Mối Quan Hệ Giữa Các Bên Trong Quy Trình Lập Kế Hoạch Vốn Đtc Trung Hạn Ngành Y Tế Cấp Trung Ương


vị, nhà thầu và các hãng thiết bị cập nhật sau khi trúng thầu (danh mục, cấu hình và giá hợp đồng của các dự án). Vụ TTB&CTYT phối hợp với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, để có sự chủ động kiểm duyệt, cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin về danh mục, cấu hình, đơn giá trang thiết bị y tế đã được kiểm soát chặt chẽ; đã được đối chiếu với thông tin của các hãng trang thiết bị y tế ở các nước có liên quan; đã được đối chiếu với thông tin nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính, nhằm cung cấp thông tin chính xác về danh mục cấu hình, giá cả, các hãng hiện đang cung cấp cho các đơn vị và bộ phận cần quan tâm. Nhờ đó, dự toán chi mua sắm trang thiết bị y tế từng bước công khai hơn, minh bạch hơn; và tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho quá trình triển khai thực hiện mua sắm, thanh, quyết toán, theo dõi, đánh giá, kiểm toán khoản chi đó sau này.

Bộ trưởng Bộ Y

Vụ TTB&CTYT

Thứ hai, làm rõ hơn quy trình lập kế hoạch vốn ĐTC trong phạm vi ngành ở cấp trung ương và trách nhiệm của các bên có liên quan trong quy trình đó. Quy trình lập kế hoạch vốn ĐTC trung hạn ngành y tế cấp trung ương và mối quan hệ giữa các bên có liên quan được phản ánh như hình 3.3.


Bộ Tài chính

Thủ tướng Chính

Bộ KH&ĐT


Vụ KH-TC

Các đơn vị SNYT

Hình 3.3- Mối quan hệ giữa các bên trong quy trình lập kế hoạch vốn ĐTC trung hạn ngành y tế cấp trung ương


Ghi chú:

Quan hệ chặt chẽ, đầy đủ trong toàn bộ quy trình


Quan hệ phối hợp


Theo dõi, đánh giá, phản hồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 23


Nguồn: Đề xuất của tác giả Trong phạm vi ngành y tế ở cấp trung ương:

Bộ trưởng Bộ Y tế giao hai Vụ chức năng (Vụ KH-TC, Vụ TTB&CTYT) soạn thảo văn bản hướng dẫn lập kế hoạch ĐTC trung hạn trình Bộ trưởng ký lưu hành trong toàn ngành.

Hai Vụ chức năng trực tiếp hướng dẫn các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ Y tế lập kế hoạch ĐTC trung hạn của các đơn vị giai đoạn kế tiếp.

Các đơn vị SNYT dựa trên kế hoạch hoạt động; quy hoạch phát triển đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng của mình để lập kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn kế tiếp của đơn vị mình để lập, trình “Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và Tờ trình xin phê duyệt Chủ trương đầu tư” gửi Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt Chủ trương đầu tư.

Hai Vụ chức năng phối hợp thẩm định, trao đổi, xác lập quy mô và cơ cấu vốn ĐTC trung hạn giai đoạn kế tiếp cho các đơn vị SNYT trực thuộc Bộ Y tế; thông báo cho các đơn vị, và lập Báo cáo kế hoạch vốn ĐTC trung hạn của ngành theo phạm vi được phân công trình Bộ trưởng duyệt.

Nếu Bộ trưởng Bộ Y tế nhất trí với phương án lập kế hoạch ĐTC trung hạn của ngành do hai Vụ chức năng đề xuất, thì giao lại cho hai Vụ này hoàn thiện hồ sơ kế hoạch ĐTC của ngành; trong đó: Vụ TTB&CTYT hoàn thành việc thẩm định phần hồ sơ có liên quan đến danh mục, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư và các thuyết minh kèm theo; Vụ KH-TC hoàn thành phần hồ sơ có liên quan đến quy mô đầu tư, các nguồn vốn đầu tư, dự toán chi phí của các dự án đầu tư và các thuyết minh kèm theo.

Vụ KH-TC chịu trách nhiệm chủ trì cùng với Vụ TTB&CTYT và các Vụ, Cục chức năng có liên quan (Vụ Pháp chế; Cục Quản lý Khám, chữa


bệnh; Cục Quản lý môi trường y tế; …) tổ chức họp thẩm định, phê duyệt Chủ trương đầu tư. Kiểm tra, tổng hợp cuối cùng hồ sơ kế hoạch ĐTC trung hạn ngành y tế giai đoạn kế tiếp trình Bộ trưởng Bộ Y tế duyệt, ký trước khi gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Sau khi kế hoạch ĐTC trung hạn của ngành giai đoạn kế tiếp đã được Chính phủ phân bổ, Bộ trưởng Bộ Y tế giao hai Vụ chức năng hoàn thiện lại kế hoạch ĐTC trung hạn của ngành, trình Bộ trưởng duyệt, ký quyết định phân bổ kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC trung hạn cho các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ quyết định phân bổ kế hoạch ĐTC trung hạn của Bộ trưởng Bộ Y tế, hai Vụ chức năng tiếp tục giao kế hoạch ĐTC trung hạn cho các đơn vị trực thuộc theo đúng phạm vi thẩm quyền của mình.

Làm rõ quy trình và phân định rõ trách nhiệm của thủ trưởng mỗi cấp có liên quan đến lập kế hoạch ĐTC trung hạn (trong đó có kế hoạch vốn ĐTC) ngành y tế ở cấp trung ương như trên là căn cứ để thực hiện trách nhiệm, giám sát thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng mỗi cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Thông qua đó mà góp phần hoàn thiện thể chế trong quản lý ĐTC của toàn ngành y tế, đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của người dân về sử dụng các dịch vụ y tế trong điều kiện mới.

Một điểm lưu ý đối với ngành y tế khi lập kế hoạch vốn ĐTC trung hạn rất cần phải có khái toán cả về tổng số và cơ cấu đáp ứng cho nhu cầu đầu tư theo từng bước của trình tự ĐTC, và các cơ cấu bộ phận hợp thành giá trị khối lượng hoàn thành của từng hạng mục công trình hoặc của cả dự án; các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp các dự toán để hình thành kế hoạch vốn ĐTC cho ngành phải đề cao trách nhiệm và yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch vốn ĐTC đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc nay vẫn có sự hoạt động theo cơ chế “xin, cho”. Các đơn vị có mối quan hệ tốt với Lãnh đạo Bộ; lãnh đạo Vụ KH-TC thường được ưu ái phê duyệt Chủ


trương đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn hơn là các đơn vị khác. Cần có sự kiểm tra, giám sát lại hoạt động sau thẩm định để siết chặt quản lý và chỉ rõ trách nhiệm nếu có của các bộ phận có liên quan, nhằm đem lại hiệu quả đầu tư cho các đối tượng dự án có nhu cầu cấp thiết chính xác và hợp lý cao.

3.2.2.2. Đối với lập kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm

Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch vốn ĐTC hằng năm thời gian qua tại Bộ Y tế, xét về hình thức, các đơn vị SNYT trực thuộc và các Vụ chức năng của ngành đã làm khá tốt công việc này. Tuy nhiên, khi xem xét về nội dung hay thực chất sự vật hiện tượng, thì vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện; cụ thể là:

Sự vận dụng để có được sự gắn kết giữa kế hoạch vốn ĐTC hằng năm với kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm tại các đơn vị sử dụng ngân sách của ngành chưa cao. Hiện tượng này được thể hiện rõ nhất thông qua sự thiếu đồng bộ giữa các nguồn lực để thực hiện hoạt động đầu tư, và thiếu cả sự đồng bộ giữa các nguồn lực trong khai thác, sử dụng công trình sau khi hoàn thành bàn giao. Ví dụ, có một số dự án vốn kế hoạch đã được cấp nhưng lại chưa có mặt bằng sạch để tiến hành thi công; hay có những dự án hay hạng mục dự án hoàn thành bàn giao nhưng nhân lực để quản lý khai thác, sử dụng công năng của các tài sản sau đầu tư lại không đáp ứng được yêu cầu. Vậy nên, hai Vụ chức năng giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định, tổng hợp kế hoạch vốn ĐTC hằng năm của các đơn vị SNYT trực thuộc cần phải tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu và cách thức lập kế hoạch vốn ĐTC hằng năm với cách lập kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm theo phương thức cuốn chiếu của từng đơn vị; mọi nghiệp vụ phát sinh làm lệch lạc số liệu giữa hai loại kế hoạch này của từng đơn vị nhất thiết phải gạt bỏ và thông báo rõ ràng cho các đơn vị trong ngành được biết và cùng rút kinh nghiệm.

Hết sức tránh lặp lại tình trạng đã xảy ra thời gian qua, như: Vụ KH-TC đã tự tham mưu báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư cho


07 dự án thuộc nhóm Pháp y đều được giao vốn rất ít, không đủ để thực hiện hoàn thành dự án, ví dụ như Viện Pháp y tâm thần TP Hồ Chí Minh chỉ cấp 56 tỷ trong khi dự kiến đầu tư tại vị trị mới đất thuộc huyện Bình Chành thì chi phí giải phóng mặt bằng dự toán đã là hơn 50 tỷ..., dẫn đến không thể thực hiện dự án trong kế hoạch trung hạn 2016-2020. Một số đơn vị đề xuất dự án có mối liện hệ mật thiết với Lãnh đạo Bộ, Vụ KH-TC thì trình xin vượt quá số vốn theo nhu cầu cần thiết đầu tư và khả năng hấp thụ xử lý vốn đầu tư trong kỳ của mình nên dẫn đến kế hoạch và phê duyệt bố trí vốn không chính xác làm đọng vốn phải điều chuyển sang đơn vị thiếu vốn, các nguồn vốn đã được cấp quá 02 năm thì bị Chính phủ thu hồi làm mất vốn của toàn ngành, trách nhiệm này thuộc về Vụ KH-TC. Hiện tượng này chỉ có thể được khắc phục khi lãnh đạo Bộ Y tế và các Vụ, Cục có liên quan, đơn vị SNYT trực thuộc được phép sử dụng vốn ĐTC hiểu rõ và thực thi nghiêm túc pháp luật về ĐTC, pháp luật về NSNN, pháp luật về kế toán, thống kê, pháp luật về thanh tra, kiểm toán, … luôn phải được soi chiếu, xử lý trong từng nghiệp vụ quản lý vốn ĐTC. Trên cơ sở đó mà họ mới có thể sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, ràng buộc về mặt pháp lý mà cơ quan tham mưu luôn phải đổi mặt; để từ đó đặt ra các yêu cầu hoặc chỉ đạo lựa chọn các giải pháp phù hợp làm dịu đi sự căng thẳng giữa cung - cầu về vốn ĐTC trong phạm vi ngành ngay từ khi lập kế hoạch hằng năm.

3.2.3. Hoàn thiện chấp hành vốn kế hoạch đầu tư công

Thứ nhất, hoàn thiện lại cơ chế đấu thầu và giao, nhận thầu các dự án ĐTC do Bộ Y tế quản lý.

Sau khi thực hiện phân cấp cho các Ban QLDA đầu tư ngành thực hiện đầu tư các dự án của Bộ Y tế như đã đề cập ở mục 3.2.1, thì cơ chế quản lý đầu thầu, giao, nhận thầu các dự án ĐTC do Bộ Y tế quản lý sẽ được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ như hình 3.4.

Ý tưởng thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong quản lý đấu thầu


Vụ TTB&CTYT

Vụ KH-TC

BQLDAĐT

các dự án ĐTC của Bộ Y tế như hình 3.4 dưới đây nhằm đề cao tính trách nhiệm của các Ban QLDA đầu tư ngành với tư cách là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền làm chủ đầu tư.


Bộ trưởng


Các nhà thầu

Hình 3.4- Mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong quản lý đầu thầu và giao, nhận thầu

Ghi chú:

Báo cáo, kiểm tra, chỉ đạo, xử lý


Báo cáo, thẩm định, hướng dẫn


Báo cáo, kiểm tra, chỉ đạo


Mọi hoạt động từ đấu thầu đến giao, nhận thầu,

giám sát thi công, nghiệm thu thanh toán, bảo hành sản phẩm

Việc đề xuất nâng cao trách nhiệm của các Ban QLDA đầu tư ngành dựa trên những căn cứ sau:

- Phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế với cương vị là người đứng đầu của cơ quan chủ quản đầu tư và trách nhiệm của các chủ đầu tư là các Ban QLDA đầu tư của ngành. Nhờ đó, Bộ trưởng Bộ Y tế không bị cuốn vào việc phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chủ đầu tư dự án; thay vào đó là thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh và xử lý các hoạt động ĐTC trong toàn ngành phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế. Mặt khác,


Giám đốc các Ban QLDA đầu tư ngành phải tích cực, chủ động bố trí, sắp xếp, sử dụng mọi nguồn lực một cách hợp lý để có thể hoàn thành được nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án mà Bộ trưởng đã giao cho.

- Cơ chế quản lý đối với Ban QLDA đầu tư ngành là cơ chế quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; nên trao quyền tự chủ cho thủ trưởng đơn vị này cao hơn là xu hướng được Chính phủ khuyến khích.

- Hai Vụ chức năng tham mưu cho Bộ trưởng quản lý vốn ĐTC của ngành, trong quá trình chấp hành vốn ĐTC chỉ thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, thẩm định, tổng hợp các báo cáo phản ánh tình hình hoạt động của chủ đầu tư trình Bộ trưởng là phù hợp với cơ chế phân cấp quản lý NSNN theo quy định của pháp luật.

- Mọi vấn đề liên quan đến quản lý các nhà thầu và giải trình trước các cơ quan thanh tra, kiểm toán, và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của pháp luật, thuộc trách nhiệm của các Ban QLDA đầu tư ngành. Các Ban QLDA đầu tư ngành còn phải phối hợp với các nhà thầu để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đảm bảo chất lượng các công trình hoàn thành cho đến khi kết thúc thời gian bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Cơ chế quản lý đấu thầu, giao, nhận thầu đối với các dự án ĐTC ngành y tế được vận hành như trên rất rõ ràng về trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; tạo ra tính độc lập tương đối giữa các bộ phận có trách nhiệm trong quản lý vốn ĐTC của ngành y tế; và trở thành động lực thúc đẩy những người đứng đầu các bộ phận phải nỗ lực vươn lên, nỗ lực phối hơp để cùng nhau hoàn thành các mục tiêu ĐTC của ngành y tế.

Thứ hai, phải thiết lập lại và siết chặt yêu cầu quản lý điều hành vốn ĐTC theo từng quý. Khi nguồn hình thành vốn ĐTC cho y tế chủ yếu từ NSNN, thì tình hình hoàn thành kế hoạch thu NSNN ở từng tháng trong năm ngân sách có ảnh hưởng mang tính quyết định đến mức độ cấp vốn NSNN


cho ĐTC của ngành y tế. Mặt khác, quản lý điều hành ngân quỹ nhà nước là trách nhiệm của KBNN. Nên KBNN luôn phải chủ động được nguồn vốn bằng tiền để đáp ứng cho các nhu cầu chi đã được duyệt theo dự toán; trong đó có chi ĐTC cho y tế. Do đó, kế hoạch thu, chi quý của từng đơn vị sử dụng NSNN luôn được coi là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN lập kế hoạch điều chuyển vốn bằng tiền trong hệ thống của mình. Vậy nên chủ đầu tư các dự án ĐTC ngành y tế, nhất thiết phải quan tâm đến lập kế hoạch chi vốn đầu tư hằng quý phù hợp với phạm vi đã được phân cấp quản lý trong nội bộ ngành.

Thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm duyệt, ký vào kế hoạch vốn ĐTC theo quý trong năm tài chính, gửi Vụ KH-TC để báo cáo và kiểm tra; gửi KBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện; và lưu tại đơn vị để làm căn cứ đối chiếu, so sánh, đánh giá tình hình chấp hành vốn kế hoạch ĐTC theo quý đã qua; đồng thời cân nhắc, điều chỉnh vốn kế hoạch ĐTC và xác lập các biện pháp điều hành cho các quý còn lại. Kế hoạch vốn ĐTC theo quý trong từng năm có thể lập theo mẫu của bảng 3.3.

Rõ ràng lập và thực hiện vốn kế hoạch ĐTC theo quý là một trong những công cụ rất hữu dụng cho quá trình tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC ở đơn vị chủ đầu tư; và cũng là công cụ hữu dụng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC tại các đơn vị chủ đầu tư và đưa ra những cảnh báo kịp thời về mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị.

Cùng với việc lập và tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC theo quý, đơn vị chủ đầu tư còn phải tổ chức và thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán để phản ánh chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của vốn ĐTC tại đơn vị. Thông qua đó mà có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình quản lý vốn và tiến độ thực hiện của mỗi dự án thuộc phạm vi quản lý cho thủ trưởng đơn vị và các cơ quan cấp trên theo quy định. Trong

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí