong 5 năm, và có 7754 ngôi nhà được xây dựng năm 2010; (3) cho sinh viên vay chi trả cho học phí, chi phí nhu yếu theo học với lãi suất 0% trong thời gian sinh viên đang học tập, và lãi suất là 5%/năm sau thời gian học tập, có hơn 47 nghìn người được tham gia vay (năm 2010); (4) Cho vay đối tượng tận cùng của nghèo, đói (như người ăn xin, tàn tật, mù lòa hoặc sức khỏe kém) với lãi suất 0% với gần 113 nghìn hộ vay. Tính đến cuối 2010, tổng số tiền cho vay tích lũy 594 tỷ BDT (10,12 tỷ USD), trong khi số tiền tích lũy của các thành viên hơn 56 tỷ BDT.

Mặc dù, phải theo đuổi chính sách cho vay với một số người nghèo với lãi suất 0%, nhưng lợi nhuận ròng của Grameen Bank năm 2010 đạt 757 triệu


BDT, năm 2011 đạt 683 triệu BDT và đảm bảo mức chia cổ tức 30% bằng tiền mặt của năm 2010 và 2011, cũng như lợi nhuận giữ lại khác. Để làm được điều trên, Grameen Bank có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, Grameen Bank cho vay thông qua nhóm tự quản, là những người vay có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau giảm bớt rủi ro tín dụng do thiếu thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng 40 người là cầu nối giữa các nhóm và thành viên, và chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn hoặc quản lý chi tiêu. Khi 1 thành viên trong nhóm không có khả năng trả nợ Grameen Bank sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị các thành viên hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ, và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu không trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ.

1.4.1.2 Ngân hàng CARD - Philippines

Ngân hàng CARD (Center for Agriculture and Rural Development) ở Philippines. Mô hình lúc đầu là một quỹ xã hội vận dụng mô hình của ngân hàng Grameen Bank vào Philippines, mục tiêu đưa các dịch vụ tài chính vi mô cho phụ nữ nghèo nông thôn, những người không có đất, giúp họ khởi nghiệp hoặc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ để tạo thu nhập, nâng cao đời sống.

Phần lớn khách hàng của CARD là người rất nghèo, thiếu tư liệu sản xuất do vậy các dịch vụ ngân hàng được thiết kế phục vụ phù hợp, đưa các dịch vụ tới tận cộng đồng theo hình thức “tín dụng tận ngõ”, các giao dịch tài chính có thể cung cấp khoản vốn rất nhỏ thỏa mãn nhu cầu người vay và không phải thế chấp.


Năm 1997, sau 8 năm hoạt động, CARD chính thức được Ngân hàng Trung ương Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn tại thành phố San Pablo, Ngân hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, tỉ lệ hoàn trả nợ vay của khách hàng đạt 99,18%.

1.4.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng phục vụ người nghèo ở Việt Nam.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo được Chính phủ thành lập ngày 31/8/1995 và là tiền thân của NHCSXH. Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ, không vì mục đích lợi nhuận, nhưng hoạt động phải bảo tồn, phát triển nguồn vốn và đảm bảo bù đắp chi phí.

Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo khi vay vốn không cần tài sản thế chấp, có hoàn trả vốn vay, và theo lãi suất do Chính phủ quy định, mức vay phù hợp với .

Ngân hàng phục vụ người nghèo được miễn thuế để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo được trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro tín dụng theo quy chế tài chính của Bộ Tài chính.

Tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo gồm có: Hội đồng quản trị và Trung tâm điều hành tác nghiệp.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Ngân hàng phục vụ người nghèo, các thành viên gồm đại diện của Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, một số bộ, ngành như: Bộ Lao động - Thương binh, bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và một số thành viên khác do Ngân hàng nhà nước chỉ định.


- Trung tâm điều hành tác nghiệp có Tổng giám đốc do Tổng giám đốc NHNoN&PTNT kiêm nhiệm. Điều hành tác nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện do NHNoN&PTNT cùng cấp đảm nhiệm. Cán bộ tín dụng NHNoN&PTNT kiêm nhiệm vừa cho vay thương mại, vừa cho vay hộ nghèo. Ngân hàng thực hiện thành lập tổ vay vốn và ủy nhiệm tổ trưởng thu lãi, có trả phí.

Kết quả hoạt động: Nguồn vốn trên cơ sở bàn giao từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo là 518 tỷ đồng, sau 7 năm hoạt động (1995 - 2002), tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đạt 7.083 tỷ đồng, góp phần giúp cho trên 644.000 hộ thoát nghèo được vay vốn. Lãi suất cho vay ban đầu bằng 0.57% so với NHTM, mức vay thấp với mức cao nhất năm 1995 là 1 triệu đồng, tuy nhiên do số hộ nghèo lớn, nguồn vốn của ngân hàng hạn chế nên mức vay thường xung quanh 200 ngàn đồng/ hộ.

Ưu điểm lớn nhất của mô hình Ngân hàng người nghèo là tiết kiệm chi phí quản lý, vì được sử dụng trụ sở, con người, phương tiện có sẵn của NHNoN&PTNT để hoạt động. Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế vì thực chất như một Quỹ ưu đãi, việc điều hành tác nghiệp giao cho NHNoN&PTNT đảm nhận, Hội đồng quản trị theo hình thức kiêm nhiệm, cán bộ NHNoN&PTNT thiên về kinh doanh, chưa quan tâm đúng mức đến tín dụng đối với hộ nghèo, Hoạt động tổ vay vốn chủ yếu dừng lại ở việc thu lãi hộ vay... kết quả đến năm 2002 Nợ quá hạn chiếm 13,75% trên tổng dư nợ.

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam.

Từ kinh nghiệm của Ngân hàng phục vụ người nghèo và một số ngân hàng cho vay đối tượng hộ nghèo trên thế giới, NHCSXH có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình nhằm phát huy các ưu việt từ hoạt động tài chính vi mô trong nước cũng như của thế giới để vận dụng phù hợp vào thực tế nước ta.


Thứ nhất: Để tín dụng đối với hộ nghèo đạt kết quả tốt: Việc cho vay phải phù hợp nhu cầu, có thu lãi nhưng phải được ưu tiên. Đặc biệt quan trọng là chia sẻ kiến thức về quản lý tài chính, cách thức sản xuất kinh doanh để người vay đầu tư đúng nơi đúng chỗ, thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn trả nợ và tái đầu tư

Thứ hai: Để hạn chế rủi ro tín dụng: cần có sự quan tâm đặc biệt của tổ chức tín dụng, có sự tham gia của cộng đồng, tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng vốn vay, trả nợ ngân hàng.

Thứ ba, Để ngân hàng phát triển lớn mạnh: Cần phải được tổ chức chặt chẽ, bố trí cán bộ chuyên trách trong triển khai tín dụng đối với hộ nghèo. Chính phủ cần trao cho Ngân hàng nhiều ưu đãi về vấn đề tạo lập nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản; cơ chế tín dụng phù hợp để đem lại ưu đãi lớn nhất cho hộ nghèo; Xây dựng cơ chế giám sát, quy định pháp luật để ngăn chặn không để tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội

2.1.1 Lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc tổ chức.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cho vay theo nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội, là đơn vị trực thuộc NHCSXH được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 1 năm 2003 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam.

a) Chức năng: Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, triển khai các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn thành phố Hà Nội

b) Nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố Hà Nội có giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương. Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, tiếp nhận vốn; thực hiện cho vay, thu nợ và các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định của pháp luật và của NHCSXH. Thực hiện các hoạt động thanh toán, ngân quỹ và dịch vụ ngân hàng theo quy định của Tổng Giám đốc. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và NHCSXH. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định. Giám sát hoạt động của đơn vị nhận ủy thác. Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức hoạt động của NHCSXH, văn bản của NHCSXH; nghị quyết của HĐQT, ban đại diện HĐQT thành phố đến tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn. Phối


hợp với tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác triển khai văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác. Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT NHCSXH, Ban đại diện HĐQT thành phố, Tổng Giám đốc NHCSXH giao

Ban đại diện NHCSXH Thành phố

Các phó Giám đốc

Ban đại diện NHCSXH Quận huyện

Phòng KHNVT D

Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Phòng Hành chính – Tổ chức

Phòng Tin học

Phòng kiểm tra Kiểm toán nội bộ

c) Cơ cấu tổ chức, quản lý bộ máy tác nghiệp NHCSXH TP Hà Nội.


Giám đốc




Các Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã

Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng

Tổ Kế toán ngân quỹ

Chỉ đạo


Quan hệ báo cáo


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội


* Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố

- Cơ cấu: Ban đại diện HĐQT thành phố có 10 thành viên bao gồm 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban, các thành viên là Giám đốc NHNN, Giám đốc NHCSXH thành phố Hà Nội, Trưởng hoặc Phó các sở LĐ&TBXH, sở Tài chính-Kế hoạch, Văn phòng HĐND&UBND, Hội

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí