quản lý. Thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác; có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo,..) cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình; Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tư vấn đối với chuyên gia đầu ngành (trong và ngoài nước) trong các lĩnh vực CN cao phục vụ cho việc xây dựng và phát triển khu CN cao, khu công nghiệp CN thông tin của Thành phố.
Đối với việc thu hút nhân tài cho khu vực tư, Thành phố ưu tiên cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các khâu cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng; ưu tiên thu hút nhân tài làm việc cho khu CN cao thông qua chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính về cấp phép lao động và cấp sổ lao động trong khu CN cao; hỗ trợ xây dựng khu vực lưu trú hiện đại về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội dành riêng cho đội ngũ trí thức làm việc tại khu CN cao; cải tạo các tuyến giao thông nội thị và phát triển các loại hình giao thông hiện đại nhằm kết nối các khu CN cao, khu công nghiệp, CN thông tin với trung tâm Thành phố theo hướng thuận tiện và đa dạng.
Thành phố cũng cần có những chính sách thỏa đáng hơn nữa để giữ chân nguồn nhân lực này: Chính sách ưu đãi về vật chất: cấp nhà, trả lương thỏa đáng so với trình độ của họ; Đối với gia đình của nguồn lao động này được ưu tiên nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố; Có môi trường làm việc tốt phát huy được khả năng sáng tạo... ; Cần xây dựng cơ chế sử dụng người hợp lý, tạo được nhiều nhân tài.
Bồi dưỡng nguồn nhân lực có những tố chất tốt. Ngoài những thù lao vật chất mà họ được hưởng cần khơi dậy lòng yêu nước, sự trăn trở về sự tụt hậu của đất nước, sự phát triển của thành phố và đơn vị từ đó họ cống hiến hết sức mình cho sự phồn thịnh của thành phố, quốc gia; có tư tưởng tiến bộ, luôn trau dồi, mở mang kiến thức vừa hiểu biết về khoa học CN lại vừa có kiến
thức về kinh tế; Tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp...
- Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo với nước ngoài.
Khai thác khả năng học tập, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật, CN tiên tiến của quốc tế bằng biện pháp gửi sinh viên đi đào tạo đại học, sau đại học, giáo viên đi thực tập sinh, trao đổi học giả ở các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực, đặc biệt là đào tạo đại học và sau đại học để triển khai các dự án hợp tác đào tạo, trao đổi cán bộ/sinh viên, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc tế, mời giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy một số môn hoặc thực hiện các buổi seminar khoa học; mở rộng các chương trình đào tạo tiên tiến. Tiếp tục phát huy các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín chất lượng trên thế giới. Khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các tổ chức quốc tế như WB, OECD, ADB,... để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - CN, phát triển nhân lực.
4.2.2.2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2020
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Tạo Nền Tảng Và Động Lực Cho Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Các Giải Pháp Nhằm Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Mở Rộng Thị Trường Để Thu Hút Và Phát Huy Các Nguồn Lực Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Năm Cuối Thế Kỷ Xx, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 22
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của thành phố giai đoạn 2011 - 2020, cần phải có hệ thống biện pháp huy động vốn một cách rất tích cực và tập trung, tạo ra sự "bùng nổ" trong đầu tư phát triển sản xuất. Vì vậy, huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển phải được xác định như một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu.
Đối với các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung (bao gồm nguồn trung ương hỗ trợ, vốn các chương trình): Huy động tốt các nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách đây là nguồn nội lực cơ bản của thành phố: đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực thu ngân sách tạo điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế và các tầng lớp nhân dân. Triển khai thực hiện tốt công tác HĐH CN, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách phù hợp với
tiến trình hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, khách hàng và nhân dân, cải tiến phương thức quản lý thu theo hướng nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện cơ chế tự tính - tự khai - tự nộp; đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát được hoạt động tài chính của các đối tượng để thu hồi đầy đủ, kịp thời các khoản thu thuế phí vào ngân sách.
Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, công sản, cụ thể hóa cơ chế chính sách, cho phù hợp với điều kiện thực tế thành phố nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động giao dịch bất động sản, đẩy mạnh tổ chức bán đấu giá công khai quỹ đất, quỹ nhà; hoạt động có hiệu quả Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng nhằm huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư: Tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng: Để tạo sức hút đầu tư cho các thành phần kinh tế ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp, triển khai và đẩy mạnh cho vay theo hình thức bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn này tùy thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu… Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết…để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.
Đối với nguồn vốn đầu tư từ dân và doanh nghiệp: Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư
thông thoáng trong việc tiếp cận với các cơ hội kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục, quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường, tiếp cận với các nguồn vốn và các quan hệ tài chính, tín dụng nhằm phát huy cao độ các nguồn lực để phát mạnh khu vực kinh tế tư nhân góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố.
Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Xúc tiến việc quảng bá tạo cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, trọng tâm là: tuyên truyền quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư thuận lợi ở thành phố; xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất - kinh doanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật…Điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách khuyến khích về đầu tư và kinh doanh đổi mới CN, vào các lĩnh vực CN cao, phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, phát triển mạnh các loại hình du lịch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và mở rộng thị trường xuất khẩu…Công khai hóa các quy trình thủ tục hành chính để đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư tạo điều kiện thuận lợi và thực hiện các thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
4.2.2.3. Lựa chọn và phát triển mạnh khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh phát triển KH&CN từng bước phát triển KTTT phục vụ CNH, HĐH trong những năm tới thành phố cần chú trọng một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất: Lựa chọn, áp dụng CN phù hợp. Trong dây chuyền sản xuất cần HĐH từng phần, từng công đoạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước. Lựa chọn áp dụng CN phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu CN và thiết bị đã lạc hậu. Chú trọng phát triển khoa học CN theo hướng mua hoặc nhập CN mới của các nước phát triển. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN trên địa bàn thành phố theo
hướng gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức, cá nhân nghiên cứu với các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng kết quả, thực hiện nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học.
Thứ hai: Phát triển thị trường khoa học - CN. Phát triển các hoạt động tư vấn dịch vụ, xúc tiến mua bán, chuyển giao CN - cầu nối giữa khoa học và CN với sản xuất nhằm nhanh chóng ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Hình thành và phát triển các tổ chức xúc tiến mua bán CN. Phát triển dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán CN. Khuyến khích các tổ chức tài chính cung ứng các dịch vụ tài chính hỗ trợ đổi mới CN, chuyển giao và ứng dụng CN. Xây dựng cơ chế, quy định trách nhiệm đối với các cơ quan chuyển giao và nhận chuyển giao đối với kết quả nghiên cứu phục vụ công ích. Chuyển mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển CN gắn với thị trường. Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đặt hàng với các tổ chức khoa học và CN trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu CN theo hướng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật.
Thực hiện tốt vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân gồm quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng với tên gọi xuất xứ hàng hóa,.. để khuyến khích việc nghiên cứu và sáng tạo khoa học- CN. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về, quy trình, giá cả, hay những CN đã hết thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… cho các doanh nghiệp (đối với CN nhập khẩu từ nước ngoài) điều này giảm được thiệt hại do các nhà đầu
tư nước ngoài lợi dụng.
Thứ ba: Đổi mới cơ cấu và phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học - CN. Thực hiện chuyển các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng cơ chế chính sách về chuyển giao kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách. Đổi mới công tác thẩm định thông tin đối với các đề tài từ khâu xây dựng, xét chọn cho đến đánh giá nghiệm thu. Thực hiện phương thức giao trực tiếp, từng bước mở rộng phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, trên nguyên tắc bảo đảm tính công khai, minh bạch và có tiêu chí rõ ràng. Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học theo hướng khoán gọn trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết nhằm tạo thuận lợi và kích thích các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ tư: Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ khoa học - CN
Có chính sách quan tâm đến đời sống của các nhà khoa học nhất là các nhà khoa học thật sự tâm huyết, cống hiến hết mình vì hoạt động khoa học và CN của thành phố. Đặt ra những quy định cụ thể về mức tiền thưởng, thù lao xứng đáng đối với những cán bộ có năng lực sáng tạo, có những sáng kiến, công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn.
Thứ năm: Xây dựng những cơ chế phù hợp đối với khu CN cao, vườn ươm CN thúc đẩy phát triển khoa học - CN. Hoạt động của khu CN cao và vườn ươm CN khác so với các doanh nghiệp vì vậy xây dựng cơ chế quản lý trong khu CN cao phải có lợi cho quá trình đổi mới CN, phù hợp với sự phát triển của CN cao, kích thích quyền tự chủ trong đổi mới CN. Để xây dựng thành công khu CN cao đòi hỏi có môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư với cơ chế thông thoáng trong dạng "phi điều chỉnh" (đặc cách) về hoạt động kinh doanh, chuyển giao CN, một số quy định đặc biệt về quyền sử
dụng đất đai, nhà ở, nhà xưởng, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư. Trong thời gian đầu, thành phố có những quy định về chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế phù hợp đối với những nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu CN cao như: miễn, giảm thuế (doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), được giữ lại khoản thu của khu CN cao (liên quan đến đất và thuế phát sinh) để đầu tư phát triển. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, tôn trọng tri thức, nhân tài tạo điều kiện tốt cho sự phát triển KH&CN.
Thứ sáu: Đa dạng hóa phương thức chuyển giao CN. Đây có thể nói là một kênh tiếp nhận CN tiên tiến, CN cao dễ dàng nhất. Ở Việt Nam hay thành phố Đà Nẵng CN được chuyển giao từ con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ yếu. Vì CN đi theo con đường này được chuyển giao đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, lắp đặt cho đến sản xuất kinh doanh…Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới chuyển giao CN qua con đường các chuyên gia nhập cư, tuy các chuyên gia nhập cư vào thành phố Đà Nẵng không nhiều nhưng xét về tiềm năng đây là một cách chuyển giao CN có triển vọng. Một phương thức nữa đó là chuyển giao CN qua con đường vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài. Ở phương thức này phía nước ngoài chỉ là người hướng dẫn, phía Việt Nam là người thực hiện nên phải làm chủ được CN nhập.
4.2.2.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới
Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò to lớn trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam hay thành phố Đà Nẵng cũng vậy phải khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển vì nó được xem như là một phương tiện cần thiết để giải trừ thất nghiệp, ổn định xã hội, tăng thu nhập cho người lao động góp phần làm tăng GDP hàng năm. Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cần có giải pháp cụ thể sau:
Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia sản xuất một khâu nào đó trong kết cấu sản phẩm CN mới, phức tạp được các công ty
xuyên quốc gia giao cho. Điều này giúp họ dễ dàng hòa vào mạng lưới thông tin quốc tế, làm cho thông tin và năng lực sản xuất được nâng lên, tăng cường năng lực ứng biến đối với thị trường, tạo cơ hội mới vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này vẫn sản xuất các sản phẩm độc đáo dựa vào kỹ nghệ truyền thống chuyên thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của thị trường khu vực. Dựa vào những thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong những năm qua, các doanh nghiệp thành phố nên đầu tư vào các ngành: du lịch, dịch vụ, công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp CN thông tin, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dịch vụ hàng hải, công nghiệp chế biến… Hình thành và phát triển một số doanh nghiệp CN sinh học nhằm sản xuất kinh doanh các sản phẩm CN sinh học phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài ra, trên thực tế nhận thức của doanh nghiệp và người dân về các sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa cao vì vậy theo tác giả cần phải có những chính sách phát triển các sản phẩm này như: thúc đẩy phát triển khoa học - CN phục vụ cho phát triển sản phẩm thân thiện môi trường; Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường; Khuyến khích tiêu dùng xanh và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về bảo vệ môi trường sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường.; Tạo lập các điều kiện phát triển thị trường sản phẩm thân thiện môi trường…
Giai đoạn trước mắt, với các doanh nghiệp đã có, cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị CN để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đứng vững và mở rộng thị phần trong cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới, ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận CN tiên tiến, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để định hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư và CN.