Vị Trí Địa Lý, Lợi Thế So Sánh Của Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Trong Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Của Việt Nam Và Quốc Tế


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý, lợi thế so sánh của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và quốc tế

2.1.1.1 Nhận định tổng quát

Theo phân vùng du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2002) [54], du lịch Việt Nam được phân thành 3 vùng du lịch:

- Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh . Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng của vùng.

- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng

Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch của vùng.

- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai á vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam B.

Trong đó Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB) nằm ở vị trí trung gian của đất nước, là cầu nối giữa hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Vùng du lịch này gồm có 05 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương: Tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi .

- Tổng diện tích: 34.749,4 km2; Dân số: 6,11 triệu người (2010).

- Tiếp giáp: Phía Bắc của vùng giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Bình Định và Kon Tum, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển.

Lịch sử còn ghi lại rằng: ngoài địa phận Quảng Bình – là vùng đất của quốc gia Đại Việt từ ngàn xưa; thì các địa phương khác của VDLBTB từ Quảng Trị trở vào đã chứng kiến sự mở mang bờ cõi của ông cha ta về phía nam trong suốt chiều dài lịch sử. Vào năm 1036, sau hôn lễ của Ma Chế Mân (Saga Sinha Vaiman 777) với công chúa Huyền Trân, mảnh đất có tên là Châu Ô, Châu Lý lúc bấy giờ đã về


với Đại Việt để trở thành Châu Thuận, Châu Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay). Năm 1558 cùng với Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa là dòng họ cư dân Đại Việt “chảy” về phía Nam tiếp tục mở mang bờ cõi và mang theo nền văn hóa của mình đến hội nhập với nền văn hóa bản địa (Nguyễn Quang Hà và cộng sự) [10, 8]. Như vậy, trên mảnh đất nhỏ hẹp này, ngoài vị trí nằm giữa các hệ văn hóa Trung Ấn và Mã lai - Đa đảo (quốc gia Lâm Ấp và Phù Nam trước đây) ; các địa phương thuộc VDLBTB lại ở vào vị trí luân chuyển trong nhiều giai đoạn lịch sử với sự đan xen giao thoa của nền văn hóa các dân tộc: Chăm có, Việt có, thời xưa có, thời cận đại có...

Với những biến động trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ không một vùng đất nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tương phản sâu sắc và đạt nhiều “ cực trị” như vùng này, cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội và lịch sử. Đây là vùng đất có nguồn tài nguyên nhân văn to lớn cho sự phát triển hoạt động du lịch với rất nhiều sự kiện, nhiều địa danh đi vào lịch sử.

Bên cạnh những di tích về lịch sử, văn hóa; VDLBTB có khí hậu và địa hình khá đa dạng và phức tạp. VDLBTB là địa bàn có đầy đủ các dạng địa hình: Đồng bằng, núi, đồi, đầm phá, tiếp nối với biển Đông mênh mang... đã tạo nên cho vùng rất nhiều cảnh trí rất đẹp và hùng vĩ. Với vị trí địa lý và nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn to lớn, VDLBTB có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010; VDLBTB được xem là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước, trong đó Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịc h.

2.1.1.2 Vị trí Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và quốc tế

a. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước

Nằm ở dải đất miền trung Việt Nam, nơi giao lưu của hai nền văn minh Đông Sơn và Sa Huỳnh, nơi còn nhiều dấu di tích lịch sử, di tích cách mạng và cũng là nơi có dải ven biển sạch đẹp nổi tiếng từ Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế) đến đô thị cổ Hội An, hứa hẹn sự phát triển du lịch mạnh mẽ của vùng. Đặc biệt, đây cũng là vùng đất văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi c ó 4 di sản được


UNESCO công nhận là di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế , Thánh địa Mỹ Sơn.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 đã xác định phải đẩy mạnh hoạt động của các vùng du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả nước. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 đã xác định hướng phát triển du lịch của VDLBTB: “Khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử" ảng Cộng sản Việt Nam, 2006) [7, 4].

2927.9

3477.5 3583.5

4229.3

4235.8 3747.4


2140.1 2330.8 2628.2

2429.6

940.8 1020 1216.2

1407

1660 1834.5 2347.2 2454.1 2607.8 2284.5

10000


5000


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009


Lượ ng khá ch DL quố c tế đế n VDL BTB Lượ ng khá ch DL quố c tế đến Việ t Nam


Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ năm 2000 đến 2009 (ĐVT: 1000 lượt khách)

(Nguồn: Tổng cục Du lịch; báo cáo của các địa phương VDLBTB)

Trong những năm qua, ngành du lịch, dịch vụ đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhi ều địa phương thuộc VDLBTB theo xu hướng tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ. Điều đó thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế dựa vào các lợi thế so sánh. Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng tăng nh anh thể hiện qua biểu đồ 2.1. Từ năm 1995 - 2010 doanh thu của ngành du lịch bình quân tăng 13,1%/năm. Tỷ lệ đóng góp của du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của vùng năm 2010 là 34,2% (tính cả du lịch và các ngành dịch vụ khác) (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của Vùng du lịch Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 - 2020

(ĐVT: %)


Năm Năm 2015 Năm 2020

STT CÁC NGÀNH 2010 PA.I PA.II PA.I PA.II

1.

Nông lâm, thủy sản

19,7

14,2

10,5

7,1

5,6

2.

Công nghiệp - Xây dựng

46,1

49,3

51,7

52,2

50,8

3.

Du lịch - dịch vụ

34,2

36,5

37,8

40,7

43,6

*

TỔNG SỐ

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 8

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư các địa phương và tổng hợp của tác giả)


Hầu hết các địa phương trong VDLBTB đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp và đã xác định đưa ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành kinh tế mạnh. Như vậy: du lịch, dịch vụ sẽ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế các địa phương.

b. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của khu vực và quốc tế

Đối với khu vực Đông Nam Á và thế giới, VDLBTB có vai trò quan trọng về “địa - chính trị” và “địa - kinh tế”, cửa ngõ hướng ra biển Đông của khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này, vào ngày 13/8/ 2004 theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phướng hướng chủ yếu để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Theo đó, trong tương lai, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ trở thành đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương, chế biến của vùng Mekong và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Thủ tướng Chính phủ, 2004 và 2005) [49], [50].

1440 1490

1110

800

194

243

272

286.7

392

396

2000

1500

1000

500

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009


Lượ ng khá ch Tố c độ tăng qua cá c năm

Biểu đồ 2.2: Du khách đến từ hướng Đông Bắc Thái Lan và Lào vào các Tỉnh miền Trung bằng đường bộ từ năm 2000 – 2009 (ĐVT: 1000 lượt) (Nguồn: Tổng cục Du lịch; các Tỉnh Quảng Trị, TT.Huế và tổng hợp của tác giả)

Vị trí chiến lược của các địa phương trong VDLBTB càng được khẳng định khi tuyến "hành lang kinh tế Đông Tây" (EWEC) được thành lập và triển khai. Đây là tuyến giao thông dài 1450 km đi qua bốn nước. Bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cử khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tới cảng Đà Nẵng). Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đã được hoàn thành cuối năm 2006 đã đ ẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, thúc đẩy phát triển du lịch (Trần Đình Hiển, 2010) [13]. Lượng khách đến từ hướng Đông Bắc Thái Lan và Lào vào các tỉnh


miền Trung bằng đường bộ tăng nhanh từ năm 2000 – 2009 thể hiện qua biểu đồ 2.2. Từ khi tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây được hoàn thành lượng khách tăng đột biến. Số lượng khách năm 2006 so với năm 2005 đạt 202% (tăng 102%), trong đó một lượng lớn là khách đi du lịch caravan vào các tỉnh miền Trung thông qua của khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, 2010) [43].

Việc phát triển du lịch tại VDLBTB sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch liên vùng, liên quốc gia. Kết hợp với du lịch miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan tạo thành điểm nhấn du lịch của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Để khai thác tối đa lợi thế của miền Trung, Tổng cục Du lịch (TCDL) đã xác định các tuyến DL trọng điểm gồm: Con đường di sản thế giới, Con đường xanh Tây Nguyên, Con đường huyền thoại - đường mòn Hồ Chí Minh; Tuyến hành lang Đông - Tây... Nhiều chuyên gia du lịch và tập đoàn FujiKen (Nhật Bản) nhận định: "Việc phát triển VDLBTB sẽ tạo điều kiện nối kết hai trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt sẽ tạo sự nối kết mạnh với du lịch Lào và Đông Bắc Thái Lan" (Tập đoàn Fujiken - Nhật Bản, 1998) [44]. Điều này sẽ góp phần tạo nên điểm đến hấp dẫn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nếu “Định hướng đúng và làm tốt có thể tạo nên “ cực du lịch” hấp dẫn ở khu vực và có sức thu hút mạnh đối với du khách trên thế giới” (Trần Đình Hiển, 2 010) [13].

Tóm lại: Với lợi thế so sánh của mình, việc phát triển hoạt động du lịch tại VDLBTB thực sự có vai trò quan trọng nó không chỉ đóng góp vào sự phát triển du lịch của cả nước mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

2.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, đây là vùng được đánh giá là có điều kiện về nguồn tài ng uyên tự nhiên, thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động DLST.

2.1.2.1 Địa hình , cảnh quan

Về địa hình, nét nổi bật là 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát bị chia cắt mạnh thành những vùng nhỏ hẹp, có độ dốc lớn. Bờ biển có nhiều đầm phá. Đất đai của vùng khô cằn không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. Vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham quan nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển, nghiên cứu khoa học rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch sinh thái.


2.1.2.2 Về khí hậu

Khí hậu của vùng là sự giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc. Vì vậy nó mang nét đặc trưng, độc đáo. Dãy H oành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển đã trở thành những ranh giới khí hậu thực sự, tạo nên nét khí hậu r iêng biệt giữa hai vùng: (gồm Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng đến Quảng Ngãi). Quảng Bình, Quảng Trị vẫn còn mang những nét khí hậu của miền Bắc thì ở Đà Nẵng - Quảng Nam nắng chói chang và hầu như không còn gió mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng khoảng từ 25.20C - 260C. Tùy theo sự thay đổi nhiệt độ mà ta có thể chia làm các mùa: Mùa lạnh (Tháng 12, tháng 1 và 2), mùa nóng (từ giữa tháng 6 đến tháng 10), các tháng còn lại là giai đoạn chuyển t iếp từ lạnh sang nóng.

2.1.2.3 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình 2000 - 2.500mm/năm nhưng phân phối lại không đều

giữa các tháng trong năm, giữa các địa phương trong vùng.

Đối với các địa phương từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế: Lượng mưa tập trung vào các tháng giữa mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11). Bão bắt đầu từ tháng 7, kết thúc vào tháng 11. Bão thường kèm theo mưa lớn gây ra ngập úng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn.

Đối với các địa phương từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng trên 2.400 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ

23 - 40 mm/tháng.

2.1.2.4 Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi tại VDLBTB dày đặc, tuy nhiên sông thường ngắn và dốc, thường có lũ đột ngột. Một số sông lớn như sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Hương (Huế), sông Gianh, sông Nhật Lệ (Quảng Bình )… Trong đó, có một số sông có giá trị về du lịch.

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài , tất cả các tỉnh đều giáp biển, bờ biển nhiều vũng vịnh. Vùng có nhiều bãi tắm tự nhiên , cảnh quan đẹp với nước trong xanh như Thanh Khê (Đà Nẵng), Lăng Cô (Huế), Nhật Lệ (Quảng Bình) v.v…


Ngoài ra vùng còn có nguồn nước khoáng dồi dào thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

2.1.2.5 Tài nguyên động thực vật

Vùng du lịch Bắc Trung bộ có hệ thống động, thực vật phong phú. Rừng đa dạng với nhiều loài gỗ quý n hư gụ, táu… Dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mùa mưa nhiệt đới. Các loài động vật cũng rất đa dạng với nhiều loài quý hiếm như mun sọc, huê mộc, tắc kè, rắn lục sừng, sói đỏ, trĩ sao v.v… Ngoài ra còn phải kể tới hệ thống động, thực vật ven các đảo Cồn Cỏ, quần đảo Trường Sa, Cù Lao Chàm như các bãi san hô, các rừng trên đảo v.v… Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu động thực vật.

2.1.3 Đặc điểm tài nguyên nhân văn Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú lại có mức độ tập trung cao, có giá trị về lịch sử, văn hoá cao so với các vùng du lịch khác trong nước. Điều này tạo thuận lợi cho việc tổ chức các tuyến tham quan, hấp dẫn du khách . Chỉ với một dải đất hẹp từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã có bốn (04) di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

2.1.3.1 Dân cư, dân tộc

Cộng đồng dân cư với bản sắc văn hóa của mình là một tài nguyên nhân văn quan trọng cho việc phát triển du lịch. Theo lịch sử còn ghi lại, vùng đất Bắc Trung Bộ đã có các cộng đồng dân cư cổ sinh sống từ rất lâu đời (Người Việt cổ ở Quảng Bình, Quảng Trị; từ Thừa Thiên Huế trở vào đến Quảng Ngãi có cư dân Sa Huỳnh, cư dân Chăm Pa). Từ thế kỷ thứ XV người Kinh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh - Nghệ di cư vào "đàng trong" lập làng mạc. Dưới thời chúa Nguyễn một số người Hoa, người Nhật cũng đã đến sinh sống. Dưới thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, có một số người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Chà Và (Java) đến sống ở vùng Bắc Trung Bộ, nhưng chủ yếu là chuyển cư tạm thời, hoặc không thành cộng đồng riêng .

Ở Miền núi VDLBTB có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Chức, Vân Kiều (Quảng Bình); Bru - Vân Kiều, Tà Ôi (Quảng Trị); Cơtu, Tà Ôi; Pa Kôh (Thừa Thiên Huế); Cơtu, Xu Đăng, Giẻ Chiêng (Quảng Nam)… Dân cư VDLBTB tập trung đông nhất ở các tỉnh có kinh tế phát triển. Người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất và cùng với dân tộc khác tạo nên bức tranh đa sắc tộc đa dạng, phong phú cho vùng (Đinh Văn Thiên và cộng sự, 2010) [48, 11] tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch.


2.1.3.2 Các tài nguyên di sản văn hoá vật thể

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được đánh giá là vùng có nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều hệ thống đền đài, cung điện, lăng tẩm, phủ đệ, hệ thống nhà vườn, di tích tôn giáo và các di tích để lại dấu ấn của các vương triều phong kiến phát triển rực rỡ như di tích của nhà nước Chăm Pa, di tích của triều đại phong kiến nhà Nguyễn v.v… Ngoài ra, nơi đây còn tập trung nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích nổi tiếng - những

điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua - của du khách trong nước và quốc tế như Quần

thể di tích ở Huế; Thánh địa Mỹ Sơn ; Đô thị cổ Hội An; Các di tích tôn giáo tiêu biểu là Thánh địa La Vang (Hải Lăng - Quảng Trị); Cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn; Cụm đền chùa ở Huế, Nhà thờ Phú Cam (Huế); Cụm di tích quốc lộ đường 9 ; Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) v.v... Tất cả tạo nên nhữn g điều kiện riêng biệt và các điểm để thu hút khách du lịch.

2.1.3.3 Di sản văn hoá phi vật thể

- Tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế (được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới). Bên cạnh đó là những điệu nhạc, điệu hò, hát bội… là những minh chứng cho nền nghệ thuật truyền thống phong phú.

- Các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể của vùng còn bao gồm nhiều lễ hội lớn như Lễ hội Quan Âm vào 19/2 â m lịch (Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng); Lễ hội Long Chu; Cầu Bông; Cá Ông; Đèn lồng ; Nguyên tiêu v.v… Bên cạnh đó, đây còn là vùng có nghệ thuật ẩm thực rất đặc trưng như nghệ thuật ẩm thực Huế với các món ăn như cơm mui, tôm chua, cơm hến… đặc biệt là các món chay; Ẩm thực Hội An với cao lâu, bánh tráng đập dập, hoành thánh v.v… Ngoài ra, còn có nét đẹp văn hóa, sinh hoạt truyền thống của cộng đồng vùng. VDLBTB cũng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp bản sắc văn hoá riêng - đó cũng là tài nguyên quý giá để phát triển hoạt động du lịch.

2.1.4 Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch (còn gọi là cơ sở hạ tầng loại II)

a. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng và công ty lữ hành

Tính đến cuối năm 2010, VDLBTB có 463 khách sạn, trong đó có 210 khách sạn được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao, ước tính 14.058 buồng, trong đó có trên 54% buồng khách quốc tế (Tổng Cục Thống kê, 2011) [57]. Các khách sạn, nhà hàng

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí