Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Tại Bộ Y Tế


xuất và phối hợp với các Bộ chức năng, nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình đầu tư, hoàn thành bàn giao các dự án này theo đúng kế hoạch.

Bộ Y tế cũng chủ động đề xuất với Chính phủ dự kiến vốn ĐTC trung hạn cho ngành giai đoạn 2026 - 2030 tăng ít nhất 28%; trong đó vốn ĐTC từ NSNN và coi như có nguồn gốc từ NSNN do Bộ Y tế quản lý, sử dụng khoảng 50.052.000 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 30%.

Trên giác độ tài chính, Bộ Y tế đã có những bước chuẩn bị khá tốt cho công tác huy động, quản lý, sử dụng vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương và trực tiếp do Bộ Y tế quản lý, nhằm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI BỘ Y TẾ

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư công

Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tổ chức, bộ máy tinh gọn, hiệu quả và tiện ích đối với người dân; Hoàn thiện quy hoạch y tế quốc gia (gồm tất cả các lĩnh vực); chuyển một số đơn vị thuộc Trung ương về địa phương quản lý; hình thành các cơ sở y tế Trung ương theo các vùng KT-XH, chú ý Tây Bắc và Tây Nguyên [34].

Theo đó, cơ chế phân cấp quản lý vốn ĐTC cho y tế tại Bộ Y tế cũng phải hoàn thiện lại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn ĐTC và có thể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến 2030.


Bộ Y tế

Ban

QLDAĐT

Các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ

Vụ TTB&CTYT

Vụ KH – TC

Xuất phát từ thực tiễn phân cấp quản lý vốn ĐTC của Bộ Y tế thời gian qua; từ yêu cầu tổ chức mô hình Ban QLDA đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng hiện hành và từ cơ chế tài chính áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đang triển khai áp dụng, luận án đề xuất mô hình phân cấp quản lý vốn ĐTC trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Y tế như hình 3.1.



Hình 3.1- Mô hình phân cấp quản lý vốn ĐTC cần áp dụng tại Bộ Y tế


Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp


Trao đổi, phối hợp


Kiểm tra, đối chiếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 22

Cơ chế phân cấp quản lý vốn ĐTC được khuyến cáo nên xây dựng như mô hình của hình 3.1 được gọi là mô hình tổ chức bộ máy và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận trong bộ máy đó theo kiểu trực tuyến - chức năng. Nó phù họp với cơ chế phân cấp quản lý nhà nước của Việt Nam và đáp ứng được yêu cầu về trách nhiệm giải trình trong quản lý vốn ĐTC; cụ thể:

- Bộ trưởng Bộ Y tế - Thủ trưởng cơ quan chủ quản đầu tư ngành y tế ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thường trực Đảng ủy Bộ Y tế về quản lý ĐTC (trong đó có quản lý vốn ĐTC) của ngành ở cấp trung ương.


- Vụ trưởng Vụ KH-TC tham mưu và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong quản lý nhà nước về kế hoạch phát triển ngành và các hoạt động tài chính (trong đó có quản lý vốn ĐTC) của ngành. Do đó, trách nhiệm giải trình trong nội bộ ngành về các vấn đề có liên quan đến kế hoạch hoạt động và tài chính ngành y tế thuộc về Vụ trưởng Vụ KH-TC hoặc Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền bằng văn bản.

- Vụ trưởng Vụ TTB&CTYT tham mưu và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật của các công trình y tế; tiêu chuẩn kỹ thuật của các trang thiết bị y tế; tiêu chuẩn, định mức về tải sản và trang bị tài sản cho hoạt động y tế; quản lý, sử dụng tài sản công của ngành theo quy định của pháp luật.

- Ban QLDA đầu tư ngành y tế được giao là chủ đầu tư các dự án của ngành; chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Y tế trong quản lý các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Cơ chế tài chính áp dụng đối với Ban QLDA đầu tư ngành y tế nên sử dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiêp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Mọi vấn đề về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng nhân sự do Giám đốc Ban QLDA đầu tư ngành y tế quyết định. Giám đốc Ban QLDA đầu tư ngành y tế chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư, quản lý dự án đầu tư; sẵn sàng phối hợp với các bộ phận chức năng thuộc Bộ Y tế trong quản lý vốn ĐTC, trong theo dõi, đánh giá hoạt động ĐTC tại các dự án ngành y tế.

- Thủ trưởng các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ có trách nhiệm chuẩn bị nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận bàn giao tài sản sau đầu tư từ Ban QLDA đầu tư ngành y tế để đưa vào hoạt động; quan hệ trực tiếp với Vụ KH-TC, Vụ TTB&CTYT để thực hiện trách nhiệm của mình về quản lý tài sản công và quản lý tài chính công với tư cách của đơn vị sử dụng NSNN theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ còn phải có trách


nhiệm sẵn sàng phối hợp với các bộ phận chức năng của Bộ theo kế hoạch; hoặc đột xuất – khi có yêu cầu của Bộ trưởng, trong việc cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, đánh giá hoạt động quản lý tài sản công, tài chính công tại đơn vị. Thông qua đó mà Lãnh đạo Bộ có cơ sở để cân nhắc, quyết định hoàn thiện lại cơ chế quản lý vốn ĐTC của ngành cho phù hợp với những diễn biến về KT-XH trong từng giai đoạn cụ thể.

Thực hiện giải pháp này không gây ra xáo trộn về cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Bộ, và chi phí có liên quan đến hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bô Y tế phát sinh không đáng kể; bởi 2 Vụ chức năng (Vụ KH-TC, Vụ TTB&CTYT) giúp Bộ trưởng trong quản lý vốn ĐTC đã có các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới ban hành trong năm 2018 vẫn giữ nguyên giá trị. Riêng đối với Ban QLDA đầu tư ngành y tế, hướng hoàn thiện lại cơ chế phân cấp quản lý vốn ĐTC của ngành, nên là:

Đối với Ban QLDA YTTĐ: Ban này được thành lập theo Quyết định số 789/QĐ-BYT ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và quản lý dự án trọng điểm theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đầu tư xây dựng mới 5 BV, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngay sau khi thành lập, Ban QLDA YTTĐ được giao làm chủ đầu tư và quản lý dự án xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và cơ sở 2 của BV Việt Đức đặt tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với kỳ vọng cuối năm 2016 sẽ hoàn thành bàn giao cơ sở 2 của cả hai BV này. Tuy vây, đến hết quý II/2021 dự án xây dựng cơ sở 2 của hai BV trên vẫn chưa hoàn thành bàn giao, vốn ĐTC đã cấp hiện đang bị tồn đọng gần 4.000.000 triệu đồng. Do đó, Ban QLDA YTTĐ nên tiếp tục duy trì để hoàn thành các nhiệm vụ của chủ đầu tư và quản lý dự án xây dựng cơ sở 2 của hai BV nói trên theo đúng quy định của pháp luật và giải tán sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.


Tiếp theo, Bộ Y tế cần sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 2 của Quyết định số 1081/QĐ-BYT ngày ngày 29 tháng 03 năm 2016 theo hướng trao nhiệm vụ chủ đầu tư và quản lý dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế cho Ban QLDA chuyên ngành xây dựng công trình y tế. Kể từ đây, Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ giữ vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư thực hiện các giao dịch với Thủ tướng Chính phủ và các bộ chức năng về quản lý ĐTC; đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện quản lý ĐTC của các bộ phận chức năng thuộc Bộ, Ban QLDA đầu tư ngành y tế, và các đơn vị SNYT trực thuộc.

Mô hình phân cấp quản lý vốn ĐTC như trên trong nội bộ ngành y tế cấp trung ương cho thấy, phân biệt rất rõ trách nhiệm của người quản lý – Lãnh đạo Bộ và các Vụ chức năng, với người thực hiện nhiệm vụ đầu tư – Ban QLDA đầu tư ngành y tế, và người sử dụng sản phẩm hoàn thành sau đầu tư - các đơn vị SNYT. Cơ quan chủ quản đầu tư có thời gian và điều kiện để thực hiện theo dõi, đánh giá quá trình quản lý vốn ĐTC đang diễn ra tại các đơn vị thuộc và trực thuộc một cách khách quan hơn; trên cơ sở đó mà cân nhắc lựa chọn các biện pháp điều chỉnh hoạt động quản lý vốn ĐTC trong phạm vi ngành phù hợp với diễn biến thực tế về kinh tế, xã hội trong từng thời gian cụ thể.

3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch vốn đầu tư công

Kế hoạch hóa trong quản lý ĐTC là một trong những công cụ đã được thể chế hóa trong quy định của Luật ĐTC và Luật NSNN thông qua các kế hoạch ĐTC trung hạn, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. Trải qua một giai đoạn đầu (2016-2020) triển khai áp dụng các loại kế hoạch nêu trên, trách nhiệm giải trình, tính tiên liệu của thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN đã có được những cải thiện đáng kể. Bước sang giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn thứ 2 tiếp tục triển khai quản lý ĐTC theo kế hoạch trung hạn càng cần phải tiếp tục hoàn thiện cả ở tầm vĩ mô; và đặc biệt càng


cần hoàn thiện ở các đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn ĐTC. Bộ Y tế là một trong những bộ được giao quản lý, sử dụng lượng vốn ĐTC hằng năm và trung hạn không nhỏ, nên càng phải quan tâm hoàn thiện quản lý khoản vốn này ngay từ khâu lập kế hoạch. Cách thức, biện pháp tiến hành hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn ĐTC tại Bộ Y tế nên thực hiện như sau:

3.2.2.1. Đối với lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn

Đây là công việc rất hệ trọng; bởi nó tạo ra khung kế hoạch vốn ĐTC cho cả một giai đoạn 5 năm của ngành. Do nhu cầu vốn để đầu tư cho lĩnh vực y tế ngày càng cao và rất cần thiết nhằm đảm bảo khám, chữa bệnh và CSSK thường xuyên tốt cho người dân. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Bộ Y tế cũng phải làm tốt phần việc này của mình thì toàn ngành mới hy vọng có hồ sơ kế hoạch ĐTC trung hạn (trong đó có kế hoạch vốn ĐTC) có chất lượng, đạt hiệu quả đầu tư cao, đem lại các công trình cơ sở VC-KT đầy đủ phục vụ nhân dân. Muốn vậy, tại Bộ Y tế cần bố trí nguồn lực để tập trung giải quyết các công việc được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện công tác hướng dẫn và giao số kiểm tra lập kế hoạch vốn ĐTC.

Phân tích thực trạng đã chỉ ra điểm yếu nhất của hướng dẫn và giao số kiểm tra từ trên xuống là không có định mức về tài chính cho các trang thiết bị y tế cần có dự kiến sẽ được lắp đặt cùng với khối lượng xây lắp hoàn thành; làm cho các đơn vị rất lúng túng trong xác định giá dự toán của các trang thiết bị này, khi lập dự toán đầu tư trung hạn nguồn NSNN. Hệ quả tất yếu là dự toán chi phí đầu tư - phần dự toán chi phí trang thiết bị y tế, do các đơn vị lập, gửi về Bộ Y tế sẽ rất khác nhau về chi phí đơn vị cho các trang thiết bị y tế cùng loại hoặc có tính năng tương đương. Hiện tượng này vừa làm khó cho cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán - Vụ KH-TC, vừa làm khó cho đơn vị đề xuất nhu cầu cấp vốn ĐTC; bởi cả hai bên đều không có được một căn cứ rõ ràng và thống nhất để dự tính cho khoản chi phí này trong dự toán.


Cách khắc phục tình trạng này nên thực hiện như sau: Trên cơ sở định mức trang thiết bị y tế đã được ban hành theo Thông tư 08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Vụ KH-TC chủ trì, phối hợp với Vụ TTB&CTYT để soạn thảo Quyết định về định mức kinh tế - kỹ thuật trang thiết bị y tế, trình Bộ trưởng duyệt, ký ban hành áp dụng trong toàn ngành. Đề xuất cần phải có quyết định về định mức kinh tế - kỹ thuật này xuất phát từ chính mối quan hệ hữu cơ giữa tài sản hiện vật và tài sản theo giá trị; giữa các căn cứ lập dự toán với dự toán chi phí cả về tổng số và theo từng khoản mục. Bởi mấu chốt để giải quyết các mối quan hệ này nằm ở giá cả của các trang thiết bị y tế. Trong khi đó các tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị y tế mới chỉ đáp ứng được yêu cầu quản lý về mặt hiện vật, hay còn gọi là định mức kỹ thuật. Vậy nên, muốn có định mức kinh tế - kỹ thuật cho các trang thiết bị y tế thì cần phải áp giá cho từng trang thiết bị đó. Giá cả cho các trang thiết bị y tế làm căn cứ xây dựng dự toán ĐTC trung hạn nên là khung giá để dễ dàng thích ứng với mỗi loại hình BV và sự biến động của giá cả thị trường (xem hình 3.2).

PHỤ LỤC

Mẫu - 01/PL

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

(Ban hành theo Quyết định số …/202…/QĐ-BYT ngày ...tháng ... năm … của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Chủng loại

Đơn vị

tính

Khung giá/1 sản

phẩm (1000 đồng) (*)

1. Hệ thống X – quang

a)

Máy X quang kỹ thuật số chụp tổng quát

Máy

1.000.000 – 1.600.000

b)

Máy X quang di động

Máy

2.000.000 – 2.900.000

c)

Máy X quang C Arm

Máy

4.500.000 – 6.300.000

..

…..


(*) Khung giá/1 sản phẩm là khung giá giả định của tác giả

Hình 3.2- Mẫu phụ lục định mức kinh tế - kỹ thuật trang thiết bị y tế


Phụ lục hướng dẫn về định mức kinh tế - kỹ thuật trang thiết bị y tế nên thiết kế theo mẫu - 01/PL. Trong đó, định mức kỹ thuật cơ bản dựa trên các tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị y tế đã được ban hành theo Thông tư 08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Y tế; khung giá/1 sản phẩm thể hiện mức giá sàn và mức giá trần mà mỗi đơn vị khi lập dự toán chi cho trang thiết bị y tế được phép lựa chọn.

Việc áp dụng khung giá cho 1 sản phẩm trong định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm:

(i) Đảm bảo sự phù hợp với thứ hạng của mỗi cơ sở y tế theo hướng cơ sở y tế được xếp hạng thấp nhất chỉ được phép áp dụng giá sàn, cơ sở y tế được xếp hạng cao nhất thì được phép áp dụng giá trần; bởi các cơ sở y tế bị xếp hạng thấp thường có chất lượng nguồn nhân lực thấp và nhu cầu khàm, chữa bệnh không nhiều, còn các cơ sở y tế được xếp hạng cao thường có chất lượng nguồn nhân lực tốt và là tuyến trên của các cơ sở y tế.

(ii) Khoảng dãn cách giữa sàn và trần của khung giá cho mỗi sản phẩm nên để dao động ở mức từ 35% đến 60%; bởi sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau có giá cả khác nhau, và dự phòng cho sự thay đổi của giá cả trong chu kỳ 5 năm của giai đoạn ĐTC. Mỗi đơn vị đề xuất dự toán chi trang thiết bị y tế lựa chọn mức giá nào đều phải giải trình được các căn cứ và phương pháp tính toán phù hợp. Trong trường hợp giá cả trên thị trường trang thiết bị y tế có những thay đổi bất thường làm cho khung giá bị lạc hậu, Bộ Y tế có văn bản sửa đổi, bổ sung khung giá cho phù hợp.

Khi và chỉ khi có định mức kinh tế - kỹ thuật cho trang thiết bị y tế thì các đơn vị có nhu cầu đầu tư mới có thể xây dựng dự toán chi trang thiết bị y tế theo từng chủng loại trang thiết bị y tế trình các Vụ chức năng thẩm định và giải trình với các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến dự toán của khoản chi này.

Trên cổng thông tin điện tử của Bộ y tế về trang thiết bị y tế hiện nay đang là các thông tin về một số ít sản phẩm, máy móc, thiết bị y tế do các đơn

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí