Hoàn Thiện Theo Dõi, Đánh Giá, Kiểm Toán, Quyết Toán Vốn Đầu Tư Công


điều kiện hiện nay, khi hạ tầng đáp ứng cho kỹ thuật số của nền kinh tế đã không ngừng được cải thiện, từng bước “số hóa” công tác hạch toán kế toán và cung cấp thông tin cũng là việc mà đơn vị chủ đầu tư phải từng bước triển khai thực hiện.

Bảng 3.3- Kế hoạch vốn ĐTC theo các quý năm 20….

Đơn vị tính: Triệu đồng


TT

Loại dự án

Kế hoạch

vốn năm

Chia ra các quý

Ghi chú

I

II

III

IV

I

Chuẩn bị đầu tư







1

BV A







2

BV B







….







II

Thực hiện dự án







1

BV C







2

Trung tâm D







….







III

Kết thúc xây dựng







1

Viện điều dưỡng F







2

BV G







….








Cộng







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 24


Thứ ba, với trách nhiệm quản lý dự án, các Ban QLDA đầu tư ngành cần phải duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thi công xây dựng thường xuyên hơn nữa để kịp thời phát hiện những sai sót về kỹ thuật, hoặc những trục trặc trong quá trình tổ chức thi công; phối hợp, hỗ trợ các nhà thầu tìm biện pháp tháo gỡ các vướng mắc trong phạm vi cho phép. Trường hợp các dự án đã có hợp đồng thuê tư vấn giám sát thi công, Ban QLDA đầu tư ngành cũng phải có cách kiểm tra giám sát đối với các nhà thầu tư vấn giám


sát để đánh giá, phân loại chất lượng giám sát của các nhà thầu và các cá nhân thực hiện giám sát của từng nhà thầu. Nhờ đó có được thông tin đa chiều về chất lượng của tư vấn giám sát thi công; đồng thời ngăn chặn được những hiện tượng thông đồng giữa bên thi công với bên giám sát nhằm “rút ruột công trình”.

3.2.4. Hoàn thiện theo dõi, đánh giá, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư công

Theo dõi, đánh giá là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện trong hoạt động ĐTC. Thực hiện nhiệm vụ này trước hết phải là Bộ trưởng Bộ Y tế - với tư cách chủ tài khoản được Chính phủ giao quản lý vốn ĐTC ngành y tế ở cấp trung ương; tiếp đến là các cơ quan chức năng giúp việc cho Bộ trưởng; và các Ban QLDA đầu tư ngành - với tư cách đơn vị chủ đầu tư. Tuy nhiên, thực tế triển khai quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế thời gian qua cho thấy mức độ thực hiện nhiệm vụ này ở các cấp trong ngành còn ít, dẫn đến có không ít sai phạm đã phát lộ làm thất thoát vốn và gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Cách khắc phục tình trạng này nên thực hiện như sau:

Thứ nhất, các Ban QLDA đầu tư ngành phải rà soát lại quy chế công khai, quy chế dân chủ mà đơn vị đã ban hành có đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch của cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế quản lý vốn ĐTC hay chưa? Nếu đạt, thì trình cấp ủy thông qua phương án tổ chức hoạt động theo dõi, đánh giá trong đơn vị. Nếu chưa đạt, thì hoàn thiện lại các quy chế đó cùng phương án tổ chức hoạt động theo dõi, đánh giá trong đơn vị trình cấp ủy thảo luận, thông qua, và cho phép triển khai áp dụng. Căn cứ vào Nghị quyết của cấp ủy về tổ chức hoạt động theo dõi, đánh giá công tác quản lý vốn ĐTC trong đơn vị, người đứng đầu cấp ủy chỉ đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện.

Chủ tịch công đoàn của đơn vị phải là người đầu tiên nhận lấy trách


nhiệm tổ chức cho các đoàn viên của mình theo dõi, đánh giá về tình hình quản lý vốn ĐTC trong đơn vị; bởi công đoàn là tổ chức quần chúng rộng rãi và là tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi về mọi mặt cho người lao động, và công đoàn được coi là tổ chức trụ cột để thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, do quản lý vốn ĐTC rất đa dạng, phức tạp, bị dẫn chiếu bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; nên giám sát quản lý vốn ĐTC của tổ chức công đoàn chỉ có thể thành công khi và chỉ khi các đoàn viên công đoàn được phân công giám sát theo từng lĩnh vực phù hợp với khả năng và lĩnh vực chuyên môn mà họ trực tiếp hoạt động. Nên phân công nhân lực và không ngừng đào tạo bồi dưỡng nhân lực nâng cao khả năng giám sát quản lý vốn ĐTC ở đơn vị lại trở thành nhiệm vụ thường xuyên mà tổ chức công đoàn phải lo liệu. Quy trình tổ chức hoạt động giám sát và phản ánh thông tin về quản lý vốn ĐTC trong đơn vị cũng cần phải được quy định cụ thể trong quy chế giám sát của tổ chức công đoàn để tránh tình trạng cung cấp thông tin; hoặc phát ngôn không đúng lúc, đúng chỗ; hoặc lạm dụng quy chế dân chủ ở cơ sở gây cản trở quá trình quản lý vốn ĐTC và hoạt động ĐTC của đơn vị. Mọi vi phạm về thu thập, xử lý, phản ánh thông tin từ hoạt động giám sát do tổ chức công đoàn thực hiện đều phải có chế tài xử lý phù hợp.

Kết thúc mỗi quý các Ban QLDA đầu tư ngành phải lập báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị; trong đó có báo cáo giám sát đầu tư; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công việc, quản lý, sử dụng vốn ĐTC cũng như vướng mắc tồn tại, đè xuất, kiến nghị giải quyết để hoàn thành công việc gửi các Vụ chức năng và Lãnh đạo Bộ. Trên cơ sở đó, các Ban QLDA đầu tư ngành có thể tranh thủ chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ để phối hợp với các bộ phận chức năng giải quyết kịp thời các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành dự án đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đúng mục tiêu đề ra đem lại hiệu quả đầu tư cao.

Thứ hai, từ các Vụ chức năng. Hai Vụ tham mưu đắc lực cho Bộ


trưởng trong quản lý vốn ĐTC của ngành ở cấp trung ương là Vụ KH-TC và Vụ TTB&CTYT cần hoàn thiện lại một số điểm trong theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn ĐTC của Chủ đầu tư như sau:

Vụ KH-TC: Kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ, đúng hạn các yêu cầu lập kế hoạch vốn ĐTC trung hạn và hằng năm; rà soát đối chiếu để đảm bảo tính phù hợp giữa các chỉ tiêu của kế hoạch vốn ĐTC hằng năm với kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm đã được lập theo phương thức cuốn chiếu; rà soát đối chiếu để đảm bảo tính phù hợp giữa giữa kế hoạch tài chính

– NSNN 03 năm với kế hoạch ĐTC trung hạn, và kế hoạch tài chính 05 năm của ngành. Trong quá trình tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC, Vụ KH-TC cần kiểm tra, hướng dẫn Chủ đầu tư làm đúng quy định của pháp luật về dấu thầu và ký kết các hợp đồng giao, nhận thầu thi công theo các gói thầu; đặc biệt phải nhấn mạnh đến tính khách quan trong chấm thầu để chọn được các nhà thầu có năng lực. Bên cạnh đó, Vụ KH-TC phải siết chặt lại yêu cầu lập, gửi báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn ĐTC hằng quý của Chủ đầu tư tới Vụ. Trên cơ sở đó, Vụ KH-TC thẩm định và có những nhận xét bổ sung cho báo cáo đánh giá hằng quý của Chủ đầu tư, trình Bộ trưởng Bộ Y tế. Mỗi khi nhận được hồ sơ quyết toán công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành, Vụ KH-TC phải thẩm định và cho ý kiến đánh giá về hồ sơ quyết toán trước khi trình Bộ trưởng duyệt, ký. Vụ KH-TC phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các tài liệu thuộc hồ sơ quyết toán đã được thẩm định trước Bộ trưởng và các cơ quan nhà nước khác khi họ thực hiện chức năng hậu kiểm. Việc so sánh, đối chiếu giữa báo cáo đánh giá quản lý vốn ĐTC hằng quý với số liệu đề nghị quyết toán hằng năm của các Ban QLDA đầu tư ngành cũng là công việc bắt buộc Vụ KH-TC phải thực hiện nghiêm túc. Bất kỳ một sự sai lệch nào về vốn ĐTC giữa số liệu hằng quý với số liệu cả năm nhất thiết phải được kiểm tra lại và yêu cầu các Ban QLDA đầu tư ngành phải giải trình cụ thể. Vụ KH-TC chỉ chấp nhận tổng hợp số liệu quyết toán vốn ĐTC


của các Ban QLDA đầu tư ngành vào BCQT năm của ngành trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt khi các số liệu đó đảm bảo tính hợp pháp. Những tài liệu quyết toán năm đã được Vụ KH-TC thẩm định và chấp thuận, thì Vụ có trách nhiệm giải trình với các tổ chức, cá nhân mỗi khi họ có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.

Vụ TTB&CTYT: Thực hiện theo dõi, đánh giá ngay từ khi thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn đấu thầu trang thiết bị y tế của đơn vị chủ đầu tư; đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mức giá, và chế độ bảo trì, bảo hành của các nhà cung cấp trang thiết bị y tế có tham gia dự thầu. Trên cơ sở đó, Vụ TTB&CTYT tư vấn cho đơn vị chủ đầu tư cách thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, và ký kết hợp đồng giao, nhận thầu phù hợp. Căn cứ vào tiến độ triển khai thi công xây dựng của các dự án, Vụ TTB&CTYT cần xác lập kế hoạch triển khai theo dõi, đánh giá qúa trình mua, bán, tiếp nhận bàn giao các trang thiết bị y tế mà chủ đầu tư đã ký kết với các nhà thầu, để thực hiện hoạt động kiểm tra và có các nhận xét đánh giá về chủng loại, chất lượng, mức giá của các trang thiết bị y tế mà chủ đầu tư đã mua và đưa vào lắp đặt. Khi phát hiện có những sự cố bất thường liên quan đến trang thiết bị y tế đã mua để đưa vào lắp đặt tại các dư án ĐTC, Vụ TTB&CTYT nhất thiết phải yêu cầu đơn vị chủ đầu tư giải trình. Trường hợp giải trình của đơn vị chủ đầu tư về trang thiết bị y tế đã mua và đưa vào lắp đặt không đạt, Vụ TTB&CTYT có quyền yêu cầu tạm dừng lắp đặt và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xử lý. Theo dõi, đánh giá về tình hình mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế bằng vốn ĐTC phải được Vụ TTB&CTYT thực hiện dựa trên các báo cáo đánh giá hoạt động ĐTC hằng quý, hằng năm do đơn vị chủ đầu tư lập, gửi; kết hợp với kiểm tra thực địa theo kế hoạch hoặc đột xuất của Vụ để đảm bảo tính chính xác ở mức cao nhất. Vụ TTB&CTYT phải chịu trách nhiệm về chủng loại, chất lượng, mức giá của các trang thiết bị y tế đã được Vụ kiểm tra, đánh giá và đồng ý cho phép nghiệm thu cùng với khối lượng XDCB hoàn thành.


Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Căn cứ vào các báo cáo đánh giá hoạt động ĐTC hằng quý, hằng năm do đơn vị chủ đầu tư lập, gửi; báo cáo đánh giá hoạt động ĐTC hằng quý, hằng năm do các Vụ chức năng lâp, gửi; báo cáo kết luận thanh tra, và báo cáo kiểm toán (nếu có) để đối chiếu, so sánh, phát hiện những vấn đề không đồng nhất mà yêu cầu các đơn vị có liên quan giải trình rõ thêm. Trong trường hợp giải trình của các đơn vị vẫn không có sức thuyết phục, hoặc dư luận có những nhận định không tốt về quản lý vốn ĐTC ngành y tế, Bộ trưởng có thể yêu cầu Thanh tra Bộ vào cuộc để tiến hành thanh tra đột xuất. Đôi khi sự xuất hiện trực diện của Bộ trưởng trong các cuộc kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý vốn ĐTC ở một vài dự án nào đó, sẽ mang lại những tác động tích cực cho cả trong và ngoài đơn vị được kiểm tra. Chỉ khi tính xác thực của các thông tin có liên quan đến quản lý, sử dụng vốn ĐTC trong ngành đã đảm bảo, Bộ trưởng mới duyệt, ký các báo cáo để gửi các Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Những báo cáo tài chính, BCQT mà Bộ trưởng đã phê duyệt, Bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình trong nội bộ ngành và các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy, để đảm bảo uy tín trong phê duyệt các BCQT; đặc biệt là các BCQT dự án hoàn thành, Bộ trưởng Bộ Y tế cần dựa vào các thông tin có được từ các báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, với tư cách là chủ tài khoản vốn ĐTC của toàn ngành, nên tình hình biến động, số hiện có của vốn ĐTC cho ngành y tế ở cấp trung ương luôn phải được phản ánh và cập nhật hằng ngày cho Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhờ đó, mỗi khi Thủ tướng Chính phủ cần báo cáo, các cơ quan nhà nước khác cần thông tin về tình hình quản lý vốn ĐTC của ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế sẵn sàng cung cấp; đồng thời cũng là một trong những căn cứ thực tiễn để Bộ trưởng cân nhắc, quyết định điều phối vốn ĐTC trong toàn ngành hướng tới hiệu quả một cách cao nhất.

Sự phối hợp đồng bộ trên - dưới, sự vào cuộc của các tổ chức, sự phát huy quyền làm chủ của người lao động ở đơn vị chủ đầu tư, và tính trách


nhiệm rõ ràng của thủ trưởng ở từng cấp trong theo dõi, đánh giá quản lý vốn ĐTC như trên sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trong quản lý điều hành vốn ĐTC tại Bộ Y tế.

Tuy nhiên, các giải pháp nêu trên chỉ có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất khi và chỉ khi nó được đặt trong môi trường thể chế phù hợp và các yếu tố được coi là những điều kiện thuận lợi khác. Môi trường thể chế phù hợp và các yếu tố được coi là những điều kiện thuận lợi khác hợp thành các điều kiện để thực hiện giải pháp.

3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1. Môi trường thể chế phù hợp

Trên giác độ vĩ mô, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ định hướng cải cách, đổi mới về thể chế; đó là: “Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội” [35, tr.97].

Quyết tâm chính trị đó của Đảng Cộng sản Việt Nam được cụ thể hóa trên các giác độ:

(i) Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng;

(ii) Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước;

(iii) Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra còn có một số nhiệm vụ khác về hoàn thiện thể chế cho giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030 cũng đã đươc xác lập trong đường lối lãnh đạo của Đảng ở giai đoạn này. Đảng Cộng sản Việt Nam kỳ vọng, khi


kết thúc nhiệm kỳ 2021 - 2025 các nhiệm vụ cơ bản về hoàn thiện thể chế quản lý nền kinh tế như đã nêu trên sẽ trở thành hiện thực.

Định hướng hoàn thiện thể chế từ cơ quan có quyền lãnh đạo cao nhất đã rõ ràng, vấn đề còn lại là chỉ đạo triển khai và cách thức tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nền kinh tế nói chung, và quản lý vốn ĐTC cho y tế nói riêng từ các cơ quan quyền lực và cơ quan hành pháp trong bộ máy nhà nước. Phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi cho rằng môi trường thể chế cần phải hoàn thiện để giúp cho các giải pháp quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế có thể phát huy, bao gồm:

Thứ nhất, sự vào cuộc của Đảng ủy Bộ Y tế trong lãnh đạo hoạt động ĐTC và quản lý vốn ĐTC của ngành phải được thể hiện rõ ràng hơn. Trong điều kiện hiện nay, Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng ở mọi cấp, mọi ngành; đồng thời cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy luôn phải là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với mọi hoạt động của đơn vị. Trên tinh thần đó, đảng ủy Bộ Y tế cần phải đưa quản lý ĐTC và quản lý vốn ĐTC của ngành trở thành một trong những nội dung của nghị quyết đảng ủy thường kỳ. Trên cơ sở đó mà đảng ủy Bộ có được các đánh giá xác đáng về tiến trình thực hiện ĐTC và có các biện pháp chỉ đạo kịp thời cho hoạt động này.

Thứ hai, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các Vụ chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ khác để sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trang thiết bị y tế để làm cơ sở cho quản lý vốn ĐTC của ngành.

Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các Vụ chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ khác để sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế tự chủ cho các đơn vị SNYT công lập. Hiện đã có cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập và khung chung cho các đơn vị SNYT công lập theo quy định của Nghị định 60/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành; nhưng tự chủ về nhân sự thì chưa được nhắc đến. Vậy nên, một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023