Nợ Xấu Trong Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Hdbank – Chi Nhánh Bắc Ninh


năm. Đến năm 2020, tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm là 12,48 tỷ đồng, chiếm 95,5% trên tổng nợ quá hạn đối với dư nợ của Khách hàng cá nhân. Cùng với xu hướng tăng nợ quá hạn trung và dài hạn thì nợ quá hạn ngắn hạn của Chi nhánh cũng tăng theo các năm nhưng với tỷ trọng tương đối.

Điều này cho thấy nợ quá hạn chưa được quản lý chặt chẽ, cán bộ tín dụng cá nhân chỉ tập trung tìm kiếm khách hàng mới để đạt chỉ tiêu Chi nhánh đề ra mà chưa sát sao trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ. Mặt khác nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2020 tăng cao cũng do tình hình kinh tế chưa được ổn định, giá cả nguyên vật liệu tăng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Dịch bệnh xuất hiện nhiều nông dân không đủ tiền kịp thời để trả nợ đúng định kỳ cho ngân hàng.

Xét về mục đích vay: Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nợ quá hạn, tiếp đến là nông nghiệp và các khoản vay khác. Năm 2019, nợ quá hạn trong vay tiêu dùng giảm còn 2.37 tỷ đồng, mức giảm 55,51%, tuy nhiên năm 2020, nợ quá hạn lại tăng 2.41 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ lên những 101.84%. Đây là giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Bắc Ninh có nhiều biến động từ dịch bệnh Covid, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, số lượng doanh nghiệp nhỏ phá sản nhiều khiến khả năng trả nợ mất dần.

Xét về giá trị món vay: Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư dưới 500 triệu biến động tăng qua các năm. Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư từ 500 triệu đến 1 tỷ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ quá hạn Khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng 48% đến 50% trong cả giai đoạn 2018 - 2020. Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư trên 1 tỷ có tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng nợ quá hạn của Khách hàng cá nhân, tỷ trọng này cũng giảm dần qua các năm, từ 11,6% trong năm 2018 xuống còn 4,1% trong năm 2020. Điều này cũng phần nào chứng tỏ ý thức trả nợ theo phân khúc khách hàng: những khách hàng vay trên 1 tỷ thường là những khách hàng có nguồn lực tài chính tốt, quy mô lớn, ý thức trả nợ cũng tốt hơn so với phân khúc còn lại.


2.3.2.2. Nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh

Bảng 2.16. Cơ cấu nợ xấu khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh theo các chỉ tiêu giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019

Giá trị

Giá trị

Giá trị

(+/-)

%

(+/-)

%

Tổng nợ xấu

2,35

2,09

2,34

(0,26)

(11,17)

0,25

11,93

- Phân theo kỳ hạn








Ngắn hạn

0,64

0,15

0,49

(0,48)

(75,74)

0,34

219,1

5

Trung, dài hạn

1,71

1,93

1,85

0,22

12,83

(0,09)

(4,63)

- Phân theo mục đích vay








Vay tiêu dùng

0,12

1,05

1,60

0,93

759,24

0,55

52,43

Vay kinh doanh

1,95

0,48

0,24

(1,47)

(75,51)

(0,24)

(50,42

)

Vay nông nghiệp

0,24

0,47

0,35

0,23

97,89

(0,12)

(25,38

)

Vay khác

0,05

0,09

0,15

0,04

95,42

0,06

62,80

- Phân theo giá trị món vay








Dưới 500 triệu

0,94

0,94

1,05

0,00

0,41

0,11

11,43

500 triệu đến 1 tỷ đồng

1,29

1,05

1,16

(0,24)

(18,94)

0,12

11,26

trên 1 tỷ đồng

0,12

0,10

0,12

(0,02)

(18,00)

0,02

23,59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh - 10

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh

Xét theo tiêu chí kỳ hạn vay, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ xấu của Khách hàng cá nhân, cụ thể chiếm tỷ trọng 72,9% trong năm


2018 và nâng lên tỷ trọng 78,9% trong năm 2020. Về mặt giá trị, nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung và dài hạn cũng có sự biến động qua các năm, cùng biến động giảm trong năm 2019 và biến động tăng trở lại trong năm 2020, nhưng biến động của nợ xấu trung và dài hạn mạnh hơn, rõ nét hơn. Xét theo mục đích vay vốn, có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu, từ nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh 2018 (chiếm 82,7%) chuyển sang chiếm chủ yếu từ nợ xấu cho vay tiêu dùng năm 2020 (chiếm 68,5%), bên cạnh đó nợ xấu từ vay nông nghiệp và vay khác cũng tăng dần. Sở dĩ có sự dịch chuyển như vậy do năm 2019, Chi nhánh không tập trung phát triển dư nợ sản xuất kinh doanh, bắt đầu đẩy mạnh dư nợ cho vay tiêu dùng, nợ xấu của dư nợ cho vay tiêu dùng vì thế cũng tăng lên qua các năm. Xét theo giá trị món vay, đều có sự biến động nhưng mức tăng giảm không đáng kể. Tuy nhiên, về cơ cấu rõ ràng thấy được các món vay nhỏ dưới 1 tỷ có tỷ lệ nợ xấu cao, luôn duy trì ở mức 95% tổng nợ xấu.

Theo nghị quyết 42/2019/QH14 (Nghị quyết số 42) của Ngân hàng nhà nước, định hướng đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ mất vốn xuống dưới 2%. Tham chiếu theo chỉ số này thì hiện tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh chưa vượt ngưỡng kỳ vọng của Ngân hàng nhà nước đưa ra. Nhưng tỷ lệ này lại tăng trong năm 2020, vì vậy, đây cũng là dấu hiệu báo động, yêu cầu cấp thiết đặt ra cần quan tâm sát sao đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho ngân hàng.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

– Chi nhánh Bắc Ninh

Nhằm đưa ra những đánh giá của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Tác giả tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên và cho kết quả như sau:


35

30

25

20

15

10

5

0

29

24

17

18

5

6

3

2

<3 năm 3 - 5 năm 5 - 7 năm trên 7 năm

Thời gian (năm công tác)


1. Thâm niên công tác trong ngành

2. Thời gian làm việc tại chi nhánh

Số lượng (người)

Hình 2.4. Thâm niên công tác của nhóm cán bộ nhân viên đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh

Bắc Ninh

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả Đa số cán bộ đảm nhận nghiệp vụ liên quan tới hoạt động tín dụng tại Chi nhánh hiện nay có thâm niên công tác dưới 3 năm với hơn 46.15%, số lượng cán bộ nhân viên có thâm niên công tác trên 3 – 5 năm chiếm 32.69%, còn lại là 9% nhóm

5 đến 7 năm và trên 7 năm là 11,54%.

2.4.1. Những kết quả đạt được

Từ kết quả phân tích thực trạng hoạt động quản trì rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh, cho thấy những kết quả như sau:

- Thứ nhất, quy trình quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo, an toàn và nhận được sự đánh giá tốt của đa số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh

- Thứ hai, Chi nhánh đã tích cực thực hiện các công tác đảm bảo an toàn tín dụng, thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được


chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ...

- Thứ ba, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác đánh giá, kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo thực hiện theo quy định của nhà nước về Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, luôn bám sát để duy trì các chỉ số rủi ro ở ngưỡng cho phép của Ngân hàng nhà nước. Điển hình như Theo Nghị quyết số 42 của Ngân hàng nhà nước, định hướng đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ mất vốn xuống dưới 2%.

- Thứ tư, quy trình chấm điểm và xếp hạng KHCN được triển khai tốt: Chi nhánh đã thực hiện chấm điểm tất cả các khoản cấp tín dụng của KHCN đang vay tiền của chi nhánh. Kết quả xếp hạng của khách hàng cá nhân đã được áp dụng để hỗ trợ quyết định cấp tín dụng cũng như có những chỉ đạo bổ sung khi cần thiết nhằm kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

- Thứ năm, số lượng và chất lượng KHCN được phát triển với định hướng chú trọng KHCN truyền thống: Tín dụng được tập trung cho các nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng có hiệu quả cao, khách hàng bán lẻ là các hộ có nhu cầu kinh doanh và là khách hàng truyền thống của chi nhánh. Song song với việc phát triển KHCN với mục đích tiêu dùng dựa trên sự chú trọng các KHCN truyền thống, chi nhánh đã tăng cường khai thác nguồn KHCN vay sản xuất, từ nguồn cán bộ của Chi nhánh và đặc biệt là thông qua các KHDN truyền thống mà chi nhánh đã cộng tác lâu năm, có nhiều thông tin về tình hình hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ để qua đó phát triển KHCN vay tiêu dùng chính là cán bộ nhân viên của các KHDN truyền thống.

- Thứ sáu, các biện pháp ngăn chặn và giám sát rủi ro được Chi nhánh thực hiện đa dạng.

- Thứ bảy, công tác DPRR được trích lập đầy đủ theo quy định: Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ một cách độc lập đối với KHCN có quan hệ tại đơn vị, trích lập DPRR đối với khách hàng thuộc quản lý của chi nhánh, đề xuất sử dụng dự phòng để XLRR đối với các khoản nợ đúng đối tượng, đủ điệu kiện sử dụng dự phòng để XLRR theo quy định của HDBank.


2.4.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Thứ nhất, công tác thẩm định tín dụng vẫn chưa thực sự đầy đủ, những rủi ro tiềm ẩn vẫn chưa được đánh giá trong hầu hết các tờ trình tín dụng.

- Thứ hai, giám sát rủi ro được thực hiện khá tốt đối với từng khoản vay, từng khách hàng nhưng giám sát rủi ro đối với danh mục khoản vay chưa được quan tâm thích đáng do vậy chưa có biện pháp quản lý rủi ro tập trung theo sản phẩm, theo khu vực….

- Thứ ba, vẫn còn tồn tại việc đánh giá sai trong khi xem xét các yếu tố pháp lý hoặc không phát hiện được các sai sót trong hồ sơ chứng từ cho vay để phát sinh rủi ro tín dụng cá nhân.

- Thứ tư, trong khâu kiểm tra đánh giá người vay, tính khả thi của phương án xin vay…,cán bộ tín dụng có thái độ chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng quen của mình mà đã xem nhẹ khâu này đã dẫn đến cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng.

- Thứ năm, nhận thức trong kiểm tra, kiểm soát sau vay của cán bộ nhân viên còn yếu. Một số khoản vay tập trung vào kiểm tra tại thời điểm kí hợp đồng còn về sau công tác này được thực hiện còn mang tính hình thức, câu lệ.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thẩm định chưa cao. Cán bộ tín dụng tuổi đời còn trẻ và ít kinh nghiệm. Trong giai đoạn 2018- 2020, hầu hết cán bộ tín dụng HDBank Bắc đều là cán bộ trẻ, vừa ra trường. Do đó, kinh nghiệm làm việc chưa có, do đó, việc phân tích khách hàng, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, xác định lãi suất cho vay, nhu cầu cho vay… không thực sự chính xác.

- Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo trong cho vay KHCN chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định, do đó,


tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nếu cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm, thẩm định không đúng giá trị tài sản đảm bảo.

- Hoạt động kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Chi nhánh chưa có phòng Kiểm tra nội bộ riêng khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN đối với chi nhánh.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía HDBank Hội sở

- Hệ thống phân loại và quản lý chất lượng nợ của HDBank còn chung chung, chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Điều này gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Việc thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng chưa phù hợp với đặc điểm địa bàn kinh doanh của các chi nhánh.

- Quy định về bảo đảm tiền vay của HDBank còn chung chung, chưa chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo, điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc mở rộng quy mô cho vay KHCN và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay.

- HDBank chưa ban hành sổ tay tín dụng, điều này khiến cán bộ tín dụng gặp khso khăn trong việc nâng cao hiểu biết nghiệp vụ tại ngân hàng.

- Việc chuyển chức năng đòi nợ các khoản nợ xấu từ chi nhánh sang bộ phận thu hồi nợ của Hội Sở tuy đã góp phần giải phóng thời gian để chi nhánh có nhiều thời gian hơn dành cho việc kinh doanh, phát triển thị trường. Tuy nhiên có thể thấy rằng mô hình đòi nợ này hiệu quả vẫn còn thấp không được như mong muốn vì hình thức đòi nợ chủ yếu là gọi điện thoại thúc giục khách hàng.

2.4.3.3. Nguyên nhân từ phía môi trường tín dụng và khách hàng

- Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN còn chưa đầy đủ, đồng bộ, sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật gây khó khăn cho hoạt động cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng.

- Tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang phát triển chậm lại do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng, do đó gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN.


- Tình hình tài chính của nhiều khách hàng vay không minh bạch gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá. Một số khách hàng cung cấp thông tin tài chính sai sự thật khi xét duyệt cho vay việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng không đúng thực chất, không được đánh giá chính xác. Đây là một dấu hiệu tiềm ẩn nhiều RRTD KHCN cho Ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023