Một Đơn Vị Làng Trong Kháng Chiến Chống Pháp

sử của các lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại. Ở cận kề tuổi tám mươi, sau Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh lại bất ngờ cho ra đời cuốn tiểu thuyếtĐội gạo lên chùa. Cuốn tiểu thuyết đã bất ngờ làm nóng diễn đàn văn học nước nhà.

Đặt trong mối quan hệ tương quan với tiểu thuyết văn xuôi đương đại, tác phẩm Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh vừa mang trong mình những kế thừa của tiểu thuyết truyền thống vừa có sự cách tân đổi mới để bắt kịp với sự đổi mới của văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết văn xuôi nói riêng. Bìa bốn cuốn Đội gạo lên chùa có ghi một dòng nhận xét: “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được viết theo lối cổ điển…”. Đúng là sáng tác của một loạt nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường…. cũng đều viết theo lối cổ điển. Nhưng đọc kĩ tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy lối viết cổ điển không xung đột với những cách tân nghệ thuật. Tiểu thuyết của ông được cấu trúc trên nền tư duy tiểu thuyết hiện đại, mang tinh thần từ bỏ sự mặc nhiên của tư duy công thức, sơ đồ hóa một thời, ngộ ra sự song hành tồn tại của nhiều chân lý cuộc đời, không có cái tuyệt đối, tối thượng… Tinh thần đó đã chi phối nhà văn trong sáng tạo. Những cách tân nghệ thuật trong sáng tác của ông vừa mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, vừa thể hiện xu hướng vận động của văn học thời đại. Nét cổ điển của Đội gạo lên chùa là ở đề tài, kết cấu, lối kể, nhân vật và ngay cả dung lượng của tác phẩm. Đề tài về văn hóa - lịch sử và những trải nghiệm của nhà văn trong quá khứ dựa trên tinh thần tôn giáo - đạo Phật. Lối kết cấu giống với kết cấu của lối tiểu thuyết chương hồi. Với gần chín trăm trang sách, tác phẩm Đội gạo lên chùa được chia làm ba phần: I- Trôi sông; II- Bão nổi can qua; III- Về cõi nhân gian. Và trong mỗi phần lớn như vậy lại có rất nhiều những phần nhỏ. Lối kết cấu như vậy tạo nên một mạch truyện lôgíc, phải đọc hết phần này, người đọc mới hiểu được phần tiếp và cứ như vậy mỗi một phần lại mở ra cho người đọc những trải nghiệm mới có sức cuốn hút mạnh mẽ. Về lối kể, tiểu thuyết là câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian, trình tự tâm lí có lúc xuôi chiều từ quá khứ - hiện tại nhưng cũng có lúc lại từ hiện tại ngược về quá khứ thông qua suy nghĩ, hồi tưởng của các nhân vật. Về nhân vật, cả

cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa có đến nhiều chục nhân vật với tần số xuất hiện liên tục không kể đến những nhân vật xuất hiện trong vai quần chúng không tên. Các nhân vật có mối liên hệ khăng khít với nhau trong việc tạo nên cốt truyện. Song bên cạnh yếu tố cổ điển của cuốn tiểu thuyết thì sự cách tân nghệ thuật theo xu hướng đổi mới lại thể hiện ngay ở cách tư duy nghệ thuật của tác giả. Ông khẳng định: Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy cần đề cập đến những điều họ quan tâm. Bản thân Nguyễn Xuân Khánh đã từng bày tỏ: Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ bám chắc vào văn bản sử để viết. Chính vì thế nên khi đọc Đội gạo lên chùa, người đọc dễ dàng nhận thấy lịch sử, văn hóa được phản chiếu qua lăng kính của một con người không chỉ từng trải, dày dặn kinh nghiệm mà còn có một năng lực tư duy hiện đại, chẳng hạn khi ông cho rằng: Tôn giáo không phải là thứ để trói buộc con người mà là để giúp con người sống tốt hơn, đẹp hơn.

Tất cả những yếu tố trên đã góp phần làm nên đặc sắc của cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa- một cuốn tiểu thuyết khi ra đời đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt, được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao. Sách được tái bản nhiều lần. Đặc biệt, nó đã giành được những giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam.

Chương 2

“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” - MỘT CÁI NHÌN BAO QUÁT, TOÀN DIỆN VỀ VĂN HÓA - LỊCH SỬ THẾ KỈ XX QUA MỘT ĐƠN VỊ LÀNG VÀ NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU

2.1. Một đơn vị làng

Trong bài báo: “Tôi đã viết tiểu thuyết Đội gạo lên chùa như thế nào?” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 7 năm 2011, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng tâm sự như sau: “Từ thời còn là thanh niên, tôi vẫn ước ao viết một cuốn tiểu thuyết về một ngôi làng. Hình ảnh làng Ba Đình chống Pháp từ thời Cần Vương, rồi hình ảnh những làng kháng chiến mà bản thân tôi đã thấy luôn ám ảnh tôi. Khoảng năm 1958 - 1959, quân đội có tổ chức một trại sáng tác viết tiểu thuyết ở Thanh Liệt. Tôi nhớ trong trại này có Hoàng Văn Bổn, Phù Thăng, Xuân Sách, Dân Hồng, Mai Vui, Trúc Hà…Lúc đó tôi còn trẻ lắm, mới 26 tuổi, chưa có kinh nghiệm gì về cuộc sống cũng như sáng tác. Tôi hăm hở bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết Làng nghèo, nội dung nói về một ngôi làng kháng chiến chống Pháp. Tôi hoàn thành cuốn sách. Nhà xuất bản Quân đội đồng ý in, nhưng sau vì một lí do nào đó, quyển sách bị đình lại. Từ đó đến nay, bao nhiêu chuyện đã xảy ra trong cuộc đời tôi. Năm 2006, sau khi cho ra đời cuốn Mẫu thượng ngàn, tôi lại nghĩ về ước mơ thời trai trẻ: viết về một ngôi làng. Lẽ dĩ nhiên tôi xem lại cuốn Làng nghèo. Cũng dĩ nhiên, tôi thấy nó sơ lược, ngô nghê. Bây giờ tôi có tuổi rồi. Gần một cuộc đời sau lưng - lại đã có bao nhiêu thời gian để học hỏi, nghiền ngẫm. Tôi suy nghĩ rất lung tung về cuốn sách. Cuốn Làng nghèo cũ chẳng còn lấy lại được gì. Tất cả phải bỏ đi hết. Chỉ còn cái tứ ngày xưa: viết về ngôi làng.

Ngẫm lại thật có lý ! Nhà văn nào viết về nông thôn Việt Nam lại không có ước mơ viết về một ngôi làng. Làng - đó là đơn vị cơ bản của dân tộc Việt. Làng mở rộng thành nước. Nước thu gọn trong một đơn vị làng. Qua đơn vị làng như làng Đông Xá trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, làng Vũ Đại trong Chí Phèo của Nam Cao trước năm 1945 đến làng Chợ Dầu trong Làng của Kim

Lân trong kháng chiến chống Pháp và bây giờ đến thế kỉ đến đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục cho ta thấy một đơn vị làng. Đó là làng Sọ. Làng Sọ trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh có sức khái quát lớn. Không chỉ đơn thuần viết về nông thôn, nông dân mà nó là sự biến chuyển, chuyển động của cả một ngôi làng cùng với những số phận, những tính cách trước bão táp lịch sử từ kháng chiến chống Pháp đến cải cách ruộng đất rồi đến kháng chiến chống Mĩ và những năm đầu hòa bình thống nhất đất nước. Trong chiều dài lịch sử đó, hiện lên một ngôi làng trung du có tên là làng Sọ có hơi hướng đồng bằng lại có cả quan hệ với Hà Nội. Nếu như trong Mẫu thượng ngàn, ông đã viết về đạo mẫu, cuốn sách này ông sẽ nói về đạo Phật, mà không phải ở không gian của đình mà của làng và không gian của chùa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Xuân Khánh chọn đạo Phật mà có thể đây cũng là kết quả của thời trai trẻ, nhà văn đã có dịp nghiên cứu về Phật giáo. Ông đã tìm đủ mọi cách thăm những ngôi chùa cổ ở miền Bắc. Ông đã sưu tầm sách vở tìm hiểu về đạo Phật nói chung và đạo Phật ở Việt Nam nói riêng. Ông đã nhiều lần đến với Yên Tử để dâng hương lên Phật hoàng Trần Nhân Tông…Tất cả đã giúp Nguyễn Xuân Khánh có những vốn kiến thức, văn hóa sâu đậm để truyền cảm hứng vào cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

2.1.1. Một đơn vị làng trong kháng chiến chống Pháp

Đội gạo lên chùa kể về một ngôi làng có tên là làng Sọ nằm dưới chân núi Tam Đảo. Làng Sọ được Nguyễn Xuân Khánh khắc họa trong một khoảng thời gian dài suốt từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trải qua thời kì cải cách ruộng đất, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ và những năm đầu hòa bình, thống nhất đất nước với bao nhiêu những biến động của lịch sử. Một đơn vị làng được hiện lên với những địa danh như: đỉnh núi Thằn Lằn, xóm Giếng, xóm Đình và đặc biệt ngôi chùa làng Sọ nằm ở vị trí trung tâm. Làng Sọ ấy còn có những con người cũng rất chân quê. Đó là những người nông dân gắn bó với đồng ruộng, là những con người gắn bó với chùa chiền và mang trong mình dòng chảy Phật giáo, đó cũng là ngôi làng với những kẻ đến, người đi. Ngôi làng đó còn có những cuộc phiêu lưu kì thú của những con người sống dưới thời chiến

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 4

tranh chống thực dân Pháp đến hòa bình lặp lại và cả cuộc kháng chiến chống Mĩ. Song có điểm chung đó là ngôi làng với những con người được thấm nhuần tư tưởng, lối sống của đạo Phật. Đó cũng là ngôi làng có những xung đột xã hội và đời sống tâm linh: như xung đột giữa cái Thiện và cái Ác, giữa giai cấp địa chủ và nông dân, giữa ta và địch, rồi ngay cả trong nội bộ của ta và của kẻ thù cũng có những xung đột.

Cũng giống như nhiều ngôi làng của vùng Bắc Bộ, làng Sọ được hiện lên với những hình ảnh thật quen thuộc - quen thuộc như chính cái tên của nó. Một ngôi làng nhỏ nằm ở chân núi Tam Đảo, gần Hà Nội, xung quanh là những cánh đồng - mảnh đất sinh thành, nuôi nấng ra những con người chân quê. Những con người quanh năm chân lấm tay bùn, một nắng hai sương gắn chặt với đồng ruộng để mưu sinh. Ở ngôi làng ấy, ngôi chùa Sọ hiển hiện như minh chứng cho lối sống mang tâm linh Phật giáo. Ngôi chùa nằm ở một vị trí rất đặc biệt, nằm cạnh một rừng thông mà mỗi khi đứng dưới chân đồi thông, từ chân đồi có thể nhìn bao quát hết cánh đồng trước mặt. “Cũng vẫn dãy Tam Đảo xanh ngắt, lừng lững ngồi, đội mây trắng trên đầu, lặng nhìn xuống trần gian. Cũng vẫn những đồi sim như bát úp”…[27, 31]. Ngôi chùa ấy còn có những con người thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo như sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ. Đặc biệt hơn, ngôi chùa ấy đã cứu vớt biết bao sinh linh vô tội như Nguyệt, An, bà vãi Thầm, đã tưới cái tư tưởng Phật giáo để cứu vớt cuộc đời họ, mở ra cho cuộc đời họ những lối đi đúng đắn. Ngôi làng đó còn có những dòng họ lớn kình địch nhau để tranh giành ảnh hưởng. Kết quả dòng họ Bùi phát về đường nghiên bút nên đã sản sinh ra những người theo cách mạng như Bùi Trí, Bùi Hải. Họ Nguyễn đứng đầu là cụ Chánh Long phát về đường hào lí, chánh tổng nên khi giặc đến đã núp sau giặc làm tay sai cho chúng như Quản Mật, Lý Phượng. Rồi một thế hệ những người trẻ tuổi như: thầy Hải, Nguyệt, An, Hiếu, Trắm, Huệ, Rêu, Căn…sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh, chứng kiến sự hi sinh, mất mát, sự quằn quại, đau đớn của con người và ngôi làng trong máu lửa. Biến động của lịch sử, xã hội khiến cho số phận, cuộc đời của mỗi đứa trẻ đi về một hướng. Có những người vì đất nước, vì cách mạng nên phải hi sinh tính mạng của mình như thầy Hải, Căn; cũng có những người

không thể bám trụ được với cuộc sống đã phải tìm đến cái chết để giữ tâm hồn trong sáng như cô bé Rêu, có những người vẫn cố bám víu vào mảnh đất quê hương để sống như Hiếu; lại có người đi theo cách mạng và trưởng thành như An, Huệ, Trắm…

Ngôi làng Sọ vốn yên bình, tĩnh mịch là vậy mà khi giặc Pháp tràn đến, vẻ thanh bình, tĩnh mịch của làng Sọ đã bị đánh thức bởi tiếng súng của kẻ thù. Cuộc sống bị đảo lộn, giặc Pháp đã tràn đến mang bao đau thương, chết chóc bao đau khổ, chia lìa. Vì làng Sọ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong kháng chiến nên giặc đã chọn đỉnh núi Thằn Lằn để xây dựng bốt. Xung quanh làng giặc còn huy động quân ở mấy P.C để chăng lưới bắt du kích, để khoa trương thanh thế, để tạo thế đứng cho những ban tề mới mọc lên nắm chính quyền. Giặc đến cũng chính thức đưa làng Sọ trong cuộc kháng chiến. Rồi các phe phái, lực lượng ta, địch được cài cắm để sẵn sàng cho cuộc chiến. Giặc Pháp với đại diện là những tên chỉ huy lạnh lùng và độc ác để đàn áp dân làng Sọ như: Bernard, Thaland, rồi chúng có bọn tay sai đắc lực như quản Mật, lý Phượng. Để chống chọi lại với kẻ thù, lực lượng ngầm của ta vẫn bí mật hoạt động như thày giáo Hải, cô Nguyệt. Nhà chùa cùng với sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ cũng gián tiếp bí mật che chở và bảo vệ cách mạng. Có thể nói khi giặc Pháp tràn đến, làng Sọ trở thành vùng địch hậu với một thế cài răng lược. Một bên là bọn tề ngụy với lũ tay sai là địa chủ, một bên là lực lượng du kích của ta. Bọn tề ngụy, tay sai đã thực hiện những chính sách tàn ác đối với nhân dân ta, còn phía ta với cuộc chiến tranh du kích, lấy yếu để chống sức mạnh tàn bạo của kẻ thù, bảo vệ nhân dân.

Vừa phải sống, vừa phải chiến đấu với kẻ thù, làng Sọ bị đàn áp trải bao đau thương, mất mát. Trong trận càn qua xóm Đình, giặc Pháp huy động đến bốn tiểu đoàn khiến người dân chạy như những đàn chim mất ổ. Trong khi ông bà xã Chích bị giặc hỏi cung, tra xét vì bắt được anh du kích bị thương nấp dưới bờ ao thì chị em Nguyệt, An bỏ trốn, Nguyệt bị đám giặc bắt lại, khám may mà gặp được ông lí cứu giúp và thoát hiểm. Ông lí đã chú ý Nguyệt từ khi nào nên khi bọn Tây đen khám vú xong định đưa Nguyệt đi hiếp thì gặp ông lí, ông ta nhận Nguyệt là vợ nên may mắn Nguyệt thoát khỏi bàn tay dơ bẩn của

bọn Tây đen. Còn An trốn một mình giữa ruộng lúa, đến khi lũ giặc rút, cậu đã ra phía chiếc miếu cô hồn - nơi mà khi cậu nấp trong ruộng lúa đã nghe thấy ba lần những tiếng khóc lóc, van xin nhưng rồi sau đó tất cả đều im bặt. Hình ảnh chiếc miếu hoang trong kí ức của chú bé An thật khủng khiếp: “Mắt tôi trợn tròn vì nền miếu là một ao máu. Lúc trước có xác người dựa vào cửa nên máu chảy ra ít. Nay xác người đổ dọc, cái cửa lại mở nên máu chảy ào ra. Chảy xuống thềm, xuống gốc bàng. Tôi hết hồn nhìn những cái xác bị trói. Tất cả đều bị cắt cổ. Có cả những cái đầu người bị cắt dời ra. Những cái đầu. Những cái xác không đầu. Có cả những người bị trói đứng vào cột. Cái đầu lâu chưa bị đứt hẳn còn treo lủng lẳng trước ngực…Trận càn ấy, tây lai đã cắt cổ mười lăm người làng tôi, trong đó có cả thày tôi…” [27, 39]. Sau trận càn ấy, Nguyệt bị lọt vào tầm ngắm của ông lí, chính lão đã nhận Nguyệt là vợ thứ năm của mình. Để tránh khỏi những điều không lành sắp diễn ra, hai chị em quyết định bỏ trốn, cứ ngày trốn, đêm đi. Rồi bước chân đã đưa hai chị em đến chùa Sọ, tại đây họ đã được sư cụ Vô Úy đã cưu mang, che chở.

Thầy giáo Hải, người con cháu họ Bùi - dòng học có truyền thống hiếu học và khoa cử từng mở lớp dạy học cho những đứa trẻ làng Sọ giữa lúc giặc Pháp đang khủng bố, đàn áp dã man nhân dân làng Sọ. Vì yêu mến thầy Hải và cũng tin tưởng thầy Hải là người tốt nên sư cụ Vô Úy đã tác hợp cho thầy Hải và Nguyệt nhưng hai người chưa được hưởng hạnh phúc thì mọi chuyện đã đổ bể. Sau khi người Pháp lập bốt trên núi Thằn Lằn, để dễ dàng hơn cho việc xâm chiếm và cai trị, thầy giáo Hải được mời làm thông ngôn cho Thalan - tên chỉ huy trưởng P.C Huyện. Vốn là người yêu nước, có tinh thần cách mạng nên trong khi làm thông ngôn, thầy Hải vẫn bí mật làm liên lạc cho cách mạng. Khi bị tên Tây lùn Bernard phát hiện, thầy thông ngôn Hải bị hành hạ đến dã man, cắt đầu bêu, cho xác vào rọ lợn để lên thuyền trôi sông, ngày nào cũng đem ra để làm gương cho những ai dám bí mật theo Việt Minh. Ngay cả sư cụ Vô Úy vì bị nghi là che dấu cho Việt Minh mà cũng bị giam cầm, tra tấn, hành hạ đến đau ốm, gẫy cả một chân. Rồi ngay cả những người dân sống cũng không được yên ổn. Những cô gái đẹp thì phải bôi mặt đen, tự làm xấu mình đi để khỏi lọt vào tầm ngắm của bọn Tây đen, khỏi bị chúng hãm hiếp…

Ngôi chùa - minh chứng cho đạo Phật đã ăn sâu, bám rễ vào lối sống của người Việt vẫn tồn tại hiên ngang trong chiến tranh. Sư cụ Vô Úy dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn là trụ cột tinh thần cho dân làng Sọ, cho cách mạng. Kẻ thù nhìn cụ với một ánh mắt nể phục và thận trọng. Bọn tay sai người Việt thì sợ hãi trước dáng vẻ của một sư cụ oai nghiêm mang trong mình sức mạnh của đức Phật. Tư tưởng Phật giáo kia đã chi phối đến cách hành xử của con người. Tư tưởng Phật giáo được sư tổ Vô Chấp truyền lại trước khi mất gói gọn trong hai chữ Tùy duyên - một tư tưởng xuyên suốt, quyết định đến cách hành xử của con người. Chính vì vậy mà giặc Pháp khi tràn đến làng Sọ, kẻ đứng đầu phía giặc đã đàn áp dã man nhân dân, giết hại tất cả những người mà chúng cho là Việt Minh, là bao che cho Việt Minh đã bị trừng trị đích đáng. Phải chăng đó là quy luật nhân- quả, gieo nhân nào gặp quả nấy, gieo gió ắt sẽ gặp bão của Phật giáo răn dạy con người từ xa xưa. Tây lùn Bernard đã bị chính Thuồng Luồng, Sáu Nhỏ - những đàn em của sư Khoan Độ cùng với sư bác Khoan Độ giết chết trong đêm tập kích. Những người dân làng Sọ đã chôn cất xác của thày giáo Hải- người chiến sĩ cách mạng anh dũng thay vào đó thả xác của kẻ giặc dã man, tàn ác trôi sông.

Như vậy là qua 438 trang sách, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa rõ nét và ấn tượng về một ngôi làng Sọ - ngôi làng quen thuộc ở vùng Bắc bộ nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại năm 1954- ngôi làng ít nhiều đã thấp thoáng bóng dáng trong những truyện ngắn của các nhà văn Nam Cao, Kim Lân…nhưng có tầm khái quát cao hơn rất nhiều. Ngôi làng ấy đã chứng kiến biết bao biến động và cũng phải hứng chịu biết bao đau thuơng, mất mát mà những người dân côi cút nơi đây phải gánh chịu. Song có một sức mạnh xuyên suốt tiềm ẩn trong mỗi người dân làng Sọ, sức mạnh Phật giáo. Mỗi biến động của làng Sọ, mỗi số phận người dân làng Sọ đều gắn liền với ngôi chùa thiêng liêng bởi một sức mạnh vô hình.

2.1.2. Một đơn vị làng trong cải cách ruộng đất

Cùng với diễn tiến của lịch sử, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, bọn giặc Pháp cũng rút khỏi làng Sọ, làng Sọ chuyển mình sang một giai đoạn mới - giai đoạn cải cách ruộng đất, xây dựng chế độ xã hội mới. Nói đến

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí