8
nhất của QTCT là phải có được HĐQT có đủ tầm để chỉ đạo và kiểm soát công ty. Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp, nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. QTCT tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của Ban Giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan. Nói gọn lại, QTCT là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, hướng tới sự phát triển dài hạn của công ty.
Quản trị chi nhánh: Chúng ta đã có một số khái niệm về vấn đề quản trị trong công ty. Quản trị chi nhánh là hoạt động quản lý của công ty mẹ hoặc hội sở chính với chi nhánh, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các chi nhánh cũng như của toàn bộ công ty.
Để hiểu hơn về hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia, chúng ta tìm hiểu một số đặc điểm chung trong việc quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia như sau:
Thứ nhất, đó là quyền sở hữu tập trung: ngân hàng con hay các chi nhánh trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của ngân hàng mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hàng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau và giống ngân hàng mẹ, các chi nhánh được phép cung cấp các dịch vụ cụ thể tại các nước tùy thuộc vào luật pháp các nước quy định
Thứ hai, các nhà lãnh đạo ngân hàng đa quốc gia thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi có chi nhánh, trụ sở hoạt động.
Thứ ba, về quản trị tài chính quốc tế hoặc các hoạt động quản trị khác trong các ngân hàng con, chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia hoạt động tại các nước trên thế giới cũng có nhiều khác biệt so với ngân hàng mẹ và các chi nhánh ngân hàng hoạt động đơn thuần trên thị trường nội địa như sự khác biệt về hệ thống tiền
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Quản Trị Chi Nhánh Trong Ngân Hàng Đa Quốc Gia
- Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Chung
- Một Số Tiêu Chí Cơ Bản Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Công Nghệ
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
9
tệ, khác biệt về cơ sở hạch toán lợi nhuận, các quy định chính sách pháp luật, văn hóa, chính trị...
Như vậy, quản trị chi nhánh tại các ngân hàng đa quốc gia là hoạt động quản trị của ngân hàng mẹ có trụ sở tại một nước với các ngân hàng con hay chi nhánh ngân hàng hoạt động tại nước của ngân hàng mẹ và tại các nước khác trên thế giới, thông qua các quy định, chính sách, kế hoạch thực hiện và các hoạt động kiểm soát của ngân hàng mẹ với các ngân hàng con hoặc chi nhánh nhằm đảm bảo các ngân hàng con hoặc chi nhánh hoạt động theo các mục tiêu, định hướng phát triển chung của ngân hàng mẹ. Đồng thời đảm bảo các ngân hàng con hoặc chi nhánh ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả nhất dưới tác động của môi trường vĩ mô quốc tế và môi trường ngành quốc tế.
1.1.2. Một số đặc điểm của ngân hàng đa quốc gia
Trong môi trường hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, các ngân hàng đa quốc gia luôn phải chú ý tới những sự khác biệt cơ bản trong quá trình hoạt động. Những sự khác biệt cơ bản đó là:
Thứ nhất, đó là sự khác biệt về hệ thống tiền tệ: vấn đề mà các ngân hàng đa quốc gia rất chú trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị chi nhánh trên phạm vi toàn cầu là vấn đề quản lý tài chính giữa các chi nhánh trên toàn thế giới và vấn đề hợp nhất tài chính giữa các chi nhánh với công ty mẹ. Do môi trường hoạt động kinh doanh giữa các chi nhánh và Hội sở chính là khác nhau, các chi nhánh sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, áp dụng các hệ thống kế toán khác nhau... Trong vấn đề quản lý tài chính, các chi nhánh hoạt động tại các nước ghi nhận các dòng lưu thông tiền tệ luân chuyển vào và ra thông qua các hệ thống hạch toán kế toán theo quy định cụ thể tại nước sở tại nơi có chi nhánh hoạt động. Các nghiệp vụ tài chính phát sinh do đó phải hạch toán bằng hệ thống kế toán tại nước sở tại và tính toán trên tiền bản xứ sau đó qui đổi ra đơn vị tiền tệ thống nhất của ngân hàng mẹ (đơn vị tiền tệ thống nhất thường là ngoại tệ mạnh hoặc là loại tiền Hội sở chính sử dụng). Như vậy, khi phân tích tình hình tài chính của ngân hàng đa
10
quốc gia cần chú ý tới các chỉ tiêu phân tích tỷ giá hối đoái hoặc phân tích ảnh hưởng của biến động giá trị tiền tệ hay cơ chế kế toán...
Thứ hai, đó là về thể chế chính trị và kinh tế: Mỗi quốc gia có khuôn mẫu và đặc thù kinh tế và chính trị riêng. Sự khác biệt này là một vấn đề rất quan trọng trong các đối sách của ngân hàng đa quốc gia trong việc điều hành và quản lý các ngân hàng con và các chi nhánh trên qui mô toàn thế giới.
Thứ ba là sự khác biệt về ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp là yêu cầu hàng đầu trong mọi giao dịch kinh doanh, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy các ngân hàng đa quốc gia muốn bành trướng việc kinh doanh của mình ra khỏi biên giới quốc gia thì vấn đề hàng đầu cần quan tâm đó là khả năng ngoại ngữ của nước sở tại.
Thứ tư là sự khác biệt về văn hoá: Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng và ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh trong xã hội. Chính vì vậy, các ngân hàng đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, mở thêm chi nhánh hoạt động hay thực hiện các mục tiêu kinh doanh ở nước ngoài cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Từ những khác biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế trên chúng ta thấy ngân hàng đa quốc gia có một số đặc điểm sau:
Trước hết về mặt xuất xứ, các ngân hàng đa quốc gia là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư bản có thế lực nhất. Đặc trưng này phân biệt các ngân hàng đa quốc gia trong thời đại tư bản tài chính, tức là các ngân hàng đa quốc gia hiện đại, với các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế ra đời trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh và ngay cả thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Trong thời đại ngày nay, khi quốc tế hoá sản xuất được đẩy mạnh, các công ty của những quốc gia đang phát triển, nhất là những công ty thuộc nhóm các nước công nghiệp mới, mở rộng thị trường cạnh tranh quốc tế và với sự giúp đỡ của nhà nước thì chúng có thể vươn ra hoạt động trên phạm vi quốc tế, thậm chí thiết lập những chi
11
nhánh ở ngay tại các nước tư bản phát triển. Chính vì vậy, các ngân hàng đa quốc gia cũng phát triển mạng lưới hoạt động ra phạm vi toàn cầu một cách nhanh chóng.
Đặc điểm thứ hai của ngân hàng đa quốc gia là những ngân hàng có tầm cỡ quốc tế, hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế. Các ngân hàng này thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành chướng quốc tế. Chúng thực hiện việc phân công lao động quốc tế và phân chia thị trường thế giới giữa các công ty tư bản nói riêng và các cường quốc công nghiệp nói chung.
Đặc điểm thứ ba của các ngân hàng đa quốc gia là ngân hàng mẹ hay gọi là Hội sở chính và các chi nhánh có mối liên kết đặc biệt. Ngân hàng đa quốc gia luôn có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản: Ngân hàng mẹ hay Hội sở chính và các chi nhánh. Hội sở chính thường có trụ sở đặt tại nước mà ngân hàng đó mang quốc tịch. Giữa Hội sở chính và các chi nhánh có mối quan hệ tương trợ, trong đó Hội sở chính giữ vai trò quản lý chung, các chi nhánh là những đơn vị hạch toán độc lập nhưng tuân thủ các điều lệ, quy định và chính sách phát triển chung của Hội sở, tất cả hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, mối liên kết này là một chỉnh thể nhưng lại chứa đựng điểm mâu thuẫn. Trong vòng xoáy hoạt động của chúng có cả những lực hướng tâm và ly tâm. Các lực hướng tâm liên kết các ngân hàng con, công ty con, các chi nhánh thành một tổ hợp kinh tế quốc tế thống nhất thông qua nhiều mối dây liên hệ, mốc nối và phụ thuộc nhau ở các mức độ nhất định. Các lực ly tâm buộc các công ty con, ngân hàng con, các chi nhánh phải tự xây dựng và hoạch định các chiến lược kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tại mỗi nước trên thế giới, hoạt động độc lập với Hội sở chính.
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia
Từ một số đặc điểm của ngân hàng đa quốc gia trong phần 1.1.2, chúng ta nhận thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và các quyết định quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia.
12
Thứ nhất là môi trường hoạt động của Ngân hàng, của Hội sở chính và các chi nhánh. Môi trường hoạt động của ngân hàng gồm có các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Môi trường vĩ mô gồm có môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp luật, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá xã hội. Môi trường ngành gồm có các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các sản phẩm mới thay thế và các đối thủ tiềm ẩn. Đối với các ngân hàng đa quốc gia thì bên cạnh môi trường vĩ mô và môi trường ngành của nước đặt Hội sở chính thì còn chịu ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và môi trường ngành của các nước có chi nhánh hoạt động, có thể hiểu là môi trường vĩ mô và môi trường ngành quốc tế. Trong môi trường hoạt động kinh doanh với phạm vi quốc tế và chịu sự điều chỉnh của các luật quốc gia, các điều ước quốc tế, vấn đề quản trị của ngân hàng đa quốc gia là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, các ngân hàng đa quốc gia, với đặc thù là trung gian tài chính thực hiện chức năng kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ, có chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới thì vấn đề quản trị chi nhánh đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng.
Thứ hai là về mặt quản lý. Nét nổi bật trong vấn đề quản lý của ngân hàng đa quốc gia là vấn đề kiểm soát của ngân hàng mẹ đối với các công ty con, ngân hàng con hoặc các chi nhánh theo phong cách riêng, bằng cách sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thực hiện việc tập trung hoá có mức độ và kiểm soát chủ yếu theo hệ thống dọc từ trung tâm đến ngoại vi. Theo cách quản lý đó, vai trò định hướng phát triển chiến lược về tài chính, kỹ thuật, thông tin, tín dụng của ngân hàng mẹ rất quan trọng, còn các công ty con, ngân hàng con và các chi nhánh là những đơn vị kinh doanh hoạt động mang tính độc lập tương đối và trở thành những đơn vị hạch toán độc lập. Do đó buộc chúng phải năng động, xây dựng các điều kiện và môi trường thích hợp để phát huy tính năng động.
13
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia
Quản trị chiến lược có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Ngân hàng Thương mại cũng là một loại hình doanh nghiệp do vậy quản trị chiến lược Ngân hàng Thương mại cũng phải tuân theo các nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, có những đặc điểm và đặc trưng riêng nên quản trị Ngân hàng Thương mại có những nguyên tắc quản trị riêng. Đồng thời, nguyên tắc quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia là trường hợp cụ thể của nguyên tắc quản trị chi nhánh trong các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn đa quốc gia do đó để tìm hiểu các nguyên tắc quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản trong quản trị công ty, quản trị chi nhánh của các công ty đa quốc gia, tập đoàn đa quốc gia, từ đó đưa ra các nguyên tắc cơ bản quản trị chi nhánh trong ngân hàng đa quốc gia. Quản trị công ty đòi hỏi có những nguyên tắc nhất định thì việc quản trị chi nhánh càng đòi hỏi phải có những nguyên tắc chặt chẽ và đầy đủ hơn. Nguyên tắc quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia cũng chính là các nguyên tắc quản lý chi nhánh của một ngân hàng thương mại trong phạm vi một nước hoặc cũng chính là các nguyên tắc quản lý các công ty con trong một tập đoàn tài chính. Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, liên kết hoặc tích hợp các tập đoàn trong lịch sử phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy ở mỗi nước tuỳ theo đặc thù kinh tế của mình đều có những mô hình và nguyên tắc quản trị riêng và khác biệt. Nhưng cũng có thể rút ra được một số nguyên tắc chung và mang tính quyết định tới sự thành công của các mô hình quản trị này.
Thứ nhất, trong quá trình quản trị chi nhánh, phải xác định được quy trình hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, từ Hội sở tới các chi nhánh, bảo đảm tính thống nhất và chặt chẽ trong tổ chức. Đó có thể là hệ thống quản lý tài chính rành mạch trong trường hợp ngân hàng đa quốc gia có các công ty con, ngân hàng, chi nhánh hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cũng có thể là Hội sở chính quản
14
lý mọi hoạt động của các công ty con và các chi nhánh: từ các vấn đề như chiến lược và định hướng phát triển của các chi nhánh cho tới các hoạt động hàng ngày của các chi nhánh. Nói tóm lại, khi quản trị chi nhánh, các ngân hàng đa quốc gia phải xác định được các công ty con, ngân hàng con và các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng sẽ được quản lý và liên kết với nhau theo nguyên tắc nào.
Thứ hai, đảm bảo tính độc lập và tự chủ trong một thể thống nhất. Với nguyên tắc này, phải bảo đảm đồng thời tính thống nhất về vấn đề độc lập, tự chủ trong hoạch toán và các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con với Hội sở chính. Để làm được điều này đòi hỏi các ngân hàng đa quốc gia phải thiết lập mối quan hệ thị trường rạch ròi giữa các chi nhánh trong ngân hàng, trong vấn đề quản lý tài chính, quản lý vốn đầu tư cũng như vấn đề về quản lý và điều phối cổ phần.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con để nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ ngân hàng. Một trong những điểm cốt lõi của thị trường và nguồn gốc của sự phát triển là sự cạnh tranh. Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của mỗi chi nhánh, công ty con, ngân hàng con và của toàn bộ ngân hàng đa quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, các ngân hàng đa quốc gia luôn chú trọng việc thiết lập cơ chế thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh, công ty con, ngân hàng con từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống ngân hàng.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản, với đặc thù của ngành ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến tài chính thì trong quá trình quản trị chi nhánh, các ngân hàng đa quốc gia phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc do Uỷ ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, viết tắt là Basel, quy định. Từ năm 1999, Uỷ ban này đã nỗ lực đưa ra Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (gọi là Basel II) đã chính thức được ban hành với cách tiếp cận mới dựa trên ba nguyên tắc cơ bản mà các ngân hàng quốc tế khi hoạt động bắt buộc phải tuân theo:
15
Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của toàn bộ ngân hàng, bao gồm cả Hội sở và tất cả các chi nhánh, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng quy định trong Basel II có sự sửa đổi lớn so với quy định trong Basel I và thay đổi nhỏ đối với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới trong rủi ro tác nghiệp.
Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về các loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng các giám sát viên có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Với nguyên tắc này, Basel II nhấn mạnh các vấn đề bắt buộc của công tác rà soát, giám sát trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng cần phải xây dựng quy trình đánh giá về mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và thiết lập các chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
Nguyên tắc thứ ba: các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Với nguyên tắc này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai và minh bạch thông tin từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Ngoài một số nguyên tắc cơ bản của Basel, trong quá trình quản trị chi nhánh mỗi ngân hàng đa quốc gia còn xây dựng những nguyên tắc quản lý đặc thù tuỳ theo mục đích quản trị chiến lược của ngân hàng đó.
1.3. Một số mô hình quản trị chi nhánh cơ bản của ngân hàng đa quốc gia
1.3.1. Định hướng tiếp cận về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia Từ các đặc điểm về ngân hàng đa quốc gia như đã tìm hiểu trong mục 1.1.2,
chúng ta sẽ đi tới các hướng tiếp cận về quản trị chi nhánh trong các ngân hàng đa quốc gia. Để hiểu hơn về ngân hàng đa quốc gia, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cấu