Tỉ Lệ Nợ Quá Hạn Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Cá Nhân


vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “ trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần những khoản vay từ bình thường chuyển biến theo các cung bậc nợ: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó nợ quá hạn được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng.

Nợ quá hạn KHCN theo mục đích vay vốn

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo mục đích vay vốn



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

(Tr.đ)

(Tr.đ)

(Tr.đ)

Vay mua ô tô

88

1,7

284

5,7

7.712,9

36,2

196

223

7.428,9

2616

Vay mua BĐS

4.152

78,1

-

-

1.367

6,4

-4152

-

1.367

-

Vay hộ kinh doanh


1.075


20,2


3.069


61,8


6.116


28,7


1.994


185


3.047


99

Tiêu dùng thế chấp


-


-


1.614


32,5


6.117


28,7


1.614


-


4.503


279

Tổng nợ quá hạn KHCN

5.315

100

4.967

100

21.312,9

100

-348

-

16.345,9

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Nợ quá hạn cho vay mua ô tô tăng dần qua các năm, năm 2016 nợ quá hạn đạt 88 triệu đồng chiếm 1,7%, năm 2016 là 284 triệu đồng chiếm 5,7%,

năm 2017 là 7.712,9 triệu đồng chiếm 36,2%.

Nợ quá hạn đối với khoản vay mua BĐS giảm mạnh từ 4.152 triệu đồng chiếm 78,1% trong năm 2016, đến năm 2018 xuống còn 1.367 triệu đồng chiếm 6,4 %. Trong tổng nợ quá hạn KHCN.

Nợ quá hạn đối với khoản cho vay hộ kinh doanh cũng tăng lên theo các năm từ năm 2016 là 1.075 triệu đồng chiếm 20,2% tăng lên 3.069 triệu đồng


chiếm 61,8% trong tổng cơ cấu nợ quá hạn năm 2016 và năm 2018 tăng lên

6.116 triệu đồng, tăng 3.047 triệu đồng so với năm 2017.

Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng thế chấp năm 2016 là 0 do trong năm này, Chi nhánh không triển khai sản phẩm tiêu dùng tín chấp, đến năm 2017 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng thế chấp là 1.614 triệu đồng chiếm 32,5%, năm 2018 là 6.117 triệu đồng chiếm 28,7%, tăng 4.503 triệu đồng so với năm 2017.


Nợ quá hạn theo phân khúc Khách hàng

Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo phân khúc Khách hàng



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

KH có số dư dưới

500 triệu

2.137

40,2

2.230

44,9

9.685,2

45,4

93

4

7.455,2

334

KH có số dư từ

500 triệu đến 1 tỷ

2.562

48,2

2.488

50,1

10.752,7

50,5

-74

-

8.264,7

332

KH có số dư trên 1

tỷ

617

11,6

248

5

875

4,1

-369

-

627

253

Tổng nợ quá hạn

KHCN

5.315

100

4.967

21.312,9

21.312,9

100

-348

-

16.345,9

--

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng trên ta thấy:

Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư dưới 500 triệu biến động tăng qua các năm, năm 2017 tăng 93 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 7.455,2 triệu đồng so với năm 2017, tỷ trọng nợ quá hạn của Khách hàng có số dư dưới 500 triệu cũng tăng qua các năm, từ 40,2% trong năm 2016 tăng lên 45,4% năm 2018

Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư từ 500 triệu đến 1 tỷ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ quá hạn Khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng 48,2% năm 2016 và tăng lên 50,5% trong năm 2018. Bên cạnh đó, giá trị nợ quá hạn của Khách hàng có số dư từ 500 triệu đến 1 tỷ cũng có sự biến động qua các năm, năm 2017 giảm 74 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 8.264,7 triệu đồng so với năm 2017.


Nợ quá hạn của Khách hàng có số dư trên 1 tỷ có tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng nợ quá hạn của Khách hàng cá nhân, tỷ trọng này cũng giảm dần qua các năm, từ 11,6% trong năm 2016 xuống còn 4,1% trong năm 2018. Điều này cũng phần nào chứng tỏ ý thức trả nợ theo phân khúc khách hàng: những khách hàng vay trên 1 tỷ thường là những khách hàng có nguồn lực tài chính tốt, quy mô lớn, ý thức trả nợ cũng tốt hơn so với phân khúc còn lại. Bên cạnh đó giá trị nợ quá hạn của Khách hàng có số dư trên 1 tỷ cũng có sự biến động qua các năm, năm 2017 giảm 348 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 627 triệu đồng so với năm 2016.

3.3.2.2. Tỉ lệ nợ quá hạn tín dụng đối với Khách hàng cá nhân

Bảng 3.12: Tỉ lệ nợ quá hạn tín dụng đối với Khách hàng cá nhân


Chỉ tiêu

ĐVT

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Giá trị

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Tổng dư nợ của Chi nhánh


Tr.đ


167.063


296.976


284.491


129.913


77,8%


-12.485


-

Tổng dư nợ của

KHCN

Tr.đ

103.562

210.926

202.479

107.364

103,7%

-8.447

-

Nợ quá hạn tín dụng của KHCN


Tr.đ


5.315


4.967


21.312,9


-348


-


16.345,9


329,1%

Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/

Dư nợ KHCN


%


5,1


2,4


10,5


-2,7


-


8,1


-

Tỉ lệ nợ quá hạn

cho vay KHCN/ Tổng dư nợ


%


3,2


1,7


7,5


-1,5


-


5,8


-

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên) Qua bảng trên ta thấy:


Tổng dư nợ của khách hàng cá nhân biến động theo Tổng dư nợ của toàn chi nhánh, tổng dư nợ của khách hàng cá nhân năm 2017 tăng 107.364 triệu đồng trong khi tổng dư nợ toàn chi nhánh tăng 129.913 triệu đồng so với năm 2016; năm 2018 tổng dư nợ khách hàng cá nhân giảm 8.447 triệu đồng trong khi tổng dư nợ toàn chi nhánh giảm 12.485 triệu đồng so với năm 2017.

Nợ quá hạn khách hàng cá nhân lại biến động theo chiều ngược lại, trong khi dư nợ năm 2017 tăng thì nợ quá hạn khách hàng cá nhân lại giảm 348 triệu đồng so với năm 2016. Ngược lại, năm 2018 khi dư nợ giảm thì nợ quá hạn khách hàng cá nhân lại tăng 16.345,9 triệu đồng so năm 2017. Đây cũng chính là biểu hiện rõ nét của việc chủ quan trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh

Điều này ảnh hưởng lớn đến chỉ số Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN và Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ, các chỉ tiêu số này tỉ lệ thuận với chỉ số Nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân, nghĩa là cũng giảm trong năm 2017 và tăng trở lại trong năm 2018. Cụ thể, năm 2017 Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN giảm 2,7% so với năm 2016, năm 2018 tăng 8,1% so với năm 2017. Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ năm 2017 giảm 1,5% so với năm 2016 và tăng 5,8% so với năm 2017.

Hai chỉ tiêu này cũng cho thấy đây là điểm đáng báo động trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh, khi cả hai chỉ tiêu về Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ Dư nợ KHCN và Tỉ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/ tổng dư nợ đều vượt ngưỡng an toàn là 3% theo quy định của Ngân hàng nhà nước vào năm 2016 và năm 2018, thậm chí vượt ngưỡng an toàn khá cao trong năm 2018.

3.3.2.3. Tỉ lệ nợ xấu tín dụng đối với Khách hàng cá nhân

Quy mô, cơ cấu Nợ xấu của Khách hàng cá nhân theo thời gian, theo mục đích vay vốn và phân khúc khách hàng


Bảng 3.13: Nợ xấu của Khách hàng cá nhân theo thời gian, theo mục đích vay vốn và phân khúc khách hàng

Năm


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Sô tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Tổng nợ xấu đối với

KHCN

1.148

100

421

100

3.825

100

-727

-

3.404

808,6

1. Phân theo thời gian

-Nợ xấu ngắn hạn

311

27,1

31

7,4

806

21,1

-280

-

775

2500

-Nợ xấu trung và dài hạn

837

72,9

390

92,6

3.019

78,9

-447

-

2.629

674

2. Phân theo mục đích vay vốn

-Vay mua ô tô

60

5,2

212

50,3

2.620

68,5

152

253

2.408

1136

-Vay mua Bất động sản

950

82,7

-

-

383

10,1

-950

-

383

-

-Vay hộ kinh doanh

138

12,1

166

39,4

410

10,7

28

20,3

244

147

-Vay Tiêu dung thế chấp

-

-

43

10,3

412

10,7

43

-

369

858

3. Phân theo phân khúc Khách hàng

KH có số dư dưới 500

triệu

459

39,9

190

45,1

1.721

44,9

-269

-

1.531

806

KH có số dư từ 500 triệu

đến 1 tỷ

631

54,9

211

50,1

1.912

49,9

-420

-

1.701

806

KH có số dư trên 1 tỷ

58

5,2

20

4,8

192

5,2

-38

-

172

860

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng 3.13 ta thấy:

Phân theo thời gian, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nợ xấu của Khách hàng cá nhân, cụ thể chiếm tỷ trọng 72,9% trong năm 2016 và nâng lên tỷ trọng 78,9% trong năm 2018. Về mặt giá trị, nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung và dài hạn cũng có sự biến động qua các năm, cùng biến động giảm trong năm 2017 và biến động tăng trở lại trong năm 2018, nhưng biến động của nợ xấu trung và dài hạn mạnh hơn, rõ nét hơn..


Cụ thể, năm 2017, nợ xuất ngắn hạn giảm 280 triệu đồng, trong khi nợ xấu trung và dài hạn giảm 447 triệu đồng so với năm 2016; năm 2018 nợ xấu ngắn hạn tăng 775 triệu đồng, trong khi nợ xấu trung và dài hạn tăng 2.629 triệu đồng so với năm 2017. Điều này chủ yếu do cơ cấu về tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm trọng số lớn trong giai đoạn 2016-2018.

Phân theo mục đích vay vốn, có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu, từ nợ xấu cho vay bất động sản trong năm 2016 (chiếm 82,7%) chuyển sang chiếm chủ yếu từ nợ xấu cho vay mua ô tô năm 2018 (chiếm 68,5%), thời điểm này nợ xấu cho vay mua bất động sản chỉ còn chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng nợ xấu của KHCN, thậm chí trong năm 2017 còn đưa về ngưỡng 0, giá trị nợ xấu cho vay bất động sản năm 2018 có tăng nhưng không đáng kể, tăng 383 triệu đồng so với năm 2017. Sở dĩ có sự dịch chuyển như vậy do năm 2017, Chi nhánh không tập trung phát triển dư nợ bất động sản, bắt đầu đẩy mạnh dư nợ cho vay mua ô tô, nợ xấu của dư nợ cho vay mua ô tô vì thế cũng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 152 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 2.408 triệu đồng so với năm 2017. Bên cạnh đó, năm 2016, Chi nhánh không có nợ xấu cho vay tiêu dùng thế chấp do trong năm này, Chi nhánh chưa triển khai sản phẩm, chỉ bắt đầu thực hiện vào năm 2017, nợ xấu cho vay tiêu dùng thế chấp cũng xuất hiện trong năm này, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong toàn phân khúc, chiếm tỷ trọng 10,3% trong năm 2017 và tăng lên 10,7% trong năm 2018, xấp xỉ bằng đúng tỷ trọng nợ xấu vay hộ kinh doanh. Về mặt giá trị, năm 2017 nợ xấu vay hộ kinh doanh tăng 28 triệu đồng, trong khi nợ xấu vay tiêu dùng thế chấp tăng 43 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 nợ xấu vay hộ kinh doanh tăng 244 triệu đồng, trong khi nợ xấu vay tiêu dùng thế chấp tăng 369 triệu đồng so với năm 2017.

Phân theo phân khúc khách hàng, đều có sự biến động giảm trong năm

2017 và tăng trở lại trong năm 2018 với nợ xấu của KH có số dư dưới 500

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023