Giai đoạn cuối
Hình 1.18: Cấu trúc cho thuê giai đoạn cuối
(11) Doanh thu
Công ty CTTC
Chi nhánh
(9) Tiền
thuê danh nghĩa
(12) Phí đại lý bán hàng
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Tài Trợ Dự Án Cho Các Dự Án Đầu Tư
- Các Chủ Thể Tham Gia Vào Phương Thức Tài Trợ Dự Án
- Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Xây Dựng.
- Vai Trò Của Các Tổ Chức Tín Dụng Trong Tài Trợ Dự Án
- Tài Trợ Dự Án Giúp Quá Trình Chuyển Giao Và Sử Dụng Công Nghệ Mới Ngày Càng Nhiều Hơn
- Phân Tích Khả Năng Vận Dụng Và Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
(10) Bán tài sản
DNDA
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Vào cuối giai đoạn cho thuê lần đầu, khi người cho thuê đã thu được toàn bộ chi phí bỏ ra để mua hay xây dựng tài sản, kể cả lãi cho thuê mong muốn, người cho thuê có thể cho DNDA thuê thêm một thời hạn nữa với tiền thuê phải trả mang tính danh nghĩa. Nếu hợp đồng cho thuê là loại hợp đồng thuê mua thì DNDA sẽ được chuyển quyền sở hữu tài sản. DNDA cũng có thể thực hiện quyền mua nếu hợp đồng cho thuê có quy định quyền mua tài sản của DNDA vào cuối thời hạn thuê. Ngoài ra, hợp đồng cho thuê cũng có thể quy định rằng, DNDA hành động với tư cách là đại lý duy nhất bán tài sản vào cuối thời hạn cho thuê với giá có thể chấp nhận được cho công ty CTTC. Số tiền thu được từ bán tài sản sẽ được hoàn lại cho DNDA như là một khoản phí hoa hồng cho đại lý bán hàng. Người mua có thể là một chi nhánh của người khởi xướng hoặc cũng có thể là người mua không có liên quan đến một hay nhiều công ty của người khởi xướng.
1.2.7.5. Cấu trúc đồng tài trợ với Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa quốc gia
Một tổ chức tài trợ phát triển nổi tiếng nhất toàn cầu là WB. WB được thành lập vào năm 1945 để cung cấp các khoản tài trợ cho các dự án khu vực công ở các nước đang phát triển. WB cũng có một bộ phận cho vay nổi tiếng
là IFC cho vay khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển mà không tìm kiếm hỗ trợ từ các nước sở tại.
Nhiều dự án, đặc biệt là những dự án đã thực hiện ở các nước đang phát triển được đồng tài trợ bởi các tổ chức đa quốc gia. Đối với những người khởi xướng ở ngoài nước sở tại, việc tham gia của WB hay IFC vào các khoản đồng tài trợ có thể giảm bớt một số lo lắng về những rủi ro chính trị có liên quan đến quá trình kinh doanh ở nước đó. Các TCTD cũng có thể cảm thấy an tâm do chính quyền sở tại sẽ ít khi xen vào lợi ích của các bên tham gia trong cấu trúc đồng tài trợ với WB hay IFC, hoặc ít khi thực hiện một số ngăn cản nào đó đối với dự án này.
Nói chung, các khoản cho vay của WB và các tổ chức phát triển khu vực khác có những thuận lợi sau đối với người vay và các NHTM tham gia:
- Các khoản cho vay có thời hạn dài hơn các khoản cho vay từ các NHTM;
- Lãi suất cho vay của WB thấp hơn các khoản vay từ các NHTM;
- Hợp đồng đồng tài trợ với WB và các ngân hàng phát triển mang đến sự an toàn cho một NHTM bởi vì vấn đề ràng buộc trách nhiệm trả nợ WB (Không trả được nợ cho WB có thể dẫn đến bị từ chối cho vay thêm).
So với các cấu trúc đồng tài trợ thông thường giữa các NHTM với nhau thì các cấu trúc đồng tài trợ giữa các NHTM với WB có một vài điểm khác. Hợp đồng cho vay của các NHTM với WB thường quy định điều khoản vỡ nợ chéo (a cross – default). Điều khoản này cho phép WB được tuyên bố người vay vỡ nợ nếu như người vay không trả được các khoản cho vay của các NHTM. Nói cách khác, điều khoản này buộc người vay phải cho quyền ưu tiên xử lý nợ NHTM cũng giống như nợ WB. Trong các khoản đồng tài trợ với WB thì thường WB sẽ đóng vai trò là đại lý nhờ thu các khoản trả nợ của người vay cho các NHTM. Tuy nhiên, WB luôn muốn nhấn mạnh với các NHTM rằng họ phải thực hiện thẩm quyền phán xét tín dụng riêng của họ khi tham gia vào một khoản đồng tài trợ với WB. Hình 1.19 dưới đây là ví dụ về một cấu trúc đồng tài trợ đơn giản giữa các NHTM với WB:
Hình 1.19: Cấu trúc đồng tài trợ với WB
Cho vay không được thiếu đảm bảo
Ngân hàng đại diện
Người vay
Cho vay được thiếu đảm bảo
Các NHTM
vỡ nợ chéo
WB
Bảo lãnh
Bảo lãnh
Chính quyền
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.19 trên cho thấy khoản đồng tài trợ được bảo lãnh bởi chính quyền cho WB lẫn các NHTM tham gia cho vay. Tuy nhiên, các NHTM cho vay không chấp nhận người vay không có đủ tài sản đảm bảo trong khi WB thì chấp nhận cho người vay không có đủ tài sản để đảm bảo cho họ. Hợp đồng cho vay quy định điều khoản vỡ nợ chéo cho cả hai khoản cho vay của WB và các NHTM.
Khác với các khoản cho vay của WB, IFC cho vay khu vực tư nhân và không tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ. Các mức lãi suất cho vay của IFC không thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Chính vì các mức lãi suất cho vay cao và an tâm về rủi ro chính trị có thể thu hút các NHTM tham gia vào các khoản đồng tài trợ với IFC. Sau đây là một ví dụ đơn giản về cấu trúc tài trợ của IFC
Giai đoạn cấu trúc dự án
Hình 1.20: Cấu trúc đồng tài trợ với IFC giai đoạn cấu trúc dự án
Chính quyền
(1) Cấp
giấy phép
Công ty đa
quốc gia
(2) Hợp đồng đầu ra
DNDA
(3) Hợp đồng
xây dựng Nhà thầu
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.20 cho thấy ở giai đoạn cấu trúc dự án, một công ty đa quốc gia (công ty mẹ) sẽ thành lập công ty con (DNDA) ở ở nước sở tại. DNDA nhận được giấy phép từ chính quyền, ký kết hợp đồng đầu ra với công ty mẹ và hợp đồng xây dựng với nhà thầu.
Giai đoạn tài trợ
Hình 1.21: Cấu trúc đồng tài trợ với IFC giai đoạn tài trợ
DNDA
(5a)
Hợp đồng đầu tư
(5b)
Hợp đồng đầu tư
IFC
(4) Hợp đồng
ủy thác
Ngân hàng 30 triệu $
Ngân hàng 30 triệu $
Ngân hàng 30 triệu $
Ngân hàng 30 triệu $
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Ở giai đoạn tài trợ, IFC ký kết hợp đồng đầu tư với DNDA và hợp đồng ủy thác riêng lẻ với từng NHTM chứ các NHTM không ký hợp đồng cho vay
trực tiếp với DNDA. Theo hợp đồng đầu tư, IFC sẽ nắm quyền kiểm soát, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và truy đòi đối với người khởi xướng.
1.2.8. Những lợi thế và bất lợi của tài trợ dự án
Cũng tương tự như các phương thức tài trợ truyền thống cho các DAĐT, phương thức TTDA cũng có những lợi thế và bất lợi của nó đối với những người khởi xướng và các TCTD tham gia tài trợ:
1.2.8.1. Những lợi thế của tài trợ dự án
Những lợi thế mà TTDA mang lại cho những người khởi xướng và các TCTD tham gia tài trợ bao gồm:
Thứ nhất, Tài trợ miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn
TTDA miễn truy đòi là một cấu trúc tài trợ mà nó không bắt buộc người khởi xướng phải chịu bất kỳ trách nhiệm bảo đảm hoàn trả nợ nếu như dòng tiền sinh ra từ dự án không hoàn trả đủ nợ gốc và lãi cho các TCTD. Tính không truy đòi của TTDA mang đến sự độc lập về mặt tài chính cho các bên sở hữu dự án và bảo vệ toàn bộ tài sản của những người khởi xướng trước bất kỳ khó khăn nào của DNDA. Thông thường điều khoản cho vay theo phương thức tài trợ miễn truy đòi quy định rằng không thể truy đòi dựa trên tài sản của người khởi xướng hoặc bất kỳ sự liên đới trách nhiệm nào đối với các TCTD liên quan đến bất kỳ sự vi phạm hay vỡ nợ nào của DNDA (ngoại trừ tài sản thế chấp từ dự án). Do đó, các TCTD chỉ dựa duy nhất vào tài sản của dự án để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản TTDA theo phương thức miễn truy đòi.
TTDA theo phương thức miễn truy đòi hiếm khi xảy ra trong thực tế. Nói cách khác, hầu hết các khoản TTDA trong thực tế được thực hiện trên cơ sở truy đòi giới hạn đối với người khởi xướng dự án. Các TCTD sẽ truy đòi đến đâu đối với các khoản TTDA căn cứ vào mức độ rủi ro của các khoản TTDA cũng như là sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các TCTD. Chẳng hạn như nếu các TCTD nhận thấy có khả năng xảy ra rủi ro trong giai đoạn xây dựng dự án, họ có thể yêu cầu những người khởi xướng góp thêm vốn, đồng
56
thời các TCTD sẽ truy đòi đối với những người khởi xướng dự án cho đến khi dự án hoàn tất được quá trình xây dựng. Khi dự án được đưa vào hoạt động, khoản tài trợ sẽ trở thành tài trợ miễn truy đòi.
Thứ hai, Hạch toán nợ ngoại bảng. Đối với các phương thức tài trợ truyền thống thì người khởi xướng cũng đồng thời là người vay, do đó khoản vay sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán và điều này sẽ là một bất lợi cho người khởi xướng. Tuy nhiên, nếu sử dụng TTDA thì có thể có những tác động thuận lợi hơn đối với bảng cân đối kế toán của người khởi xướng (không làm tăng tỷ số nợ và không ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của người khởi xướng), do việc người khởi xướng không phải là người vay, do vậy khoản vay sẽ không được thể hiện trên bảng cân đối của người khởi xướng mà được ghi vào cân đối kế toán của DNDA.
Thứ ba, Đòn bẩy nợ cao. Lý do thứ ba để những người khởi xướng dự án lựa chọn phương thức TTDA là khả năng được các TCTD tài trợ với một tỷ lệ nợ cao, nhờ đó không làm pha loãng vốn chủ sở hữu hiện tại của những người khởi xướng dự án. Đây là một lợi thế của TTDA không chỉ đối với những doanh nghiệp nhỏ bị giới hạn về nguồn vốn kinh doanh mà còn là một lợi thế mang lại cho những công ty vốn hóa lớn có nhu cầu cạnh tranh về nguồn vốn đầu tư.
Tuy nhiên, khả năng được các TCTD chấp nhận tài trợ với tỷ lệ nợ cao hay thấp tùy thuộc vào từng loại dự án. Thông thường, các TCTD chấp nhận tỷ lệ đòn bẩy từ 75 – 80% nhu cầu vốn đầu tư của dự án, nhưng đôi khi cũng có những DAĐT được các TCTD tài trợ với tỷ lệ nợ lên đến từ 90 – 100% nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án. Nói cách khác, các TCTD thường yêu cầu người sở hữu góp từ 20 – 25% vốn chủ sở hữu để thực hiện các DAĐT như ở các nước đang phát triển.
Thứ tư, Tránh những điều khoản giới hạn trong các giao dịch khác. Lý do thứ tư để người khởi xướng lựa chọn phương thức TTDA là bởi vì phương thức tài trợ này cho phép người khởi xướng dự án tránh được những điều khoản giới hạn được quy định trong các hợp đồng giao dịch hay
57
các chứng từ khác, chẳng hạn như các tỷ lệ đảm bảo nợ trong các hợp đồng vay hiện tại hay trong điều lệ hoạt động của người khởi xướng. Bởi vì dự án được tài trợ độc lập và tách biệt với những hoạt động và những DAĐT khác của những người khởi xướng, cho nên nó đã cho phép người khởi xướng vay thêm nợ để thực hiện DAĐT của họ mà không vi phạm các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng tín dụng giữa những người khởi xướng với các TCTD khác đang cho người khởi xướng vay.
Thứ năm, Chia sẻ rủi ro. Đây là lý do quan trọng nhất đối với nhiều khoản TTDA. Đối với các DAĐT quy mô lớn được tài trợ theo phương thức truy đòi toàn bộ, nếu DAĐT bị thất bại và các TCTD truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng, thì việc gánh chịu trách nhiệm hoàn trả nợ toàn bộ cho các TCTD có thể làm phá sản người khởi xướng dự án. Tuy nhiên, nếu dự án được tài trợ theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn sẽ có một số loại rủi ro mà các TCTD sẽ gánh chịu. Do đó, nếu DAĐT bị thất bại cũng khó có thể làm phá sản người khởi xướng dự án.
Quá trình phân chia rủi ro trong một khoản TTDA cho phép người khởi xướng phân chia rủi ro cho tất cả các bên tham gia, kể cả người cho vay. Sự chia sẻ rủi ro này có thể làm tăng khả năng thành công của dự án bởi vì mỗi bên tham gia dự án sẽ chấp nhận những rủi ro nào đó. Mặt khác, khi thực hiện phân chia rủi ro cho các bên tham gia dự án, người khởi xướng sẽ chấp nhận những chi phí có liên quan đến việc phân chia rủi ro ở mức hợp lý.
Thứ sáu, Thế chấp được giới hạn trong phạm vi các tài sản của dự án. Như đã nói trên, các khoản TTDA miễn truy đòi thường dựa trên các tài sản thế chấp của DNDA đóng vai trò là vật bảo đảm cho các khoản tài trợ mà không có các tài sản nào khác của người khởi xướng dự án được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản tài trợ. Các cấu trúc TTDA thông thường là vậy, tuy nhiên, đôi khi các TCTD cũng áp dụng hình thức truy đòi giới hạn đối với người khởi xướng dự án như đã nói trên.
Thứ bảy, Các TCTD thích hợp tác hơn là tịch biên tài sản để thu nợ. Do đặc tính miễn truy đòi hay truy đòi giới hạn của các khoản TTDA đã
cho phép các TCTD thực hiện những biện pháp khắc phục nào đó trong trường hợp dự án gặp khó khăn về tài chính. Bởi vì các tài sản của dự án chỉ có giá trị với các hợp đồng dự án và bởi vì các hợp đồng dự án chỉ có giá trị nếu như DNDA còn hoạt động, cho nên các TCTD không muốn tịch biên tài sản bán thu nợ. Chẳng hạn, rất ít khi các TCTD tịch thu tài sản để thu nợ đối với các khoản tài trợ cho người khởi xướng DAĐT xây dựng các con đường có thu phí nếu như nhu cầu sử dụng ít hơn nhu cầu dự kiến gây ra khó khăn về mặt tài chính của DAĐT.
1.2.8.2. Những bất lợi của tài trợ dự án
Ngoài những lợi thế mà TTDA mang lại cho người khởi xướng và các TCTD như vừa phân tích ở trên, các khoản TTDA cũng cho thấy nó cũng mang lại những bất lợi sau đây cho những người khởi xướng và các TCTD tham gia tài trợ:
Thứ nhất, Phức tạp trong phân chia rủi ro. TTDA là những giao dịch tài trợ phức tạp do liên quan đến nhiều bên tham gia với nhiều lợi ích trái ngược nhau. Chính điều này đã dẫn đến sự xung đột về lợi ích trong việc phân chia rủi ro cho các bên tham gia và làm cho quá trình thương lượng bị kéo dài.
Thứ hai, Tăng thêm rủi ro cho các TCTD. Bởi vì TTDA thường là tài trợ truy đòi giới hạn hoặc tài trợ miễn truy đòi cho nên có thể làm tăng thêm rủi ro tín dụng đối với các TCTD. Khả năng rủi ro tăng thêm dẫn đến các phí mà người khởi xướng phải trả cho các TCTD cũng cao hơn so với các khoản tài trợ truyền thống. Mặt khác, quá trình thẩm định cũng tốn kém hơn do các sự tham gia thẩm định của các luật sư, các kỹ sư độc lập và các nhà tư vấn được các TCTD thuê mướn.
Thứ ba, Lãi suất cho vay và phí cao hơn. Lãi suất của TTDA có thể cao hơn các khoản tài trợ truyền thống cho những người khởi xướng bởi vì các cấu trúc tài trợ phức tạp và chứng từ tài trợ cũng nhiều hơn. Sở dĩ TTDA thường đắc hơn các khoản tài trợ truyền thống là do: