hiệu trưởng các nhà trường được triển khai thực hiện đầy đủ ở các trường THCS trong thành phố.
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6
Chúng ta có thể so sánh kết quả nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp QL HĐ học trên qua biểu đồ sau:
Tính cần thiết
Biểu đồ 2.2: Kết quả nhận thức về các biện pháp QL HĐ học của hiệu trưởng đối với HS
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng đối với giáo viên các nhà trường theo mô hình VNEN
2.3.2.1. Thực trạng về số lượng các biện pháp QL HĐ dạy được Hiệu trưởng thực hiện trong công tác QL HĐ DH ở các trường THCS thành phố Uông Bí
Để tìm hiểu về thực trạng về số lượng các biện pháp QL của Hiệu trưởng áp dụng đối với HĐ dạy của GV các trường THCS thành phố Uông Bí, chúng tôi điều tra 12 đồng chí CBQL và 60 GV bằng phiếu hỏi:
Kết quả:
- Cả 8 biện pháp chung đều được 100% đối tượng được hỏi trả lời có sử dụng.
- Đối với 26 biện pháp cụ thể trong 8 biện pháp chung có 1 biện pháp:
“Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thiết bị đồ dùng, kỹ năng sử dụng
thiết bị đồ dùng dạy học cho GV, xây dựng tốt nền nếp sử dụng thiết bị đồ dùng DH” có số ý kiến đánh giá thấp nhất với 32% số người được hỏi đánh giá là chưa thực hiện. Với 2 biện pháp: "Chỉ đạo các nhà trường tạo dựng mỗi tiết học có môi trường học tập dân chủ, hợp tác thân thiện, GV thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS” và biện pháp "Tổ chức Hội thi làm và sử dụng đồ dùng DH” chỉ có 72% số ý kiến được hỏi trả lời có thực hiện. Các biện pháp còn lại đều được 100% ý kiến được hỏi đánh giá là có thực hiện.
- Ngoài các biện pháp QL HĐ dạy đã nêu, các đồng chí được hỏi bổ sung thêm 2 biện pháp là đầu tư trang thiết bị CSVC và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Các biện pháp này được trình bày ở phần QL các HĐ hỗ trợ HĐ DH của đề tài.
Nhận xét: Hiệu trưởng các trường THCS đã sử dụng hệ thống các biện pháp QL HĐ dạy phong phú, bao gồm 8 biện pháp chung và 26 biện pháp cụ thể, đảm bảo QL toàn diện được tất cả năng lực DH của GV được quy định trong thông tư quy định về chuẩn nghề nghiệp GV THCS mà Bộ GD&ĐT ban hành. Hiệu trưởng các nhà trường chưa làm tốt được biện pháp bồi dưỡng năng lực QL cho đội ngũ giáo viên cán sự, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng QL HĐ DH của các nhà trường. Một số biện pháp thực hiện chưa thường xuyên nên một số GV được hỏi không biết.
Những biện pháp chưa thực hiện và thực hiện chưa thường xuyên cần được chỉ đạo thực hiện tốt hơn.
2.3.2.2. Thực trạng về chất lượng các biện pháp QL HĐ dạy được hiệu trưởng thực hiện trong công tác QL HĐ DH ở trường THCS thành phố Uông Bí
Để đánh giá thực trạng chất lượng thực hiện các biện pháp QL HĐ DH của Hiệu trưởng đối với giáo viên, học sinh các trường THCS trong thành phố, Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với câu hỏi ở 3 mức độ: Tốt, Bình thường, Chưa tốt đối với 72 CBGV các trường THCS thành phố Uông Bí. Mỗi ý kiến trả lời Tốt được tính 3 điểm, Bình thường được 2 điểm, Chưa tốt
được 1 điểm ở từng biện pháp trong 8 biện pháp trên. Kết quả điều tra chất lượng thực hiện từng biện pháp như sau:
Bảng 2.10: Chất lượng thực hiện công tác QL việc xây dựng kế hoạch DH
Các biện pháp QL | Thực hiện | | X | Thứ bậc | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||||
BP1 | QL việc xây dựng kế hoạch DH. | 100 | 22 | 22 | 366 | 2.54 | |
1- Bồi dưỡng cho cán bộ, GV nắm vững mục tiêu nội dung, phương pháp DH phù hợp với đặc thù môn học để từ đó lập kế hoạch DH phù hợp. | 50 | 10 | 12 | 182 | 2.53 | 2 | |
2- Chỉ đạo các tổ kiểm tra việc lập kế hoạch DH và thanh tra việc thực hiện kế hoạch DH. | 50 | 12 | 10 | 184 | 2.55 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Các Điều Kiện Hỗ Trợ Cho Hoạt Động Dạy Học
- Khái Quát Đặc Điểm Tình Hình Giáo Dục, Kinh Tế-Xã Hội Thành Phố Uông Bí
- Thực Trạng Hđ Dạy Của Gv Các Trường Thcs Thành Phố Uông Bí
- Ql Việc Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Các Hoạt Động Hỗ Trợ Hoạt Động Dạy Học Của Hiệu Trưởng Các Nhà Trường
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Nhận xét:
QL kế hoạch DH giúp cho các nhà QL nắm được GV đang thực hiện nội dung giảng dạy đến đâu so với quy định, tiến độ thực hiện nhanh hay chậm. Tuy vậy việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi người GV phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, không cứng nhắc. QL kế hoạch DH là việc làm thường xuyên của các nhà QL. Thông qua bảng thống kê chúng tôi thấy công tác QL việc xây dựng kế hoạch DH được đánh giá ở mức tương đối tốt và công tác QL thực hiện kế hoạch được cho là làm tốt hơn công tác bồi dưỡng cho GV lập kế hoạch. Bên cạnh đó vẫn còn có những người được hỏi cho rằng các biện pháp QL ở trên thực hiện ở mức bình thường hoặc chưa tốt điều này chứng tỏ HĐQL kế hoạch dạy của hiệu trưởng vẫn chưa đến được tới 100% CBGV.
Bảng 2.11: QL GV đảm bảo kiến thức môn học
Các biện pháp QL | Thực hiện | | X | Thứ bậc | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||||
BP2 | QL GV đảm bảo kiến thức môn học. | 128 | 56 | 32 | 216 | 2.44 | |
1- Bồi dưỡng cho GV để làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy chính xác. | 45 | 17 | 10 | 179 | 2.48 | 1 | |
2- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, thống nhất những nội dung khó, mới trong chương trình, sách giáo khoa. | 43 | 19 | 10 | 177 | 2.45 | 2 | |
3- Thường xuyên, kiểm tra, dự giờ GV thông qua các cuộc thanh tra để rút kinh nghiệm cho GV. | 40 | 20 | 12 | 172 | 2.39 | 3 |
Nhận xét:
Theo bảng trên thì công tác QL GV đảm bảo kiến thức môn học là tương đối tốt với điểm trung bình là 2.44. Trong 3 biện pháp thì biện pháp “Thường xuyên, kiểm tra, dự giờ GV thông qua các cuộc thanh tra để rút kinh nghiệm cho GV.” Được đánh giá là yếu nhất, khi phỏng vấn GV ở các nhà trường thì đều có nhận xét việc kiểm tra, thanh tra GV của CBQL nhà trường không thường xuyên nên để đánh giá và rút kinh nghiệm cho GV là rất khó khăn. Ở nội dung này thì ngay cả Hiệu trưởng cũng thừa nhận do đặc thù công tác ngoài việc quản lý giáo dục trong nhà trường thì họ thưởng xuyên phải tham gia các cuộc họp liên ngành ở phòng, sở, và ở địa phương do vậy chưa thường xuyên
bố trí thanh tra, dự giờ tất cả GV được, vì vậy hiệu trưởng thường giao cho Phó
hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó và GV cốt cán ở các nhà trường để giúp HT thanh tra rút kinh nghiệm cho các GV.
Bảng 2.12: Chất lượng thực hiện công tác QL GV đảm bảo chương trình môn học
Các biện pháp QL | Thực hiện | | X | Thứ bậc | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||||
BP3 | QL GV đảm bảo chương trình môn học. | 98 | 24 | 22 | 364 | 2.53 | |
1- Tổ chức tập huấn cho GV nắm vững nội dung chương trình môn học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ mà Bộ GD&ĐT ban hành | 49 | 12 | 11 | 182 | 2.53 | 1 | |
2- Kiểm tra việc thực hiện chương trình ở mỗi giáo viên để từ đó kịp thời điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình và nội dung chương trình cho đúng quy định. | 49 | 12 | 11 | 182 | 2.53 | 1 |
Nhận xét:
Biện pháp 3 được thực hiện với 2 biện pháp cụ thể , cả hai biện pháp cụ thể đều được đánh giá tương đối tốt với điểm trung bình đều là 2.53. Như vậy qua điều tra phân tích các biện pháp cụ thể của nhóm biện pháp 3 chúng tôi thấy Hiệu trưởng đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp QL GV đảm bảo chương trình môn học, ngay từ trước khi bước vào năm học mới nhà trường đã tổ chức những lớp tập huấn về chuẩn kiến thức, kỹ năng ở tất cả các môn học cho GV các nhà trường, thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy từ những năm học trước để đi đến thống nhất thực hiện, chỉ đạo GV thực hiện nghiêm chỉnh chương trình, không cắt xén, làm sai lệch chương trình, thường xuyên thanh tra chuyên đề và thanh tra định kỳ về việc thực hiện nội dung chương trình và tiến độ thực hiện chương trình để kịp thời điều chỉnh những sai
sót. Tuy vậy việc kiểm tra thực hiện đảm bảo chương trình nhiều khi vẫn mang tính hình thức chủ yếu thông qua việc theo dõi đối chiếu các loại hồ sơ của GV và sổ ghi đầu bài trên lớp.
Bảng 2.13: QL GV vận dụng các phương pháp DH
Các biện pháp QL | Thực hiện | | X | Thứ bậc | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||||
BP4 | QL việc vận dụng các phương pháp DH. | 186 | 120 | 54 | 852 | 2.37 | |
1- Tập huấn cho GV sử dụng các phương pháp DH tích cực | 37 | 25 | 10 | 171 | 2.37 | 3 | |
2-Bồi dưỡng kỹ năng tin học, khai thác thông tin phục vụ DH cho cán bộ, GV. | 35 | 24 | 13 | 166 | 2.3 | 5 | |
3- Tổ chức các đợt hội giảng nâng cao tay nghề cho GV. | 38 | 24 | 10 | 172 | 2.39 | 2 | |
4- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong DH. | 40 | 22 | 10 | 174 | 2.42 | 1 | |
5- Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc vận dụng phương pháp DH của GV. | 36 | 25 | 11 | 169 | 2.35 | 4 |
Nhận xét:
Nhóm biện pháp chỉ đạo GV thực hiện vận dụng các phương pháp DH được thực hiện với 5 biện pháp cụ thể. Cả 5 biện pháp được đánh giá mức độ thực hiện ở mức Bình thường với điểm trung bình X đạt từ 2.3 đến 2.42. Hình thức tổ chức DH ở các trường THCS hiện nay vẫn chủ yếu theo hình thức truyền thống là DH trên lớp. Việc vận dụng các phương pháp DH tích cực (dạy học học theo mo hình VNEN) đã được triển khai song chất lượng vẫn chưa cao một số các hình thức DH như hình thức tổ chức DH theo nhóm nhỏ đã được tập
huấn và áp dụng một phần thời gian trên lớp, tuy vậy chất lượng HĐ của nhóm, sự phân công và hợp tác trong nhóm chưa tốt. Hình thức tổ chức trên phòng học bộ môn đã được các trường có điều kiện về CSVC thực hiện bước đầu có nền nếp. Hình thức DH này HS được thực hành nhiều hơn, được làm việc theo nhóm tích cực hơn. Tuy nhiên đối với các trường chưa đạt chuẩn quốc gia, CSVC chưa đầy đủ thì chưa thực hiện được. DH dưới hình thức tổ chức thảo luận, tham quan dã ngoại chưa được áp dụng nhiều do mất nhiều thời gian, trong khi thời lượng cho 1 tiết học chỉ có 45 phút nên khó thực hiện. Việc bồi dưỡng cho GV kiến thức tin học, khai thác để sử dụng vào HĐ dạy vẫn còn hạn chế, đối với GV trẻ thì quá lạm dụng và ỷ lại vào công nghệ thông tin, còn với GV nhiều tuổi nghề thì ngại học hỏi tiếp xúc với công nghệ thông tin. Chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để nâng cao kỹ năng vận dụng các phương pháp DH tuy đã được cải thiện nhưng hiệu quả của những buổi sinh hoạt chuyên môn vẫn chưa được như mong muốn.
Bảng 2.14: QL GV sử dụng phương tiện DH
Các biện pháp QL | Thực hiện | | X | Thứ bậc | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||||
BP 5 | QL việc sử dụng phương tiện DH. | 95 | 72 | 49 | 478 | 2.21 | |
1- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thiết bị đồ dùng, kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng DH cho GV, xây dựng tốt nền nếp sử dụng thiết bị đồ dùng DH. | 32 | 23 | 17 | 159 | 2.21 | 2 | |
2- Tổ chức hội thi làm và sử dụng đồ dùng DH. | 30 | 25 | 17 | 157 | 2.18 | 3 | |
3- Thanh tra, kiểm tra việc đầu tư, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng DH của nhà trường. | 33 | 24 | 15 | 162 | 2.25 | 1 |
Nhận xét:
Nhóm biện pháp “QL việc sử dụng phương tiện DH” được thực hiện với 3 biện pháp cụ thể. Cả 3 biện pháp đều được thực hiện mức độ Bình thường với điểm trung bình X = 1.18 đến 2.25. Biện pháp được thực hiện có chất lượng nhất là biện pháp “Thanh tra, kiểm tra việc đầu tư, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng DH của nhà trường” với điểm trung bình X = 2.25. Biện pháp thực được đánh giá có chất lượng thực hiện thấp nhất là biện pháp “Tổ chức Hội thi làm và sử dụng đồ dùng DH”.
Tìm hiểu thêm về chất lượng thực hiện các biện pháp cụ thể trong nhóm 5, chúng tôi được các đồng chí Hiệu trưởng cho biết:
Công tác QL khai thác, sử dụng, phương tiện DH của GV vẫn còn hạn chế do CBQL, GV một số trường chưa nhận thức đúng về việc sử dụng phương tiện DH nên không tự giác chuẩn bị phương tiện, thiết bị, tâm lý dạy “Chay” vẫn còn phổ biến ở một bộ phận GV gây khó khăn cho công tác QL.
Biện pháp tổ chức Hội thi làm và sử dụng đồ dùng DH có điểm chất lượng thực hiện thấp là do hiện nay thiết bị DH đã được trang bị đồng bộ, hiện đại và đầy đủ hơn nhiều so với trước những năm thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu GV tự làm đồ dùng DH không đặt ra cao như trước. Tuy vậy cần phải chỉ đạo tốt nội dung thi sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng hiện có. Muốn vậy trước hết cần thực hiện tốt hơn biện pháp tập huấn sử dụng đồ dùng cho GV, tập huấn nghiệp vụ QL cho cán bộ phụ trách thiết bị để họ có thể làm tốt công tác trợ giảng cho GV.