Khái Quát Đặc Điểm Tình Hình Giáo Dục, Kinh Tế-Xã Hội Thành Phố Uông Bí

Kết luận chương 1


Đổi mới PPDH là xu hướng tất yếu của thời đại, cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục Việt Nam.

Với việc khái quát những vấn đề cơ bản của lịch sử nghiên cứu vấn đề, cùng những vấn đề cơ bản nhất của quản lý hoạt động dạy học, PPDH và đổi mới PPDH, hoạt động chỉ đạo, đặc biệt là chỉ đạo Hiệu trưởng trường THCS trong việc thực hiện đổi mới PPDH.

Từ cách hiểu quản lý trường THCS theo mô hình VNEN - đổi mới PPDH với tư tưởng dạy và học tích cực, bám sát yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, chúng tôi đã trình bày khái quát về các bước đi cần thiết trong chỉ đạo đổi mới đó là các vấn đề: Đội ngũ giáo viên; đảm bảo quy chế thực hiện nội dung chương trình SGK; cơ sở vật chất; cơ chế quản lý và phương thức đánh giá chất lượng dạy và học; môi trường giáo dục (Gia đình, nhà trường và xã hội). Các đối tượng, thực thể này đều có quan hệ hữu cơ trong một hệ thống, vận hành đồng bộ theo hoạt động chỉ đạo. Và ngược lại, một hoạt động chỉ đạo cụ thể chỉ có thể sát thực và có tính khả thi nếu căn cứ vào hệ thống đó trong sự vận hành.

Như vậy, quản lý trường THCS theo mô hình VNEN là một bước đột phá rất quan trọng trong thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục. Trong công tác quản lý, chỉ đạo Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững những vấn đề về khoa học quản lí, quản lí dạy học, PPDH và đổi mới PPDH. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để công tác quản lý trường THCS theo mô hình VNEN đạt hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THEO MÔ HÌNH VNEN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục, kinh tế-xã hội Thành phố Uông Bí

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, kinh tế văn hóa xã hội

* Vị trí địa lý: Uông Bí nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km. Nằm dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc. Uông Bí có 25.313,55 ha diện tích tự nhiên.

* Dân số: Thành phố Uông Bí có 174.678 nhân khẩu (khoảng 13,2 % dân số tỉnh Quảng Ninh) và 11 đơn vị hành chính.

* Điều kiện kinh tế: Đến năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thành phố đã chiếm 54,1%; du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 34,5%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 11,4%. Từ 2008-2013, giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 21%, thu nhập bình quân đầu người tăng 175% (năm 2007: 14.300.000 đ/người/năm; năm 2013: 25.570.000đ/người/ năm). Thành phố không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 3,2%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 3 lần, chi cho đầu tư phát triển tăng 2,55 lần.

* Về giáo dục - đào tạo: Toàn thành phố phố có 4 trường THPT, 12 trường THCS, 2 trường trung cấp nghề, 3 trường Cao đẳng, 15 trường Tiểu học và 18 trường Mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thành phố với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện Nghị quyết 03/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 100% phường có trường THCS và Tiểu học đạt chuẩn

Quốc gia (có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2).

2.1.2. Một số đặc điểm về GD& ĐT cấp THCS thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí có 12 trường trung học cơ sở. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn Thành phố đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.

Diễn biến sĩ số 5 năm qua như sau:

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS



Năm học


Số trường


Số lớp


Số HS

Bình quân hs/lớp

Học sinh lưu ban

(%)

Học sinh bỏ học

(%)

Tỷ lệ huy động vào lớp 6 (%)

2010-2011

12

256

10246

40,1

0,60

0,21

99,8

2011-2012

12

251

10092

40,2

0,61

0,20

99,9

2012-2013

12

248

9926

40,02

0,56

0,22

100

2013-2014

12

246

9889

40,2

0,55

0.19

100

2014-2015

12

241

9656

40,06

0,45

0.13

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý trường trung học cơ sở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo mô hình VNEN - 6

(Nguồn: Báo cáo Phòng GD & ĐT Uông Bí)


* Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh THCS ở thành phố Uông Bí ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các HĐ ở trường, lớp và các HĐ văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt đ- ược vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường...

* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường

đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH đã đem lại hiệu

quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn HS giỏi cả về số lượng và chất l- ượng ngày càng tăng. Thành phố Uông Bí luôn là đơn vị đứng top 3 chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và học trường THPT chuyên Hạ Long của tỉnh.

Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 5 năm qua



Năm học


Số HS

Hạnh kiểm ( %)

Học lực (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2010-2011

10246

60,2

27

12,4

0,40

15,6

34,5

39,85

9,3

0,75

2011-2012

10092

60,5

28

11,2

0,30

16,5

35,7

39,1

8,1

0,6

2012-2013

9926

63,1

29,55

7,2

0,15

19,1

37,8

34,86

7,7

0,54

2013-2014

9889

62,9

29,6

7,3

0,2

19,7

37,6

34,56

7,6

0,54

2014-2015

9656

66,6

28,2

5,03

0,17

21,2

42,6

31,6

4,4

0,2

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)


Bảng 2.3: Chất lượng học sinh giỏi THCS 5 năm qua



Năm học


TS học sinh

HSG cấp thành phố

HSG cấp tỉnh

Số lượng

Xếp thứ

2010-2011

10246

156

46

2

2011-2012

10092

155

50

2

2012-2013

9926

162

52

2

2013-2014

9889

166

62

1

2014-2015

9656

182

68

1

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)


* Về đội ngũ cán bộ quản lí: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ cán bộ quản lí các trường Mầm non, Tiểu học, THCS đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ cán bộ

quản lí ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lí đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lí. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lí, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.

Bảng 2.4: Đội ngũ cán bộ quản lí THCS 5 năm qua



Năm học


TS

trường


TSCB QL

Trình độ đào tạo

Số lượng/(%)

Xếp loại hàng năm

Số lượng/(%)


ĐH


Chưa đạt chuẩn


Tốt


Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu

cầu

2010-2011

12

29

18/29

62%

11/29

38%

0

24/29

82,7%

4

13,8%

1/29

3,7%

0

2011-2012

12

29

20/29

68,9%

9

31,1%

0

25/29

86%

3/29

10,3%

1/29

3,7%

0

2012-2013

12

29

24/29

82,7%

5

17,3%

0

27/29

93,1%

2

6,9%

0

0

2013-2014

12

29

27/29

93,1%

2

6,9%

0

29/29

100%

0

0

0

2014-2015

12

29

29/29

100%

0

0

29/29

100%

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS ngày một nâng cao. Hiện nay, số cán bộ quản lí có trình độ đại học và có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ (100%). Công tác đánh giá cán bộ quản lí được Phòng GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ quản lí năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí nói chung và đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường THCS nói riêng.

* Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận giáo viên còn yếu do một trong

những nguyên nhân là những giáo viên dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả.

Bảng 2.5: Đội ngũ giáo viên THCS 5 năm qua


Năm học

T/Số lớp

T/Số giáo

viên

Trình độ đào tạo

Số lượng/(%)

Xếp loại hàng năm

Số lượng/(%)

Danhhiệuthiđua

Số lượng/(%)

ĐH

T.cấp

Tốt

Khá

TB

Yếu

Cấp Tỉnh

CấpHuyện

2010-

2011

256

488

322

65,9%

116

23,7%

50

10,2%

280

57,3%

152

31,1

56

11,6%

0

24

0,49%

40

0,82%

2011-

2012

251

482

330

68,4%

110

22,8%

42

8,8%

305

63,3%

131

27,2%

46

9,5%

0

24

4,97%

42

8,7%

2012-

2013

248

480

342

71,2%

119

24,8%

29

4%

320

66,6%

115

23,9%

45

9,5%

0

28

5,8%

45

9,4%

2013-

2014

246

476

346

72,9%

115

24,1%

15

3%

323

67,8%

111

23,3%

42

8,9%

0

30

6,3%

46

9,7%

2014-

2015

241

464

372

80,2%

92

19,8%

0

352

75,9%

80

17,2%

32

6,9%

0

33

7,1%

48

10,3%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Uông Bí)


Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại giáo viên, tỷ lệ số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố ngày càng cao, hàng năm có từ 40 - 60 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố thông qua các kỳ hội giảng. Tuy vậy, tỷ lệ giáo viên được đánh giá trung bình vẫn còn, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số giáo viên còn hạn chế, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những giáo viên tuổi cao, quá trình đào tạo đạt chuẩn và sức khỏe hạn chế.

* Về cơ sở vật chất: Hiện nay cấp THCS có 12/12 trường học có phòng học cao tầng, hơn 286 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Số lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường THCS đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường sử dụng phòng học của học sinh làm phòng thực hành, phòng học bộ môn vừa không đảm bảo quy cách, kém an toàn và hiệu quả thấp.

Tính đến hết năm học 2014 - 2015 toàn thành phố có 38 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 12 trường có phòng thư viện cho giáo viên và học sinh, 12/12 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho giáo viên và học sinh.

2.1.3. Tổ chức khảo sát

2.1.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

2.1.3.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng về mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý, biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN trường THCS thành phố Uông Bí.

Những khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

2.1.3.3. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 12 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THCS

- Khảo sát 60 giáo viên của 5 trường THCS thành phố Uông Bí

2.1.3.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Uông Bí, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác

quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý và giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Uông Bí.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu. Cách thức đánh giá như sau:

+ Đánh giá mức độ thực hiện:

- Xếp loại tốt: X 3,5

- Xếp loại Khá: 2,5 X < 3.5

- Xếp TB: 1,5 X < 2,5

- Xếp loại Yếu: 0,5 X < 1,5

+ Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp:


- Rất cần thiết nếu: X 2,5


- Cần thiết nếu: 1.5 X < 2,5


- Không cần thiết nếu: X < 1,5

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học của các trường THCS thành phố Uông Bí theo mô hình VNEN

2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí