Dư Nợ Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên


vay dự án đầu tư, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng…


Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên



Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2017

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng

(%)

Tổng dư nợ

167.063

100

296.976

100

284.491

100

129.913

77,76

-12.485

-

1. Dư nợ theo thời gian





Dư nợ ngắn hạn

69.832,3

41,8

116.414,6

39,2

104.692,7

36,8

46.582,3

66,7

-11.721,9

-

Dư nợ trung và dài hạn

97.230,7

58,2

180.561,4

60,8

179.798,3

63,2

83.330,7

85,7

-763,1

-

2.Dư nợ theo khách hàng

Dư nợ KHDN

63.501

38

86.050

29

81.742

28,7

22.549

35,5

-4.308

-

Dư nợ KHCN

103.562

62

210.926

71,02

202.749

72,3

107.361

103,67

-8.177

-

3.Dư nợ theo loại tiền tệ

Dư nợ VNĐ

167.063

100

296.976

100

284.491

100

129.913

77,76

-12.485

-

Dư nợ ngoại tệ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 - 2018 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

- Chi nhánh Thái Nguyên)


Qua bảng số liệu cơ cấu dư nợ tín dụng ta thấy cơ cấu dư nợ theo thời gian chênh lệch tương đối lớn, cụ thể giữa dư nợ ngắn hạn với dự nợ trung và dài hạn, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 41,8% tổng dư nợ đạt 69.832,3 triệu đồng, dư nợ trung và dài hạn chiếm 58,2%, đạt 97.230,7 triệu đồng năm 2016. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn có sự biến đổi theo chiều hướng tăng qua các năm (năm 2017 đạt 116.414,6 triệu đồng, chiếm 39,2%, năm 2018 đạt 104.692,7 triệu đồng, chiếm 36,8%). Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng trưởng khá mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ tín dụng theo thời gian (năm 2016 đạt 180.561,4 triệu đồng chiếm 60,8%, năm 2018 đạt 179.798,3 triệu đồng, chiếm 63,2%).

Sự dịch chuyển cơ cấu này còn thể hiện mạnh ở dư nợ theo khách hàng, khi dư nợ khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm 62% tổng dư nợ vào năm 2016 thì năm 2018 tăng lên 72,3%. Dư nợ KHCN tăng đều qua các năm nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội tại Thái Nguyên trong những năm gần đây ngày càng phát triển, thu hút rất nhiều đầu tư từ các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể như việc mở rộng các khu công nghiệp Sông Công 1, Điềm Thụy, Phú Bình với một loạt các công ty lớn như Samsung và các vendor Samsung, số lượng công nhân nhân tại các khu công nghiệp gia tăng nhanh chóng từ vài nghìn công nhân lên vài chục, vài trăm nghìn công nhân, dẫn đến số lượng Khách hàng cá nhân có nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng tăng theo. Mặt khác, dư nợ KHCN tăng cũng là do Chi nhánh đã đánh giá, phân tích, nắm bắt tình hình của từng khách hàng hiện đang có mối quan hệ tín dụng cá nhân với Ngân hàng, để có những biện pháp tăng cường bám sát, đáp ứng nhu cầu tín dụng của họ. Biến động mạnh nhất về tăng trưởng dư nợ KHCN được biểu hiện qua năm 2017(Dư nợ KHCN năm 2016 là 103.562 triệu đồng, năm 2017 đã tăng trưởng lên 210.926 triệu đồng). Sự tăng trưởng đáng kinh ngạc chỉ trong vòng một năm này do Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã thực hiện các chương trình nhằm vào đối tượng


khách hàng cá nhân, hộ gia đình bởi lộ trình hoạt động của Chi nhánh nói riêng và cả ngân hàng nói chung là hướng tới mục tiêu trở thành một trong năm Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, sự dịch chuyển được biểu hiện rõ nét vào năm 2018, dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt 81.742 triệu đồng chiếm 28,7%, trong khi đó dư nợ KHCN đạt 202.749 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lên đến 72,3%.

Về dư nợ theo loại tiền tệ, 100% dư nợ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên là dư nợ VNĐ.

3.1.3.3. Kết quả Hoạt động kinh doanh

Theo số liệu được khai thác từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Chi nhánh cho thấy:

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2016


2017


2018

2017/2016

2018/2017

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Tổng thu nhập

169.483

260.925

256.821

91.442

53,95

-4.104

-

Thu nhập từ lãi vay

83.708

128.871

126.844

45.163

53,95

-2.027

-

Thu nhập từ dịch vụ

85.775

132.054

129.977

46.279

53,95

-2.077

-

Tổng chi phí

155.756

248.071

245.304

92.315

59,27

-2.767

-

Chi phí hoạt động dịch vụ

84.462

134.522

133.022

50.060

59,27

-1.500

-

Chi phí hoạt động khác

71.294

113.549

112.282

42.255

59,27

-1.267

-

LN trước thuế

13.727

12.854

11.517

-873

-

-1.337

-

Chi phí thuế TNDN

2.745,4

2.570,8

2.303,4

-175

-

-267

-

LN sau thuế

0.981,6

10.283,2

9.213,6

-698

-

-1.070

-

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 - 2018 của


Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Từ kết quả trên, cho thấy:

Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2016- 2018, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2017. Cụ thể tổng thu nhập năm 2017 là 260.925 triệu đồng, tăng 91.442 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng trưởng 53,95% so với năm 2016. Năm 2018 có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể, giảm 4.104 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 1,5% so với năm 2017. Sự tăng trưởng về thu nhập có sự tăng trưởng đồng đều và cân bằng giữa thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ dịch vụ, đều chiếm ~50% trên cơ cấu tổng thu nhập qua các năm.

Trong khi thu nhập có sự tăng trưởng như vậy thi các chỉ số về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thế lại giảm trong giai đoạn 2016-2018, nguyên nhân do chỉ số về Chi phí tăng. Cụ thể Chi phí trong năm 2017 tăng 92.315 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 59,3% so với năm 2016, tăng nhiều hơn ở hạng mục Chi phí hoạt động dịch vụ. Có sự giảm nhẹ vào năm 2018 nhưng không đáng kể, giảm 2.767 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 1,1% so với năm 2017.

Điều này đã góp phần dẫn đến chỉ số về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này bị giảm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2017 giảm 698 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 6% so với năm 2016; Lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm 1.070 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 10% so với năm 2017. Nguyên nhân khác dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận là do trong giai đoạn 2016-2018, tình hình nền kinh tế không ổn định, lạm phát tăng cao, Chính phủ đã phải đề ra hàng loạt biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô như thắt chặt chi tiêu công hạn chế tăng trưởng tín dụng, khống chế trần lãi suất huy động VND mất giá đã khiến cho NHNN phải nhiều lần thay đổi mức lãi suất cơ bản, các NHTM phải dùng nhiều các chương trình khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi. Tất cả những điều đó đã làm chi phí hoạt động nhất là chi phí huy động vốn tăng lên đáng kể. Đặc biệt là năm 2018, chi nhánh phát sinh nợ


quá hạn lớn, điều này cũng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của Chi nhánh.Bên cạnh đó, vẫn có 1 điểm sáng cho Chi nhánh Thái Nguyên mặc dù tổng lợi nhuận hàng năm giảm. Đó là so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống thì lợi nhuận của Chi nhánh Thái Nguyên vẫn đạt mức cao, Chi nhánh vẫn được xếp hạng hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc trong các năm 2017 và 2018. Đó là nhờ có sự đóng góp lớn từ các chính sách mà Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên đã đề ra, (trong đó phải kể đến các chương trình khuyến khích đối với khách hàng cá nhân) cùng sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Thái Nguyên.

3.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.1. Kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng. Trong những năm gần đây nền kinh tế khó khăn, tuy nhiên hoạt động tín dụng đối với Chi nhánh luôn nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất. Và từ năm 2016 đến nay hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thái Nguyên luôn đặc biệt chú trọng đến hoạt động tín dụng đối với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hoạt động này luôn duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng cao theo các năm.


Bảng 3.4: Dư nợ tín dụng đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Năm


Chỉ tiêu

2016

2017

2018

So sánh

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (Tr.đ)

Tỷ

trọng (%)

2017/

2016

(Tr.đ)

2018/

2017

(Tr.đ)

Tổng dư nợ tín dụng

đối với KHCN

103.562

100

210.926

100

202.479

100

107.364

-8,447

Phân theo thời gian

- Dư nợ ngắn hạn

7.034

6,8

21.304

10,1

6.074

2,9

14.270

-15.230

- Dư nợ trung và dài

hạn

96.528

93,2

189.622

89,9

196.405

97,1

93.094

6.783

Phân theo tiền tệ

- Dư nợ VNĐ

103.562

100

210.926

100

202.479

100

107.364

-8.447

- Dư nợ ngoại tệ

-

-

-

-

-

-

-

-

Phân theo mục đích vay vốn

- Vay mua ô tô

2.072

2

8.437

3,9

70.868

34,9

6.365

62.431

- Vay mua Bất động

sản

80.778

77,9

4.219

2

12.149

5,9

-76.559

7.930

- Vay hộ kinh doanh

20.712

20,1

126.556

59,9

60.744

29,9

105.844

-65.812

- vay tiêu dùng thế chấp

-

-

71.714

34,2

58.719

29,3

71.714

-12.995

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 - 2018 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh trong 2017, cụ thể tăng 93.094 triệu


đồng so với năm 2016 và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2018, cụ thể tăng 6.783 triệu đồng so với năm 2017, góp phần nâng tỉ trọng dư nợ trung và dài hạn lên 97,1% trên tổng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân vào năm 2018. Ngược lại biến động dư nợ ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2017, cụ thể tăng

14.270 triệu đồng, trong khi đến năm 2018 lại có xu hướng giảm mạnh, cụ thể giảm 15.230 triệu đồng. Điều này cho thấy rõ trong 3 năm gần đây, hệ thống Techcombank đang có chiến lược đẩy dư nợ trung và dài hạn đối với Khách hàng cá nhân, giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn.

- Dư nợ tín dụng đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên là 100% dư nợ Việt nam đồng. Hiện tại, Techcombank là đơn vụ dẫn đầu trong thị trường ngoại hối trên hệ thống các ngân hàng, nhưng đơn vị chỉ tập trung vào bán các sản phẩm như: mua bán ngoại tệ (FX), các sản phẩm phái sinh, L/C, Upas L/C,.. và không tập trung vào phát triển dư nợ ngoại tệ.

- Dư nợ vay mua ô tô liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh nhất trong năm 2018: tăng 62.431 triệu đồng so với năm 2017, đưa tỷ trọng dư nợ vay mua ô tô từ 2% trong năm 2016 lên 34,9% trong năm 2018. Bên cạnh đó, dư nợ vay mua bất động sản giảm sâu trong năm 2017, cụ thể giảm 76.559 triệu đồng so với năm 2016 và có xu hướng tăng trong năm 2018, cụ thể tăng 7.930 triệu đồng. Ngược lại vay hộ kinh doanh lại có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017 và giảm sâu trong năm 2018. Riêng đối với dư nợ vay tiêu dung thế chấp, trong năm 2016, Chi nhánh không triển khai mảng này, đến năm 2017 bắt đầu triển khai và cán mốc 71.714 triệu đồng, đến năm 2018 giảm còn 58.719 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,3% trên tổng dư nợ tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong năm 2018.

3.2.2. Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí