Lý Luận Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc các kiến thức về dạy học, về CNTT để có thể ứng dụng được CNTT vào các thành tố của hoạt động dạy học và quản lý chặt chẽ việc ứng dụng CNTT vào các thành tố đó.

1.3. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1.3.1. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cũng như yêu cầu của giáo dục hiện đại, đòi hỏi dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng cần có những kiến thức và kĩ năng về CNTT để ứng dụng hợp lý và sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Trong dạy học môn Ngữ văn, ứng dụng CNTT hợp lý, sáng tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa GV và HS thông qua các dạng thức thông tin (hình ảnh, video, âm nhạc, mô phỏng...), tạo môi trường nhận thức hiện đại, hấp dẫn, kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của HS. Có thể thấy một số vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn như sau:

Tổ chức hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ra một môi trường giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao; kích thích hứng thú và khả năng ghi nhớ, tri giác, tư duy của HS về đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; giúp HS so sánh văn bản này với văn bản khác, giúp HS liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.

Mở rộng các nguồn thông tin thông qua các kênh hình ảnh, âm thanh, video... Hiện nay với tính năng hữu ích của Internet, GV có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập, khai thác các nguồn tư liệu đa phương tiện phù hợp với các nội dung dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS. Với các nguồn tư liệu đa dạng và sinh động sẽ tạo nên những giờ học thực sự hấp dẫn HS, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của HS trở nên dễ dàng, cụ thể giúp HS lớp 6,7viết được bài văn tự sự, miêu

tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Ở lớp 8 và lớp 9: viết được các bài văn tự sự, nghị luận và thuyết minh hoàn chỉnh, theo đúng các bước và có kết hợp các phương thức biểu đạt.

Dễ chỉnh sửa, hoàn thiện khi cần thiết: Một trong những điểm mạnh của CNTT trong dạy học Ngữ văn đó là dễ chỉnh sửa, bổ sung giáo án điện tử. Nếu như giáo án soạn viết truyền thống trước đây không chỉ mất thời gian của GV mà những lúc cần điều chỉnh, thay đổi cũng rất bất tiện. Còn với giáo án điện tử, chỉ cần một vài thao tác đơn giản, GV có thể thoải mái điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp. Chính vì vậy, sử dụng giáo án điện tử cũng tiết kiệm không ít thời gian cho GV.

Giúp GV không ngừng nâng cao và rèn luyện các kĩ năng sư phạm cần thiết: kể chuyện, đọc (ghi âm, lồng tiếng); thiết kế giáo án điện tử. Đây là một trong những vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, kĩ năng sử dụng CNTT được xem là một trong những chuẩn kĩ năng của GV nói chung và GV dạy học Ngữ văn nói riêng do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Bởi lẽ, để khai thác được các phần mềm thu âm, lồng tiếng, GV nhất thiết không chỉ có kĩ thuật tin học mà còn phải có giọng kể hay, truyền cảm...từ đó giúp HS lớp 6,7 nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh). Ở lớp 8 và lớp 9: hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố

hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ). Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.; Để cắt, nối những đoạn video thì GV cũng cần kĩ thuật nhưng đồng thời phải hiểu sâu sắc những nội dung nào cần cắt, nối cho logic và độc đáo; khi thiết kế các chuyển động, mô phỏng... cũng không thể thiếu ý tưởng sư phạm để giúp HS quan sát và tư duy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

- Ứng dụng CNTT để GV thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn. Giáo viên ứng dụng CNTT trong soạn giáo án bằng các phần mềm soạn thảo chuyên dụng; sử dụng các phần mềm hỗ trợ đa phương tiện để biên tập ảnh, xây dựng các video, câu chuyện bằng hình ảnh; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đây là khâu quan trọng để chuẩn bị cho quá trình đứng lớp của GV.

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 4

- Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học (hỗ trợ phương pháp và kĩ năng dạy học của GV). GV sử dụng MS.PowerPoint để thiết kế các bản trình chiếu điện tử/Bản trình diễn điện tử nhằm trình bày bài giảng theo cách thú vị và hấp dẫn hơn, từ đó rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.

- Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet hoặc tìm kiếm trên các website thư viện bài giảng. Mạng internet là kho thông tin khổng lồ, trên đó có rất nhiều phần mềm giảng dạy, quản lý trường mầm non được xây dựng công phu mà giáo viên, nhà trường có thể

khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêng mình.

- GV ứng dụng CNTT tham gia học tập các khóa học trực tuyến về dạy học Ngữ văn để soạn giáo án điện tử, tìm hiểu kiến thức về phương pháp dạy học Ngữ văn để nâng cao chất lượng dạy học.

- Ứng dụng CNTT trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ và khuyến khích học tập môn Ngữ văn.

Đối với môn Ngữ văn, để giúp cho GV và HS tiếp cận được với xu thế dạy- học hiện đại, giúp học sinh tham gia tích cực trong học tập và tạo cho học sinh tính năng động, chủ động, tự tin trong học tập, Hiệu trưởng cần giao kế hoạch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin cho tổ chuyên môn. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt khác, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, mạng máy tính, mạng Internet theo hướng hiện đại.

Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn rất thuận lợi vì nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ, cập nhật tin tức nhanh chóng, cung cấp tư liệu về tác giả, tác phẩm chính xác, đầy đủ, những hình ảnh, thước phim sinh động, hấp dẫn. Từ đó học sinh tích cực, hào hứng, trong tiết học và đặc biệt người học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, vì vậy Hiệu trưởng cần tổ chức cho cán bộ, giáo viên thăm quan, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên (học sinh) đối với các bài dạy, tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và có những quy chế bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn.

Khi áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay thì tính sáng tạo thể hiện rất rõ: Học sinh hào hứng, sôi nổi, say mê, sáng tạo tìm hiểu vấn đề trong giờ học. Học sinh hiểu bài và nắm kiến thức bài học tốt hơn. Những hình ảnh hỗ trợ cho bài học thực tế, sống động, phản ánh cụ thể cuộc sống bên ngoài giúp học

sinh cảm nhận sâu sắc các văn bản văn học, giúp học sinh vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết Bên cạnh các văn bản thông thường, học sinh còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương thức.

1.3.3. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn

- Bài giảng có ứng dụng CNTT: GV sử dụng bài giảng của mình, kết hợp với sự hỗ trợ của máy tính và GV sử dụng các phần mềm tiện ích, các phương tiện dạy học như máy chiếu Project, máy chiếu Overhead... để phát huy được sức mạnh của hình ảnh, âm thanh của các tư liệu để GV nâng cao chất lượng bài giảng môn Ngữ văn Trong phần khởi động của bài giảng, GV chọn các bức ảnh liên quan đến văn bản đã học (như ảnh tác giả, tranh ảnh minh họa cho văn bản,...), giúp học sinh tái hiện kiến thức cũ và mở ra kiến thức cần học.

- Bài giảng điện tử theo công nghệ E_learning: GV sử dụng các ứng dụng là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng….để soạn sẵn giáo án trong đó có lời giảng, âm thanh hình ảnh sinh động, các câu hỏi, bài tập được chuẩn bị theo thứ tự. Học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng dưới dạng ngoại tuyến hoặc trực tuyến và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần GV dạy trực tiếp hoặc không cần đến lớp. Mặt khác, giáo viên kết hợp sử dụng trò chơi để giới thiệu và hướng dẫn học sinh tham gia, như trò chơi Giải ô chữ gắn với địa danh hoặc tác giả văn học.

- Sử dụng phương tiện CNTT trong các giờ lên lớp với số đông học sinh: Hình thức này được áp dụng với quy mô số học sinh từ 40 đến 50. Ngoài các phương tiện dạy học thông thường của một lớp học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, thước kẻ... lớp học được trang bị thêm máy tính, máy chiếu Project, máy chiếu Overhead... Trong giờ học, cả lớp quan sát kết quả xử lý của máy tính trên màn hình lớn. GV thông qua video clip có nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước, quê hương của các nhà văn (để dạy và

học văn bản thuyết minh) hoặc thông qua một số bộ phim hoạt hình, phim truyện được chuyển thể từ các tác phẩm văn học hoặc các CD, video clip ghi một số vở diễn từ các kịch bản văn học để lôi cuốn số đông HS vào bài học.

- Giáo viên trực tiếp lên lớp khai thác các tính năng của CNTT để trình bày kiến thức một cách sinh động. Một số trường hợp, giáo viên có thể chuẩn bị sẵn đoạn văn bản, hay nội dung bài tập... để rút ngắn thời gian thao tác với máy tính. Học sinh quan sát và phán đoán theo sự định hướng của giáo viên. Học sinh ít được trực tiếp thao tác với máy tính. GV sử dụng các băng đĩa CD ghi bản nhạc được phổ từ các bài thơ đã chọn làm ngữ liệu dạy học hay một số văn bản đọc mở rộng, các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học; các sách giáo khoa Ngữ văn, sách văn học và các tài liệu giáo dục văn học dạng điện tử.

Tổ chức hoạt động học "cộng tác" theo nhóm nhỏ: Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ không quá 7 học sinh. Trang thiết bị tối thiểu mỗi nhóm có một máy tính. Nếu các máy tính được nối mạng thì tốt hơn vì các nhóm có thể chia sẻ thông tin với nhau. Hình thức này có những đặc điểm sau: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thông qua các định hướng gợi mở hoặc các phiếu học tập. Mỗi nhóm học sinh sử dụng chung một máy tính, có trách nhiệm cộng tác, chia sẻ những ý tưởng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm cũng như của mỗi bản thân. Từ đó tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong các bài học môn Ngữ văn để giáo dục HS biết yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước; kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp.

- Sử dụng phương tiện CNTT dạy một nội dung ngắn: Quỹ thời gian sử dụng phương tiện CNTT chỉ khoảng 1 đến 3 phút nhằm mục đích nêu ra tình huống có vấn vấn đề, gợi mở, kiểm chứng những suy đoán nhận định trong sách giáo khoa., cụ thể là những hiểu biết về các thể loại (truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; tiểu thuyết và truyện thơ

Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch); chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình; giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (người kể chuyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, nhân vật, điểm nhìn, sự thay đổi người kể chuyện và điểm nhìn, xung đột, không gian và thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật, mạch cảm xúc trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, luật thơ, kết cấu); cuối lớp 9 có tổng kết sơ giản về lịch sử văn học.

- Sử dụng phương tiện CNTT để dạy học trọn vẹn một phần của bài học: Với mục đích sử dụng phần mềm để giải quyết trọn vẹn một nội dung cụ thể trong tiết học nên quỹ thời gian sử dụng phương tiện có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút. Qua việc thao tác với phần mềm, học sinh phát hiện và giải quyết trọn vẹn một vấn đề. Hình thức này có thể sử dụng trong cả hình thức tổ chức lớp số đông hoặc học tập theo nhóm. Hoạt động sử dụng, khai thác phần mềm được tiến hành đan xen với các hoạt động khác nên giờ học rất sinh động phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Thông qua sử dụng phần mềm mang lại cho học sinh những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống.

- Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin dạy trọn vẹn một tiết học: Trong hình thức này bài giảng được thiết kế thành một hệ thống liên kết chặt chẽ phối hợp đan xen các hoạt động của GV và HS để đạt được mục đích của giờ giảng. Bài giảng được thiết kế sao cho khai thác tối đa sự hỗ trợ của phần mềm. Với hình thức này, có thể thời lượng sử dụng bảng đen sẽ không như các giờ học khác vì nội dung kiến thức được thiết kế sẵn trong các Slide và giáo viên chiếu lên màn hình thay cho viết bảng (giáo án điện tử).

- Sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá: Hoạt động chính của nội dung này là sử dụng máy tính trợ giúp học sinh giải bài tập, kiểm tra nhận thức của bản thân, cụ thể: Giao cho cho mỗi nhóm học sinh hoặc mỗi học sinh một máy tính. Học sinh tự sử dụng phần mềm để tìm tòi cách giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ được giao (giải được bài tập hoặc hoàn thành phiếu học tập của cá nhân, của nhóm). Kiểm tra nhận thức học sinh bằng ngân hàng điện tử: Toàn bộ câu hỏi và đáp án được thiết kế nạp sẵn trong máy. Mỗi học sinh được máy phát ngẫu nhiên một phiếu kiểm tra. Học sinh sẽ chọn phương án trả lời bằng cách sử dụng chuột hoặc bàn phím đánh dấu câu trả lời mà học sinh cho là đúng. Kết quả chấm điểm được máy tính tự động cập nhật và thông báo kết quả ra màn hình.

1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

1.4.1. Lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung đó, CBQL chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn khoa học xã hội lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau: Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn trong nhà trường; Gắn với từng hoạt động, từng bài cụ thể; Sử dụng hiệu quả phương pháp hiện đại; Phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh nhà trường.

Đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ các nguyên tắc trên để lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở trong năm học và xây dựng những nội dung cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Ban giám hiệu

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí