Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng


nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.

Quy trình tín dụng càng chi tiết và chặt chẽ bao nhiêu thì càng hạn chế được rủi ro. Các bước trong quy trình cần được thực hiện và giám sát thực hiện đầy đủ để đảm bảo cán bộ thực thi sẽ thực hiện một cách đầy đủ và chính xác nhất. Nếu quy trình không được thực hiện đầy đủ, đúng đắn sẽ tạo nhiều kẽ hở để cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng trục lợi gây thiệt hại cho ngân hàng. Hiện nay có nhiều vụ án mà cán bộ ngân hàng lợi dụng sơ hở của Quy trình tín dụng hoặc làm không đúng quy trình để tiếp tay cho khách hàng lừa đảo tiền ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần ngày càng hoàn thiện quy trình tín dụng hiện đại vừa chặt chẽ hạn chế rủi ro vừa uyển chuyển tránh cứng nhắc để giảm thời gian xử lý hồ sơ phục vụ khách hàng.

- Xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTD)

XHTD là sự đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng cam kết. Một hệ thống XHTD tin cậy phải phân biệt rõ khách hàng/khoản vay theo từng hạng, dựa trên các đặc điểm rủi ro tín dụng của khách hàng/khoản vay.

Là một công cụ đo lường, hệ thống XHTD cần phải được kiểm định và phê duyệt định kỳ trong quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo các mức xếp hạng đã phân biệt rủi ro đầy đủ và việc ước lượng các yếu tố rủi ro dựa trên những đặc điểm của rủi ro.

XHTD hỗ trợ phê duyệt tín dụng: cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người.

XHTD thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Nhờ tích hợp các nguyên tắc, khung chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ thống XHTD là căn cứ độc lập để tổ chức


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

tín dụng (TCTD) đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm.

XHTD là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức XHTD thấp (rủi ro cao) có mức giá cao và ngược lại.

XHTD hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: quan hệ khách hàng của các TCTD phụ thuộc vào mức độ XHTD của khách hàng đó. Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay có mức XHTD thấp cũng cần phải được chú trọng theo dõi. Ngược lại, những khách hàng tốt với mức XHTD cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.

Làm căn cứ để lập dự phòng tín dụng: mức dự phòng các khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó. XHTD nội bộ cho phép tính toán, ước lượng các yếu tố rủi ro đã nêu ở phần trên.

Hỗ trợ công tác quản lý thông tin (MIS) theo danh mục và tạo lập báo cáo: dữ liệu đưa vào hệ thống XHTD là rất phong phú liên quan đến khoản vay và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hệ thống XHTD thường được các TCTD thiết lập trên nền tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trường thông tin theo từng danh mục yêu cầu và đưa ra hệ thống báo cáo hiệu quả.

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Chiến lược, cơ chế, chính sách và mô hình tổ chức quản trị rủi ro

Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách và mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng đúng sẽ giúp cho bộ máy được vận hành trơn tru, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả nâng cao. Do đó:

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phải đảm

ội đồng quản trị quyế ồm: chất lượng tín dụng, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng mụ

cấ


ạn mức

cấp tín ất; cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác.

-



-

-


-

- ạn mức rủi ro tín


-

-

-


- ề

-

1.2.4.2 Nhân tố con người trong đó có cán bộ ngân hàng và người đi vay

Nhân tố con người là nhân tố quan trọng bậc nhất, do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt nhân tố con người bao gồm: cán bộ ngân hàng và người đi vay lên hàng đầu.

Muốn vậy, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại ngân hàng phải đòi hỏi công khai và minh bạch. Cần phải kiểm tra kỹ về trình độ và đạo đức của các cán bộ được tuyển dụng.

Về người đi vay thì Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp chấm điểm và phân loại khách hàng, xác định cấp độ rủi ro tín dụng cho một khách hàng, một món vay


hoặc một loại tài sản được khách hàng dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Phải đánh giá phân loại kỹ càng toàn bộ các khoản vay và khách hàng vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng. Khách hàng vay hoặc các khoản cho vay được xếp hạng, phân loại và cần được đánh giá, phân loại lại (theo mức độ rủi ro) sau một thời gian. Việc đánh giá lại này dựa vào thực tế hoạt động và sử dụng vốn tín dụng của người đi vay.

1.2.4.3 Nhân tố công nghệ

Hiện nay mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin vào các hoạt động của các ngân hàng ngày một gia tăng. Xu hướng dịch vụ tự động hoá trong ngành ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có sự đầu tư thích hợp đối với hệ thống công nghệ thông tin. Do đó, để tránh tụt hậu thì việc đầu tư công nghệ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một ngân hàng trên thị trường trong những năm tới đây. Với định hướng xây dựng ngân hàng là một ngân hàng hiện đại thì cần phải có Hệ thống công nghệ tương xứng với một ngân hàng hiện đại.

Việc đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại như hệ thống Core Banking và các phần mềm quản lý khác giúp cho việc quản lý tốt hơn, ước tính khoảng 80% công việc quản lý sẽ được thực hiện bằng hệ thống tự động hoá. Nhờ đó ngân hàng không phải tuyển dụng nhiều cán bộ quản lý như đối với hệ thống thông tin quản lý xây dựng dựa trên mô hình thủ công.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều đã trang bị hệ thống thông tin hiện đại để xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, online trực tuyến với các giao dịch. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, chúng ta càng thấy vai trò của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn.


Như vậy, các nhân tố thuộc ba nhóm nhân tố trên vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt động của ngân hàng thương mại giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số ngân hàng. Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý, hoặc người đi vay lợi dụng, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của ngân hàng thương mại bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam và bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Sau những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những thay đổi. Đằng sau các hoạt động sát nhập, giải thể ngân hàng là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng bắt đầu thực hiện chuyên môn hóa các bộ phận nghiệp vụ và các bộ phận kinh doanh. Tín dụng cũng đã có sự tập trung hóa chứ không còn phân tán hơn trước.

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

Mô hình quản lý này thể hiện ở việc hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở chính hoặc các Trung tâm vùng, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

Tín dụng được chia thành các bộ phận với các chức năng khác nhau như quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng, định giá tài sản, ... Các ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, Vietinbank, VIB, VPB, … đã tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.


Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn gặp những khó khăn trong quản lý rủi ro tín dụng có thể nhận thấy từ môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Quy trình cấp tín dụng mới lại yêu cầu tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó, cán bộ thẩm định không tiếp xúc khách hàng (để đảm bảo tính khách quan) nên phải có đầy đủ các thông tin để có thể đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

Sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn cản trở nhau trong tác nghiệp.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của TechcomBank:

Được thành lập từ những năm đầu thập niên 90, khi kinh tế mở cửa và chuyển mình, Techcombank không ngừng nỗ lực nắm bắt cơ hội để trưởng thành mạnh mẽ về cả quy mô và sự công nhận của Thị trường.



Hình 1 1 Dự nợ quá hạn Techcombank năm 2016 Nguồn Báo cáo thường niên ngân hàng 30

Hình 1.1 Dự nợ quá hạn Techcombank năm 2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Techcombank năm 2016 [18, tr.173])

Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank đạt 142.616 tỷ đồng, tăng trưởng 27.13% so với năm 2015.

Mặc dù số dư nợ tăng trưởng nhanh, Techcombank vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ quá hạn được thể hiện bằng tỷ lệ nợ nhóm 3-5 giảm từ 1,67% năm 2015 xuống 1,57% năm 2016. Tỷ lệ dự phòng trên dư nợ quá hạn (nhóm 3-5) của ngân hàng tăng lên trong năm 2016 và đạt mức 66,6% - Tỷ lệ này càng cao thì những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu càng được giảm thiểu, hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng cũng được đảm bảo an toàn hơn.

Trong năm 2016, Techcombank đã nỗ lực thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn đã được bán sang Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để thực hiện tất toán dần các trái phiếu đặc biệt VAMC. Qua đó, số dư trái phiếu này tại thời điểm 31/12/2016 đã giảm đến 21,9% so với thời điểm cuối năm trước, ở mức 2.922 tỷ đồng. Techcombank đã lên kế hoạch xử lý hết trái phiếu VAMC trong năm 2017.

Để quản lý rủi ro tín dụng, Techcombank sử dụng các công cụ: xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng; xây dựng các quy trình tín dụng; thực hiện rà soát rủi ro tín dụng; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ; phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank

Kết thúc năm 2016, VietinBank tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời.


Về cho vay khách hàng thì năm 2016 Vietinbank cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tăng 23% so với năm 2015, tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản ở mức 70%. Dư nợ tăng trưởng tín dụng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và các ngành được Chính phủ khuyến khích phát triển, phản ánh đúng chiến lược kinh doanh của Ban Lãnh đạo VietinBank. Tương đương với tăng trưởng dư nợ là tăng trưởng về thu lãi cho vay. Thu lãi năm 2016 đã tăng 25% so với năm 2015. VietinBank luôn chú trọng kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc việc phân loại nợ theo quy định của NHNN. VietinBank tiếp tục duy trì chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,9% - thấp nhất trong các NHTM tại Việt Nam.

VietinBank nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản trị điều hành, chú trọng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt với những rủi ro liên quan tới tín dụng. Cùng với đó, VietinBank tăng cường công tác kiểm tra giám sát trên phạm vi toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả mô hình 3 vòng kiểm soát, trong đó tăng cường nhận thức, văn hóa tuân thủ tại vòng 1. Khi phương án tăng vốn của VietinBank được thông qua, VietinBank phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại tiên phong trong việc áp dụng tiêu chuẩn tính vốn theo Basel II, phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trước thời hạn. Ngoài ra, bám sát chủ trương và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng cường thu hồi xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC trong năm 2017.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VP bank

Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ Ngân hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, VPBank triển khai mô hình bán lẻ với sự hỗ trợ của công ty tư vấn quốc tế Mc Kinsey & Company. Từ đó đến nay, VPBank đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong các dịch vụ cho vay khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024