32
Bảng 1.5: Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản trị công nghệ
đối với các chi nhánh
Nội dung | Sử dụng phương pháp đánh giá | |
1 | Mức độ tiên tiến của các hệ thống công nghệ và phần mềm sử dụng | - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp bảng câu hỏi điều tra |
2 | Mức độ đầu tư cho phát triển công nghệ và tiềm năng phát triển công nghệ trong tương lai | - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp bảng câu hỏi điều tra |
3 | Hiệu quả ứng dụng công nghệ trong quản trị và các hoạt động khác của ngân hàng đối với các chi nhánh | - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp bảng câu hỏi điều tra - Phương pháp phân tích số liệu |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Quản Trị Chi Nhánh Trong Ngân Hàng Đa Quốc Gia
- Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Chung
- Sơ Đồ Cấu Trúc Hệ Thống Kiểm Soát Các Quy Định Pháp Chế
- Sơ Đồ Cấu Trúc Hệ Thống Quản Trị Sự Minh Bạch
- Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Chi Nhánh Của Mhcb
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
1.4.6. Chỉ tiêu đánh giá về quản trị rủi ro đối với các chi nhánh
Một yếu tố hết sức quan trọng khác trong hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia là vấn đề quản trị rủi ro tại các chi nhánh. Các chi nhánh hoạt động trong các môi trường kinh doanh khác nhau phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Đặc biệt, khi môi trường kinh doanh càng rộng lớn thì rủi ro có thể xảy ra càng nhiều. Những rủi ro có thể gặp phải là: rủi ro về lãi suất, rủi ro về tín dụng, rủi ro về ngoại hối, rủi ro về thanh khoản, rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng, rủi ro về hoạt động, rủi ro về luật pháp... Do đó, hoạt động quản trị rủi ro tại các chi nhánh sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro của Hội sở đối với toàn hệ thống.
Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng đa quốc gia đối với các chi nhánh được nêu trong Bảng 1.6 dưới đây.
33
Bảng 1.6: Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản trị rủi ro đối
với các chi nhánh
Nội dung | Sử dụng phương pháp đánh giá | |
1 | Hệ thống quy trình, quy tắc và chỉ số giới hạn cho các loại rủi ro | - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp phân tích số liệu |
2 | Mức độ tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro do Hội sở chính và luật pháp các nước quy định | - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp - Phương pháp bảng câu hỏi điều tra - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia |
Tóm lại, mỗi ngân hàng đa quốc gia có đặc điểm và vị thế khác nhau trong môi trường kinh doanh quốc tế do đó mỗi ngân hàng đa quốc gia có những chiến lược phát triển khác nhau, chú trọng tập trung vào các hoạt động quản trị khác nhau, có các cấu trúc quản trị chi nhánh khác nhau, có mô hình và phương thức quản trị chi nhánh khác nhau nhưng mọi hoạt động đều xoay quanh sáu chỉ tiêu quản trị cơ bản nêu trong mục 1.4 trên đây. Mức độ tập trung vào mỗi chỉ tiêu tại các ngân hàng
đa quốc gia khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, một đặc điểm hết sức quan trọng trong quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia là môi trường hoạt động của các chi nhánh là môi trường kinh doanh quốc tế nên cần đặc biệt quan tâm tới khả năng thích ứng của chi nhánh với môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật tại các nước có chi nhánh hoạt động.
34
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG ĐA QUỐC GIA MIZUHO CORPORATE BANK, LTD.
2.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd.
Trước kia, Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd (viết tắt là MHCB) có tên là Ngân hàng Fuji Bank, được thành lập năm 1880 tại Nhật Bản. Năm 2000, ba ngân hàng lớn của Nhật bản có lịch sử phát triển lâu đời và hùng mạnh của Nhật Bản sáp nhập lại hình thành Tập đoàn tài chính Mizuho (MHFG). Ba ngân hàng lớn đó là Ngân hàng Dai-Ichi Kangyo Bank, được thành lập năm 1971 (do hai ngân hàng sáp nhập lại là Ngân hàng Dai-Ichi thành lập năm 1873 và Ngân hàng Kangyo thành lập năm 1897), Ngân hàng Fuji Bank Ltd, được thành lập năm 1880 và Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản, được thành lập năm 1900. Việc sáp nhập hoàn tất vào năm 2002. Sau khi vụ sáp nhập được hoàn tất, Ngân hàng Fuji Bank đổi tên thành Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. (Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn tài chính Mizuho sẽ được trình bày trong phần phụ lục của luận văn). MHCB có tên giao dịch thương mại là Mizuho Corporate Bank, Ltd, được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 2002, có địa chỉ trụ sở giao dịch: 1-3-3, Marunouchi, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8210, Japan, có vốn điều lệ (tính đến thời điểm 30.09.2009) là 1,404,065 triệu Yên. Đại diện pháp lý cho ngân hàng là Chủ tịch và Tổng Giám đốc điều hành, Ngài Yasuhiro Sato (được bổ nhiệm vào ngày 01.04.2009), Số lượng nhân viên: 7,900, với 39 chi nhánh và văn phòng đại diện, hoạt động trên phạm vi 25 nước trên thế giới và có 15 chi nhánh ngân hàng tại Nhật với cổ đông 100% vốn là Mizuho Financial Group. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng của MHCB có những sản phẩm chính: Nhận tiền gửi và cho vay; Cung cấp các sản phẩm tài chính: Đầu tư ngân hàng và các dịch vụ giữ hộ (đảm bảo an toàn các tài sản của khách hàng, tài trợ hoạt động kinh doanh bất động sản, tài trợ các hoạt động mua bán sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp, liên minh cho vay hợp vốn, các dịch vụ quản lý trái phiếu, tài trợ các dự án); Cung cấp các sản phẩm thị trường: cung cấp dịch vụ tài chính cho các hoạt động buôn bán và kinh doanh
35
của doanh nghiệp (thông qua hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến); Cung cấp các dịch vụ tài chính: thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối và quản lý tài sản (các hoạt động kinh doanh đến hoạt động tín thác, quản lý tài sản và các hoạt động liên quan đến đầu tư tín thác). Bên cạnh đó, MHCB cung cấp giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu phức tạp và đa dạng ngày càng tăng của khách hàng trong cả các chiến lược thuộc lĩnh vực tài chính và kinh doanh. MHCB tập trung mọi nguồn lực để phục vụ các khách hàng lớn như các tổng công ty, các định chế tài chính và các tập đoàn công ty của họ, các tổ chức xã hội và các công ty hoạt động ở nước ngoài bao gồm các công ty con của các công ty của Nhật Bản.
Hình 2.1: Mạng lưới chi nhánh của MHCB trên toàn cầu
Nguồn: website www.mizuhocbk.co.jp/english
Có một điểm chúng ta cần lưu ý là các ngân hàng và công ty thành viên trong Tập đoàn Mizuho định kỳ hàng quý phải nộp báo cáo tổng hợp về hoạt động của mỗi ngân hàng và công ty thành viên lên Tập đoàn tài chính Mizuho để lập báo cáo hợp nhất của toàn bộ tập đoàn nhưng các ngân hàng và công ty thành viên này không chịu sự kiểm soát và quản lý trực tiếp của Tập đoàn Mizuho nhưng vẫn có
36
những liên kết nhất định với nhau và tuân thủ một số quy định chung của Tập đoàn tài chính Mizuho. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn tài chính Mizuho sẽ được trình bày trong phần phụ lục của luận văn.
2.2. Hoạt động quản trị chi nhánh của Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd. (MHCB)
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về cơ cấu tổ chức của MHCB
Trước khi đi vào tìm hiểu hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB, chúng ta tìm hiểu sơ lược về cấu trúc quản trị của MHCB bởi cấu trúc quản trị ảnh hưởng rất lớn tới phương thức và cách quản trị của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc tới toàn bộ hệ thống chi nhánh ngân hàng. Cấu trúc quản trị của MHCB gồm có một số bộ phận cơ bản sau:
Hội đồng Quản trị và thành viên Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của MHCB gồm 9 thành viên. Các thành viên này quyết định các vấn đề quan trọng trong việc đưa ra các chính sách quản lý của MHCB đối với toàn hệ thống ngân hàng; giám sát các hoạt động kinh doanh của các Giám đốc và các nhà quản lý cấp cao. Để đảm bảo sự công minh và công bằng trong các quyết định của Hội đồng quản trị, MHCB thiết lập Ủy ban bổ nhiệm và Ủy ban bồi thường để đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các thành viên Hội đồng quản trị trong các vấn đề quản lý trong ngân hàng.
Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát có năm thành viên, là cơ quan tiếp nhận các báo cáo quan trọng, thảo luận và đưa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề trong việc kiểm soát mọi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Ba trong năm thành viên của Ban Kiểm soát là kiểm soát viên được tuyển dụng ở bên ngoài tập đoàn nhằm đảm bảo tính công minh và nghiêm túc trong các hoạt động kiểm soát các hoạt động. Ban Kiểm soát của tập đoàn kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các Giám đốc, tổng kết các kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của tập đoàn. Thành viên Ban Kiểm soát được phép tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị và tham dự các buổi họp quan trọng khác. Các thành viên Ban Kiểm soát
37
tiếp nhận các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh từ các Giám đốc và các nhà quản lý cấp cao khác, xác minh các tài liệu quan trọng và tiếp nhận các báo cáo từ Ban Kiểm soát nội bộ, các Kiểm toán viên và các phòng ban liên quan của các chi nhánh.
Ban điều hành: MHCB xây dựng hệ thống phân cấp điều hành để tách biệt giữa quá trình ra các quyết định quản lý và quá trình thực hiện các quyết định, và để phân định rõ các cấp ủy quyền và trách nhiệm của từng cấp. Tuân thủ theo hệ phân cấp điều hành, Chủ tịch và Tổng Giám đốc điều hành quản lý các hoạt động của MHCB theo các chính sách quản lý cơ bản mà Hội đồng quản trị quyết định. ủy ban Quản lý cấp cao được thiết lập như một cơ quan tư vấn cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc điều hành. ủy ban Quản lý cấp cao thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến điều hành các hoạt động kinh doanh của Ban Giám đốc. Trong ủy ban Quản lý cấp cao có thiết lập ủy ban Chính sách Kinh doanh để giải quyết các vấn đề có liên quan giữa các bộ phận. ủy ban Xây dựng Chính sách Kinh doanh gồm có các ủy ban thành viên: Ủy ban Quản lý danh mục đầu tư, Ủy ban Quản lý Tài sản nguồn vốn và Rủi ro thị trường, Ủy ban Pháp chế, Ủy ban Quản lý bảo mật thông tin, Ủy ban xác minh. Bên cạnh đó, Ủy ban Quản lý cấp cao còn có năm ủy bản khác được thành lập tách biệt với ủy ban Chính sách Kinh doanh để giải quyết các vấn đề cụ thể hơn. Các ủy ban đó là: Ủy ban Quản lý kinh doanh, Ủy ban Xúc tiến và nhận biết về Nhân quyền, Ủy ban Khuyến khích tuyển dụng người khuyết tật, Ủy ban vì cộng đồng và Ủy ban về các vấn đề môi trường. Các Ủy ban này thảo luận, phổ biến thông tin và xây dựng các chính sách liên quan đến các chức năng chung của từng Ủy ban.
Ban Kiểm toán nội bộ: Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo các quy định về kiểm toán nội bộ của Chủ tịch và Tổng Giám đốc điều hành. Ủy ban này thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ dựa trên hệ thống chính sách cơ bản do Hội đồng Quản trị đặt ra. Ủy ban này phải báo cáo tất cả các quyết định của mình lên Hội đồng Quản trị. Để đảm bảo tính độc lập giữa chức năng kiểm toán nội bộ và các lĩnh vực phải
38
kiểm toán, MHCB tách biệt phòng Kiểm toán nội bộ ra khỏi phòng phải kiểm toán. Ủy ban kiểm toán cũng bao gồm các chuyên gia bên ngoài như luật sư để nâng cao tính công minh và công bằng của Ủy ban. Ủy ban cũng kiểm tra các cấu trúc kiểm soát nội bộ của các chi nhánh trong hệ thống MHCB thông qua các báo cáo từ các chi nhánh từ đó đảm bảo hoạt động kiểm toán nội bộ của toàn hệ thống ngân hàng MHCB tuân thủ đúng các quy định.
Để hiểu hơn về cấu trúc quản trị của MHCB, chúng ta có thể xem ở sơ đồ trong hình 2.2 dưới đây.
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Kiểm toán (Thành viên hội đồng
ngoài công ty)
Hội đồng kiểm toán tổng công ty (Kiểm toán viên bên ngoài công ty)
Ban điều hành
Giám sát kiểm toán
Uỷ ban điều hành
Uỷ ban chính sách kinh doanh
Giám đốc điều hành
Ban hoạch định chiến lược kinh doanh,
Kiểm toán nội bộ
(Bao gồm cả cố vấn bên ngoài)
Nhóm kiểm toán nội bộ
kiểm soát tài chính
và kế toán
Hình 2.2: Sơ đồ về cấu trúc quản lý của MHCB
Nguồn: website: www.mizuhocbk.co.jp/english/corporation structure
2.2.2. Hoạt động quản trị chi nhánh cơ bản của MHCB
Về mặt bản chất cơ bản, MHCB quản trị hệ thống chi nhánh của mình trên toàn thế giới thông qua sáu tiêu chí quản trị cơ bản được nêu trong Chương 1, phần 1.4, đó là các hoạt động quản trị chi nhánh về quản trị hoạt động chung, quản trị tài chính, quản trị mạng lưới sản phẩm và dịch vụ, quản trị nhân sự, quản trị công nghệ
39
và quản trị rủi ro. Do MHCB là ngân hàng đa quốc gia khá đặc thù, ngân hàng đa quốc gia bán buôn, tức là từ Hội sở cho tới các chi nhánh tại Nhật Bản và trên thế giới đều cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng cho các tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức nên cấu trúc quản trị chi nhánh của MHCB không phân định theo sáu tiêu chí quản trị được nêu trong phần 1.4. Tuy nhiên, sáu tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị này được kết hợp, nhào lặn, ẩn dấu và thể hiện trong hệ thống quy trình kiểm soát nội bộ từ Hội sở chính cho tới chi nhánh của MHCB thông qua sáu cấu trúc quản trị, gồm có: cấu trúc hệ thống kiểm soát các quy định pháp chế, cấu trúc hệ thống kiểm soát quản trị hoạt động bảo vệ khách hàng, cấu trúc quản trị hệ thống bảo mật thông tin, cấu trúc hệ thống quản trị sự minh bạch, cấu trúc quản lý rủi ro và cấu trúc kiểm soát nội bộ. Một hoặc cả sáu tiêu chí quản trị chi nhánh trong mục 1.4 được chứa đựng trong mỗi cấu trúc quản trị của MHCB.
Nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của hệ thống chi nhánh trên khắp thế giới một cách bền vững và hiệu quả, MHCB quản lý hệ thống chi nhánh của mình thông qua hệ thống quy định kiểm soát nội bộ. Dựa trên hệ thống quy định kiểm soát nội bộ này, mỗi chi nhánh của MHCB thiết lập và xây dựng hệ thống quy tắc kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi chi nhánh, phù hợp với các quy định pháp luật tại mỗi nước MHCB có chi nhánh trên thế giới. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng cấu trúc quản trị này.
2.2.2.1. Cấu trúc hệ thống kiểm soát các quy định pháp chế
Là một trong những ngân hàng đa quốc gia hùng mạnh nhất ở Nhật bản và trên thế giới, MHCB luôn nhận thức được tầm quan trọng của mình về trách nhiệm với xã hội và nhiệm vụ đối với cộng đồng trong mọi thời điểm. Quy định pháp chế được hiểu là sự tuân thủ tuyệt đối mọi quy định, luật lệ, nguyên tắc... cũng như theo đuổi sự công bằng, trung thực trong mọi hoạt động của MHCB và phù hợp với mọi chuẩn mực được xã hội công nhận. Đồng thời, MHCB và tất cả các chi nhánh luôn luôn tuân thủ các quy định pháp chế, coi các quy định pháp chế như những nguyên tắc cơ bản trong điều hành mọi hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi chi nhánh xây