Trích Lập Dự Phòng Rrtd Đối Với Khách Hàng Cá Nhân


Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD cá nhân theo quyết định số 02/VBHN-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam ngày 04/06/2014 ban hành về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng. Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý chi nhánh thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Bảng 3.18: Trích lập dự phòng RRTD đối với Khách hàng cá nhân



Chỉ tiêu


Đvt


2016


2017

2018

2017/2016

2018/2017


Sô tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Sô tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

I.Tổng dự phòng rủi ro

tín dụng KHCN

Tr.đ

840,4

466,5

2.694,9

-

373,9

-

2.228,4

-

1.Tổng dự phòng rủi ro

tín dụng đối với KHCN chung


Tr.đ


840,4


466,5


2.694,9

- 373,9


-


2.228,4


-

2.Tổng dự phòng rủi ro tín dụng đối với KHCN cụ thể


-Dự phỏng RRTD nhóm 2

Tr.đ

208,4

227,4

874,4

19

9,12

647

284,5

-Dự phỏng RRTD nhóm 3

Tr.đ

85

29,6

324

-55,4

-

294,4

994,6

-Dự phỏng RRTD nhóm 4

Tr.đ

176

63,5

708,5

-112,5

-

645

1.015,7

-Dự phỏng RRTD nhóm 5

Tr.đ

371

146

788

-225

-

642

439,7

II.Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đói với KHCN so với dư nợ

KHCN


%


0,8


0,2


1,3


-0,6


-


1,1


-

III.Hệ số khả năng bù

%

0,2

0,1

0,1

-0,1

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 13



đắp RRTD đối với

KHCN









(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)


Đi đôi với chỉ tiêu dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn thì mức giảm số tiền trích lập dự phòng RRTD cũng rất quan trọng, nó phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng. Đây là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân đang ở ngưỡng cho phép (nhỏ hơn 4 lần). Tuy nhiên những năm gần đây số lượng dư nợ trích lập dự phòng luôn tăng theo các năm chứng tỏ việc thu hồi nợ với khách hàng quá hạn của Chi nhánh là khá khó khăn. Một số khách hàng không có khả năng trả nợ, chuyển nhóm nợ. Điều này đặt ra yêu cầu Chi nhánh cần sát sao hơn trong công tác tín dụng cũng như thu hồi nợ, kiểm soát chặt chẽ công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

3.3.4. Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Mức độ tập trung tín dụng

Nhằm ngăn chặn rủi ro, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thực hiện phân tán rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng, không tập trung vào một Khách hàng hay một nhóm Khách hàng cụ thể, tổng dư nợ trên một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng.

Tại Chi nhánh Thái Nguyên, Techcombank thực hiện xác định tỷ trọng dư nợ tín dụng với 1 Khách hàng trên Tổng dư nợ, chỉ tiêu này yêu cầu không được vượt quá 10%

Từ chối tín dụng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên sẽ từ


chối với những Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn:

- Điều kiện về tư cách pháp nhân

- Điều kiện về tài chính của Khách hàng

- Điều kiện về khả năng trả nợ của Khách hàng

- Điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng

Biện pháp tài chính

Chi nhánh sử dụng các biện pháp tài chính như: Lãi suất quá hạn, phí thanh toán được thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ,… để là chế tài áp dụng trong trường hợp Khách hàng vi phạm nghĩa vụ tín dụng

Thực hiện kiểm tra, giám sát trước khi, trong khi và sau khi tín dụng

Quá trình giám sát phải được thực hiện đúng theo Quy trình cấp tín dụng dành cho Khách hàng cá nhân, đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tín dụng

Mua bảo hiểm tín dụng

Techcombank thực hiện mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Ngân hàng theo quy định.

Trong giai đoạn 2016-2018, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên đã thực hiện ngăn chặn, giám sát rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân theo kết quả sau:

Bảng 3.19: Trích lập dự phòng RRTD đối với Khách hàng cá nhân

ĐVT: Khách hàng



STT

Tên biện pháp giám sát, ngăn chặn RRTD


2016


2017


2018

2017/2016

2018/2017

Giá trị

(KH)

Tỷ lệ

(%)

Giá trị

(KH)

Tỷ lệ

(%)

1

Từ chối tín dụng

10

12

11

2

20

-1

-

2

Biện pháp tài chính (Thu lãi suất quá hạn)

20

18

35

-2

-

17

94,44



3

Thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng

210

280

330

70

33,33

50

17,86

4

Mua bảo hiểm tín dụng

20

18

35

-2

-

17

94,44

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của Khối QTRR 2016, 2017, 2018 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng trên ta thấy:

Trong năm 2017 số lượng khách hàng từ chối tín dụng tăng 2 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 giảm 1 khách hàng so với năm 2017, tương ứng với tỉ lệ tăng dư nợ đối với khách hàng cá nhân qua các năm

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên sử dụng biện pháp tài chính là thu lãi suất quá hạn, trong năm 2017 giảm 2 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 số lượng khách hàng ngân hàng áp dụng thu lãi suất quá hạn tăng 17 khách hàng so với năm 2017, nguyên nhân chủ yếu do số lượng khách hàng quá hạn tăng trong năm 2018

Nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân xảy ea, Ngân hàng thực hiện sát sao việc thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, đặc biệt với các khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng, vay qua lương, tài sản đảm bảo là bất động sản,..Số lượng khách hàng thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng trong năm 2017 tăng 70 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 số lượng khách hàng thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi cấp tín dụng tăng 50 khách hàng so với năm 2017

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên thực hiện yêu cầu 100% khách hàng áp dụng thu nợ quá hạn bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng. Theo đó, só lượng khách hàng mua bảo hiểm tín dụng năm 2017 giảm 2 khách hàng so với năm 2016, đến năm 2018 số lượng khách hàng yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng tăng 17 khách hàng so với năm 2017.

3.3.5. Kết quả điều tra Cán bộ nhân viên và Khách hàng cá nhân về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng


TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên


Bảng 3.20: Tổng hợp kết quả điều tra Cán bộ nhân viên

( Thực hiện khảo sát trên 34 CBNV)


Thâm niên CBNV

Nội dung câu hỏi

Dưới 3 năm

Từ 3

năm – 7 năm

Trên 7 năm


Tổng

C1. Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng

của CBNV

5

18

11

34

C2. Việc đào tạo, bổ sung và tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng cho CBNV tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh

TN





34

- Định kỳ 3 tháng/ lần

5

9

0

14

-Định kỳ 1 năm/ lần

0

9

0

9

-Định kỳ trên 1 năm/ lần

0

0

11

11

C3. Trong quá trình thẩm định Khách hàng, Anh/Chị nhận biết Khách hàng có nhiều nguồn thu nhập nhưng chỉ cần một khoản thu nhập đã đủ khả năng trả nợ. Theo Anh/Chị có cần

thẩm định các nguồn thu nhập còn lại không?





34



Thâm niên CBNV

Nội dung câu hỏi

Dưới 3 năm

Từ 3 năm –

7 năm

Trên 7 năm


Tổng

Không. Chỉ cần thẩm định kỹ nguồn thu đủ khả

năng trả nợ

0

2

4

6

Có. Phải thẩm định đủ các nguồn thu nhập theo

đúng quy định của ngân hàng

5

16

7

28

C4. Khách hàng có tài chính lành mạnh, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao nhưng khách hàng muốn vay kinh doanh bất động sản dưới hình thức vay hộ kinh doanh hàng tiêu dùng là ngành nghề chính của khách hàng hiện tại. Theo Anh/Chị, phát vay khoản vay này có hợp lệ

không?





34

Có. Vì đây là khách hàng tốt, rủi ro thấp

1

1

5

7

Không. Vì đây là khoản vay sai mục đích sử dụng

vốn

4

17

6

27

C5. Theo Anh/Chị việc kiểm soát sau vay và nhắc nhở, giám sát khách hàng thực hiện tuân thủ các điều kiện phê duyệt khoản vay có thiết thực

không?





34

Có. Vì việc này giúp quản trị tốt rủi ro tín dụng

với khách hàng

5

16

10

31

Không. Vì việc này gây mất nhiều thời gian, ảnh

hưởng đến công việc kinh doanh

0

2

1

3

C6. Trong quá trình kiểm soát sau vay, Anh/Chị nhận thấy khách hàng có dấu hiệu rủi ro về nguồn thu nhập nhưng vẫn đảm bảo khả năng trả nợ hiện tại. Theo Anh/Chị cần làm gì

các bước tiếp theo?





34



Thâm niên CBNV

Nội dung câu hỏi

Dưới 3 năm

Từ 3 năm –

7 năm

Trên 7 năm


Tổng

Không thực hiện báo cáo dấu hiệu rủi ro, do

khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ

0

0

0

0

Thực hiện ghi nhận dấu hiệu rủi ro, không xử lý,

do khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ

1

2

1

4

Thực hiện ghi nhận dấu hiệu rủi ro, báo cáo lên lãnh đạo cấp trên và các bộ phận có liên quan để cùng phân tích và tìm biện pháp phù hợp với

khách hàng


4


16


10


30

(Nguồn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng kết quả điều tra trên ta thấy:

Số lượng CBNV làm công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên có thâm niên công tác từ 3 năm – 7 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể chiếm tỷ trọng 53% trên tổng số CBNV của Ngân hàng. Tiếp theo là cán bộ nhân viên có thâm niên trên 7 năm làm việc, chiếm tỷ trọng 32% trên tổng số CBNV của Ngân hàng. Và chiếm tỷ trọng ít là CBNV có thâm niên dưới 3 năm kinh nghiệm, chiếm tỷ trọng 15% trên tổng số CBNV của Ngân hàng. Qua đây cũng thể hiện Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên có tính bền vững, nhân sự có sự ổn định cao.

Công tác đào tạo Cán bộ nhân sự của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào đối tượng CBNV có thâm niên dưới 3 năm công tác, 100% CBNV có thâm niên dưới 3 năm công tác được đào tạo định kỳ 3 tháng/lần. Với những CBNV có thâm niên từ 3 năm đến 7 năm công tác, tùy theo vị trí và năng lực đánh giá định kỳ sẽ có kế hoạch đào tạo khác nhau, với những vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng


yêu cầu phải được đào tạo định kỳ 3 tháng/lần, với những vị trí hỗ trợ khách hàng sẽ được đào tạo định kỳ 1 năm/lần. Với những CBNV có thâm niên công tác trên 7 năm, tần suất đào tạo sẽ diễn ra ít hơn, định kỳ khoảng 1,5 năm – 2 năm/ lần.

Nhận diện rủi ro tín dụng của CBNV qua việc thẩm định tín dụng ( Câu 3), qua kết quả điều tra cho thấy, vẫn có 17,6% CBNV còn lơ là trong việc thẩm định khách hàng, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là CBNV có thâm niên công tác trên 7 năm. Điểm tích cực trong kết quả điều tra cho thấy, 100% CBNV có thâm niên công tác dưới 3 năm có quan điểm thẩm định kỹ càng. Điều này cho thấy, càng về sau chất lượng đào tạo về nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank – Chi nhánh Thái Nguyên càng được sát sao hơn. Những CBNV mới đều hiểu và ý thức được tầm quan trọng của việc thẩm định khách hàng, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng,

Quản trị rủi ro tín dụng của CBNV qua việc lấy ý kiến về việc giải ngân theo mục đích sử dụng vốn ( Câu 4), chiếm 20,6% CBNV còn chủ quan trong việc làm rõ mục đích giải ngân của khách hàng, đặc biệt với nhóm CBNV có thâm niên trên 7 năm kinh nghiệm. Đa phần nhóm CBNV có kinh nghiệm đang bị ảnh hưởng bởi tư duy theo lối mòn từ những thế hệ trước, chỉ quan tâm đến vấn đề TSĐB có đủ nghĩa vụ trả nợ không, tính thanh khoản cao không,…mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là mục đích sử dụng vốn của khách hàng để tư vấn cho khách hàng phù hợp, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đa phần CBNV của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên đều đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua kiểm soát sau vay, nhắc nhở và giám sát khách hàng thực hiện tuân thủ các điều kiện phê duyệt khoản vay, đặc biệt ở nhóm CBNV có thâm niên dưới 3 năm công tác.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí