Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Quản Trị Chi Nhánh Trong Ngân Hàng Đa Quốc Gia


16


trúc tổ chức và các loại hình ngân hàng đa quốc gia chủ yếu trên thế giới. Hiện nay trên thế giới, ngân hàng đa quốc gia có các cấu trúc tổ chức chủ yếu sau:

Mô hình ngân hàng đa năng (Universal banking): Mô hình ngân hàng đa năng là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ. Ở Mỹ, loại hình tập đoàn này là sản phẩm của Đạo luật Glass – Steagall Act năm 1933. Các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng toàn cầu trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào phát triển thành những ngân hàng thương mại chuyên biệt hoặc ngân hàng đầu tư. Mô hình ngân hàng đa năng cũng là mô hình ngân hàng phổ biến nhất ở Châu Âu. Với mô hình này, các cổ đông của ngân hàng trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và không có sự phân biệt về quản lý vốn giữa các lĩnh vực. Với cấu trúc tổ chức như vậy cũng gây ra khó khăn trong việc xác định rủi ro của mỗi lĩnh vực. Bên cạnh đó, rủi ro của lĩnh vực này có thể dẫn tới rủi ro sang các lĩnh vực khác. Ở Châu Âu, ngân hàng đa năng có thể hoạt động cả trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bảo hiểm cùng với hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng thực tế không có quốc gia nào cho phép một công ty đơn lẻ thực hiện cả 3 hoạt động kinh doanh trên. Đây là mô hình ít được áp dụng ở các nước đang phát triển và không áp dụng được ở Việt Nam vì Việt Nam chưa đạt được trình độ phát triển cao và đội ngũ quản lý cũng không thể quản lý được một hệ thống như vậy.

Như vậy, ngân hàng đa năng là ngân hàng không chỉ đơn thuần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà còn hoạt động trong các lĩnh vực tài chính có liên quan khác như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm.

Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa kinh doanh ngân hàng (parent- subsidiary relationship): Với mô hình tổ chức của loại hình ngân hàng này, các công ty tài chính là công ty con của ngân hàng. Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp ngân hàng nhưng không quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán, còn các lãnh đạo ngân hàng quản lý trực tiếp hoạt động của công ty


17


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

chứng khoán và công ty bảo hiểm. Với mô hình này, vốn của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được quản lý một cách độc lập tuy nhiên rủi ro vẫn có thể xảy ra và gây ra rủi ro dây chuyền. Đây là mô hình phổ biến ở các nước như Anh, Canada... Mô hình này có ưu điểm là hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động đầu tư được tách biệt, giúp cho ngân hàng này có thể giảm thiểu rủi ro hơn so với mô hình ngân hàng đa năng. Nguồn vốn được chia cho các công ty con và quản lý một cách độc lập do đó hạn chế được nhiều rủi ro hơn khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc một công ty con gặp vấn đề. Mô hình này có cấu trúc rõ ràng, đơn giản hơn mô hình đa năng và dễ quản lý hơn vì nó được chia thành nhiều mảng hoạt động, các công ty con chịu trách nhiệm đối với từng mảng hoạt động do đó tạo điều kiện cho các cổ đông dễ dàng nắm bắt các hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là không mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và không nắm bắt thông tin nhanh như mô hình ngân hàng đa năng.

Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý (Holding company): Trong mô hình này, ngân hàng mẹ sở hữu cổ phần của các công ty con hoặc các chi nhánh. Ngân hàng mẹ chủ yếu thường chỉ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính và chịu trách nhiệm quản lý các chi nhánh hoặc công ty con trên từng lĩnh vực. Mô hình này có ưu điểm là có thể giảm thiểu rủi ro cho các chủ sở hữu, cho phép họ sở hữu và kiểm soát số lượng các chi nhánh khác nhau. Mô hình này là mô hình của một số tập đoàn ngân hàng đa quốc gia như Citigroup, HSBC... Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý hoạt động của các công ty con. Do đó, rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến hoạt động của lĩnh vực khác. Mô hình này rất phổ biến trong các tập đoàn tài chính quốc tế ở Mỹ và Nhật Bản.

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Như vậy, có ba loại hình ngân hàng đa quốc gia chính đó là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đơn ngành, không chịu sự quản lý hay thuộc sở hữu của công ty hay tập đoàn khác. Loại hình ngân hàng thứ hai là ngân hàng thuộc sở hữu và chịu sự quản lý của một tập đoàn hay công ty khác. Loại hình thứ ba là ngân hàng liên kết với các ngân hàng hay công ty khác nhưng hoạt động độc lập với công


18


ty liên kết. Các chi nhánh của ngân hàng hoạt động tại nhiều nước trên thế giới và chỉ chịu sự quản lý của ngân hàng này.

1.3.2. Một số mô hình quản trị chi nhánh cơ bản của ngân hàng đa quốc gia


Qua cách tiếp cận trong phần 1.3.1, chúng ta thấy các ngân hàng, công ty con, chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia có mối quan hệ khác nhau với ngân hàng mẹ nhưng có một điểm chung đó là các ngân hàng con, các chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia luôn nhân danh ngân hàng mẹ để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác bên ngoài. Mặt khác, quan hệ giữa các ngân hàng con, công ty con và các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia với nhau là dựa trên quan hệ kinh tế, quan hệ thị trường. Ngân hàng đa quốc gia thiết lập hệ thống nguyên tắc quản trị thống nhất trong ngân hàng với việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, quy định, quy chế quản trị nội bộ và xây dựng thương hiệu cho toàn bộ ngân hàng. Hệ thống nguyên tắc quản trị này áp dụng thống nhất và ảnh hưởng đến tất cả các chi nhánh thành viên trong ngân hàng. Ví dụ, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải sử dụng khẩu hiệu: "Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương" tại tất cả các công ty, chi nhánh trên toàn thế giới. Ngân hàng đa quốc gia thiết lập hàng loạt các uỷ ban và hội đồng như hội đồng tài chính, hội đồng kiểm toán, hội đồng chiến lược, hội đồng nhân sự... Trên cơ sở ngân hàng mẹ chủ trì, các uỷ viên của uỷ ban, hội đồng được các chi nhánh trong ngân hàng tham gia theo cơ chế kiêm nhiệm. Theo đó, các hội đồng, uỷ ban này xây dựng các kế hoạch và tổ chức hướng dẫn triển khai kế hoạch cho toàn bộ các chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia. Các ngân hàng đa quốc gia được hình thành theo quy luật của thị trường, đó là sự kết hợp tổng thể các phương thức phát triển, có thể là con đường nội sinh của chính ngân hàng mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các chi nhánh trực thuộc ngân hàng mẹ trong và ngoài nước. Giữa ngân hàng mẹ với các chi nhánh ở nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ mặc dù ngân hàng mẹ và các chi nhánh nước ngoài là các thực thể độc lập về mặt pháp lý. Với các hình thức quản lý vốn khác nhau của ngân hàng mẹ đối với các chi nhánh sẽ hình thành nên các mô hình quản trị chi nhánh khác nhau. Trên thế giới, mô hình quản lý ngân hàng đa


19


quốc gia ở các khu vực và các nước cũng được thiết lập với cấu trúc và hình thức có thể khác nhau nhưng mô hình quản trị chi nhánh thông thường được phân loại theo ba yếu tố: Cơ chế đầu tư vốn, Cơ chế liên kết kinh doanh và cơ chế quản lý.

1. Theo cơ chế đầu tư vốn: Ngân hàng đa quốc gia có thể có lựa chọn một trong các mô hình đầu tư: mô hình đầu tư đơn cấp, mô hình đầu tư đồng cấp, mô hình đầu tư đa cấp, hoặc mô hình đầu tư hỗn hợp (tức là phối hợp nhiều hình thức đầu tư). Trong mô hình đầu tư đơn cấp, ngân hàng mẹ lẫn các chi nhánh đều chỉ đầu tư xuống một cấp trực tiếp, không đầu tư xuống cấp xa hơn. Trong đầu tư đồng cấp, các chi nhánh trong cùng một cấp đầu tư qua lại. Trong mô hình đa cấp, các chi nhánh, đặc biệt là ngân hàng mẹ, vừa đầu tư trực tiếp vào các chi nhánh con, đồng thời cũng đầu tư trực tiếp vào các chi nhánh “cháu”, “chắt” ở dưới, không thông qua chi nhánh trung gian nào. Cuối cùng, mô hình hỗn hợp là mô hình phối hợp nhiều hình thức đầu tư (đơn cấp, đồng cấp, đa cấp) giữa các chi nhánh trong ngân hàng.

2. Theo cơ chế liên kết kinh doanh: Ngân hàng đa quốc gia có thể lựa chọn mô hình quản trị chi nhánh theo các mô hình: liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang và liên kết hỗn hợp. Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các chi nhánh hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành. Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các chi nhánh có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai dạng liên kết dọc và ngang.

3. Theo cơ chế quản lý: Ngân hàng đa quốc gia quản lý chi nhánh theo các mô hình: quản lý tập trung, quản lý phân tán hoặc quản lý hỗn hợp. Trong mô hình quản lý tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu não, thường là tại ngân hàng mẹ. Ngân hàng mẹ quản lý tất cả các hoạt động của các chi nhánh. Trong mô hình quản lý phân tán, ngân hàng mẹ chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát lại các định hướng đã đặt ra vào cuối quý hoặc cuối năm tài chính và giao quyền tự chủ


20


hoạt động cho các chi nhánh. Với định hướng chung của ngân hàng mẹ, các chi nhánh được phép tự chủ trong tất cả các hoạt động kinh doanh của chi nhánh mình như việc đưa ra các mục tiêu phát triển, các quy định, chính sách về tài chính, đầu tư, nhân sự… Trong mô hình quản lý hỗn hợp, ngân hàng mẹ vừa giao quyền tự chủ cho các chi nhánh, vừa thâu tóm quyền lực tại một số lĩnh vực trọng yếu trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tuy nhiên, quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia không chỉ dừng lại ở cấu trúc tổ chức tổng thể với các cơ chế liên kết và quản lý tổng quát như mô tả ở trên, các ngân hàng còn thiết kế rất nhiều cơ cấu, cơ chế, nguyên tắc quản lý và điều hành khác. Trong số các cơ chế, nguyên tắc quản lý và điều hành quan trọng cần thiết đối với ngân hàng đa quốc gia, có thể kể đến cơ cấu tổ chức của ngân hàng mẹ, điều lệ hoạt động của ngân hàng mẹ, hệ thống nguyên tắc quản trị ngân hàng, hệ thống nguyên tắc quản lý điều hành hệ thống chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia. Hệ thống nguyên tắc quản trị này thường nêu rõ các nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài chính, quản lý vốn, quản trị nhân sự, quản trị thương hiệu, quản trị công nghệ, quản lý các giao dịch nội bộ…, quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mô tả chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban… và còn nhiều quy định khác được thể hiện mối tương tác giữa ngân hàng mẹ với các chi nhánh; giữa các chi nhánh với nhau trong ngân hàng đa quốc gia.

Do đó, không có mô hình quản trị chi nhánh chung tối ưu cho tất cả các ngân hàng đa quốc gia. Ngoài một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị chi nhánh, nguyên tắc quản lý của các ngân hàng đa quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược và định hướng phát triển chung của ngân hàng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất hoạt động kinh doanh của các chi nhánh thành viên trong ngân hàng, phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật ở các quốc gia nơi ngân hàng mẹ và các chi nhánh có trụ sở hoạt động.


21


1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia

Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia và đánh giá được hiệu quả quản trị chi nhánh của ngân hàng Mizuho trong chương II, chúng ta cần xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học hợp lý. Thông thường để đánh giá hiệu quả nói chung, chúng ta thường dùng hai phương pháp phân tích chính là phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Nghiên cứu định tính thường được sử dụng trước nghiên cứu định lượng để xác định các biến thích hợp có thể được đo lường sau đó. Ngược lại, nghiên cứu định lượng dùng để khám phá sự khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu thông qua phân tích dữ liệu bằng các công cụ đo lường hiện đại. Việc quyết định lựa chọn một trong hai phương pháp trên hoặc cả hai phương pháp tuỳ thuộc vào bản chất vấn đề nghiên cứu và hiện tượng nghiên cứu.

Để đánh giá bất kỳ chỉ tiêu nào, chúng ta đều thực hiện qua bốn bước. Trong khuôn khổ của luận văn là đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia, chúng ta có bốn bước như sau:

Xác định mục tiêu đánh giá

Xây dựng các tiêu chí đánh giá

Triển khai đánh giá các tiêu chí

Đánh giá kết quả đạt được


Với đối tượng nghiên cứu của đề tài thì mục tiêu đánh giá là đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia. Để xây dựng được bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tiến hành một số phương pháp định tính và định lượng nhằm xác định được các chỉ tiêu, với phương pháp này sẽ cho chúng ta kết quả hiệu quả nhất.

Phương pháp thứ nhất: Sử dụng bảng câu hỏi điều tra (questionaires). Bảng câu hỏi điều tra là một công cụ nghiên cứu bao gồm một loạt các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thu thập thông tin từ những người trả lời. Bảng câu hỏi điều tra trong luận văn này là một bảng câu hỏi nghiên cứu định


22


lượng, tập trung vào việc tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh tại các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam từ đó đưa ra những chỉ tiêu khái quát nhằm đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia.

Phương pháp thứ hai: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Bằng cách đặt những câu hỏi trực tiếp liên quan đến lĩnh vực cần đánh giá. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp có ưu điểm là tính chính xác cao do tiếp cận trực tiếp đối tượng nên không chỉ giải quyết được những vấn đề thắc mắc, mà còn lắng nghe những quan điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp phải một số nhược điểm như: mang tính chủ quan của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng chung tới việc đánh giá triển vọng phát triển hay thông tin doanh nghiệp cung cấp không được chính xác do nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi cung cấp những thông tin về doanh nghiệp mình quá rõ ràng và cụ thể. Sử dụng phương pháp này còn tốn nhiều thời gian và công sức do việc gặp doanh nghiệp là khó khăn phức tạp và không nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nói chuyện.

Phương pháp thứ ba: Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Nội dung phương pháp này là lấy ý kiến của các chuyên gia trong việc đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh trong các ngân hàng. Trước tiên là lập nhóm các chuyên gia, sau đó tác giả sẽ nêu ra ý kiến tranh luận. Ý kiến đó sẽ được gửi mail cho các chuyên gia, tiếp sau đó tập hợp ý kiến của các chuyên gia nêu ra và gửi phản hồi lại cho các chuyên gia, tiếp tục như vậy... Ưu điểm của phương pháp này là tính đa dạng, sẽ tập hợp được nhiều ý kiến tranh luận từ nhiều nhà hoạt động sâu trong lĩnh vực quản trị ngân hàng... Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: tốn nhiều thời gian, công sức do khó liên lạc được với các chuyên gia, phải mất cả tuần thậm chí nhiều tuần mới nhận được ý kiến phản hồi từ các chuyên gia. Một số chuyên gia là người nước ngoài, nên việc trình bày ý kiến trở nên khó khăn hơn hay trong các ý kiến phản hồi của các chuyên gia đôi khi trái ngược nhau nên khó để đưa ra nhận định chính xác. Phương pháp này còn mang nhiều tính chủ quan của các chuyên gia dẫn tới việc đánh giá trở nên khó khăn hơn.


23


Phương pháp thứ tư: Phương pháp xử lý số liệu. Thông tin thu thập từ bảng câu hỏi điều tra là các thông tin sơ cấp (tức là thông tin chưa hiện hữu), tồn tại ở hai dạng chính đó là thông tin định tính và thông tin định lượng. Thông tin trong nghiên cứu định tính không có ý nghĩa về mặt thống kê còn quá trình phân tích và xử lý chỉ dừng ở chỗ phân tổ hợp, phân nhóm những ý tưởng quan điểm khác biệt và không đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ của các công cụ và kiến thức thống kê. Ngược lại với các thông tin nghiên cứu định lượng lại đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức phân tích thống kê để tổ chức và phân tích. Phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Science - Phương pháp phân tích số liệu khoa học) là một công cụ hữu hiệu để xử lý và phân tích các thông tin định lượng này. Phần mềm SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp (thông tin thu được trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu (người trả lời bằng câu hỏi thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn). Thông tin được xử lý là thông tin định lượng, có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi điều tra của luận văn này sẽ được xử lý và phân tích qua phần mềm SPSS phiên bản 17 dành cho Windows.

Thông qua một số phương pháp ở trên, người viết đã thu thập được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia. Hiệu quả quản trị chi nhánh ngân hàng đa quốc gia được thể hiện thông qua hiệu quả quản trị tổng hợp của toàn bộ ngân hàng đa quốc gia đó. Mỗi ngân hàng đa quốc gia có các mô hình và quy trình quản trị chi nhánh khác nhau, có hệ thống quy định điều hành chi nhánh khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình và quy trình quản trị chi nhánh tại các ngân hàng đa quốc gia đều tập trung vào các vấn đề quản trị cốt lõi của ngân hàng như quản trị hoạt động chung, quản trị tài chính, quản trị sản phẩm và dịch vụ, quản trị nhân sự, quản trị công nghệ và quản trị rủi ro đối với các chi nhánh. Cụ thể:

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản trị chung đối với các chi nhánh


Môi trường kinh doanh của ngân hàng đa quốc gia là môi trường kinh doanh quốc tế. Các chi nhánh hoạt động tại các nước khác nhau nên môi trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, môi trường chính trị, tình hình nhân sự... khác nhau và

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí