Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Công Đáp Ứng Cho Phát Triển Ngành Y Tế Giai Đoạn 2022 - 2025, Tầm Nhìn Đến 2030


Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế. [3]

Quán triệt tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao CSSK cho người dân, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1092/QĐ- TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018, Phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam. Các quan điểm cơ bản cần phải được quán triệt trong xây dựng và thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam, bao gồm [58]:

1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội, là mục tiêu của phát triển bền vững đồng thời cũng là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền vững ở Việt Nam.

2. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế là nòng cốt.

3. Thực hiện nguyên tắc toàn diện trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; mỗi người dân cần được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe một cách liên tục trong suốt cuộc đời.

4. Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân phải được ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước và của mỗi địa phương; nguồn lực đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, trong đó ngân sách nhà nước tập trung cho các hoạt động phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

Chương trình Sức khỏe Việt Nam hướng tới 3 mục tiêu cần đạt được


đến năm 2025 và 2030, bao gồm [58]:

Mục tiêu 1: Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Mục tiêu 3: Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Các chỉ tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt được của mỗi mục tiêu theo thời gian được trình bày trên Phụ lục 2.

Nhận trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, quyết tâm phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến 2030, ngành y tế đã xác định mục tiêu chung cho những năm tới là [34]:

Hoàn thiện tổ chức hệ thống y tế đảm bảo công khai, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo hướng: hệ thống kiểm soát bệnh tật theo mô hình CDC; hệ thống quản lý thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế theo mô hình FDA; hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế đảm bảo không bị chồng chéo, không phụ thuộc vị trí địa lý; mô hình y tế cơ sở phù hợp với đặc điểm từng vùng KT-XH.

Đổi mới cơ chế tài chính và quản lý ĐTC, tăng cường tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch: gia tăng tỷ lệ bao phủ BHYT một cách bền vững, đạt 95% dân số tham gia BHYT vào năm 2025, tiến tới BHYT toàn dân; mở rộng quyền lợi BHYT về phạm vi dịch vụ khám chữa bệnh và CSSK; BHYT là cơ chế chủ yếu để thực hiện bao phủ CSSK nhân dân. Đổi mới cơ chế tài chính, phương thức chi trả và quản lý ĐTC; tăng


cường tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; tiếp tục thực hiện tính đủ giá dịch vụ bao gồm chi phí quản lý và khấu hao theo lộ trình; nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn tài chính; nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng NSNN; xây dựng và ban hành khung giá (bao gồm định mức tối thiều và mức trần tối đa) theo nguyên tắc tính đủ các yếu tố chi phí và lộ trình thực hiện.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học y học; tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; giảm tình trạng quá tải ở các BV tuyến trên; phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh phổ cập hướng tới bao phủ CSSK toàn dân kết hợp với phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao; hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

Tăng cường quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả; bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; phát triển công nghiệp dược, sản xuất trang thiết bị trong nước. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình y tế, sớm đưa vào sử dụng để tăng số giường bệnh cho các cơ sở y tế.

Hướng tới các mục tiêu trên, ngành y tế kỳ vọng đến năm 2025 Việt Nam có thể đạt thứ hạng cao so với các nước ASEAN và khu vực Tây Thái Bình Dương về CSSK cho nhân dân. Theo đó, các nhiệm vụ cơ bản mà ngành y tế phải tập trung thực hiện, bao gồm [34]:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực, phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với kiểm tra, giám sát, hoàn thành các dự thảo luật, các chương trình, đề án, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ giao theo đúng tiến độ.

Thứ hai, hoàn thành mô hình tổ chức hệ thống y tế trên các lĩnh vực


đảm bảo đồng bộ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; sắp xếp lại các đơn vị thuộc và trực thuộc theo hướng giảm dần đầu mối, tăng tính hiệu lực và hiệu quả.

Thứ ba, hoàn thành tiêu chí đánh giá chất lượng, xếp loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng danh mục chuyên môn kỹ thuật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và gắn với tiêu chí đánh giá chất lượng.

Thứ tư, tăng cường chất lượng y tế dự phòng, duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 95%; xây dựng và triển khai các hoạt động phòng, chống và quản lý được các bệnh không lây nhiễm; triển khai có hiệu quả Chương trình Sức khỏe Việt Nam; mở rộng can thiệp giảm hại, điều trị Methadone, điều trị ARV, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và các nhóm nguy cơ cao trong phòng chống HIV/AIDS; tăng cường quản lý, giám sát và triển khai có hiệu quả các hoạt động về môi trường y tế, sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tại nạn thương tích, sức khỏe trường học.

Thứ năm, xác định rõ nhu cầu và yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực y tế về quy mô, cơ cấu, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn theo từng lĩnh vực, ngành, chuyên ngành, trình độ, phù hợp với vị trí việc làm của từng lĩnh vực và từng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm từ máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

Thứ bảy, xác định rõ mô hình quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số, chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số phát triển, đảm bảo hài hòa giữa quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số, tiến tới tập trung nâng cao chất lượng dân số, phát huy tối đa lợi thế giai đoạn dân số vàng; duy trì mức sinh thay thế, đảm bảo duy trì giảm tỷ lệ điểm % trong mất


cân bằng giới tính khi sinh và thích ứng với quá trình già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người di cư.

Thứ tám, đổi mới cơ chế tài chính và ĐTC, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho hoạt động y tế dự phòng, CSSK ban đầu; phát triển cơ sở hạ tầng y tế, tập trung nguồn lực hoàn thành và đưa vào sử dụng các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức; phát triển y tế ở vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh.

Thứ chín, xây dựng kế hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với một số lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp như an toàn thực phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế.

Cả 9 nhiệm vụ trên, ngành y tế đều phải quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng lĩnh vực thì mới có được sự thay đổi, cải thiện mang lại hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hoạt động y tế. Cũng thông qua các nhiệm vụ cơ bản này, càng cho thấy tính đa dạng, phức tạp trong tổ chức hoạt động của ngành y tế.

3.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư công đáp ứng cho phát triển ngành y tế giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030

Với một ngành chịu trách nhiệm quản lý nhiều lĩnh vực như y tế, muốn hoàn thành và hoàn thành tốt được các nhiệm vụ đã được giao, thì đòi hỏi các nguồn lực đầu vào đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngành y tế phải lớn, cân đối, kịp thời so với nhu cầu hoạt động của ngành trong từng thời gian cụ thể. Trong số các nguồn lực đầu vào cho hoạt động y tế, nguồn nhân lực lại chủ yếu do ngành có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng; nguồn vật lực chủ yếu có được từ kết quả ĐTC; vậy nên nguồn tài lực trở thành nhân tố có vai trò quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngành cả về tiến độ, số lượng, và chất lượng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn tài lực đối với việc triển khai


thực hiện các nhiệm vụ của ngành giai đoạn 2022 - 2015, ngành y tế đã xác định và đề xuất nhu cầu vốn ĐTC toàn ngành như sau (xem bảng 3.1):

Bảng 3.1- Nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2022 - 2025

Đơn vị tính: Triệu đồng



Nội dung


Bộ Y tế

Các địa phương

Các bộ/ngành


Cộng

Tổng mức đầu tư

82.182.837

143.207.156

13.636.889

239.026.882

- Vốn NSNN

26.348.795

71.300.051

12.497.800

110.146.646

- Vốn ODA

10.870.000

11.547.186

--

22.417.186

- Vốn sự nghiệp

11.722.300

1.018.683

849.089

13.590.072

- Vốn huy động nhà đầu tư

23.308.742

39.505.010

---

62.813.752

- Vốn vay và vốn khác

9.933.000

19.836.226

12290.000

30.059.226

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 21

Nguồn: [22]

Như vậy, để có thể đạt được các chỉ tiêu về CSSK toàn dân đến năm 2025 (như Phụ lục 2), toàn ngành y tế cần tới 239.026.882 triệu đồng để thực hiện đầu tư cơ sở VC-KT phục vụ cho các hoạt động từ phòng bệnh đến chữa bệnh; từ đào tạo đến tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; từ tuyên truyền vận động đến kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường sống, môi trường học đường; từ chăm sóc trẻ sơ sinh đến chăm sóc người cao tuổi; … của 11 lĩnh vực mà ngành y tế phải đảm nhận.

Dựa trên kết quả thống kê về mối quan hệ giữa vốn ĐTC với kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành y tế những năm qua cho thấy: để cải thiện được 1% kết quả hoạt động của ngành y tế, vốn ĐTC cho nó cần tăng ít nhất 6,5%. Với mục tiêu phấn đấu tăng kết quả hoạt động trung bình toàn ngành năm 2030 so với 2025 khoảng 5,5%, ngành y tế dự kiến vốn ĐTC toàn ngành năm 2030 cần có ít nhất là:

239.026.882 x [100% + (5,5% x 6,5%)] = 324.478.992 triệu đồng.


Nhìn vào cơ cấu nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu đầu tư ngành y tế giai đoạn 2022 - 2025 cho thấy: vốn ĐTC cho y tế tại các địa phương chiếm tới gần 60%; cho y tế do các bộ/ngành khác ở trung ương quản lý là 5,7%; Bộ Y tế chỉ trực tiếp quản lý, sử dụng 82.182.837 triệu đồng, tương đương với 34,3% tổng vốn ĐTC đề xuất cho toàn ngành. Do đó, sự thành bại trong việc thực hiện Chiến lược hoạt động của ngành y tế lại phụ thuộc khá nhiều vào nỗ lực tổ chức hoạt động y tế tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và của các bộ/ngành khác có quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế. Đây vừa là thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức đối với trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành y tế về hiệu quả hoạt động chung của toàn ngành trước Chính phủ, Quốc hội, và nhân dân. Do vậy, trong đánh giá hiệu quả hoạt động y tế ở Việt Nam rất cần phải nhận thức và phân biệt rõ phạm vi trách nhiệm của Bộ Y tế với các bộ/ngành khác ở trung ương, và UBND cấp tỉnh ở các địa phương trong phối hợp quản lý và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ y tế đã được phân giao theo phạm vi cho phù hợp. Gắn với cơ chế phân cấp quản lý vốn ĐTC cho y tế của Việt Nam, nhu cầu vốn ĐTC tại Bộ Y tế giai đoạn 2022 – 2025 được phản ánh qua bảng 3.2.

Theo bảng 3.2, vốn ĐTC của giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Y tế quản lý chưa sử dụng hết xin được phép điều chuyển sang giai đoạn 2021 - 2025 để tiếp tục sử dụng là 3.559.136 triệu đồng. Toàn bộ số vốn này đã được duyệt cấp cho dự án trọng điểm xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và cơ sở 2 của BV Việt Đức tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Theo kế hoạch đầu tư được duyệt dự án xây dựng cơ sở 2 cho hai BV nói trên sẽ phải hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng cuối năm 2019 và hoàn thành thanh quyết toán dự án hoàn thành vào đầu năm 2020; nhưng đến nay dự án vẫn còn nhiều hạng mục dang dở do nhiều lý do khác nhau và không hoàn thành được nhiệm vụ đưa vào sử dụng khám, chữa bệnh cho nhân dân.


Bảng 3.2- Các dự án và vốn đầu tư cho các dự án tại Bộ Y tế

Đơn vị tính: Triệu đồng



Dự án


Vốn NSNN


Vốn ODA

Vốn sự nghiệp

Vốn huy động nhà đầu tư

Vốn vay và vốn khác


Cộng

Chuyển tiếp

2016-2020


3.559.136


---


---


---


---


3.559.136

Trung hạn 2021-2025


21.334.000


---


7.235.000


---


9.933.000


38.502.000

Xã hội hóa,

PPP


---


---


4.262.300


23.308.742


---


27.571.042

ODA

1.455.659

10.870.000

225.000

---

---

12.550.659

Cộng

26.348.795

10.870.000

11.722.300

23.308.742

9.933.000

82.182.837

Nguồn: [22]

Vốn ĐTC trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 Bộ Y tế đề xuất là

38.502.000 triệu đồng; trong đó nguồn từ NSNN 21.334.000 triệu đồng; nguồn từ các khoản thu phát sinh từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ được phép bổ sung nguồn vốn đầu tư là 7.245.000 triệu đồng; số còn lại là đi vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Với tổng mức vốn đề xuất xin cấp tăng hơn 28,8% so với giai đoạn 2016 - 2020, kết hợp với kinh nghiệm quản lý, sử dụng vốn ĐTC đã tích lũy được ở giai đoạn trước, Bộ Y tế hy vọng quản lý, sử dụng vốn ĐTC giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đạt được các kết quả khả quan và giúp ngành y tế ở cấp trung ương có thể hoàn thành được các nhiệm vụ chuyên môn mà Đảng và Chính phủ đã giao phó.

Với các dự án được tài trợ bằng các nguồn vốn xã hội hóa, PPP, hay ODA, Bộ Y tế cam kết sẽ tích cực, chủ động gắn kết với các nhà đầu tư để thúc đẩy quá trình triển khai thi công và hoàn thành; đồng thời chủ động đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023