Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Chung


24


khác biệt với môi trường kinh doanh của ngân hàng mẹ nên vấn đề quản trị các hoạt động tại các chi nhánh là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng nhằm đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Do đó, một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong đánh giá hiệu quả quản trị chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia là hiệu quả quản trị hoạt động chung đối với các chi nhánh. Trong điều kiện môi trường kinh doanh phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, cơ cấu tổ chức của mỗi ngân hàng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ thành công và sự hợp lý về mặt tổ chức và phân bổ các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Mỗi ngân hàng đều yêu cầu phạm vi hoạt động kinh doanh sâu và rộng, bởi vậy đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có một hệ thống tổ chức nhiều cấp gồm nhiều phòng ban chức năng, bộ phận chuyên môn... đa dạng nhưng không quá rườm rà, cồng kềnh, gây cản trở sự phát triển của toàn bộ ngân hàng. Cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học và chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng phối hợp và phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống mà không lãng phí các nguồn lực. Hiệu quả của cơ cấu tổ chức không chỉ thể hiện ở số lượng phòng ban chức năng, bộ phận chuyên môn, đơn vị trực thuộc có phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh hay không, mà còn phụ thuộc vào sự phân công, phân cấp giữa các phòng ban, bộ phận và mức độ phối hợp giữa chúng có hiệu quả hay không trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh, các nghiệp vụ hàng ngày để đạt được mục tiêu chung. Bên cạnh cơ cấu tổ chức, thực trạng trình độ quản lý điều hành của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc của mỗi ngân hàng cũng ảnh hưởng vô cùng to lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản trị chi nhánh chung của ngân hàng đa quốc gia. Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc có khả năng đánh giá tình hình phát triển của ngân hàng, có khả năng xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng bền vững và hiệu quả, có khả năng giải quyết các công việc quan trọng phát sinh trong mọi tình huống diễn biến của thị trường...

Như vậy, có thể tóm lược lại một số tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị chung trong Bảng 1.1 dưới đây.


25


Bảng 1.1: Một số tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị chung


Chỉ tiêu


Nội dung


Sử dụng phương pháp đánh giá

1

Cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

2

Cơ chế quản lý luồng thông tin từ Hội sở cho tới các chi nhánh

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp


- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

3

Trình độ quản lý điều hành của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp


- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

4

Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển và các kết quả đạt được

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp


- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra


- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

5

Xây dựng quy trình hoạt động thống nhất

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp


- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra


- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

1.4.2. Chỉ tiêu cơ bản đánh giá về quản trị tài chính đối với các chi nhánh


Năng lực tài chính của mỗi ngân hàng đa quốc gia thể hiện sức mạnh của ngân hàng đó tại các thời điểm nhất định. Năng lực tài chính của mỗi ngân hàng đa quốc gia không chỉ phụ thuộc vào năng lực tài chính của ngân hàng đó được thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính của mỗi chi nhánh. Do đó quản trị tài chính tại các chi nhánh là vấn đề rất quan trọng. Có thể đánh giá hoạt động quản trị tài chính của ngân hàng đa quốc gia đối với các chi nhánh thông qua một số chỉ số tài chính tiêu biểu như các số liệu về lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí tín dụng, tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), số dư các khoản cho vay, tiền gửi của khách hàng, hệ số xếp hạng...


26


Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính, quản lý lợi nhuận đối với các chi nhánh theo cơ chế quản lý nào và luồng tài chính được lưu chuyển như thế nào giữa Hội sở chính và các chi nhánh là hai tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động quản trị tài chính của ngân hàng đa quốc gia.

Như vậy, có thể tóm lược một số chỉ tiêu quản trị tài chính cơ bản của ngân hàng đa quốc gia đối với các chi nhánh trong Bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu quản trị tài chính cơ bản của ngân hàng đa quốc gia đối với các chi nhánh

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

ý nghĩa

Hệ số lãi gộp = Lãi gộp

Doanh thu

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất

biến, để đạt lợi nhuận

Hệ số lãi ròng = Lãi ròng

Doanh thu

Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi

nhuận ròng

Suất sinh lời của tài sả n ROA = Lãi ròng

Tổng tài sả n

Một dòng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và

quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu


27



quả

Suất sinh lời của vốnchủ sở h ữ u = Lãi ròng

Vốn chủ sở h ữ u

Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra

bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu

Đ òn bẩy tài chính = Tổng tài sả n

Vốn chủ sở h ữ u

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

Hệ số nợ = Tổng số nợ

Tổng tài sả n

Hệ số nợ hay tỉ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn

Hệ số nợ so với vốn chủ sở h ữ u = Tổng nợ

Vốn chủ sở h ữ u

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu- một cách khác viết về đòn cân tài chính, là loại hệ số cân bằng dùng để so sánh giữa nợ vay và vốn chủ hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất. Hệ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Hệ số càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị

giảm và kinh doanh thua lỗ

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Bảng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân

hàng thanh toán các khoản nợ có


28



thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Bên cạnh đó, ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở lên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được

vượt quá 100% vốn cấp I.

1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá về quản trị mạng lưới sản phẩm và dịch vụ đối với các chi nhánh

Các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia hoạt động tại các nước trên thế giới nên danh mục các sản phẩm và dịch vụ cung cấp tại các nước khác nhau có thể khác nhau và có thể khác so với danh mục sản phẩm và dịch vụ mà Hội sở chính cung cấp. Đồng thời, bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các chi nhánh không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng hơn của khách hàng. Sự đa dạng về danh mục sản phẩm và dịch vụ cung cấp vừa tạo ra sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vừa giúp cho các ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô. Tuy nhiên, mức độ đa dạng của sản phẩm và dịch vụ chỉ có hiệu quả và hợp lý trong tương quan với quy mô và chất lượng các nguồn lực hiện có và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường mà ngân hàng có chi nhánh hoạt động. Hơn nữa, nếu cung cấp quá nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ so với nhu cầu thực tế sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh kém hiệu quả do dàn trải không hợp lý các nguồn lực đồng thời gia tăng độ rủi ro.

Bên cạnh sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ cung cấp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp là yếu tố quyết định sự thành công hoặc thất bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng nói riêng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thể hiện ở phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ, mức độ đơn giản hóa và tiện lợi trong giao dịch, tốc độ thực hiện giao dịch, thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên để duy trì


29


sự trung thành của khách hàng... Do đó, quản trị hoạt động phát triển sản phẩm tại các chi nhánh là một chỉ tiêu mà các ngân hàng đa quốc gia rất chú trọng. Các tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản trị sản phẩm, dịch vụ đối với các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia được tổng hợp trong Bảng 1.3 dưới đây:

Bảng 1.3: Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản trị sản phẩm, dịch vụ đối với các chi nhánh

Chỉ

tiêu


Nội dung


Sử dụng phương pháp đánh giá

1

Mức độ đa dạng của sản phẩm và

dịch vụ

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

2

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung

cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

3

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

sản phẩm

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

4

Mức độ thỏa mãn và sự trung thành

của khách hàng

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá về quản trị nhân sự đối với các chi nhánh


Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao cả về trình độ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc. Nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng phải là nguồn lực có khả năng kết nối với các nguồn lực khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng là gốc của mọi sự cải tiến. Thực trạng về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực của mỗi ngân hàng phản ánh rõ nét thực trạng hiệu quả quản trị nhân sự của ngân hàng đó và gián tiếp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Hiệu quả quản trị nhân sự thể hiện ở một số yếu tố như: thực trạng hiệu quả chính sách tuyển dụng


30


đào tạo người lao động và cơ chế thù lao đối với người lao động, trình độ kiến thức và trình độ thành thạo nghiệp vụ, tác phong và tinh thần làm việc trong môi trường công việc, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp của người lao động. Hiệu quả quản trị nhân sự còn được đánh giá theo các tính chất khác như: khả năng tổ chức công việc, khả năng đánh giá hiệu quả công việc, khả năng thúc đẩy công việc, sự khuyến khích sáng tạo của nhân viên hoặc các chính sách đào tạo nhân viên như thế nào... Đặc biệt, với đặc điểm nguồn nhân lực ở các nước khác nhau là khác nhau nên vấn đề quản trị nhân sự tại các chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia là vấn đề cần được đặc biệt chú trọng và là yếu tố quan trọng đánh giá hoạt động quản trị chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia đó.

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực đối với các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia được tổng hợp trong Bảng 1.4 dưới đây.


Bảng 1.4: Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực đối với các chi nhánh

Chỉ

tiêu


Nội dung


Sử dụng phương pháp đánh giá

1

Số lượng và trình độ nguồn nhân lực

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

- Phương pháp phân tích số liệu

2

Các chế độ đãi ngộ và tạo động lực

cho nhân viên

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

3

Hệ thống quy chế đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

4

Năng suất và hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

- Phương pháp phân tích số liệu


31


5

Môi trường văn hóa doanh nghiệp và vấn đề giao thoa văn hóa

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp bảng câu hỏi điều tra

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

1.4.5. Chỉ tiêu đánh giá về quản trị công nghệ đối với các chi nhánh


Trong hoạt động quản trị chi nhánh của ngành ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng đa quốc gia có phạm vi hoạt động trên thị trường toàn cầu, vấn đề quản trị công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn và trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Hiện nay, công nghệ ngân hàng luôn là lĩnh vực công nghệ cao nhất và phát triển nhanh nhất trong số các ngành kinh tế. Do đó, thực trạng quản trị về công nghệ của mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển là một yếu tố quan trọng phản ánh thực trạng quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm các công nghệ mang tính chất tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán buôn, hệ thống ngân hàng bán lẻ, các loại thẻ, các loại máy rút tiền tự động ATM,... mà còn bao gồm các công nghệ quản lý giám sát như hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro... và các phần mềm ứng dụng tiện ích khác như TelephoneBanking, MobileBanking, InternetBanking, E-Banking... Đánh giá hoạt động quản trị công nghệ của các ngân hàng đa quốc gia không chỉ giới hạn ở thực trạng số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại ở Hội sở chính và tại các chi nhánh hoạt động của ngân hàng đa quốc gia mà còn phải xem xét mức độ đầu tư cho phát triển công nghệ và tiềm năng phát triển công nghệ trong tương lai của toàn bộ ngân hàng đó cả về mặt kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế. Công nghệ là yếu tố rất quan trọng góp phần không nhỏ vào hoạt động quản trị chi nhánh và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động quản trị công nghệ đối với các chi nhánh của ngân hàng đa quốc gia được tổng hợp trong Bảng 1.5 dưới đây.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí