Bài Học Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình



Hình 1 2 Tổng tài sản và cho vay khách hàng của VPBANK năm 2016 Nguồn Báo cáo 1


Hình 1.2 Tổng tài sản và cho vay khách hàng của VPBANK năm 2016 (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng VPBANK năm 2016 [19, tr.4])

Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ, riêng Ngân hàng đạt gần 9.300 tỷ, và thuộc top dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân. Tổng tài sản của VPBank đạt 228.771 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cuối năm 2015. Cấu trúc tài sản tiếp tục tập trung tăng trưởng bền vững với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, trong đó - cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức 24%, đóng góp 62% tổng tài sản và danh mục chứng khoán cũng đóng góp 18% tổng tài sản.

Trong năm 2016, VPBank tiếp tục tập trung rà soát và hoàn thiện các tiêu chí thẩm định tín dụng nhằm kiểm soát nợ xấu. Nhờ áp dụng thẻ điểm cho các hồ sơ tín dụng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và mô hình xếp hạng tín dụng với khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, VPBank đã lựa chọn được những khách hàng có chất lượng tín dụng tốt. Bên cạnh đó, hệ thống thu hồi nợ đã được hoàn thiện và chuyên môn hóa theo khách hàng, tuổi nợ và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng được kiểm soát tốt, luôn duy trì ở mức dưới 3%. Đồng thời, Ngân hàng cũng xây dựng và áp dụng mô hình chấm điểm hành vi để bán thêm, bán chéo và quản lý hạn mức của các khách hàng hiện hữu. VPBank cũng là một trong những ngân hàng đi đầu ở Việt Nam trong việc xây dựng mô hình chấm điểm dựa trên dữ liệu lớn cho khách hàng cá nhân. Để giám sát và quản lý danh mục tín dụng hiện tại, Ngân hàng cũng áp dụng các phân tích sâu về danh mục, hệ thống cảnh báo sớm với tất cả các đối tượng khách hàng và quy trình rà soát tín dụng để kiểm tra ngẫu nhiên và xử lý các rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân


hàng đã nâng cấp thành công Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội và ban hành chính sách và quy trình liên quan, đồng thời triển khai đào tạo sâu về hệ thống này cho các chuyên viên tín dụng.

Năm 2016, VPBank đã tăng cường một cách đáng kể hiệu quả của các quy trình thu hồi nợ nhờ triển khai giải pháp công nghệ thông tin mới cho xử lý nợ cùng với Tổng đài nhắc nợ tự động. Ngân hàng cũng xây dựng các chiến lược trước xử lý nợ toàn diện, qua đó cải tiến chất lượng của các danh mục tín dụng. Các công cụ phân tích và hệ thống thu hồi nợ mới đã cho phép quản lý hiệu suất thu hồi nợ một cách chủ động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.3.2 Bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Như vậy, việc nâng cao vai trò quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn là một công tác không thể thiếu và song hành đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là phát triển dư nợ tín dụng. Các ngân hàng luôn tìm cách hoàn thiện công tác này. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước thì Ngân hàng TMCP An Bình có thể nghiên cứu các bài học như sau:

Thứ nhất có thể thấy rằng xu hướng các ngân hàng đều tăng cường việc chuyên môn hóa, tách bạch rõ các chức năng trong quá trình cho vay khách hàng; Việc chuyên môn hóa chức năng trong quá trình cho vay sẽ phân định rõ ràng hơn về pháp lý và trách nhiệm của nhân sự tham gia quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro tác nghiệp khi thực thi cũng như là lãnh đạo ngân hàng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát quá trình cho vay.

Thứ hai là Nâng cao việc tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng; Nâng cao khả năng giám sát các khoản vay trước, trong và sau khi vay;

Thứ ba là hoàn thiện bộ chấm điểm tín dụng cho khách hàng.

Thứ tư là các ngân hàng luôn cố gắng áp dụng các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel. Các ngân hàng dần từng bước xây dựng ý thức về quản trị rủi ro trên toàn hệ thống. Các nhân viên trong ngân hàng được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro tín dụng – xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm tín dụng, hoạt động tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng.


Thứ năm là Ngân hàng TMCP An Bình có thể học hỏi được là các ngân hàng đều xây dựng Data warehouse để lưu trữ dữ liệu số một cách tập trung để sử dụng cho việc báo cáo, phân tích, xử lý rủi ro tín dụng.

Tất cả các bài học trên tất nhiên điều này không thể một sớm một chiều mà Ngân hàng TMCP An Bình có thể nắm bắt và triển khai tốt ngay được mà nó cần đòi hỏi thực hiện qua những khoảng thời gian nhất định và cần được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất và phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam. Dựa vào các bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng đi trước mà các ngân hàng TMCP An Bình, có tuổi đời ít hơn sẽ thực hiện các công tác quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn, tốn ít tài nguyên, nhân lực hơn. Ngân hàng TMCP An Bình không phải là ngân hàng đi tiên phong cũng như đã có một bộ máy, quy trình về quản trị rủi ro tín dụng hoàn hảo mà xét trên góc độ thực tế thì còn phải học hỏi rất nhiều những bài học, kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, đặc biệt là những ngân hàng có tuổi đời lâu hơn, có nhiều kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng. Các bài học, kinh nghiệm có thể có từ việc thường xuyên trao đổi giữa các cán bộ ở các ngân hàng. Ngoài ra, có thể cử các đoàn công tác sang học hỏi kinh nghiệm và với xu thế hiện nay thì việc tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm cũng là một giải pháp tốt cho công tác này.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các vấn đề như sau:

Đưa ra một số cơ sở khoa học quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân loại các rủi ro tín dụng cùng với phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của quản trị rủi ro đối với điều hành, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đối với hệ thống ngân hàng hiện đại.

Chương 1 cũng đã nêu lên được nội dung của quản trị rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả thực thi và các yếu tố liên quan ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, nội dung chương này còn phân tích các hoạt động về quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng TMCP ở Việt Nam. Để từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm mà Ngân hàng TMCP An Bình có thể học hỏi tích lũy.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức

Với bề dày kinh nghiệm 24 năm hoạt động trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định.

Được thành lập vào ngày 13/05/1993, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình. Từ khi được nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị (giai đoạn 2002 – 2004), ABBANK đã có những bước tiến khá dài với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Từ vốn điều lệ 5 tỷ đồng năm 2002 đến năm 2004 đã nâng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng. Năm 2005 có sự gia nhập của cổ đông chiến lược là Tập đoàn điện lực Việt Nam và Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Geleximco nâng vốn ngân hàng lên 165 tỷ đồng. Năm 2006, ABBANK nâng vốn lên 1131 tỷ đồng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trải qua nhiều lần tăng vốn và sự tham gia của các cổ đông chiến lược như Maybank, IFC,... đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt 5,319 tỷ đồng.

Định hướng kinh doanh theo quan điểm thận trọng, bởi vậy các chỉ tiêu tài chính của ABBANK luôn tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được giữ vững. Bên cạnh đó, cùng sự sát cánh và hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia, và Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, và phát triển mạnh mẽ như một ngân hàng bán lẻ đa năng. Với vốn điều lệ là 5,319 tỷ đồng và mạng lưới lên tới 159 điểm giao dịch, ABBANK tự tin phục vụ hơn 450.000 khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 33 tỉnh thành trên toàn quốc.


Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng điện lực.

ABBANK hướng tới 5 giá trị cốt lõi là (1) Hướng đến kết quả; (2) Trách nhiệm;

(3) Sáng tạo có giá trị; (4) Thân thiện đồng cảm; (5) Tinh thần phục vụ.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài chính - ngân hàng trọn gói, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng như: tài trợ (nhập khẩu/ xuất khẩu, dự án đầu tư, tài trợ thương mại…); cho vay (bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cầm cố hàng hóa…); bảo lãnh; thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi (tài khoản thanh toán, tiền gửi rút vốn linh hoạt, tiền gửi ký quỹ v.v…).

Đặc biệt, ABBANK là một trong những ngân hàng đầu tiên thành lập riêng một Trung tâm dịch vụ khách hàng SME, với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (Đến nay Trung tâm SME đã phát triển thành Khối khách hàng SME). Tại ABBANK, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm bao gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ... Các sản phẩm trong mỗi “gói” sản phẩm được chọn lọc theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh trong nước hay xuất nhập khẩu; doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, dịch vụ; Nhà thầu…), sau đó sẽ được cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp (tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phương thức kinh doanh…) cùng với một mức giá trọn gói hợp lý giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ABBANK còn tiếp tục tham gia dự án SMEFP III do chính phủ Nhật Bản tài trợ, cũng như thường xuyên triển khai các gói ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK tự tin cung cấp tới khách hàng nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiền gửi an toàn, hiệu quả và các sản phẩm cho vay tiêu dùng linh hoạt ( vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, vay mua xe; vay du học…), cùng các dịch vụ đa dạng (chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán tiền điện…). Đặc biệt, ABBANK chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng như Online Banking, SMS Banking, Mobile


Banking… Mới đây nhất, ABBANK đã đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Visa, đánh dấu bước phát triển lớn của ABBANK về công nghệ và mở rộng hoạt động trên thị trường thẻ.

Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện, Gói sản phẩm dành cho Nhà thầu Điện lực…

Với định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ, định vị sự khác biệt của ABBANK trên thị trường tài chính là một ngân hàng thân thiện với cộng đồng. Thái độ phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên là tiêu chí và là kim chỉ nam cho hoạt động của ABBANK. Chọn phương châm kinh doanh là “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, ABBANK mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy, mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nhận được nụ cười, sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch.

Hiện tại, trải qua 24 năm, ABBANK đã thực sự xây dựng và khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng cũng như sự phát triển của mình trên thị trường tài chính Việt Nam


Cơ cấu tổ chức


Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ABBANK Nguồn Báo cáo thường niên Ngân 2

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ABBANK

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2016 [20, tr.24-25]) Công ty con, công ty liên kết:

1. Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP An Bình (ABBA)

2. Công ty TNHH MTV Dịch vụ bảo vệ ABBA (ABBAS)

3. Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS)

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016

Năm 2014, ABBANK thực hiện theo mục tiêu Chiến lược 2014 - 2018 để tiếp tục giữ vững vị thế, hoạt động an toàn hiệu quả và chuyển đổi ngân hàng theo 20 sáng kiến chiến lược đã được phê duyệt nhằm đưa ABBANK trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Năm 2014, vượt qua những khó khăn thách thức của ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế nói chung, các chỉ tiêu về tổng tài sản, huy động và cho vay của ABBANK đều vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng so với năm 2013. Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ. Các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được giữ vững. Đặc biệt, điểm sáng của năm 2014 là ABBANK đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024