Số Lượng Buồng Lưu Trú Du Lịch Của Các Tỉnh Trong Vùng Bắc Trung Bộ

sinh, môi trường cho hoạt động du lịch.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong khu vực phát triển khá nhanh so với quy mô cả nước. Quy mô của các cơ sở lưu trú ở khu vực cao hơn mặt bằng chung của cả nước, với tỷ trọng số buồng ngủ cao hơn tỷ trọng cơ sỏ lưu trú cho thấy khu vực có cơ sở vật chất có khả năng đón và phục vụ khách du lịch cao cấp. Qua nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng số lượng buồng lưu trú du lịch qua các năm tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là khá cao. Tính chung cả vùng số lượng buồng lưu trú du lịch năm 2018 tăng hơn so với năm 2011 là 84,55%, trong đó tỉnh Thanh Hóa có tốc độ tăng cao nhất với 126,91% và tiếp đến là tỉnh Quảng Bình với tốc độ tăng 100,72%. Năm 2011, toàn vùng có 38.995 buồng có thể cho thuê lưu trú, và đến năm 2018 số lượng buồng có thể cho thuế lưu trú du lịch đã là 71.966 buồng. Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ đã có hơn 500 cơ sở lưu trú được Tổng Cục Du lịch xếp hàng từ 1 sao đến 5 sao.

Bảng 3.4. Số lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ

(ĐVT: buồng)

TT

Địa phương

Năm

2011

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

So sánh

2015/2011

2018/2011

1

Thanh Hóa

11150

12200

13100

18100

25300

109,42

226,91

2

Nghệ An

11348

13522

13813

18138

20951

119,16

184,62

3

Hà Tĩnh

2552

3310

3500

4800

5081

129,70

199,10

4

Quảng Bình

2795

4377

4617

5100

5610

156,60

200,72

5

Quảng Trị

1580

1820

1930

2450

2711

115,19

171,58

6

Huế

9570

10710

11252

12256

12313

111,91

128,66

Tổng cả vùng

38995

45939

48212

60844

71966

117,81

184,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh) [62]

Biểu đồ 3 4 So sánh lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung 1

Biểu đồ 3.4. So sánh lượng buồng lưu trú du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung

Bộ qua các năm (ĐVT: buồng)

Bên cạnh đó, các cơ sở vui chơi, giải trí và các dịch vụ bổ sung còn ít và thiếu thốn. Ở các tỉnh, thành phố trong vùng chưa có những khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch cũng như người dân địa phương. Điều này đã làm hạn chế thời gian lưu trú của khác cũng như hiệu quả kinh doanh du lịch. Khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ, ngoài tắm biển, tham quan còn nhiều thời gian nhàn rỗi nhưng khó có thể tìm thấy điểm vui chơi, giải trí. Các cơ sở hạ tầng du lịch ở khu vực mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhưng còn thấp so với nhu cầu phát triển du lịch (những địa phương được đầu tư nhiều nhất cũng chỉ đáp ứng khoảng 30 – 40% nhu cầu đầu tư) và đặc biệt là còn manh mún, dàn trải, chưa có được những dự án đầu tư lớn. Đồng thời, giá cả của các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác ở trong vùng tương đối thấp so với các nơi khác.

* Nguồn nhân lực du lịch

Năm 2011 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 52.522 người, đến năm 2018 số lao trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 72.093 người, tốc độ tăng năm 2018 so với năm 2011 là 37,26%. Lao động trong ngành du lịch đông nhất là ở tỉnh Quảng Trị, tiếp đến là Thanh Hóa và Huế, các tỉnh còn lại có số lao động trong ngành du lịch tương đương nhau và chiếm khoảng 7 – 8% của toàn vùng. Trong tổng số lao động trong ngành du lịch của vùng có khoảng 19% có trình độ đại học và trên đại học. Hiện nay cả vùng có 25 cơ sở có các chương trình đào tạo du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên chí có trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trung cấp du lịch miền Trung là đào tạo chuyên sâu.

Bảng 3.5. Số lượng lao động du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ

(ĐVT: người)

TT

Địa phương

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh

2015/2011

2018/2011

1

Thanh Hóa

12900

14300

15000

16460

18500

110,85

143,41

2

Nghệ An

6352

6372

7076

7492

7492

100,31

117,95

3

Hà Tĩnh

2791

2987

3365

3522

3766

107,02

134,93

4

Quảng Bình

2179

2473

3050

3200

4100

113,49

188,16

5

Quảng Trị

18700

23800

25000

25055

25235

127,27

134,95

6

Huế

9600

10800

11200

12500

13000

112,50

135,42

Tổng cả vùng

52522

60732

64691

68229

72093

115,63

137,26

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh) [62]

(ĐVT: người)


Biểu đồ 3 5 So sánh lao động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các 2

Biểu đồ 3.5. So sánh lao động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm

* Các sản phẩm du lịch

Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Bắc Trung Bộ phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như:

Du lịch nghỉ dưỡng biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô,... Du lịch tham quan tiềm hiểu di sản: cố đô Huế, Thành nhà Hồ, ...

Du lịch sinh thái, khám phá hang động: Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng,..

Du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch về nguồn: Kim Liên (Nghệ An), nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, ...

Ngoài ra, vùng còn có nhiều mô hình liên kết du lịch như: hành trình kinh đô Việt Cổ; Con đường di sản miền Trung; Một ngày ăn cơm ba nước,...

Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn thấp, không đồng đều, thiếu tính liên kết. Sản phẩm du lịch cũng chưa đặc sắc và sức cạnh tranh còn hạn chế. Các sản phẩm được xây dựng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương, chưa được nghiên cứu xây dựng dựa trên thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trường. Hơn nữa, việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch làm hạn chế sức hấp dẫn và cạnh tranh chung về du lịch của cả khu vực.

3.2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

3.2.1. Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

Các tỉnh hợp tác hình thành cơ chế chính sách chung nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của từng địa phương, nâng cấp dịch vụ du lịch, xúc tiến du lịch, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, xây dựng quy chế quản lý các hoạt động du lịch phù hợp với thực tiễn của địa phương; tạo điều kiện cho các hãng lữ hành khảo sát mở rộng thị trường du lịch; tăng cường

hợp tác đầu tư các dự án về du lịch liên vùng hướng tới phát triển du lịch bền vững và xóa đói giảm nghèo. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã hình thành tổ chức bộ máy phối hợp chung gồm Ban chỉ đạo (lãnh đạo cấp tỉnh), Tổ thường trực (Lãnh đạo cấp Sở) và Tổ giúp việc (lãnh đạo và cán bộ cấp phòng thuộc Sở VH, TT& DL hoặc một số tỉnh là Sở Du lịch) và cơ chế họp 1 – 1 – 2 (BCĐ du lịch họp 1 kỳ/năm; Tổ thường trực họp 1 kỳ/năm, Tổ giúp việc họp 2 kỳ/năm).

Cơ chế điều hành: Ban chỉ đạo hoạt động theo cơ chế trưởng ban điều hành luân phiên nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động hợp tác trong năm và xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo, có sự tham gia của Tổng Cục Du lịch. Để th úc đẩy các hoạt động liên kết phát triển du lịch, các tổ công tác phát triển du lịch tại từng tỉnh cũng đã được thành lập: tổ công tác phát triển sản phẩm du lịch; tổ công tác marketing; tổ công tác phát triển nguồn nhân lực. Công tác xúc tiến thành lập hiệp hội du lịch tại các địa phương cũng đã được triển khai thực hiện.

Chính vì vậy, trong những năm qua, các địa phương đã chủ động phối hợp tham gia tổ chức gian hàng chung tại Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2017. Gian hàng chung 4 tỉnh Bắc Trung Bộ với chủ đề: "Bốn địa phương một điểm đến" (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình) được Hiệp hội du lịch Việt Nam tặng gian hàng quy mô và ấn tượng. Tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITE Hồ Chí Minh 2017 (có 03 tình tham gia: Nghệ Anm Thanh Hóa và Quảng Bình).

Bốn tỉnh tham gia giới thiệu các sự kiện văn hóa, du lịch tại các Website, Facebook, trên Bản tin Du lịch (Mục Liên kết hợp tác phát triển Du lịch bốn tinhr Bắc Trung Bộ) như: kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng bá dân ca Xứ Nghệ; giới thiệu khu lưu niệm Nguyễn Du, biển Thiên Cầm - Hà Tĩnh, quảng bá Lễ hội 110 năm Du lịch Sầm Sơn, du lịch Cửa Lò 2017 với chủ đề "Cửa Lò hội tụ và Tỏa sáng", giới thiệu loại hình di sản phi vật thể hát Chầu Văn, quảng bá quần thể hang động Quảng Bình, biển Nhật Lệ, tham gia Hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh"...

Các tỉnh cũng đã phối hợp chặt chẽ triển khai quảng bá, hỗ trợ phát động thị trường, thu hút khách du lịch từ các thị trường quốc tế đến 6 địa phương. Trong đó, Quảng Bình đã phối hợp rất tốt với Sở Du lịch/ Sở VH,TT&DL, Hiệp hội Du lịch các tỉnh trong việc phát động thị trường khách du lịch Thái Lan và các quốc gia thứu 3 thông qua Thái Lan đến các Tỉnh Bắc trung Bộ bằng đường hàng không trên chuyến bay quốc tế Đồng Hới - Chiang Mai.

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, 06 tỉnh đã tích cực phối hợp đón các đoàn theo Chương trình khảo sát nhằm kích cầu du lịch nội địa cho các hãng lữ hành, báo chí từ các tỉnh phía Bắc và phía Nam tới các tỉnh miền Bắc Trung Bộ: các địa phương đã tích cực phối hợp tổ chức đón tiếp và làm việc với các đoàn Famtrip do Sở Du lịch Hà Nội, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO, các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan truyền thông đến khảo sát, đưa tin tuyên truyền, kết nối các điểm đến dọc tuyến duyên hải, tuyến đường mòn Hồ Chí Minh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình để giới thiệu cho khách du lịch.

Kịp thời phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông tuyên truyền, cung cấp thông tin về mức độ an toàn nước biển, hải sản biển sau sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung.

Trong năm 2017, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch/ Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch các tỉnh đã tổ chức chương trình tham quan chéo học tập kinh nghiệm và ký kết chương trình hợp tác về xúc tiến, quảng bá.

Công tác xúc tiến du lịch được 06 tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện, tiêu biểu như: "Đã tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2018 tại Hà Nội với chủ đề "Bốn địa phương một điểm đến" (từ ngày 28/03 đến 1/4/2018); tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ITE tại TP. Hồ Chí Minh ( từ ngày 6/9 đến 8/9/2018); tổ chức thành công chương trình Roadshow giới thiệu du lịch các tỉnh Bắc Miền Trung tại Viêng Chăn - Lào và Udonthani vùng Đông Bắc Thái Lan (từ ngày 20-24/5/2018)... Việc tham gia gian hàng chung đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh du lịch chung của 6 tỉnh trong vùng, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, giúp các doanh nghiệp 06 tỉnh liên kết, tìm kiếm các đối tác, giới thiệu và chào bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tiếp tục được chú trọng thông qua việc xây dựng đường link liên kết các trang website của Sở du lịch; Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tiêu biểu của các địa phương như: Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn; Lễ hội Bà Triệu; Lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa); Lễ hội biển Cửa Lò, hưởng ứng phát động 3 cuộc thi: Ảnh, video clip, sáng tác slogan quảng bá du lịch (Nghệ An); Lễ hội biển Cửa Sót (Lộc Hà), Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc (Hà Tĩnh ); sản xuất bản đồ chung du lịch các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ; đăng tin trên các ấn phẩm, bản tin chuyên ngành...

Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng các chương trình liên kết đã bước đầu kết nối không gian (lãnh thổ) du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Chẳng hạn, chương trình liên kết quan những miền di sản Bắc Trung Bộ. Các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ như phối hợp xây dựng cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực đã được triển khai. Các liên kết ở cấp độ doanh nghiệp được xác lập và bước đầu phát huy hiệu quả. Có thể nhận thấy, sự kết nối không gian về du lịch đã bắt đầu được hình thành, tạo tiền đề cho sự liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

Kết quả công tác quảng bá, xúc tiến cho thấy hình thức và cách thức tuyên truyền quảng bá du lịch của các tỉnh khá phong phú cả về nội dung và hình thức, có tác động tích cực tới việc nâng cao thương hiệu du lịch đặc sắc của vùng Bắc Trung Bộ, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế về tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ.


Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về việc nâng cao thương hiệu du lịch của các chương trình liên kết du lịch ở Bắc Trung Bộ



Hoàn toàn không đồng ý


Không đồng ý


Không có ý kiến gì


Đồng ý


Hoàn toàn đồng ý


Tổng số

Tổng số người được

điều tra (người)

0

2

35

216

133

386

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0

0

0

6

12

18

Cán bộ các khu du lịch & các đơn vị sự

nghiệp về du lịch


0


0


0


20


25


45

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0

1

10

21

35

67

Các nhà khoa học

0

0

0

6

14

20

Khách du lịch

0

1

25

163

47

236

Cơ cấu theo mức độ đồng ý (%)

Tổng số người được

điều tra (%)

0

0,52

9,07

55,96

34,46

100,00

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0

-

-

33,33

66,67

100,00

Cán bộ các khu du lịch & các đơn vị sự

nghiệp về du lịch


0


-


-


44,44


55,56


100,00

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0

1,49

14,93

31,34

52,24

100,00

Các nhà khoa học

0

-

-

30,00

70,00

100,00

Khách du lịch

0,00

0,42

10,59

69,07

19,92

100,00

(Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra, khảo sát, 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (90,42%) cho rằng chương rình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng nâng cao thương hiệu du lịch ở Băc Trung Bộ. Nhiều tour, tuyến du lịch liên kết được hình thành và đưa vào khai thác có hiệu quả. Nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng được xây dựng nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã có nhiều chương trình hợp tác liên kết xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù trở thành một trong những tuyến du lịch thu hút khá đông khác quốc tế. Chất lượng du lịch cộng đồng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của các chương

trình liên kết du lịch và các tour, tuyến du lịch liên tỉnh đã tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Xu hướng đầu tư vào phân khúc cao cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã hình thành. Sự liên kết giữa các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sức hút đầu tư lớn. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hút được nhiều sự án đầu tư khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sỏ lưu trú cao cấp, trong đố nhiều dự án xây dựng khách sạn đạt chuẩn từ 3 – 4 sao, góp phần thay đổi diện mạo một số khu du lịch và từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

3.2.2. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch

Các tỉnh cam kết phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch trong khu vực, phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của mỗi địa phương.

Trên cơ sở Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án EU và phát triển sản phẩm du lịch Bắc miền Trung, các địa phương đã chủ động làm việc với Hiệp hội Du lịch, triển khai, chia sẻ Báo cáo đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh để khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm đặc trưng chung của vùng theo hai chủ đề: "Con đường di sản miền Trung", "Con đường sinh thái, văn hóa tâm linh Bắc miền Trung gắn với du lịch có trách nhiệm và bền vững".

Sở du lịch Nghệ An đã chủ động phối hợp với 3 tỉnh triển khai quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mới: Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, Tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội, du lịch cộng đồng tại xã Yên Khê (Con Cuông), du lịch đảo chè xã Thanh An (Thanh Chương)...

Sở du lịch tỉnh Quảng Bình đã chủ trì phối hợp với Sở Du lịch/Sở VH,TT&DL, Hiệp hội Du lịch các tỉnh thực hiện nhiều chuyến khảo sát, xây dựng sản phẩm chung cho khách du lịch quốc tế qua đường bay quốc tế Đồng Hới - Chiang Mai cũng như đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức Hội Thảo khoa học "Giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh" với sự tham gia của các đại biểu, chuyên gia du lịch đến từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Qua đó, đã giới thiệu được một số điểm đến du lịch tiềm năng như: Khu du lịch sinh thái Hải thượng Lãn Ông, khu du lịch nước sổ Sơn Kim, Khu du lịch Quỳnh Viên Lê Khôi, các điểm đến về nguồn,...góp phần bổ sung khắc phục tính mùa vụ, tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Hà Tĩnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.

Nhằm liên kết, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, năm 2018, các Sở Du lịch/Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tổ chức đón, làm việc và ký kết hợp tác với đoàn Famtrip trong và ngoài nước, tiêu biểu như: Đón đoàn Famtrip thành phố Hồ Chí Minh; đoàn Famtrip các doanh nghiệp lữ hành Bắc - Trung - Nam (Hà Tĩnh); phối hợp đón đoàn Famtrip các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát các điểm du lịch Quảng Bình - Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hóa; tham dự các sự kiện do Thanh Hóa chủ trì gồm: tổ chức buổi tọa đàm Kết nối du lịch Thanh Hóa với du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan; khảo sát

tour du lịch tại Thanh Hóa qua đường Hồ Chí Minh; Hội nghị chuyên đề về xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch chung 4 tỉnh Bắc miền Trung. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch trong việc triển khai các nội dung ký kết hợp tác, khai thác sản phẩm du lịch, đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng các sản phẩm đặc trưng của 04 tỉnh Bắc miền Trung.

Thông qua các chương trình khảo sát, tọa đàm, kết nối...các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đã đánh giá cao khả năng kết nối, hợp tác du lịch của các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình. Từ đó, hướng tới tăng cường khả năng thu hút và đáp ứng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, đồng thời làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch tại các địa phương, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến 06 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Các chương trình liên kết đã bước đầu giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ và từng nhóm địa phương cũng như sản phẩm đặc thù của từng địa phương.

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về việc giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc của các chương trình liên kết du lịch



Hoàn toàn không đồng ý


Không đồng ý


Không có ý kiến gì


Đồng ý


Hoàn toàn đồng ý


Tổng số

Tổng số người được

điều tra (người)

0

2

48

250

86

386

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0

0

0

6

12

18

Cán bộ các khu du lịch & các đơn vị sự

nghiệp về du lịch


0


1


9


22


13


45

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0

0

11

26

30

67

Các nhà khoa học

0

0

8

11

1

20

Khách du lịch

0

1

20

185

30

236

Cơ cấu theo mức độ đồng ý (%)

Tổng số người được

điều tra (%)

0,00

0,52

12,44

64,77

22,28

100,00

Cán bộ cơ quan

QLNN về du lịch

0,00

0,00

0,00

33,33

66,67

100,00

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023