Kinh Nghiệm Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Trong Và Ngoài Nước


dụng; đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản . Khi cần thiết cần xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Ngoài ra cần xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.

Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

Một là: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xoá nợ theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối vói khách hàng vay vốn.

Hai là: Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.

Ba là: Trích lập các khoản dự phòng rủi ro túi dụng, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản.

Bốn là: Khỏi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại toà án để thu hồi nợ và tài sản.

2.35.Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Để có thể

hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 341 trang tài liệu này.

rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, ngân hàng

thường sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro túi dụng sau:

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm - Hà Nội - 7

* Sàng lọc và lựa chọn khách hàng

Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàng vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng lựa chọn khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có tiềm ẩn xấu.

Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp thông tin tin cậy về khách hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng

tốt hay xấu để tiến hành cho vay. Việc thu thập thông tin khách hàng có thể thực

hiện từ nhiều nguồn như:

-Thông tin từ bản thân khách hàng vay thông qua thẩm đinh cho vay, kiểm tra quá trình vay, sử dụng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ nợ vói ngân hàng thông qua kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

-Thông tin thu thập từ Trung tâm thông tin túi dụng của NHNN (CIC) và các cơ quan hữu quan khác: cơ quan thuế, tài chính, kế hoạch đầu tư, kiểm toán....

-Thông tin từ các ngân hàng, các TCTD, các đối tác của khách hàng

vay.


-Thông tin từ


chính quyền địa phương trên địa bàn khách hàng kinh

doanh về việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh.

-Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tóm lại dù cho vay đối vói cá nhân hay tổ chức, ngân hàng cũng cần phải tinh tường trong việc lựa chọn khách hàng vay.

*Theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên túi dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đổng túi dụng, nếu khách hàng không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ.

*Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng đem lại lọi ích cho cả hai. Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong các doanh nghiệp cho vay, đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất đinh


vào một thời điểm nhất đinh trong tương lai, đổi lại đinh kỳ khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, về tình hình tài sản ... .cam kết này có lọi cho cả hai phía: khách hàng thì yên tâm về khoản túi dụng sẽ có khi cần, còn NH có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Đồng thời việc quản tri rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.

*Bảo đảm tiền vay

Biện pháp bảo dam tiền vay hữu hiệu là dùng tài sản thế chấp. Ngoài ra ngân hàng còn có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và giữ một khoản vốn vay tối thiểu. Bằng cách đó ngân hàng có thể giám sát đối với người vay một cách có hiệu quả hơn, đồng thòi giúp tăng được khả năng hoàn trả, để bù đắp món vay bị tổn thất khi rủi ro xẩy ra.

*Bảo hiểm tín dụng

Trong hoạt động túi dụng, những khách hàng vay tiềm ẩn nhiều rủi ro lại là khách hàng tiềm năng. Để hạn chế rủi ro bằng cách thực hiện bảo hiểm tín dụng.

*Hạn chế cho vay

Để hạn chế rủi ro tín dụng, đôi khi ngân hàng cũng cần phải từ chối cung cấp túi dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay và sẩn sàng trả lãi cao, hoặc chỉ đáp ứng một phần trong toàn bộ nhu cầu vay của khách hàng,

bỏi những khách hàng này thường sử dụng vốn vay vào những việc kinh

doanh có độ rủi ro cao. Việc từ chối cho vay với khách hàng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đối nghịch trong cho vay .

*Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho nhân hàng khi có rủi ro xẩy ra. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng có thể ổn đinh và phát triển hoạt động kinh doanh trong

trường hợp có rủi ro xẩy ra. Mỗi một ngân hàng đều phải trích lập rủi ro lín dụng đúng và đủ theo quy đinh của pháp luật.

24.KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT số NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.41.Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại ở Việt

Nam

2.4.11.Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh (VPBank)

Trước đây, VPBank là một trong số các ngân hàng thương mại hoạt

động yếu kém, hiệu quả, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng roi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém và trong vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN. Dưói sự giúp đỡ của NHNN và Ban lãnh đạo, VPBank đã cải tổ, sắp xếp lại toàn bộ hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau hai năm, hoạt động của VPBank đã có nhiều khỏi sắc, dần dần đi vào hiệu quả, quy mô được mở rộng, trị giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần, có cổ đông lớn ở nước ngoài là OCBC (Overseas Banking Corporation). Vượt kế hoạch chỉ tiêu lọi nhuận, tỷ lệ nợ xấu giảm, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà nước.

Để đạt được kết quả đó, VPBank đã tích cực trong công tác rà soát, giải

quyết triệt để nợ xấu, hoạt động tín dụng được tăng cường đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro túi dụng, thể hiện ở những điểm sau:

*Sổ tay tín dụng

Văn bản tín dụng của VPBank được hệ thống và tập hợp thống nhất thành một tập văn bản. Đây là cuốn cẩm nang cho cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Điều này giúp cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng được tăng cường.

*Quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ


cho vay có hách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPBank, đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng.

* Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro

Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro túi dụng ở VPBank được quy đinh trong từng cấp tham gia hoạt động túi dụng.

-Cán bộ túi dụng có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách.

-Nhân viên thẩm định tài sản có tinh thần trách nhiệm cao đối vói các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm và thực hiện công tác báo cáo.

-Nhân viên phòng Kế toán kiểm tra số tiền, điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân và hạch toán theo đúng quy định hiện hành.

-Nhân viên phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra hồ sơ liên quan trong trường hợp cho vay xuất nhập khẩu.

-Các lãnh đạo phòng ban liên quan, giám đốc chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình này của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.

-Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng là bộ phận quyết đinh cho vay trên cơ sở thẩm định độc lập của cán bộ tín dụng về các phương án, dự án xin vay và hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở thẩm đinh tài bảo đảm của phòng thẩm đinh tài sản đảm bảo, Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt cao nhất về các vấn đề cho vay trong và ngoài nước;

Ban tín dụng là cơ quan xét duyệt và quyết đinh các vấn đề cho vay trong phạm vi quyền phán quyết. Cả hai bộ phận này có nhiệm vụ xem xét quyết đinh cho vay, kiến nghị hội đồng quản trị thay đổi chính sách tín dụng và các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng.

* Hệ thống xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank được xây dựng cho đối

tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp được chia thành ba phần.

Phần một: Chấm điểm rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng sẽ xác định khách hàng thuộc nhóm cụ thể, sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20, trong một số trường hợp điểm số có thể là dưới không. Tuỳ vào kết quả chấm điểm, khách hàng được chia thành sáu mức độ rủi ro tín dụng: thấp, thấp, trung bình, trung bình, cao, cao tương ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, dưới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi ro không thu hổi rất cao và tương ứng với sáu loại: A+, A, B+, B, c+, c vói mức điểm từ 0 đến 100 điểm.

Phần hai: Đánh giá tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo được đánh giá theo ba mức: manh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đưa ra mức cho vay tương ứng.

Phần ba: Đánh giá túi dụng kết hợp

Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức mức xếp hạng tài sản đảm bảo.

2.4.I2.Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt


Nam (BIDV)

BIDV là ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập năm 1957, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cho vay đầu tư phát triển. Hệ thống quản tộ rủi ro tín dụng của BIDV được đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau:

*Chất lượng tín dụng

Quán triệt tinh thần của Ngân hàng Nhà nước, BIDV thực hiện cuộc cách mạng rà soát và kiểm tra tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó có biện pháp tích cực và triệt để trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi.

*Phân loại khách hàng

BIDV phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bẩy nhóm: A+, A, B, c, D, E, F.

*Phân loại các khoản vay

Với hai yếu tố dinh lượng và định tính, khoản vay được chia thành bẩy nhóm: chất lượng cao, chất lượng tốt, chất lượng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém chất lượng, khó đòi, mất vốn và tưng ứng vói từng nhóm khách hàng nêu trên.

Từ việc phân loại khách hàng và phân loại khoản vay, BIDV áp dụng chính sách túi dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đưa ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ,... Ngoài ra, BIDV phân chia nợ thành năm nhóm theo quy định: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

2.42.Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng trên thế giói 2.4.2I.Trung Quốc‌

* Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu ở Trung Quốc

Tình trạng nợ xấu của Trung quốc không có khả năng thu hồi dồn lại

đến thời điểm 31/12/2000 lên tói 25% tổng dư nợ. Ngay năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ban cơ cấu nợ của chính phủ bao gồm các nhà khoa học và nhà quản lý danh tiếng của Trung Quốc. Dưói ban này có 4 Công ty mua bán nợ (AMC) được chỉ định đứng ra đặc trách mua lại nợ xấu của 4 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Các giải pháp thực hiện là chính phủ cho phát hành 270 tỷ NDT trái phiếu dài hạn của Chính phủ để tiếp ứng vốn điều lệ cho các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Trung ương cho giải phóng khỏi quỹ Dự trữ bắt buộc từ mức 13% xuống còn 8% rồi 6% để tăng cường vốn khả dụng cho các ngân hàng. Nhà nước cho phép các ngân hàng phát hành cổ phiếu và bán cho chính cán bộ công nhiên viên của ngân hàng mình theo một tỷ lệ xác đinh, đồng thời bổ sung quy chế về lập quỹ dự phòng bắt buộc, theo đó, căn cứ vào bảng phân tích, phân loại tín dụng của cơ quan thanh tra, các ngân hàng thương mại phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ được xếp loại xấu, 75% cho các khoản nợ thuộc loại có vấn đề và 15% cho các khoản nợ có chất lượng không cao và tăng cường kiểm soát khống chế theo 25 tiêu chuẩn thanh tra - giám sát của uỷ ban Baesl không cho nợ xấu phát sinh. Bằng nhiều “mũi giáp công” quá trình cơ cấu lại ngân hàng của Trung Quốc đã diễn ra rất quyết liệt. Cùng vói việc thẳng tay đóng cửa, sáp nhập hoặc cơ cấu lại sở hữu. Nhà nước Trung quốc cũng đã buộc phải dùng đến giải pháp “ tư hữu cái còn phát triển” (bằng cách phát hành cổ phiếu) và “ quốc hữu hoá những xác chết chưa chôn trong thùng rác” (bằng con đường dùng vốn ngân sách, vốn phát hành trái phiếu chính phủ để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thông qua các AMC của Chính phủ).

Kết quả xử lý nợ xấu sau hàng loạt các biện pháp cải tổ của Chính phủ Trung Quốc: tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng giảm còn 13,2

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023