Hình 1.3: Cấu trúc tài trợ TBV
(1b) Tiền vay
Người cho vay
(1c) Chi phí Người đi vay xây dựng
(TBV)
(3a) Trả nợ
Công ty Xây dựng
(1a)
Hợp đồng xây dựng
Người bao tiêu
(2a) Sản phẩm của dự án
Công ty dự án
Nguồn: Fundamentals of Project Finance
1.2.6.4. Các chủ thể khác
Hình 1.4: Các chủ thể tham gia vào phương thức TTDA
Người khởi xướng
Nhà cung cấp
nguyên liệu
Ngân hàng Quốc tế
Ngân hàng Trong nước
Công ty Quản lý & Hoạt động
Tổ chức tài chính phi ngân hàng
Công ty xây dựng
DNDA
Nhà cung cấp thiết bị
Nhà đầu tư trái phiếu
Nhà tư vấn
Các tổ chức đa phương
Chính quyền
Người tiêu thụ
Nguồn: Nguyễn Minh Kiều
1.2.7. Các cấu trúc tài trợ dự án
1.2.7.1. Cấu trúc cho vay
Cấu trúc cho vay còn được gọi là cấu trúc tài trợ cho vay thương mại và thường được sử dụng để tài trợ cho giai đoạn xây dựng và hoạt động của một DAĐT. Tuy nhiên, khác với các cấu trúc cho vay trong các phương thức tài trợ truyền thống là tài trợ truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng (chủ
đầu tư), các cấu trúc cho vay trong TTDA thì hoặc là miễn truy đòi hoặc là truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng dự án.
1.2.7.2. Cấu trúc thanh toán sản phẩm
Cấu trúc thanh toán sản phẩm thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án khai thác dầu khí và khoáng sản ở Mỹ.
Để thực hiện tài trợ dự án theo cấu trúc thanh toán sản phẩm, đòi hỏi người khởi xướng hoặc người cho vay phải thành lập một SPV để mua toàn bộ sản phẩm từ dự án. Các TCTD sẽ cho SPV vay tiền để thanh toán tiền mua sản phẩm cho công ty khai thác khoáng sản. Công ty khai thác khoáng sản sẽ sử dụng số tiền thanh toán từ SPV để thanh toán cho các nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị. Trong giai đoạn hoạt động, Công ty khai thác khoáng sản giao sản phẩm cho SPV để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán sản phẩm.
1.2.7.3. Cấu trúc BOT
Cấu trúc BOT thường được sử dụng để tài trợ cho các DAĐT thuộc lĩnh vực CSHT và các tiện ích công cộng.
Để thực hiện TTDA theo cấu trúc BOT, đòi hỏi những người khởi xướng phải thành lập DNDA. Chính DNDA này phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án (Hợp đồng BOT) với chính phủ hoặc đại diện của chính phủ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, những người khởi xướng cũng được yêu cầu tham gia vào hợp đồng chuyển nhượng ký kết với chính phủ và cam kết hỗ trợ hoặc cung cấp một số bảo đảm cần thiết cho dự án.
1.2.7.4. Cấu trúc cho thuê tài chính
Cấu trúc CTTC thường được sử dụng để tài trợ cho tàu thuyền và máy bay trong lĩnh vực hàng hải và hàng không.
Để thực hiện TTDA theo cấu trúc cho thuê, đòi hỏi những người khởi xướng phải thành lập DNDA.
1.2.7.5. Cấu trúc đồng tài trợ với Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa quốc gia
So với các cấu trúc đồng tài trợ thông thường giữa các NHTM với nhau thì các cấu trúc đồng tài trợ giữa các NHTM với WB có một vài điểm khác. Hợp đồng cho vay của các NHTM với WB thường quy định điều khoản vỡ nợ chéo (a cross – default). Điều khoản này cho phép WB được tuyên bố người vay vỡ nợ nếu như người vay không trả được các khoản cho vay của các NHTM.
Khác với các khoản cho vay của WB, IFC cho vay khu vực tư nhân và không tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ. Các mức lãi suất cho vay của IFC không thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM. Chính vì các mức lãi suất cho vay cao và an tâm về rủi ro chính trị có thể thu hút các NHTM tham gia vào các khoản đồng tài trợ với IFC.
1.2.8. Những lợi thế và bất lợi của tài trợ dự án
1.2.8.1. Những lợi thế của tài trợ dự án
Thứ nhất, Tài trợ miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn
Thứ hai, Hạch toán nợ ngoại bảng
Thứ ba, Đòn bẩy nợ cao.
khác. án.
nợ.
Thứ tư, Tránh những điều khoản giới hạn trong các giao dịch
Thứ năm, Chia sẻ rủi ro.
Thứ sáu, Thế chấp được giới hạn trong phạm vi các tài sản của dự
Thứ bảy, Các TCTD thích hợp tác hơn là tịch biên tài sản để thu
1.2.8.2. Những bất lợi của phương thức tài trợ dự án Thứ nhất, Phức tạp trong phân chia rủi ro. Thứ hai, Tăng thêm rủi ro cho các TCTD. Thứ ba, Lãi suất cho vay và phí cao hơn. Thứ tư, Chịu sự giám sát của các TCTD.
Thứ năm, Yêu cầu báo cáo cho các TCTD nhiều hơn. Thứ sáu, Tăng thêm các bảo đảm.
1.2.9. Vai trò của các tổ chức tín dụng trong tài trợ dự án
1.2.9.1. Là nơi cung cấp nguồn vốn tín dụng giúp những người khởi xướng thực hiện dự án
1.2.9.2. Thực hiện vai trò phản biện nhằm loại bỏ những dự án kém khả thi, đồng thời không bỏ qua cơ hội đầu tư đáng giá
1.2.9.3. Là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, người chia sẻ rủi ro và người hợp tác với những người khởi xướng và doanh nghiệp dự án
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TRỢ DỰ ÁN ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA
1.3.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.3.1.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Theo các nhà kinh tế học thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Products: GDP) hoặc Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Products: GNP) trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, các nhà kinh tế học đã chỉ ra được bốn nhân tố sau đây được các quốc gia phối hợp sử dụng để đạt được tăng trưởng kinh tế:
Thứ nhất, Nguồn nhân lực;
Thứ hai, Nguồn tài nguyên thiên nhiên; Thứ ba, Tư bản;
Thứ tư, Công nghệ.
1.3.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế
Cũng theo các nhà kinh tế học thì phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Để đạt được sự phát triển kinh tế, đòi hỏi các quốc gia phải đạt được các điều kiện sau:
Thứ nhất là phải có sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và bền vững;
Thứ hai là phải có sự chuyển dịch về mặt cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bao gồm cơ cấu vùng miền (thành thị và nông thôn); cơ cấu ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ);
Thứ ba là phúc lợi cuộc sống của đại bộ phận người dân tăng lên (y tế, giáo dục, môi trường, v.v);
Thứ tư là phải có sự đổi mới tư duy và quan niệm về thể chế kinh tế.
1.3.2. Cơ sở lý luận về sự vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
1.3.2.1. Cơ sở lý luận về sự vận dụng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
Vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD được hiểu là việc các TCTD áp dụng phương thức TTDA vào trong hoạt động kinh doanh của họ, trên cơ sở có sự nhận thức rõ ràng về những đặc điểm cơ bản của phương thức TTDA (với tư cách là một phương thức tài trợ phi truyền thống), khác với những đặc điểm cơ bản của các phương thức tài trợ truyền thống cho các DAĐT ở chỗ: các TCTD tài trợ cho một đơn vị kinh tế độc lập về mặt pháp lý đối với những người khởi xướng, tài trợ miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng, và TCTD chỉ căn cứ vào triển vọng thành công và tài sản của dự án để đưa ra quyết định cấp tín dụng.
1.3.2.2. Cơ sở lý luận về sự mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng
Mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD có thể được hiểu là việc các TCTD thực hiện phương thức TTDA với quy mô ngày càng lớn hơn. Sự mở rộng quy mô TTDA tại các TCTD có thể được đo lường bằng sự gia tăng số lượng các DAĐT được các TCTD thực hiện bằng phương thức TTDA, hay sự gia tăng của tổng mức cho vay được các TCTD tài trợ bằng phương thức TTDA.
Nói tóm lại, chúng ta có thể đo lường sự mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD bằng các chỉ tiêu dưới đây:
= | Số lượng DAĐT được tài trợ năm t | - | Số lượng DAĐT được tài trợ năm (t -1) | (1.1) | |
Mức cho vay tăng thêm | = | Tổng mức cho vay năm t | - | Tổng mức cho vay năm (t -1) | (1.2) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Khoản Cho Vay Hợp Vốn Tiêu Biểu Ở Việt Nam Từ Năm 2004 – 2012
- Các Khoản Ttda Tiêu Biểu Ở Việt Nam Từ Năm 2002 – 2012
- Những Kết Quả Mới Đạt Được Trong Nghiên Cứu
- Phân Tích Thực Trạng Mở Rộng Phương Thức Tài Trợ Dự Án Tại Các Tổ Chức Tín Dụng Ở Việt Nam
- Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Theo Phương Thức Tài Trợ Dự Án Còn Thấp So Với Vốn Đầu Tư Toàn Xã Hội Và So Với Tổng Sản Phẩm Nội Địa
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 36
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
1.3.3. Sự cần thiết của việc vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án đối với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia
1.3.3.1. Tài trợ dự án giúp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước
TTDA được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, qua đó, cho phép chính phủ các nước có
được các nguồn thu đáng kể từ việc phân chia và các bán sản phẩm khai thác cùng với các nguồn thu từ các khoản thuế khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Những nguồn thu quan trọng này sẽ giúp cho chính phủ các nước có điều kiện để đầu tư trở lại các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế cũng như là các dự án nhằm tạo ra các tiện ích công cộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và gia tăng phúc lợi cho người dân, chẳng hạn như vận tải hành khách công cộng, giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, cung cấp khí đốt, cung cấp xăng dầu giá rẻ, v.v.
1.3.3.2. Tài trợ dự án giúp huy động được các nguồn tư bản cho nền kinh tế
TTDA cũng giúp cho nền kinh tế của quốc gia có thêm được nhiều cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị máy móc, bất động sản, trung tâm thương mại, v.v) và CSHT kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển, nơi đang rất cần thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để cải thiện tình trạng CSHT đang xuống cấp, cũng như là cần phải đầu tư thêm nhiều công trình hạ tầng quan trọng khác để chuẩn bị cho quá trình cất cánh của nền kinh tế của các nước đang phát triển trong tương lai.
1.3.3.3. Tài trợ dự án giúp quá trình chuyển giao và sử dụng công nghệ mới ngày càng nhiều hơn
Với việc chính phủ các nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các DAĐT ở nước sở tại bằng phương thức TTDA sẽ giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ngày một nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, các nhà máy điện (nhiệt điện, điện hạt nhân), lĩnh vực chế tạo vật liệu và các nguồn năng lượng mới.
1.3.3.4. Tài trợ dự án cung ứng các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và gia tăng phúc lợi cho người dân
TTDA cũng còn được xem là cách thức tốt nhất để chính phủ các nước khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực CSHT và các tiện ích công cộng cho xã hội (giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, công viên giải trí, vận tải hành khách công cộng, v.v)
1.3.3.5. Tài trợ dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy cải cách thể chế
TTDA đòi hỏi chính phủ các nước phải ngày càng hoàn thiện hơn về mặt thể chế, cũng như là cần phải thay đổi tư duy về quản lý và điều hành nền kinh tế, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh dấp dẫn, mang tính cạnh tranh, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, tăng cường năng lực giải trình, cũng như là các hỗ trợ và đảm bảo cần thiết cho các nhà đầu tư, v.v.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1.1. Giới thiệu hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam
2.1.1.1. Tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại liên doanh
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
2.1.1.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Các công ty tài chính
Các công ty cho thuê tài chính
2.1.1.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
2.1.1.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam Các quỹ tín dụng nhân dân
2.1.1.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng chính sách xã hội
2.1.2. Phân tích khả năng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
2.1.2.1. Các ngân hàng thương mại
Các NHTM nhà nước là những ngân hàng có bề dày lịch sử hoạt động lâu đời nhất ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn các DAĐT ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là khối NHTM có tiềm lực tài chính tốt nhất trong hệ thống TCTD ở Việt Nam và thường đóng vai trò là tổ chức đầu mối trong các khoản đồng tài trợ với các TCTD khác trong nước trong thời gian qua ở Việt Nam.
Một số NHTM cổ phần có lịch sử hoạt động lâu năm nhất và có tiềm lực tài chính tốt trong khối NHTM này như: ACB, Sacombank, Eximbank, MB, Maritimebank và một số NHTM mới thành lập gần đây như Oceanbank, Seabank, tienphongBank, BacAbank, BaovietBank v.v cũng đã và đang tham gia vào các khoản đồng tài trợ với các NHTM nhà nước.
Các NHTM liên doanh và các NHTM 100% vốn nước ngoài cũng là những NHTM có khả năng cung cấp tín dụng cho các DAĐT ở Việt Nam
bằng phương thức TTDA do những NHTM này có lợi thế về kinh nghiệm tài trợ, đội ngũ nhân sự và kinh nghiệm quản lý rủi ro tốt hơn các NHTM trong nước.
2.1.2.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Ngoại trừ Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (đã được chuyển đổi thành NHTM cổ phần Đại Chúng Việt Nam) có tiềm lực tài chính mạnh (vốn điều lệ sau khi chuyển đổi hơn 9.000 tỷ đồng) là có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam (Hoán cải kho nổi chứa, xuất và xử lý dầu thô, Nhà máy Sản xuất Ethanol Bình Phước và Nhà máy Sô đa Chu Lai), các công ty cho thuê tài chính còn lại chủ yếu cho vay tiêu dùng và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong tập đoàn hay các tổng công ty nhà nước. Các công ty CTTC thì cũng chưa có công ty nào có khả năng tham gia vào các khoản đồng tài trợ do bị hạn chế về năng lực tài chính và bị hạn chế về tài sản cho thuê là động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.1.2.3. Các tổ chức tín dụng nước ngoài
Đây là khối ngân hàng có các khoản tài trợ hoặc tham gia đồng tài trợ nhiều nhất cho các DAĐT ở Việt Nam trong thời gian qua, do họ là những ngân hàng lớn có bề dày lịch sử hoạt động ngân hàng lâu đời, có tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm TTDA ở nhiều quốc gia trên thế giới (Citi Bank, HSBC, Credit Agricole, Sumitomo, v.v).
2.1.2.4. Các tổ chức tín dụng hợp tác
Các TCTD này hoạt động vì mục đích tương trợ thành viên trong TCTD và không có khả năng tham gia TTDA do yếu về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm cho vay DAĐT, kinh nghiệm quản lý rủi ro và đội ngũ nhân sự.
2.1.2.5. Các tổ chức tín dụng của chính phủ
Các TCTD của chính phủ hiện nay bao gồm NHCSXH và VDB. Trong khi VDB là một TCTD lớn của chính phủ Việt Nam và có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay các DAĐT thuộc danh mục dự án được ưu tiên cho vay theo quy định của chính phủ và có đủ khả năng để thực hiện TTDA hoặc tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác, thì NHCSXH lại cho vay chủ yếu là các DAĐT giải quyết công ăn việc làm, cho vay người nghèo, v.v. vì thế không có đủ khả năng để TTDA hoặc tham gia TTDA với các TCTD khác.
2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.2.1. Những thuận lợi
2.2.1.1. Luật doanh nghiệp được đánh giá là rất thông thoáng và Luật đầu tư cho phép thực hiện dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế
2.2.1.2. Các tổ chức tín dụng được cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay
2.2.1.3. Chính phủ đang thí điểm và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào mô hình đối tác công - tư
2.2.2. Những khó khăn
2.2.2.1. Vai trò của dự án đầu tư bị xem nhẹ
2.2.2.2. Trình độ và kinh nghiệm thẩm định dự án của nhiều cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế
2.2.2.3. Thiếu các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp
2.3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.3.1. Phân tích thực trạng vận dụng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Bảng 2.1: Số lượng TCTD vận dụng phương thức TTDA ở Việt Nam
Tổ chức tín dụng | Số lượng | Tổng số | Tỷ lệ | |
A | NHTM nhà nước | 4 | 5 | 80% |
1 | Agribank | |||
2 | BIDV | |||
3 | Vietcombank | |||
4 | VietinBank | |||
B | NHTM cổ phần | 13 | 34 | 38% |
1 | ACB | |||
2 | DaiABank | |||
3 | BacAbank | |||
4 | BaoVietBank | |||
5 | DongA Bank | |||
6 | Eximbank | |||
7 | Maritimebank | |||
8 | MB | |||
9 | OceanBank | |||
10 | Sacombank | |||
11 | SeaBank | |||
12 | TienphongBank | |||
13 | VIB | |||
C | NHTM liên doanh | 2 | 4 | 50% |